Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm Dhamma Giri, Ấn Độ, 1992 »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm Dhamma Giri, Ấn Độ, 1992

Donate

(Lượt xem: 7.612)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Font chữ:
Font chữ:



Cuộc họp hằng năm Dhamma Giri, Ấn Độ, 1992

Ngày 16, tháng Giêng, 1992

Diễn văn bế mạc

Tình hữu nghị Dhamma


Các con trai, con gái Dhamma thân mến của thầy,

Có rất nhiều việc đã được hoàn tất để giúp truyền bá Dhamma trong 21 năm qua. Không phải là ta không đánh giá cao điều này, nhưng công việc đã hoàn tất chỉ là bước rất nhỏ trong một cuộc hành trình rất dài. Một bước nhỏ nhoi đã được hoàn tất, nhưng là một bước rất quan trọng bởi vì nó đã đi theo đường lối đúng đắn trên con đường đúng đắn. Bây giờ thời điểm đã chín mùi và Dhamma chắc chắn sẽ được truyền bá. Nó đã bắt đầu được truyền bá. Mọi người nên cảm thấy rất may mắn có được cơ hội để tham dự vào việc truyền bá Dhamma để giúp người ta thoát khỏi khổ đau.

Công việc đang tiến triển. Sự phục vụ ngày càng trở nên cần thiết, và thật là tốt có nhiều người đã tham gia phục vụ. Nhưng trừ khi các con biết cách phục vụ chính mình, các con mới có thể phục vụ người khác. Một người bệnh hoạn khó có thể hỗ trợ một người ốm yếu khác. Một người bị mù không thể chỉ dẫn cho một người mù khác. Đức Phật nói rằng, “Ta đảm bảo sự giải thoát của quý vị, nhưng với một điều kiện, quý vị phải diệt trừ được ngã mạn.” Nếu ai đó đến phục vụ người khác và không làm gì để xóa bỏ bản ngã thì sự phục vụ là ở đâu? Nếu các con muốn giúp người khác thoát khỏi sự ràng buộc, thoát khỏi khổ đau mà các con không làm gì hết để giải thoát chính mình khỏi ràng buộc, khổ đau và không làm gì để diệt bản ngã của mình, thì chắc chắn sự phục vụ này không phải là phục vụ Dhamma. Các con phải làm cái ngã của mình tiêu tan. Có rất nhiều lĩnh vực khác để các con có thể có được những lợi lạc vật chất, nhưng trong Dhamma hãy bỏ qua một bên những lợi lạc vật chất. Đây không phải một nơi hay lãnh vực tìm kiếm tên tuổi, danh lợi, quyền lực hay là địa vị.

Đức Phật nói rằng có hai hạng người quý hiếm. Một là những người tự nguyện phục vụ, điều đó có nghĩa rằng không có ý nghĩ gì trong tâm họ ngoài sự phục vụ. Thay vào đó, một người như thế sẽ nghĩ rằng bahujana-hitāya,bahujana-sukhāya- sự phục vụ của tôi là để giúp người khác, càng ngày càng có nhiều người phải được có lợi ích từ việc phục vụ. Thứ hai là người cảm thấy biết ơn. Hãy phát triển hai phẩm chất này, chắc chắn các con đang tiến bộ trên con đường và xứng đáng phục vụ người khác trong ngôi nhà Dhamma.

Tổ chức đang lớn mạnh, nhưng khi lớn mạnh thì rất có thể những ý kiến khác nhau sẽ xảy ra, những sự xung khắc cá nhân có thể bắt đầu từ những ý kiến cá nhân. Ta phải hết sức cẩn thận, đây giống như một ngọn lửa – không nên để nó bắt đầu. Nhưng khi nó bắt đầu phải chắc rằng nó sẽ bị dập tắt ngay lập tức, không cho nó lan rộng. Hãy luôn luôn nhớ tới lời của Đức Phật:

Vivādaṃ bhayato disvā,
avivādañ ca khemato,
samaggā sakhilā hotha,
esā buddhānusāsanī

Thấy nguy hiểm trong tranh cãi,
yên ổn trong đồng thuận,
sống chung với tình hữu nghị
đây là lời dạy của Bậc Giác Ngộ.

Nếu các con tìm thấy lỗi của ai đó, phải chắc rằng các con sẽ tới và nói với người đó một cách khiêm nhường nhất, với tình thương và lòng trắc ẩn, “Tôi thấy hành động của bạn không phù hợp với Dhamma.” Hãy cố thuyết phục họ. Nếu không thể thuyết phục được thì cũng không nên sinh ra bức xúc và hãy tạo ra nhiều lòng trắc ẩn hơn. Hãy thử lại một lần nữa và nếu người này vẫn không hiểu thì hãy thông báo cho người trưởng thượng. Nếu điều này vẫn không thành công thì hãy để cho người trưởng thượng khác thử. Nếu vẫn không thành công thì hãy có lòng trắc ẩn cho người này.

Nếu các con sinh ra tức tối hoặc thù hận, làm sao các con có thể giúp người khác được? Các con không thể giúp chính các con. Hãy cẩn thận và nhớ rằng, vivadaṃ bhayato disvā - đây là một tình huống đáng sợ mà các con tạo ra bởi sự ghen ghét và giận dữ. Đây là một gia đình và một thành viên trong gia đình trở lên yếu đuối thì trách nhiệm của những người còn lại là giúp người này trở lên lành mạnh. Không nên kết án người đó và đuổi đi. Người này cần lòng trắc ẩn của chúng ta chứ không phải sự thù ghét.

Nếu chúng ta tiếp tục có thái độ này thì Dhamma sẽ ở với chúng ta, luôn luôn ở với chúng ta bởi vì chúng ta đã bắt đầu giúp chúng ta trước. Sẽ không có gì khác ngoài tình thương và lòng trắc ẩn. Đây phải trở thành một khuôn mẫu hay một chỉ đạo cho mọi người phục vụ Dhamma.

Bây giờ nói về sự nghiên cứu: Những lời lẽ của Đức Phật đã bị mất đi trong nhiều quốc gia và chúng ta nên cảm thấy biết ơn những quốc gia đã duy trì chúng trong sự tinh khiết ban sơ. Những lời dạy này của Đức Phật phải được lan truyền, ấn hành, xuất bản nhưng đó không phải mục đích chính của chúng ta. Mục đích chính của chúng ta là thực hành thiền. Nếu chúng ta mãn nguyện, hài lòng chỉ với việc đọc lời dạy của Đức Phật, nhưng không bước một bước nào trên con đường Ngài giảng dạy thì chúng ta sẽ làm hại chính mình. Phương diện lý thuyết của Dhamma và lời dạy của Đức Phật là để giúp và khuyến khích chúng ta, nhưng việc chính luôn luôn phải là bước trên con đường từng bước một. Hãy tận dụng những lời của Đức Phật, chúng chắc chắn sẽ khích lệ các con.

Thầy khuyên mọi thiền sinh Vipassana ít nhất hãy học tiếng Pāli căn bản, ngôn ngữ mà Đức Phật đã dùng. Thầy nói dựa trên kinh nghiệm của thầy. Những lời nói của các bậc giác ngộ rất là khích lệ với điều kiện các con tiếp tục hành thiền. Các con phải tự mình làm công việc tìm kiếm sự thật bên trong, nghiên cứu sự tương quan giữa thân và tâm bên trong. Làm sao, vì sự vô minh, ta tiếp tục phản ứng, và làm sao, với trí tuệ ta thoát khỏi chúng – đây là cách gíao huấn của Đức Phật có thể được dùng để giải thoát cho các con như thế nào.

Khổ đau ở khắp mọi nơi. Nguyện cho phương thuốc kỳ diệu này của Đức Phật sẽ giúp những người đau khổ thoát khỏi khổ đau. Nguyện cho ánh sáng Dhamma sẽ lan tỏa khắp thế giới, đẩy lui bóng tối của vô minh.

Bhavatu sabba mangalam

Annual Meeting: Dhamma Giri, India January 16, 1992 Closing Address

The Amity of Dhamma

My dear Dhamma sons and Dhamma daughters:

So much work has been done to help the spread of Dhamma in the last twenty-one years. Yet without wanting to devalue it, the work done is just a very tiny step on a long journey. A tiny step has been taken, but it is a very important step because it is in the right direction, on the right path. The time has now ripened and Dhamma is bound to spread, it has started to spread. Everyone should feel very fortunate in having an opportunity to participate in the spread of Dhamma, helping people to come out of their misery.

The work is growing. A great deal of service is needed, and it is good that a large number of people are coming forward to serve, but unless you serve yourself, you can’t serve others. A lame person cannot support another lame person. A blind person cannot guide another blind person. The Buddha said, "I guarantee your liberation, but with one condition: that you rid yourself of ego." If someone comes to serve people and does nothing to eradicate his or her own ego, then where is the service? If you want to help people to come out of bondage, out of misery, and you are doing nothing to liberate yourself from bondage and from misery—if you are doing nothing to dissolve your own ego—then certainly this service will not be a Dhamma service. You have to dissolve your ego. There are many other fields where we can gain material benefits, but in Dhamma leave aside material gain. This is not the place or the field to look for name and fame, for power or for status.

The Buddha said that two types of people are rare. One type is the person who serves, who takes initiative in serving, which means that there is no thought in the mind about anything other than service. Instead, such a person thinks, bahujanahitāya, bahujana-sukhāya—my service is to help others, more and more people should benefit from it. The second type is the person who has a feeling of gratitude. Develop these two qualities and certainly you are progressing on the path, certainly you are fit to help others.

The organization is growing. But as it grows it is quite possible that differences of opinion will come, personality clashes might start, there may be attachment to personal opinions. One has to be very careful. This is like fire; don’t allow the fire to start. But if it has begun, see that it is extinguished immediately. Don’t allow it to spread. Always remember Buddha’s words:

Vivādaṃ bhayato disvā, avivādañ ca khemato, samaggā sakhilā hotha, esā buddhānusāsanī.

Seeing danger in dispute, security in concord, dwell together in amity— this is the teaching of the Enlightened One.

If you find a fault in somebody certainly you should go and tell him or her—humbly, with mettā and compassion, "Well, I feel this action of yours is not according to Dhamma." Try to convince them, but if they are not convinced don’t generate negativity—instead generate more compassion. Try again, and if again this person doesn’t understand then inform an elder, let the elder try. If this is not successful, let another elder try. If this is not successful, have compassion for this person.

If you have anger and hatred, how can you help someone? You have not even helped yourself. Be careful. Remember, vivadaṃ bhayato disvā—it is a frightening situation where you create animosity or controversy. This is a family and a member of the

family has become weak. The entire family should help to make this person strong. Don’t condemn them or try to push them out. This person requires our compassion, not our hatred.

If we continue to have this attitude then Dhamma remains with us all the time because we have started helping ourselves first. There should be nothing but love and compassion. This should become the guideline for every Dhamma server.

Now about research: The words of the Buddha are lost in many countries, and we should be grateful to the countries that maintained them in their pristine purity.

These words of the Buddha have to spread in order to help paṭipatti [meditation practice]. The pariyatti [theory], the publication of pariyatti, the research in pariyatti should not become our main aim. Our main aim will always be paṭipatti. If we remain satisfied only with reading the words of the Buddha, but do nothing to take steps on the path he taught, then again we have started harming ourselves. The theoretical aspect of Dhamma, the words of the Buddha, are to help us, to encourage us, to guide us, but the main thing will always be to walk on the path step by step. Make use of the words of the Buddha and they will certainly encourage you.

I recommend that every student of Vipassana learns at least basic Pāli, the words spoken by Buddha. I speak from my own experience. Every word of the Enlightened One is so inspiring, provided you continue your meditation practice. You have to make your own research of the truth inside, research about the interaction of mind and matter inside—how out of ignorance one keeps on reacting, how in wisdom one comes out of it. This is how the words of the Buddha can be used for your own liberation.

Suffering is all around, misery is all around. May this wonderful medicine of the Buddha help the suffering people to come out of their illness, to come out of their misery. May the light of Dhamma spread around the world, dispelling the darkness of ignorance.

Bhavatu sabba maṅgalaṃ

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nắng mới bên thềm xuân


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Nguồn chân lẽ thật


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.9.172 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...