Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm: Dhamma Giri, Ấn Độ, 1999 »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm: Dhamma Giri, Ấn Độ, 1999

Donate

(Lượt xem: 9.076)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Font chữ:
Font chữ:



Cuộc họp hằng năm: Dhamma Giri, Ấn Độ, 1999

Ngày 10 tháng giêng năm 1999

Quyết tâm Dhamma


Những người hành thiền Dhamma thân mến của thầy,

Một lần nữa chúng ta lại tề tựu trong cuộc họp hằng năm. Thầy đã nghe báo cáo về những gì đã hoàn tất trong năm vừa qua, nó rất mãn nguyện và rất khích lệ. Thầy để ý đến những gì các con sẽ làm trong năm tới. Đây là một năm rất quan trọng bởi vì là năm kỷ niệm sinh nhật thứ một trăm của một thánh nhân cư sĩ vĩ đại là Sayagyi U Ba Khin, người có quá nhiều lòng trắc ấn, thương xót như thế. Để tưởng nhớ ngài, chúng ta phải làm việc rất tích cực.

Không có gì sai trái trong việc tưởng nhớ và làm đài tưởng niệm Sayagyi, nhưng cách tưởng nhớ hay nhất là từng cá nhân, mỗi các con là đài tưởng niệm cho ngài. Hãy phát triển trong Dhamma đến trình độ mà người ta nghĩ, “Đây là một người hành thiền Vipassana theo tryền thống của Sayagyi U Ba Khin. Hãy nhìn xem Vipassana đã thay đổi người đó như thế nào!” Hãy nỗ lực làm điều này để tỏ lòng biết ơn đối với ngài, để khuyến khích người khác tới với con đường và được tự giải thoát, và cũng vì lợi lạc cho chính các con.

Có hai điều quan trọng mà mỗi người hành thiền phải làm: Hết sức củng cố trong Dhamma tinh khiết và làm việc để hoàn thành sứ mệnh của vị thánh nhân này. Ngài đã có chủ ý Dhamma mạnh mẽ đến chừng nào! Ngài nói: “Ta phải đền đáp món nợ cho quốc gia đã ban cho chúng ta châu bảo vô giá này.” Khi ngài thảo luận về tình hình ở Ấn Độ mà báo chí đăng tải, chúng tôi thấy ngài có nhiều trắc ẩn đến chừng nào. Ngài nói, “Cái gì đang xảy ra tại nơi Đức Phật ra đời, nơi Dhamma tinh khiết nảy sinh? Người ta tranh cãi và chống báng lẫn nhau dưới danh nghĩa Dhamma! Có mâu thuẫn tông phái, mâu thuẫn chủng tộc, kỳ thị giai cấp. Nếu họ nhận được Dhamma tuyệt diệu này, cả quốc gia sẽ thoát khỏi đau, không còn cách nào khác. Khi nào những mâu thuẫn này còn tồn tại thì không có gì khác ngoài đau khổ. Đau khổ chỉ được diệt trừ nếu nước này có được Dhamma tinh khiết.”

Thầy lo sợ và nghĩ rằng, “Ai là người sẽ chấp nhận Dhamma ở Ấn Độ? Không một ai ở đó biết đến Thầy.”

“Không nên lo lắng bận tâm” Ngài trả lời, “Thời điểm đã chín mùi. Những người có paramis tốt đã được sinh ra làm người trên thế gian này và họ sẽ tự động tới để thụ nhận Dhamma. Ngay lúc họ nghe được tiếng “Vipassana”, họ không thể cầm lòng. Một khi Ấn Độ bắt đầu chấp nhận Dhamma, nó sẽ lan truyền như lửa rừng khắp thế giới. Trước đây Dhamma đã lan truyền từ nước đó, bây giờ thời gian đã chín mùi để Dhamma một lần nữa sẽ được lan truyền từ đó. Đồng hồ Dhamma đã điểm.”

Thầy không chắc mình sẽ thành công, nhưng bằng cách nào đó, chỉ trong vòng một tháng sau khi Thầy tới nước này, khóa đầu tiên được tổ chức, dòng sông Hằng Dhamma đã bắt đầu tuôn chảy.

Người ta đang đau khổ. Một người nóng nảy, đầy bất tịnh hiểu ở mức độ trí thức, “Điều này không tốt cho tôi. Tôi làm cho tôi khổ, tôi làm cho người khác khổ. Tôi muốn thoát khỏi điều này.” Nhưng làm thế nào để người đó thoát khỏi điều này? Người nào có bất cứ thói hư, tật xấu nào đều không được hạnh phúc và muốn chuyển đổi từ tật xấu sang đức tính tốt, nhưng bằng cách nào? Chỉ khuyên răn suông không giúp ích được gì cả. Người ta cứ tiếp tục lắng nghe những lời khuyên răn tốt và trông mong vài phép lạ nào đó làm cho đời họ thay đổi. Nhưng điều này không hữu hiệu. Mọi người phải tự cứu mình. Nhưng bằng cách nào?

Người ta phải biết rằng có một phương cách không tùy thuộc vào niềm tin và tín ngưỡng mù quáng. Vipassana rất là khoa học, hợp lý, thực dụng và mang lại kết quả ngay tại đây và ngay bây giờ. Nếu thực tập theo đó, ta sẽ có được thành quả và đương nhiên tin tưởng vào phương pháp. Từng bước một, ta sẽ đạt được mục tiêu cuối cùng. Toàn bộ Dhamma là để tránh những hành động bất thiện và thanh lọc tâm, trọn vẹn tâm, chứ không phải chỉ trên bề mặt. Không có gì phải thêm vào, không có gì phải lấy ra – paripunna, parisudha. Đối với những người muốn thoát khỏi khổ đau thì đây là phương pháp. Mọi người cảm thấy khổ và muốn được hết khổ nên biết rằng phương pháp này đang hiện hữu và họ được chấp nhận để thử qua. Đây là cách Vipassana được truyền bá như thế vào thời của Đức Phật. Đây cũng là cách người cha Dhamma của thầy muốn Dhamma được lan truyền.

Chúng ta không màng đến việc gia tăng số người tự nhận là đệ tử của Goenka hay U Ba Khin vì nó vô nghĩa. Chúng ta ở đây không phải là để thành lập hay tổ chức một tôn giáo. Giây phút điều đó xảy ra, tổ chức tôn giáo trở nên chính yếu và Dhamma sẽ bị mai một. Một thiền sư hay thiền sư phụ tá không bao giờ được nói với thiền sinh “Bạn quá yếu đuối, làm sao bạn có thể giải thoát được? Hãy tới và tuân phục tôi, nương tựa vào tôi và tôi sẽ giải thoát cho bạn.”

Một khi người ta tập thử Vipassana, chúng ta nên giúp họ tiến xa hơn trên con đường. Cơ sở nào cần thiết cho việc này? Làm sao chúng ta có thể khuyến khích họ? Chúng ta bắt đầu trợ giúp bằng cách chia sẻ những gì tốt nhất cho họ. Mục đích duy nhất là càng ngày càng có nhiều người thoát khỏi khổ đau và chứng nghiệm được sự bình yên và hài hòa: Bahujana - hitaya, bahujana – sukhaya.

Có một sự nguy hiểm trong tương lai nếu một người con hay cháu của Dhamma có thể nói, “Ta là một vipasyi bởi vì tôi sinh ra trong một gia đình vipasyi,” và giai cấp vipasyi sẽ bắt đầu. Không thực hành hay không hiểu Vipassana là gì, người ta sẽ được gọi là vipasyi. Đó là một mối nguy hiểm rất lớn, từ giờ trở đi các con phải hết sức cẩn thận. Hãy hiểu rằng, nếu không thực sự thực hành Vipssana thì sẽ không có lợi lạc. Khuyến khích người khác thực hành bằng cách chính mình thực hành một cách hăng hái. Đây là cách các con có thể trả món nợ biết ơn cho bậc thánh nhân này.

Phương pháp tuyệt vời này không những chỉ mất đi ở Ấn Độ mà còn ở mọi nơi trên thế giới. Thời điểm đã tới để Vipassana lan truyền trở lại, và chúng ta phải chắc rằng nó được tồn tại càng lâu càng tốt để phục vụ con người. Nó chỉ có thể phục vụ con người khi sự tinh khiết của phương được duy trì. Một khi trộn lẫn thứ gì vào, hiệu quả của nó sẽ mất đi. Thì rồi người sẽ không màng gì tới và Vipassana sẽ biến mất. Những gì nhận được từ vị thánh nhân này, chúng ta phải duy trì trong sự tinh khiết tinh nguyên. Chúng ta không thêm gì vào, không bớt đi cái gì. Kevalam paripunam – nó đầy đủ. Kevalam parisuddham – nó tinh khiết. Nếu chúng ta duy trì được sự tinh khiết từ thế hệ này sang thế hệ khác, một số đông người sẽ không còn bị khổ đau. Bây giờ thời điểm đã tới và giờ của Vipassana đã điểm. Vipassana sẽ bắt đầu được lan truyền, không phải như một phép lạ. Ai đó phải duy trì sự tinh khiết của phương pháp và làm việc để nó có thể được lan truyền.

Tại hội nghị hằng năm này, những điều này phải cần được thật rõ ràng. Mỗi các con khi rời hội nghị này nên nghĩ là, “Làm thế nào để, bằng cách tốt nhất, tôi có thể áp dụng khả năng, sự hiểu biết, sức mạnh của mình để thông điệp này được lan truyền, để có nhiều người hơn biết đến?

Khi người ta thực hành điều này, làm thế nào tôi có thể giúp họ tăng tiến. Tôi có thể làm được những gì để càng ngày càng có nhiều người củng cố vững vàng trong Dhamma?”

Thứ ba, hãy có quyết tâm: “Bản thân tôi, bằng mọi cách, tôi sẽ không bao giờ làm ô uế sự tinh khiết của phương pháp. Tôi sẽ không cho phép, khuyến khích, hay ủng hộ bất cứ ai làm hư hỏng phương pháp.”

Hội nghị của chúng ta chỉ có thể thành công nếu các con mang thông điệp theo các con. Và nó sẽ thành công, không còn phải nghi ngờ gì nữa. Dhamma có mặt để hỗ trợ các con. Dhamma đã hỗ trợ cho tới giờ này và sẽ tiếp tục hỗ trợ các con. Nhưng nó cần một quyết tâm mạnh mẽ nơi các con để trả món nợ của sự biết ơn đối với vị thánh nhân này, bởi vì các con nhận được Dhamma từ ngài.

Giống như chúng ta có lòng biết ơn đối với Đức Phật, nên ta cũng có lòng biết ơn sâu đậm đối với truyền thống đã duy trì sự tinh khiết, và lòng biết ơn sâu đậm đối với Sayagyi U Ba Khin, người có chủ ý Dhamma mạnh mẽ như thế. Để hoàn thành ý nguyện thánh thiện của ngài, chúng ta sẽ làm hết sức mình. không phải vì lợi lạc cho mình nhưng cũng vì lợi lạc cho mọi người khác.

Một số đông người khắp thế giới đang khốn khổ, khốn khổ.

Nguyện cho Dhamma tinh khiết được lan truyền khắp thế giới.

Nguyện cho càng ngày càng có nhiều người đang đau khổ được tiếp cận với Dhamma, áp dụng trong cuộc sống, và thoát khỏi mọi khổ đau.

Bhavatu sabba mangalam



ANNUAL MEETING: DHAMMA GIRI, India JANUARY 10, 1999 Closing Address

Dhamma Determination

My dear Dhamma meditators: Once again we have gathered for this annual meeting. I have listened to the report of what was done during the last year, and it is quite satisfactory, quite encouraging. I also noted what you are going to do in the coming year. This is a very important year because it is the birth centenary of the great lay saint, Sayagyi U Ba Khin, who was so compassionate. In his memory we have to work hard.

There is nothing wrong in making memorials and monuments to Sayagyi, but the best memorial to him is an individual—each of you is a memorial to him. Develop yourself in Dhamma to such an extent that others think, "Here is a Vipassana meditator who learned Dhamma in the tradition of Sayagyi U Ba Khin. Look how it changes people!" Make this effort to show your gratitude towards him, to encourage people to come on the path and liberate themselves, and also because it is in your own interest.

There are two important things that each meditator in this tradition has to do: Do your best to get established in pure Dhamma and work to fulfil the noble mission of this saintly person.

What a strong Dhamma volition he had! He said, "I have to pay back the debt of gratitude to the country from which we received this invaluable jewel." When he discussed newspaper reports on the situation in India, we saw how much compassion he had. He said, "What is happening in that country where Buddhas arise, where pure Dhamma arises? People are quarrelling and fighting in the name of religion! There is sectarian conflict, racial conflict and caste conflict. If they get this wonderful Dhamma, the whole country will come out of misery. There is no other way. So long as these conflicts exist there will be nothing but misery, and they can be eradicated only if the country gets pure Dhamma."

I was fearful and thought, "Who will accept Vipassana in India? Nobody knows me there."

"Don’t worry," he answered, "The time has ripened. People who have good pāramīs have taken birth as human beings on this earth and they will automatically come to take Dhamma. As soon as they hear the word ‘Vipassana’, they won’t be able to resist. Once India starts to accept Dhamma it will spread like wildfire around the world. Previously it spread from that country, and now once again the time has ripened and it will spread from there. The clock of Vipassana has struck." He was so confident about this.

I doubted that I would be successful, but somehow, within just one month of my arrival in this country, the first course was given, and then course after course, the Ganges of Dhamma started flowing.

People are miserable. A short-tempered person who is full of negativity understands at the intellectual level, "This is not good for me. I am making myself and others miserable; I want to come out of it." But how can this person come out of it? Anybody involved in any kind of vice is unhappy and wants to change from vice to virtue, but how? Mere sermons won’t help. People keep listening to good sermons and expect that by some miracle their life will change, but it doesn’t work. Everyone has to work out their own salvation. But how?

People should know there is a way which does not depend on blind faith or blind belief. Vipassana is scientific, rational and pragmatic, and brings results here and now. If you work on it you will get results, and then naturally you will have confidence in it. Step by step you will reach the final goal. The entire Dhamma is to abstain from unwholesome activities, perform wholesome activities, and purify the mind—the totality of the mind, not just the surface. There is nothing more to add, and nothing to take out—paripu��a, parisuddha. All beings desire to come out of misery, and here is a way. Everyone who feels misery and wants to come out of it should hear that this technique exists, and that they are welcome to give it a trial. This is how Vipassana spread at the time of Buddha, and this is how my Dhamma father wanted it to spread.

We are not interested in increasing the number of people who call themselves disciples of Goenka or U Ba Khin; that would be meaningless. We are not here to establish an organized religion. The moment that happens the organized religion becomes predominant and Dhamma is lost. A teacher or assistant teacher should never say to a student, "Well, you are so weak, how can you liberate yourself? Come and surrender to me, take refuge in me, and I will liberate you."

Then once people have given Vipassana a trial we should help them to progress further on the path. What facilities are needed to do that? How can we encourage them? We start helping by sharing the best we have with them. The only aim is that more and more people come out of their misery and experience peace and harmony: Bahujana-hitāya, bahujana-sukhāya.

There is a danger that in the future a son or a grandson of a Vipassana meditator might say, "I am a vipaśyī because I was born in a family of vipaśyīs," and the vipaśyī caste will start. Without practising Vipassana or knowing what it is, people will be called "vipaśyī." This is a big danger, and you have to be careful from now onwards. Understand, without actually practising Vipassana there is no benefit. Encourage others to work by working ardently yourself. This is the way we can pay back the debt of gratitude to this saintly person.

This wonderful technique was lost not only in India, but all around the world. The time has come now for Vipassana to spread again, and we have to see that it remains as long as possible to serve people. It will serve people only when the purity of the technique is maintained. Once anything is mixed with it the efficacy is gone. Then people won’t care for it and it will be lost, as it was lost thousands of years ago. We have to be very careful that this does not happen.

Whatever we have received from this saintly person, which he in turn received from the tradition, we have to maintain in its pristine purity. We won’t add anything to it or subtract anything. Kevalam paripunam—it is complete. Kevalam parisuddham— it is pure. If we maintain the purity from generation to generation, a large number of people will start coming out of misery. Now the time has come and the bell of Vipassana has rung. Vipassana will start to spread—but not miraculously. Somebody has to maintain the purity of the technique, and work so that it spreads.

At this annual conference these few points should be very clear. And each of you leaving this conference must think, "How can I best apply my ability, my intelligence and my strength so that this message spreads, and more people learn about it? "When people want to practise this, how can I help them develop further? What can I do so that more and more people get established in Dhamma?"

And thirdly, make the determination: "I myself will never spoil the purity of the technique, and as far as possible I will not allow, encourage nor support anybody to spoil the purity of the technique."

Our conference will have been successful if you carry these determinations with you. And it will be successful, there is no doubt about that. Dhamma is there to help you. Dhamma has been helping till now and it will continue to help you. But it requires a strong determination from you to pay back the debt of gratitude to this saintly person, because of whom you received the Dhamma.

Just as we have a feeling of gratitude towards the Buddha so we also have deep gratitude towards the tradition which maintained the purity, and deep gratitude to Sayagyi U Ba Khin, who had such a strong Dhamma volition. To fulfil his noble desire we will do everything we possibly can—not only for our good but also for the good of all others.

A large number of people around the world are suffering, suffering. May pure Dhamma spread around the world. May more and more miserable people come in contact with Dhamma, apply Dhamma in life, and be liberated from all miseries.

Bhavatu sabba mangalam

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.89.50 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...