Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri - Ấn Độ, 1991 »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri - Ấn Độ, 1991

Donate

(Lượt xem: 7.521)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Font chữ:
Font chữ:



Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri - Ấn Độ, 1991

Ngày 13 – Tháng giêng – 1991

Diễn văn bế mạc
Ánh sáng lớn mạnh của Dhamma.


Những người con trai và con gái Dhamma thân mến của thầy,

Chúng ta đã thực thi một công việc hết sức là nghiêm túc. Đó là một trách nhiệm lớn lao để phục vụ người khác trong Dhamma. Nếu có sự bất tịnh trong ý định của chúng ta, cho dù chỉ một ít mong muốn rằng, “Tôi phải được đền đáp cho sự phục vụ này của tôi,” thì toàn thể mục đích của chúng ta đã bị mất đi. Những người trông mong có được tiền tài trong việc giảng dạy Dhamma thì không bao giờ có thể giảng dạy Dhamma; họ hoàn toàn không xứng đáng. Có nhiều người đã hiểu là họ phục vụ người khác trong Dhamma không phải để có lợi về tiền tài, tuy nhiên vẫn trông mong được người khác kính trọng, “Hãy xem, tôi đã phục vụ tốt đến như thế, do đó tôi phải được kính nể.” Nếu vẫn còn trông mong, dù chỉ một chút ít sự biết ơn của người khác, ta nên hiểu rằng ta không thích hợp để phục vụ người khác. Ta đã không hiểu rằng, ta phải phục vụ chính mình trước rồi sau đó mới phục vụ người khác.

Bậc giác ngộ đã nhắn nhủ tất cả những người mà ngài đã gửi đi: Caratha bhikkhave cārikam - Hãy đi! Đi để là gì? Bahujana-hitāya– vì lợi ích của nhiều người, bahujana-sukhāya – vì hạnh phúc của nhiều người, lokānu-kampāya– vì lòng trắc ẩn cho mọi người.

Có rất nhiều khổ đau xung quanh chúng ta. Càng ngày nên có càng nhiều người thoát khỏi khổ đau. Mục đích của việc trao tặng Dhamma cho người khác là giúp họ thoát khỏi khổ đau chứ không phải vì lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân chắc chắn sẽ tự động tới. Để đạt tới giai đoạn cuối cùng của sự giải thoát hoàn toàn, các con phải phát triển pāramīs của mình, và mọi việc các con đã làm vì lợi ích của người khác cũng để giúp phát triển pāramīs của mình.

Nếu ta nghĩ dù chỉ một thoáng qua, “Hãy để cho càng ngày càng có nhiều người bắt đầu cho mình là Phật tử, hãy để cho một tông phái Phật giáo lớn mạnh. Hãy để những người từ tông phái khác đến đây để ta có được một số lớn tín đồ” thì ta đã không hiểu Đức Phật – ta đã không hiểu Dhamma.

Có một việc xảy ra trong đời của Đức Phật. Một lần Ngài đến một nơi có đông người tu ẩn dật và giảng Pháp cho họ. Xuất thân từ một tông phái đặc biệt nên họ nghĩ rằng, “Người này có thể cải đạo chúng ta, làm chúng ta phải từ bỏ tông phái của mình.” Ngài giải thích, “Ta đến đây không phải để tìm kiếm đệ tử cho ta. Ta không màng đến chuyện biến quý vị thành đệ tử của ta. Không nên lo ngại về việc đó. Ta tới đây không phải để làm gián đoạn mối quan hệ của quý vị với người thầy của quý vị - hãy để việc đó tiếp tục. Quý vị có thể nhận được gì đó từ vị thầy của quý vị, và quý vị phải tôn kính họ vì đó là bổn phận của đệ tử phải như thế. Quý vị hiến tặng cho những vị thầy này – hãy tiếp tục hiến tặng cho họ. Ta ở đây không phải để ngăn chặn việc quý vị đạt được mục tiêu thoát khỏi khổ đau và tiến tới hoàn toàn giải thoát. Những gì ta sẽ dạy quý vị sẽ giúp quý vị đạt mục tiêu đó. Hãy cho ta bảy ngày trong đời của quý vị, hãy cứ thử điều này.”

Đây phải là thái độ của chúng ta: “Hãy thử nó. Chúng tôi không màng tới việc cải đạo từ tôn giáo này sang tôn giáo khác. Hãy dành mười ngày trong đời quý vị, sau đó nếu quý vị thấy có lợi ích thì hãy chấp nhận nó, bằng không thì hãy bỏ qua.” Chúng ta cũng không trông đợi được đền đáp bất cứ thứ gì, chúng ta chỉ là người đi ban phát. Sayagyi cũng thường nói rằng: “Ta là người ban phát, ta không phải là người thụ nhận. Nếu người ta muốn nhận, họ sẽ nhận. Nếu họ không muốn nhận, họ sẽ không nhận. Với tất cả lòng trắc ẩn, ta chỉ ban phát.”

Đây phải là thái độ của tất cả những ai nhận lấy trách nhiệm ban phát Dhamma. Chúng ta chỉ ban phát và không trông đợi được đền đáp, và chỉ với chủ ý của lòng trắc ẩn, là càng ngày càng có nhiều người thoát khỏi khổ đau.

Nhiều khi người ta không thấy lợi lạc thì chúng ta nên làm gì? Chúng ta ban phát, nhưng đôi khi không có hiệu quả và họ không nhận được. Với lòng trắc ẩn, chúng ta lại ban phát thêm một lần nữa – chỉ có vậy thôi. Không nên thất vọng khi người ta không thực hành một cách đúng đắn, và không nhận được lợi ích mà đáng lẽ họ phải nhận được. Nếu chúng ta than van vì điều đó thì chúng ta có sự ràng buộc, rằng nhiều người nên có được lợi lạc từ Dhamma. Dĩ nhiên họ sẽ được lợi lạc từ Dhamma, do đó chúng ta làm hết sức mình. Chúng ta hãy tiếp tục ban phát và không trông đợi được đền đáp bất cứ điều gì, và chắc chắn điều này sẽ có những kết quả tốt.

Những khó khăn ban đầu chắc chắn sẽ xảy ra vì người ta có những định kiến ở trong tâm, họ sẽ thấy mọi điều qua cặp kính màu của họ. Thầy đã đối mặt với rất nhiều sự nghi hoặc về Vipassana khi thầy bắt đầu ở Ấn Độ. Một số người nghĩ rằng, “Hãy xem, ý định của người này chắc chắn để cải đạo người khác.” Nếu một ai có đầu óc tông phái, người đó sẽ luôn luôn thấy mọi thứ đều là tông phái. Có những người tới nước này và xây dựng bệnh viện, trường học và những cơ sở xã hội khác nhau, rồi sau một vài năm phục vụ, họ bắt đầu cải đạo người ta sang tôn giáo của họ. Bởi vì những điều này đã xảy ra nên người ta bắt đầu cảm thấy, “Hãy xem, người này đến từ Miến Điện và ông ta đã phục vụ người khác cùng một kiểu cách. Đúng thế, người ta sẽ có được bình an và hạnh phúc. Họ sẽ thoát khỏi những tệ nạn như ma túy, rượu chè v.v… Điều này thật tuyệt vời! Nhưng mục tiêu tối hậu của ông ta là cải đạo mọi người sang Phật giáo.”

Ta mỉm cười. Nếu điều này thực sự là ý định của ta, ta sẽ trở lên bực bội nghĩ rằng, “Hãy xem, ý định khôn khéo đã bị khám phá. Ta sẽ thành công bằng cách nào?” Nhưng nếu tâm ta trong sáng, thì cứ để cho người ta nói. Nếu không phải hôm nay thì ngày mai người ta sẽ hiểu. Dhamma tinh khiết được truyền bá chỉ bằng cách này mà thôi.

Tương tự như thế với các quốc gia ở phương Tây. Đương nhiên có sự ngần ngại, một số người nghĩ rằng, “Một tôn giáo ngoại lai đã tới nước của chúng ta, những người này sẽ làm đồng bào của chúng ta trở thành nô lệ.” Sự nghi ngại là hoàn toàn tự nhiên vì điều đó đã xảy ra. Nhưng ý định của chúng ta hoàn toàn chỉ để phục vụ để ban phát cho người khác cái gì đó – một điều làm cho họ hạnh phúc mà không có sự cải đạo sang bất cứ tôn giáo, giáo lý, tín ngưỡng nào. Nếu mục tiêu không bị ô nhiễm thì sự thành công đương nhiên sẽ tới.

Một thời điểm chắc chắn sẽ tới cho sự lan truyền rộng rãi của Dhamma mặc cho những khó khăn ban đầu, với điều kiện phương pháp phải giữ được sự tinh khiết và chủ ý của những người ban phát phương pháp này cho người khác cũng phải giữ được sự tinh khiết. Đây là một điều rất quan trọng. Chúng ta hoàn toàn chỉ là những cỗ xe và nếu cỗ xe tốt, càng ngày sẽ càng có nhiều người được lợi lạc. Mặt khác, có người chơi trò chơi ngã mạn dưới danh nghĩa truyền bá Dhamma thì dĩ nhiên Dhamma sẽ xua đuổi người ta đi chỗ khác.

Dhamma đương nhiên được truyền bá vì bây giờ thời điểm đã chín mùi. Có rất nhiều khổ đau ở Ấn Độ với nhiều tông phái, dưới danh nghĩa Dhamma, đã chống báng lẫn nhau, giết hại nhau. Điều đó thật đáng thương. Điều đó xảy ra ở mọi nơi trên thế giới, ai cũng “Tôn giáo của tôi, tôn giáo của tôi” mà không có biết Dhamma là gì. Đây là điều cần thiết ngày nay. Đau khổ gia tăng khắp nơi bởi vì người ta không hiểu Dhamma là gì. Nếu họ hiểu Dhamma thì sẽ có một thế giới tốt đẹp hơn, và điều này chắc chắn sẽ xảy ra. Cho dù tất cả những bóng tối đang hiện hữu bây giờ, nhưng ánh sáng nhỏ nhoi của Dhamma đã tới và nó chắc chắn sẽ tỏa chiếu.

Một thời điểm chắc chắn sẽ tới khi có trung tâm Vipassana ở mọi nơi trên thế giới. Người ta sẽ hiểu rằng đó là điều cần thiết và nó không liên quan tới bất cứ tôn giáo nào. Đây là cách giữ cho tâm được thiện lành và thanh tịnh để chúng ta sống một cuộc sống tốt lành và có thể giúp người khác sống một cuộc sống tốt lành. Đây là mục đích của Dhamma. Nếu mục đích này vẫn được rõ ràng và phương pháp giữ được sự tinh khiết, Dhamma sẽ được lan truyền, bóng tối khắp nơi sẽ bị xóa tan. Sự đau khổ ở khắp nơi chắc chắn sẽ bị tiêu trừ.

Nguyện cho mọi người được sống trong bình an thực sự, hài hòa thực sự, hạnh phúc thực sự.

Bhavatu sabba maṅgalaṃ

Annual Meeting: Dhamma Giri, India January 13, 1991 Closing Address

The Growing Light of Dhamma

My dear Dhamma sons and Dhamma daughters:

We have undertaken very serious work. It is a very serious responsibility to serve others in Dhamma. If there is any impurity in our intentions, if there is even a trace of desire that, "I must get something in return for all this service that I am giving," then our whole purpose will be lost. People who expect some material gain for the teaching of Dhamma can never teach Dhamma; they are totally unfit. But there will be quite a few who understand that they are not serving people in Dhamma for any material gain, and yet there will be some expectation of getting respect from others, "Well look, I am doing such a good service. I am giving such an invaluable jewel, so I have every right to be respected." If even a trace of expecting appreciation from others remains, one should understand that one is not fit to serve others. One has not understood that one has to serve oneself first and only then can one serve others.

The Enlightened One exhorted all those whom he sent out: Caratha bhikkhave cārikam—Go forth! Go forth for what? Bahujana-hitāya—for the good of many; bahujana-sukhāya—for the happiness of many; lokānu-kampāya—out of compassion for people.

There is suffering all around us. More and more people should come out of their suffering. The aim of giving Dhamma to others is to help them come out of their misery, not for personal gain. Your gain is automatically involved. To reach the final stage of full enlightenment you have to develop your pāramīs, and everything that you do for the good of others helps to develop your pāramīs.

If one thinks even for a moment, "Let more and more people start calling themselves Buddhists, let there be a strong Buddhist sect, let people who are in the courtyard of other sects come into my courtyard so I have a larger number of followers," then one has not understood Buddha, one has not understood Dhamma.

There was an incident in the life of the Buddha: He went to a place where there were a large number of recluses and he gave a discourse to them. Being from a particular sect, they were hesitant, thinking, "This fellow may convert us away from our sect."

He explained, "I did not come here to gather students for myself. I am not interested in making you my students. Don’t become frightened of that. I am not here to break your relationship with your teachers; may that continue. You have received something from your teachers, and you have respect for them as you should have. You give donations to these teachers; keep on giving to them. I am not here to stop you from achieving your goal of coming out of suffering and reaching full liberation. Whatever I will teach you will help you to reach that goal. O, recluses! Give me seven days of your life, just try this."

This should be our attitude: "Just try this. We are not interested in converting you from this or that religion. Give just ten days of your life and after that if you find it good, accept it. Otherwise, leave it." Then we are not expecting anything in return. We are just on the giving end. Sayagyi used to say, "I am on the giving end, never on the receiving end. If people want to take, they take. If they don’t want to take, they don’t take. With all my compassion, I just give."

This should be the attitude of everyone who takes the responsibility of giving Dhamma. We are simply giving, without any kind of expectation and with only one motive—compassion, the wish that more and more people may benefit.

And if people do not benefit, what can we do? We give but sometimes they don’t work and they don’t get it. Again compassion, again give; that’s all. Don’t become disappointed when people do not work properly and do not get what they should. If we cry about it, then we have attachment that more people should benefit from Dhamma. Of course they should benefit and so we do our best. We keep on giving without expecting anything, and certainly this will have its own good result.

Initial difficulties are bound to occur because people have their own mental conditioning, so they will see things through coloured lenses. I faced a lot of suspicion about Vipassana when I started here in India. Some thought, "Look, this person’s motive certainly is to convert people." If one has a sectarian mind one will always see everything as sectarian. There are people in this country who come and establish hospitals, schools and different social institutes, and then after a few years of service they start to convert the people who come there to their religion.

Naturally, because such things have happened, people started feeling, "Look! This fellow has come from Burma and he serves people in the same way. Yes, people get peace and happiness, they come out of drugs or alcohol or other problems. This is wonderful. But his ultimate aim is to convert everybody to Buddhism."

Well, one smiles. If this were really one’s intention, one would become agitated, thinking, "Look, my clever scheme has been discovered. Now how will I be successful?" But if the mind is pure one feels, "Let people talk. If not today, they will understand tomorrow." The pure Dhamma spreads only in this way.

Similarly in Western countries, naturally there is hesitation. Some think, "Look, a foreign religion is coming to our country. These people will make slaves of our countrymen." The doubt is quite natural because such things do happen. But our intentions are purely to serve, to give people something which will make them happy without converting them to any religion, dogma or belief. And if this aim is not polluted, success will eventually come.

A time is bound to come for the wider spread of Dhamma despite these initial difficulties, provided the technique is kept pure and provided the intention of those who are giving this technique to others is also kept pure. This is very important. We are merely vehicles, and if the vehicle is good more people will benefit. On the other hand if somebody is playing an ego game in the name of spreading Dhamma, naturally Dhamma will drive this person away.

It is bound to spread, the time has ripened now. There is so much misery in India with its many sects. In the name of dharma sects are fighting with each other, killing each other—what a tragedy! And the same thing is happening not only in this country, but everywhere around the world, "My religion, my religion," without understanding what Dhamma is. This is the need of the day. Everywhere misery is increasing because people don’t understand what Dhamma is. If they learn what it is this will be a much better world. And slowly this is bound to happen. In spite of all the darkness existing now, this light, this small light of Dhamma has come, and it is bound to grow.

Exactly as it is essential to have schools, colleges, hospitals, gymnasiums, etc., throughout society, similarly a time is bound to come when there will be a Vipassana centre in every village in the world. People will start understanding that this is necessary. As we learn physical exercise by going to a gymnasium, we will learn this mental exercise at a meditation centre. It has nothing to do with any cult. This is an exercise to keep the mind healthy, wholesome and pure so that we live a good life and can help others to live a good life. This is the purpose of Dhamma.

If this purpose remains clear and the technique remains very pure, Dhamma is bound to spread. The darkness all around is bound to be dispelled. The misery all around is bound to be eradicated. Real peace will come, real harmony, real happiness. May all enjoy real peace, real harmony, real happiness.

Bhavatu sabba maṅgalaṃ

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.205.45 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...