Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm : Dhamma Giri, Ấn độ, tháng 1 năm 1992 »»
Câu hỏi: Con là một sinh viên, con tới đây để học thiền Vipassana. Khi trở về, thầy giáo của con nói, “Con còn quá trẻ để thiền.” Con phải làm gì trong hoàn cảnh này?
Trả lời: Không phải lỗi của con. Thầy giáo của con đã không hiểu. Có một nhận định sai lầm ở quốc gia này là những việc như hành thiền nên được làm vào phần thứ tư hay cuối cuộc đời. Đây là điều sai lầm. Lúc đó cơ thể trở nên yếu đuối, tâm trí cũng trở nên yếu đuối, khó mà thực tập được đúng đắn. Thực ra, tuổi của con tập thiền là tốt nhất, vì nó là một nghệ thuật sống. Rồi suốt cả cuộc đời, sự hành thiền này sẽ trở nên hữu ích. Vậy cứ tiếp tục hành thiền bất kể những gì mà thầy giáo của con nói, đừng lo lắng.
Câu hỏi: Nhiều khi cần thiết phải có những hành động mạnh. Nhưng như thầy đã nói, điều này phải được làm với mettā và lòng từ bi. Trong những trường hợp như thế nếu mettā và lòng từ bi không có thì ta có nên hành động không? Nếu không, những người sai quấy sẽ được khuyến khích. Phải nên làm gì trong trường hợp này?
Trả lời: Không bao giờ nên khuyến khích những bất công. Ta nên chống lại bất công, nhưng với nền tảng của mettā và kuruņā (từ tâm). Nếu các con chống lại một người nào đó mà không dựa trên nền tảng này, đừng biện hộ. Hãy hiểu rằng, đây là khuyết điểm của các con. Và lần tới những điều như vậy xảy ra, các con nên cố tạo mettā và kuruņā, và chống lại sự bất công với nền tảng này. Nếu các con tiếp tục tự bào chữa những lỗi lầm của mình, các con khó mà sửa sai được.
Câu hỏi: Định nghĩa của tội lỗi là gì?
Trả lời: Những gì làm ô uế tâm các con là tội lỗi. Một hành động, lời nói, việc làm quấy rầy sự bình an và hài hòa của người khác, làm hại người khác thì sẽ làm ô uế tâm mình trước. Rồi thì sau đó, ta mới có những hành động bất thiện. Tất cả những điều này là hành động tội lỗi.
Câu hỏi: Hầu hết những tài liệu Dhamma do Viện nghiên cứu Vipassana xuất bản đều bằng tiếng Anh. Xin thầy vui lòng chú trọng tới tiếng Ấn. Đức Phật đã giảng giáo huấn của ngài bằng tiếng địa phương. Quan điểm của con là tất cả những tài liệu phải được in bằng tiếng Ấn. Chính sách của thầy là như thế nào?
Câu hỏi: Nếu tiếng Ấn là ngôn ngữ của toàn thế giới thì đúng như vậy, chúng ta nên làm việc chỉ với tiếng Ấn. Nhưng đây không phải như vậy. Có rất nhiều người trên thế giới nói tiếng Anh. Đối với họ, các hướng dẫn về hành thiền phải là tiếng Anh. Phân phát tài liệu bằng tiếng Anh không đi ngược lại giáo huấn của Đức Phật. Điều đúng là chúng ta đang làm việc tại quốc gia này, nơi tiếng Ấn là quốc ngữ và có khá nhiều những tài liệu đã được phát hành bằng tiếng Ấn. Chắc chắn là chúng ta mong muốn càng ngày có càng nhiều những học giả Ấn Độ dịch tài liệu đã được phát hành sang tiếng Anh, cũng như viết những thứ căn bản dựa trên giáo huấn của Đức Phật.
Câu hỏi: Đôi lúc, có người muốn hiến tặng đất để làm trung tâm nhưng lại muốn giữ một phần để dùng riêng cho họ. Trong trường hợp đó thì chính sách của chúng ta như thế nào?
Trả lời: Chấp nhận việc thí chủ hiến tặng một phần đất của họ để thành lập trung tâm thiền mà vẫn sống cạnh đó là điều không bao giờ được làm trong tương lai. Chúng ta đã mắc lỗi đó ba lần, và như thế là quá đủ. Mỗi khi có ai đó hiến tặng đất ở cạnh nhà của họ, thì ở tại tầng lớp vô thức sẽ có một ý nghĩ rằng: “Đây là đất mà tôi đã hiến tặng.” Và khi trung tâm phát triển, một khuynh hướng kiểm soát sẽ nảy sinh, điều này đã gây ra nhiều khó khăn. Trong tương lai, dù thầy có ở đây hay không thì những sự hiến tặng như thế sẽ không bao giờ được chấp nhận.
Câu hỏi: Những phẩm chất nào mà thầy cần xét tới trong việc bổ nhiệm một thiền sư phụ tá, một thành viên ban điều hành hay là tín viên?
Trả lời: Đó một danh sách những phẩm chất dài và được thầy giữ bí mật. Tuy nhiên, thầy muốn nói vài điều về những gì sẽ ngăn cản một người trở thành thiền sư phụ tá hay tín viên. Nếu có ai đó nôn nóng để trở thành một thiền sư, một tín viên, một thư ký, tổng thư ký hay một quản lý, nôn nóng để có một chức vụ, địa vị, quyền lực thì một lằn đỏ sẽ được gạch dưới tên của người này. Một người như thế không xứng đáng được phục vụ trong lãnh vực của Dhamma. Nếu ai đó có chủ ý: “Con muốn phục vụ, con sẵn sàng phục vụ trong bất cứ chức vụ nào, nếu con được yêu cầu làm người gác cổng, con sẽ gác cổng. Nếu thầy yêu cầu con chùi bồn cầu, con sẽ chùi bồn cầu.” Nếu người đó làm thế, người đó xứng đáng. Một ngày nào đó người đó sẽ phát triển những phẩm chất khác, một người như thế có thể sẽ đạt tới chức vụ cao nhất. Sự phục vụ Dhamma không phải để phát triển bản ngã, phục vụ là để làm tiêu tan bản ngã.
Câu hỏi: Một số những thiền sư Vipassana ở Phương Tây trong truyền thống khác, cũng như một số nhà tâm lý học Phương Tây nói rằng Vipassana không đủ để đối phó với các khó khăn của cuộc đời và điều trị tâm lý là cần thiết vì nó dạy cho ta cách đối phó với những xúc động đau đớn, giúp có được kinh nghiệm về thiền.
Trả lời: Đây là những gì các thiền sư Vipassana khác nói, đó là vấn đề của họ chứ không phải của chúng ta. Không có một sự so sánh nào giữa cả hai. Vipassana đưa các con tới một tầng lớp sâu như thế, nhân loại đã không có được một nhà điều trị tâm lý nào có thể sánh với Đức Phật. Ngài đã khám phá ra phương pháp đưa ta tới một chiều rất sâu, khiến cho tâm được thanh lọc ở tầng lớp sâu thẳm nhất. Cố gắng thêm điều gì đó vào thường được thực hiện bởi những người không hiểu Vipassana, bởi những người đã không thực hành Vipassana một cách đúng đắn. Vipassana là Dhamma, là kevalam paripuņņam, là hoàn toàn đầy đủ, không có gì phải thêm vào. Nó cũng là kevalam parisuddam, là cực kỳ tinh khiết, không có gì phải lấy ra. Bất cứ sự trộn lẫn nào sẽ rất tai hại.
Câu hỏi: Những gì thực sự xảy ra khi chúng ta thực hành Vipassana và chú tâm tới những bàn tay hay bàn chân, có cái gì đó ra khỏi cơ thể, hay đây chỉ là một ảo tưởng? Tại sao lại dùng bàn tay hay bàn chân trong trường hợp đặc biệt này?
Trả lời: Những bất tịnh sẽ ra khỏi cơ thể, nhưng không phải bởi vì khi các con đi tới bàn tay bàn chân. Chúng ra đi vì sự bình tâm của các con. Các con có các cảm giác và các con có sự bình tâm. Lý do chúng ta yêu cầu mọi người chuyển sự chú tâm tới bàn chân, bàn tay là vì thông thường ở lòng bàn chân, bàn tay ta không cảm thấy cảm giác khó chịu hoặc làm ta mất cân bằng tâm trí. Ở những nơi khác có thể có những loại cảm giác khác nhau, làm cho người nào đó mất thăng bằng tâm trí. Nhưng ở lòng bàn tay, bàn chân, thì chúng ta sẽ cảm thấy hoặc là những cảm giác trung tính, hoặc những cảm giác dễ chịu. Các con thấy đó, khi tâm mỗi lúc một thăng bằng hơn, bởi vì tâm đang ý thức được cảm giác, sự thanh lọc có thể xảy ra. Đây là tất cả những Logic và khoa học ở điểm này.
Câu hỏi: Đối với một người hành thiền Vipassana nghiêm túc, việc sử dụng hình ảnh của Đức Phật sẽ có ảnh hưởng gì? Những chứng cứ khảo cổ cho thấy rằng không có tượng của Đức Phật cho tới khi vài trăm năm sau khi ngài qua đời. Dù như vậy, những truyền thống không có tông phái nhất, đều có dính dáng tới tượng Phật, có những ý nghĩa gì không trong một vài những nghi thức mà các Phật tử cử hành hằng năm bằng cách cúng dường thực phẩm cho những chúng sinh vô hình?
Trả lời: Chúng ta không yêu cầu các con hiến tặng thực phẩm cho chúng sinh vô hình, hay cử hành bất cứ một nghi thức hay nghi lễ trước một tượng Phật. Nhưng tại sao lại có suy nghĩ tiêu cực đối với những người làm như vậy? Hãy để cho họ làm như thế, không có gì sai trái cả. Nếu có ai đảnh lễ tượng Phật, và hiểu rằng họ đang đảnh lễ những phẩm chất của Đức Phật, và cảm hứng để phát triển những phẩm chất này, thì không có gì sai trái cả. Nhưng những điều này không phải là một phần của Vipassana, chúng ta không có điều này trong sự giảng dạy của chúng ta. Do đó, không nên lo lắng.
Câu hỏi: Khi có thiền sinh rung lắc, cử động cơ thể khi hành thiền, những thiền sư phụ tá thường nói họ chấm dứt việc này. Các thiền sinh thường nêu ra rằng thầy Sayagyi nghĩ là không sao khi một trong những thiền sinh của ngài chồng cây chuối trong thiền thất và lắc mạnh v.v… có thể chấp nhận việc rung lắc cơ thể trong thiền thất nếu họ làm phiền người khác hay là nên bảo họ dừng lại, giống như trong thiền đường?
Trả lời: Nếu ngài Sayagyi nói tiếp tục, thì tiếp tục. Nó phụ thuộc vào thiền sư, nếu vị đó hiểu rằng một thiền sinh nào đó có một khuyết điểm, có một quá khứ nào đó tạo ra những phản ứng dữ dội, nó không đưa người này tới con đường sai lầm, thì vị ấy sẽ đưa ra sự hướng dẫn như thế.
Hãy hiểu rằng, đây là một việc tế nhị. Chỉ một thiền sư rất kinh nghiệm mới có thể có quyết định như thế. Thông thường con đường của Đức Phật là con đường bình an, nếu các con có phản ứng dữ dội ở trong thân mà các con trông đợi đạt được giai đoạn hoàn toàn bình an, điều này làm sao có thể xảy ra được? Như vậy, hãy hạn chế những phản ứng mạnh mẽ này, đó là điều thích hợp để làm. Khi các con đạt tới giai đoạn của Sayagyi U Ba Khin thì các con có thể chọn một thiền sinh và nói, “Được rồi, hãy đứng bằng vai và tiếp tục rung lắc,” còn không thì đừng làm điều gì khác.
Câu hỏi: Vipassana và tâm lý học Phương Tây đều quan tâm tới việc nghiên cứu về tâm và bản tính của con người, những truyền thống này có thể được dùng như là hình thức hỗ trợ khám phá bản thân không?
Trả lời: Hỗ trợ ở một giai đoạn khởi đầu; nhưng khi các con tiến triển, Vipassana sẽ đưa các con tới bề sâu của tâm. Thầy không ở đây để lên án những gì các con đã đạt được ở phương Tây, nhưng riêng đối với tâm lý và tâm lý trị liệu của phương Tây, chúng vẫn là một lớp hời hợt bên ngoài. Ở tầng lớp sâu hơn, bất cứ sự phối hợp nào của chúng đối với Vipassana sẽ tai hại.
Câu hỏi: Khi người nào đó đang trong tình trạng hôn mê bất tỉnh. Những giây phút tâm thanh tịnh có thể nảy sinh không? Hay trong lúc đó tâm hoàn toàn vô minh? Có phải là tất cả mọi người chết sẽ đương nhiên sinh ra ở một cảnh giới thấp hơn không?
Đáp : Thầy không thể trả lời với kinh nghiệm của mình. Nhưng chắc chắn khi có ai đang hôn mê bất tỉnh, các con không thể trông đợi bất cứ một chủ ý thiện lành nào khởi sinh ở trong tâm. Nó ở trong một trạng thái, một giai đoạn vô minh, moha, nhiều hơn. Nhưng điều này không đúng trong mọi trường hợp. Chỉ hai ngày trước đây thầy có tiếp xúc với một trường hợp là một người bị tai biến rất nặng, trong tình trạng hôn mê ở phòng cấp cứu. Người đó có hành thiền Vipassana. Khi mettā được trao truyền cho người ấy đang bất tỉnh, một rung động mạnh đi qua khắp thân người đó, điều đó có nghĩa rằng người đó đã nhận được mettā, sự rung động có ở đó rất mạnh. Ngày hôm sau, khi mettā được trao truyền, người đó thoát khỏi hôn mê và trở nên bán tỉnh thức. Rồi mettā lại được trao truyền, và người đó tương đối thoát ra khỏi tình trạng ấy. Và khi được hỏi: “Hôm qua, khi mettā được trao truyền, bạn có cảm thấy không?” Người đó Trả lời: “Không.”
Trong tình trạng hôn mê, có một rào cản giữa một phần của tâm đối với phần kia. Người này đã cảm thấy mettā một cách vô ý thức, vì cơ thể của họ phản ứng đối với những sự rung động. Có một chứng cứ rõ ràng về điều này là người đó bắt đầu phục hồi. Tuy nhiên, khi được hỏi người đó nói rằng người đó không biết gì cả. Bây giờ người đó đã thoát khỏi hôn mê, và có thể cảm thấy mọi thứ, điều này cho thấy rằng bên trong người đó đã có sẵn hạt giống Dhamma, và chúng phản ứng với các rung động Dhamma tốt lành truyền tới.
Chúng ta không thể nói rằng điều này xảy ra trong mọi trường hợp, nhưng có thể có những trường hợp khi người ta hành thiền thuần thục và có thể tiếp nhận hay tạo ra những rung động tốt ở một tầng lớp rất sâu của tâm mặc dù ở bề ngoài, người đó có vẻ như hoàn toàn bất tỉnh. Điều này chắc chắn có thể xảy ra, nhưng đối với thầy nó có vẻ là rất hiếm. Do đó, chúng ta nên cố tránh chết trong hôn mê, bất tỉnh.
Câu hỏi: Xin thầy cho một chỉ định rõ ràng liên quan tới những vấn đề của chim, chó, mèo và chuột ở trung tâm. Hiện nay các thiền sinh đang vuốt ve, cho chúng ăn và đặt tên cho động vật.
Trả lời: Không. Trung tâm Vipassana tuyệt đối không phải nơi để nuôi các chúng sinh này. Không. Chắc chắn chúng ta không muốn ai giết chúng, các con phải có mettā và lòng từ bi với chúng. Nhưng cố gắng đưa chúng ra ngoài. Giữ chúng, cho chúng ăn sẽ đi ngược lại Dhamma. Nó sẽ tạo ra một sự không ổn, tạo ra sự quấy phá. Hãy có mettā và đuổi chúng đi.
Câu hỏi: Thầy có thể nói về phương cách để truyền đạt công đức? Nếu một người nhận được công đức mà không có chủ ý làm việc thiện, họ có nhận được công đức không?
Trả lời: Nếu có ai đang khát, các con cho họ nước nhưng người này không đưa tay lên hứng nước, mà cứ để tay lỏng và nước rớt hết thì có thể làm gì được? Phải có chủ ý của người đó để san sẻ công đức. Nếu có người không chấp nhận những công đức này, thì nó là vô nghĩa. Hãy hình dung các con giống như đài phát thanh, và các con ban phát mettā cho ai đó mà đài nhận của người đó không được tốt để nhận, thì tất cả đều hoang phí. Cho dù thế, thì những người ở đài phát hãy cứ phát. Nếu người nhận không nhận được, hoặc không có khả năng nhận, thì đây là vấn đề của họ. Nhưng nếu ai đó có khả năng nhận được thì san sẻ công đức là điều tốt.
Annual Meeting: Dhamma Giri, India January 1992
Questioner: I am a college student and I come here for Vipassana meditation. When I go back, my teacher says, "You are too young to practise meditation." What should I do in such a situation?
Goenkaji: You are not at fault; your teacher is mistaken. There is a wrong concept in our country that things like meditation should be practised in the fourth and last period of life. This is wrong. At that time the body becomes very weak, the mind becomes weak, all the sense organs become weak—you cannot practise properly. Actually, yours is the age when one should start practising meditation because it is an art of living. Then through the rest of one’s life this meditation will be so helpful. So continue to meditate whatever your teacher says. Don’t worry. §
Quite often it is necessary to take strong action. But as you say, this should be done with mettā and compassion. On such occasions, if mettā and compassion are not generated, should one then take no action? If so, the wrongdoer could be encouraged. What should be done in such situations?
Never encourage injustice. One has to oppose injustice, but with the base of mettā and karuṇā. If you oppose someone without this base, don’t justify it. Understand that this was your defect, and the next time any such thing happens you will try to generate mettā and karuṇā, and oppose the injustice with that base. If you keep justifying your mistakes, you can’t rectify yourself. §
What is the definition of sin?
Whatever defiles our mind is a sin. All vocal or bodily actions which disturb the peace and harmony of others, which harm others, first defile one’s own mind. Only then will one perform unwholesome actions. These are all sinful actions. §
Much Dhamma literature is coming out in English from VRI. Please give importance to Hindi. The Buddha gave his teaching in the local language. Our view is that all work should be done in Hindi. What is your policy in this regard?
If Hindi were the language of the entire world then yes, we should work only in Hindi. But this is not the case. There are many people around the world who speak English. For them, the meditation instructions must be in English. To offer literature in the English language does not go against the teaching of the Buddha. It is true that we have to work in this country where Hindi is the national language, and already quite a bit of literature has been published in Hindi. Certainly we would like more and more writers of Hindi to translate things that have already been published in English, as well as write original things with the basis of the Buddha’s teaching. § Sometimes someone offers to donate land for a centre but wishes to keep a portion of it for their own use. In such situations, what should our policy be?
To accept a situation where the donor is living next door and has given part of his or her land for establishing a meditation centre should never be done in future. We have already made three such mistakes and that is enough. Every time someone gives land which is near to his or her own residence, at a deep unconscious level there is a feeling, "This is my land, which I have given." And then, as the centre grows, a tendency develops to have some kind of control over it, which has given a lot of difficulties. In future, whether I am here or not, such donations should never be accepted. §
What qualities do you take into consideration in the appointment of assistant teachers and trustees?
A long list of qualities, but I keep them private. However, I would like to say something that disqualifies somebody from becoming an assistant teacher or a trustee. If someone is eager to become a teacher, eager to become a trustee, a secretary, a manager, eager to have some position, status or power, then a red line is marked under the name of this person. Such a person is not fit to serve in the field of Dhamma. Somebody who has the volition, "I want to serve and I am willing to serve in any position. If I am asked to stand as a watchman, I will serve as a watchman; if you ask me to sweep the latrine, I will sweep the latrine"—and he or she does that, then this person is fit. One day, as he or she develops other qualities, such a person can reach the highest position. Dhamma service is not to develop the ego. It is to dissolve the ego. §
A number of Western Vipassana teachers of other traditions, as well as Western psychologists, are saying that Vipassana is not enough to deal with life’s problems, and that psychological therapy is necessary because it teaches one how to deal with painful emotions and helps translate meditation experiences.
This is what other Vipassana teachers say. It is their problem, not ours. There is no comparison between the two. Vipassana takes you to such a depth! Mankind has not found a psychotherapist to compare with the Buddha. He found a technique that takes one to such a depth that the mind is purified at the deepest level. Trying to add something is only done by people who have not understood Vipassana, who have not practised Vipassana properly. Vipassana, Dhamma, is kevalaṃ paripuṇṇaṃ—it is complete, there is nothing to be added to it. And it is kevalaṃ parisuddham—so pure that nothing should be taken out of it. Any kind of mixture will be harmful. §
What actually happens when we are practising Vipassana and we take our attention to the extremities? Does anything actually leave the body, or is this an illusion? Why use these four extremities in particular?
Well, impurities do leave, but not because you have come to the extremities. They leave because you are equanimous: You are with the sensation and you are equanimous. The reason we ask people to take their attention to the extremities is that, generally on the extremities one does not experience a sensation which is unpleasant or which will make this person lose the balance of the mind. At other places there might be different kinds of sensations which may cause someone to lose the balance of the mind. But these extremities are such that one feels either neutral sensations or pleasant sensations there. You see, when the mind is more and more equanimous—because it is aware of sensations—then purity is possible. This is the whole logic and science of it. § What is the use of Buddha images to a serious practitioner of Vipassana? The archaeological evidence indicates that there were no Buddha statues until hundreds of years after the Buddha. Yet even this, the most non-sectarian of traditions, has a connection with statues. Is there any significance in some of the ceremonies that Buddhists perform each year by offering food to invisible beings?
We have not asked you to offer food to invisible beings, nor have we asked you to go and perform any rites and rituals before Buddha statues, but why have negativity towards others who do it? Let them do it, there is nothing wrong. If somebody pays respect to a statue of the Buddha, understanding that one pays respect to the qualities of Buddha, getting inspiration to develop those qualities, there is nothing wrong with that. But this cannot be a part of the practice of Vipassana. We don’t have this in our teachings, so don’t worry. §
When students make gross body movements while doing Vipassana, assistant teachers usually tell them to stop. Often students will point out that Sayagyi thought it all right for one of his students to stand on his head in his cell and shake, etc. Are gross body movements in one’s cell all right if they don’t disturb others? Or should they be discouraged in the cell as well as in the hall?
Well, if your Sayagyi says carry on, then carry on. But your Sayagyi is not saying this. It depends on the teacher. If he understands that a particular student has a background where allowing this violent reaction will be helpful, it won’t take this person to a wrong path, then he gives such guidance.
Understand, this is a very delicate thing. Only a very experienced teacher can make such a decision. Normally the Buddha’s path is a path of peace. If you have violent reactions in the body and you expect to reach the stage which is full of peace, how is that possible? So discourage this violent reaction; this is the proper thing to do. When you reach the stage of Sayagyi U Ba Khin, then you can select a student and say, "All right, stand on your shoulders and keep on shaking," not otherwise. §
Vipassana and Western psychology are both concerned with the study of the mind and human nature. Can these traditions be used as complementary forms of self-discovery?
Complementary at a very initial stage; but as you proceed, Vipassana takes you to the depth of the mind. I am not here to denounce what you have achieved in the West, but as far as the psychology and psychotherapy of the West are concerned, these are still at a very superficial level. At a deeper level, any kind of combination of them with Vipassana will be harmful. §
When someone is in a coma—i.e., unconscious—can any wholesome mind moments arise, or are they all mind moments of ignorance? Does everyone that dies in an unconscious state automatically take birth in a lower plane?
I can’t answer from my personal experience, but certainly when someone is in coma and unconscious, you can’t expect any wholesome volition to arise in the mind. It’s more a stage of ignorance, moha. But this is not so in every case. Just two days back, I was in contact with a case where someone had had a serious stroke and was in a coma in the intensive care ward. He was a Vipassana meditator. He was unconscious, and when mettā was given, very strong shivering went through his body. This means he accepted the mettā; the vibration was there, very strong. The next day when mettā was given, he came out of it—he became semi-conscious. Again mettā was given, and he came out of his problems to some extent. Then he was asked, "Yesterday, when mettā was given to you, could you feel it?" He replied, "No."
In the state of coma, there is a barrier between one part of the mind and the other. This person still felt the mettā unconsciously because his body responded to the vibration—there was clear evidence of this—and he started improving. And yet when questioned he said he didn’t know this. Now he is coming out of it, and he feels everything, so this shows that he has a seed of Dhamma which responds to a good Dhamma vibration.
We can’t say that this happens in every case. But there might be cases where someone is a very good meditator and can accept good vibrations or even generate good vibrations at a very deep level of the mind, even though at the surface one looks to be fully unconscious. This is certainly possible, but to me it seems to be quite rare. So we should try not to die unconsciously. §
Could you please make a very clear statement concerning the problem of crows, dogs, cats and rats at centres? Currently people are petting and feeding and giving pet names to these animals.
No. Vipassana centres are not a place for feeding these animals, these beings. No. Certainly we will not ask anybody to kill them. You must have mettā and compassion for them, but try to drive them out. To keep them there and feed them will go against Dhamma, it will create a disturbance. Have mettā and drive them away. §
Can you talk about the mechanism of transference of merit? If the person receiving the merits didn’t have the volition to do the good deed, can they absorb the merits?
If someone is thirsty and you offer water to him, but this fellow does not make a cup with his hands to take the water—he keeps his hands open, and the water drains off—what can be done? There must be some volition on the part of the person to take a share of the merits. If one is not accepting these merits, it is meaningless. Suppose you are like a broadcasting station and you give mettā to someone whose receiver is not good enough to receive it, then it is a waste. Even so, the one who is on the giving end should keep giving. If the one on the receiving end is not capable of receiving, this is the problem of that person. But if one is capable of receiving, then certainly sharing merits helps. §
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.29.105 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập