Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Thali, Ấn Độ, ngày 3 tháng 1 năm 1993 »»
Câu hỏi: Thưa thầy làm sao để ta có thể phát triển lòng từ bi trong chính mình và làm sao chúng ta có thể khuyến khích điều này trong người khác?
Trả lời: Lòng từ bi và sự thanh tịnh đi đôi với nhau. Nếu không có sự thanh tịnh các con không thể tạo ra lòng từ bi. Bằng cách thực hành Vipassana các con thanh lọc tâm của mình và điều đó giúp phát triển phẩm chất lòng từ bi. Để giúp người khác tạo ra lòng từ bi rất khó. Chúng ta không thể làm gì được trong việc giúp người khác để họ phát triển những phẩm chất tốt lành. Tuy nhiên vẫn có cách để làm được cả hai. Khi các con thực hành một khóa Vipassana các con thanh lọc tâm mình. Rồi vào ngày cuối cùng các con thực hành metta. Sau khi trở về nhà các con thực hành một tiếng đồng hồ và các con thực hành metta trong vài phút. Tuy nhiên, nếu các con đã giành ra mười ngày trong đời mình để phục vụ khóa thiền Vipassana.Trong suốt mười ngày các con có cơ hội tạo ra metta, tạo ra lòng từ bi cho tất cả thiền sinh và đây là cách làm sao người ta phát triển lòng từ bi. Điều này cũng là cách các con có thể giúp người khác tạo ra lòng từ bi. Vì các con đã giúp họ tạo ra lòng từ bi một cách đúng đắn. Khi họ thanh lọc tâm bằng cách thực hành vipassana họ cũng bắt đầu tạo ra lòng từ bi. Theo thầy đây là cách duy nhất.
Câu hỏi: Thưa thầy có một điều gì chỉ là nỗi đau đớn thể xác hay tất cả những đau đớn thể xác là sankhara?
Trả lời: Đau đớn thể xác có rất nhiều nguyên nhân. Sankara là một trong những nguyên nhân này. Ví dụ như bầu không khí, thời tiết không thích hợp với các con, các con bắt đầu cảm thấy khó chịu trên người. Hay là các con tự đánh chính mình, hay là vấp ngã, bị gãy chân và các con có cảm giác khó chịu. Hay khi các con ăn những thức ăn không hợp với mình và cảm thấy khó chịu. Bằng cách này có nhiều lí do, sankhara là một lí do trong số đó. Không phải tất cả những cảm giác mà các con cảm thấy trên người là bởi vì những kamma (nghiệp) trong quá khứ. Nhưng trong một cái nhìn rộng hơn, các con có thể nói rằng tất cả những cảm giác mà các con cảm thấy là karma sankhara (nghiệp) của mình. Ví dụ như khí hậu nóng không phù hợp với các con, các con đi ra ngoài dưới ánh mặt trời gay gắt và bị nhức đầu. Đây là những kamma Sankhara của các con ở giây phút hiện tại. Các con đã hành động bằng cách này và do đó các con chịu đau đớn. Hay là một loại thực phẩm không phù hợp với các con, tuy nhiên các con vẫn ăn và kết quả các con cảm thấy khó chịu. Đây là sankhara hiện tại của các con. Khi chúng ta nói về những sankhara quá khứ trồi lên trên mặt điều đó không có nghĩa rằng tất cả những sự đau nhức mà các con cảm thấy đều xuất phát từ những sankhara trong quá khứ.
Câu hỏi: Thầy luôn luôn nhấn mạnh rằng chúng ta nên có lòng từ bi đối với những người tàn ác. Nhưng khi nhìn thấy những sự bạo hành và giết hại những người vô tội đang xảy ra khắp nơi ở một mức độ rất lớn. Là những thiền sinh Vipassana, những người phục vụ Dhamma, những tín viên hay những thiền sư phụ tá chúng ta có thể làm gì được?
Trả lời: Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là những câu hỏi rất quan trọng. Nhưng vào giai đoạn này khi Vipassana chỉ mới bắt đầu thì rất khó khăn. Chúng ta không có nhiều sức mạnh đến như thế để thay đổi xã hội. Có hai trạng thái của Dhamma: Một trạng thái là thanh lọc cá nhân, một trạng thái khác là thanh lọc xã hội. Cả hai đều quan trọng. Nhưng để thanh lọc xã hội, sự thanh lọc của từng người là điều tiên quyết. Trừ khi những cá nhân được thanh tịnh, trừ khi họ có tình thương, lòng từ bi và thiện ý với người khác, chúng ta có thể trông mong là một xã hội Dhamma đích thực.
Do đó, vào giai đoạn này chúng ta cố giới thiệu Vipassana ở Ấn Độ và toàn thể thế giới. Chắc chắn khi Vipassana được giới thiệu rộng rãi, chính những người hành thiền có thể giữ một vai trò quan trọng. Nhưng ngay bây giờ, mỗi cá nhân, nếu họ thấy được họ có thể giúp bằng bất cứ cách nào để dập tắt lửa cháy thì họ cứ làm như thế. Giúp đỡ trên phạm vi lớn trong giai đoạn này rất khó. Chúng ta không nên làm những gì mà chúng ta không có khả năng.
Câu hỏi: Thưa thầy, thầy không ngừng nói rõ về nguyên tắc làm sao để có sự liên hệ giữa những thiền sư phụ tá và những tín viên. Có một số ban điều hành muốn làm việc hoàn toàn độc lập mà không nghe theo sự hướng dẫn của thiền sư phụ tá, tới mức có thể loại trừ, không mời thiền sư phụ tá tham gia những cuộc họp hay những quyết định. Một số người cảm thấy rằng thiền sư phụ tá không có một nhiệm vụ nào trong việc hướng dẫn ban điều hành. Sự tham gia đến một mức độ nào là thích hợp cho những thiền sư phụ tá trong việc điều hành trung tâm?
Trả lời: Dhamma là một con đường chung dung. Có hai vấn đề đã phát sinh từ hai cực đoan. Vài năm trước đây có tín viên phàn nàn “Trong mọi cuộc họp thiền sư phụ tá cố kiểm soát, áp đặt quan điểm của họ. Họ cố để ra lệnh và chúng con không thể làm gì cả”. Đây là một cực đoan.Và bây giờ thầy nghe được một cực đoan khác họ không để tâm gì đến thiền sư phụ tá và muốn làm theo cách riêng của họ.
Thiền sư luôn phải có mặt. Một thiền sư phụ tá trong khu vực của ban điều hành nên luôn luôn phải có mặt. Họ phải được mời bất cứ khi nào có cuộc họp của ban điều hành. Nhưng họ không nên cố xen vào. Hãy để cho những tín viên thảo luận và quyết định. Khi một thiền sư phụ tá thấy điều gì hoàn toàn đi ngược lại với Dhamma, thì họ có thể nói ra một cách nhã nhặn “Không được, điều này không tốt, điều này không phải là Dhamma”. Nhưng trái lại, trong lĩnh vực của thế gian, những gì xảy ra hãy để cho nó xảy ra. Hãy thoát khỏi hai cực đoan này và có đường lối dung hòa, nó sẽ có lợi cho những tín viên và những thiền sư phụ tá.
Câu hỏi: Một số thiền sinh không hiểu sự quan trọng của việc Dana.Khi những khóa thiền được tổ chức mà không tính lệ phí, họ thường nghĩ rằng: “Những việc này không tốn lệ phí tại sao phải dana”. Xin thầy cho chúng con chỉ dẫn về điều này?
Trả lời: Có hai cực đoan. Một cực đoan là các con tính tiền đồ ăn, chỗ ở… Và các con nói với mọi người rằng “Đây là những phí tổn khi chúng tôi phục vụ quý vị. Do đó quý vị phải trả khoản này, nếu không làm sao chúng tôi có thể tổ chức được”. Điều này phải được ngăn cấm. Đây là một cực đoan.
Một cực đoan khác khi các con lấy làm kiêu hãnh rằng: “Chúng tôi không nhận bất cứ gì từ quý vị” thì người ta sẽ nghĩ rằng có lẽ một hiệp hội lớn nào đứng đằng sau cái tổ chức này. Hay là có lẽ một tổ chức bí mật nào của chính phủ đã cung cấp tiền cho mục đích riêng. Do đó tại sao chúng tôi phải hiến tặng dana?
Giữa hai thái cực này phải có một đường lối dung hòa. Không nên tính tiền, và điều này phải hết sức rõ ràng. Nhưng đồng thời tổ chức phải được hoạt động dựa trên dana của thiền sinh, những người đạt được lợi lạc và cảm thấy rằng việc này phải tiếp tục vì lợi ích của người khác, họ sẽ tự động hiến tặng. Chỉ khi nào họ hiến tặng thì việc này mới được tiếp tục. Điều này phải làm rõ với các thiền sinh mà không ép buộc họ phải dana.
Có nhiều trường hợp, đặc biệt là ở quốc gia này, nơi người dân rất nghèo, phải kiếm sống từng bữa. Họ sống chỉ bằng thu nhập ít ỏi hàng ngày của mình. Nếu những người đó tới khóa thiền trong mười ngày, họ bị mất tiền lương mỗi ngày của mình. Điều này là sự hi sinh lớn lao. Trông đợi bất cứ Dana nào từ họ là hoàn tàn vô nhân đạo. Nếu một người như thế, hiến tặng dù chỉ một đồng rupee, điều này rất tốt, bởi đây là một parami rất lớn, lớn hơn cả một triệu phú hiến tặng một ngàn rupee hay trăm ngàn rupee.
Hãy cứ để nó xảy ra như thế. Nhưng phải làm cho điều này hết sức rõ ràng. Tổ chức của chúng ta hoạt động hoàn toàn dựa vào sự hiến tặng của thiền sinh và hoàn toàn không có nguồn tài chính nào khác.
Câu hỏi: Kinh nghiệm cho thấy, thiền sinh không còn tiếp tục sau một hay hai khóa thiền.Thưa thầy làm sao để tránh khỏi điều này?
Trả lời: Điều này xảy ra vì trên thực tế, mỗi một cá nhân có cả hai phẩm chất tốt cũng như phẩm chất xấu. Người ta đến với khóa thiền Vipassana để làm tăng cường những phẩm chất tốt và tẩy trừ những phẩm chất xấu. Họ được Vipassana hỗ trợ trong một hay hai khóa thiền. Nhưng sau cùng, họ có một kho tổn trữ lớn của những phẩm chất xấu. Những phẩm chất này bắt đầu chế ngự họ. Khi những bất tịnh này bắt đầu chế ngự một thiền sinh. Người này hoàn toàn hiểu trên mức độ trí thức rằng mình phải thực hành Vipassana để thoát khỏi khổ đau. Tuy nhiên vì họ bị chế ngự, áp đảo bởi những bất tịnh của chính mình nên điều này trở nên rất khó khăn. Đây là điều hoàn toàn tự nhiên. Chúng ta thấy nó ở khắp nơi.
Điều này diễn ra trong một chừng mực nào đó. Mọi người sẽ tiến bộ từ từ. Họ có thể bước hai bước và ngã xuống, rồi lại đứng lên bước hai bước rồi lại ngã xuống. Sau này sẽ đến một giai đoạn họ mạnh đến nỗi không ngã xuống nữa, điều đó cần có thời gian.
Một giải pháp thực tiễn cho vấn đề này là: Cho dù một thiền sinh không thực hành mỗi sáng và tối, nếu họ vẫn tiếp tục đến những buổi thiền chung hàng tuần. Bình điện của họ sẽ được sạc và họ sẽ bắt đầu tu tập trở lại. Do đó, những buổi thiền hàng tuần rất có lợi trong việc giúp giải quyết vấn đề này. Trong mỗi khu phố, làng mạc, chỗ ở nên có ít nhất một người có thể dành thời gian để nhắc nhở người khác, “Ngày mai sẽ có một buổi thiền chung hàng tuần.” Điều này sẽ giúp mọi người. Rất nhiều người trong số này không tới đơn thuần vì lười biếng, không phải vì quá bận rộn hoặc có điều gì đó ngăn chặn họ. Nếu các con khích lệ họ, họ sẽ tới.
Một điều khác chúng ta sẽ thấy có lợi là những khóa thiền một ngày với Anapana, Vipassana, Metta và một bài pháp thoại ngắn. Những thiền sinh được làm mới lại bằng những khóa thiền như thế, năng lượng của họ sẽ được nạp đầy. Điều này nên được khuyến khích. Nó sẽ rất có ích.
Câu hỏi: Chỗ ở của chúng con ở giữa một phố xá đông đúc khiến cho việc hành thiền hết sức khó khăn. Thưa thầy có cách nào để loại trừ những khuấy động đó khi chúng con hành thiền không?
Trả lời: (Cười lớn) Như thầy đã nói. Hoặc là các con đổi chỗ ở, chạy trốn những ồn ào. Hoặc là các con trở nên mạnh đến nỗi các con có thể chặn đứng tất cả những ồn ào quanh các con. Cả hai đều được. Các con phải sống trong xã hội trong nhiều trường hợp tương tự. Nơi con đang sống, con phải tạo sức mạnh cho chính các con, và học cách làm sao để phớt lờ đi những sự khuấy động này. Giống như sen mọc trong nước không bị ảnh hưởng bởi nước. Các con có thể phớt lờ đi tất cả những khuấy động này. Ví dụ, bây giờ khi chúng ta đang nói chuyện, một con chim đang kêu bên ngoài. Con chim này không làm phiền chúng ta. Chúng ta đang bận rộn với sự thảo luận. Cũng như vậy, chúng ta có thể bận rộn với sự hành thiền của mình. Hãy để những ồn ào ở đó và chúng ta tiếp tục hành thiền. Mỗi người phải tự rèn luyện chính mình, ta phải sống trong một thế giới đầy những xáo động và mặc cho những điều này, hãy duy trì sự bình yên và hài hòa trong tâm.
Câu hỏi: Xin thầy vui lòng giải thích sự quan trọng của việc phục vụ Dhamma trong những khóa thiền. Nhiệm vụ của những người phục vụ Dhamma, sự liên hệ giữa họ với nhau, đối với tín viên và thiền sư phụ tá là gì? Sự giảng dạy và những cơ sở nào họ cần đến?
Trả lời: Phục vụ Dhamma là một phần hết sức quan trọng trong sự thực hành Dhamma. Khi các con đến một khóa thiền mười ngày và thực hành Vipassana, các con đang thanh lọc tâm mình, các con gia tăng sức mạnh cho tâm mình để có thể áp dụng sự thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Nếu các con không thể áp dụng Dhamma trong cuộc sống hàng ngày thì tới khóa thiền sẽ trở thành nghi thức, nghi lễ hay lễ hội tôn giáo, chúng đều không hiệu nghiệm.
Sau khi đã được học Vipassana ở một trung tâm, các con ra thế giới bên ngoài, nơi có rất nhiều sự khó chịu, mọi thứ đều đi ngược lại với những mong muốn hay ước mơ của mình. Các con bị sốc và không thể đối diện với những điều này. Nó rất khó khăn. Do đó, ta có một cơ hội tốt để phục vụ dhamma trong một khóa thiền mười ngày - bầu không khí rất là hài hòa. Và bây giờ các con có thể áp dụng Dhamma của chính các con.
Khi các con phục vụ trong mười ngày, các con áp dụng những gì đã học trong khóa thiền mười ngày. Các con đối phó với cùng những thứ các con đối phó ở bên ngoài. Làm sao để cư xử với mọi người – những thiền sinh, thiền sư, những người phục vụ Dhamma khác và các tín viên. Hành vi của các con trong từng trường hợp như thế nào. Các con phạm lỗi lầm và các con học được từ đó. Rồi phạm lỗi lần nữa, rồi sửa đổi trở lại. Đây là cách làm sao các con học được. Đây là khía cạnh thực tiễn của việc áp dụng Dhamma trong cuộc sống. Một điều quan trọng khác là trong khi các con phục vụ Dhamma. Phục vụ Dhamma là một phần của dana – dhamadana sabbadanam dhammadanam jinati - Sự hiến tặng Dhamma vượt trội hơn tất cả những hiến tặng khác. Các con dana về Dhamma. Thiền sư đang hướng dẫn, điều này tốt, có người nào khác hiến tặng điều này cũng tốt, nhưng rồi cũng phải có người phục vụ. Lúc đó, nếu các con tham gia vào việc phục vụ này. Đây là sự hiến tặng của các con.
Hiến tặng sự phục vụ của các con, như thầy nói, nó có giá trị hớn rất nhiều so với việc hiến tặng tiền bạc. Chủ ý là quan trọng nhất. Đức phật nói rằng: Cetana dana aham,bhikkave, kammam vadami. Chủ ý này gọi là Kamma. Khi các con hiến tặng, chủ ý của các con là: “Với số tiền của tôi, nhiều người sẽ được lợi lạc. Tôi có thể hiến tặng tiền để giúp một ai đó hết khát, hay tặng thực phẩm hay thuốc men cho người nào đó. Đây là những việc làm rất tốt. Nhưng nơi đây tôi thấy rằng, khi tôi hiến tặng tiền bạc, nhiều người sẽ thoát khỏi khổ đau, thoát khỏi sự bất tịnh của họ, tiền bạc của chúng tôi đã được dùng theo một cách rất tốt lành.” Do đó đây là một loại chủ ý của tâm đã đi vào công đức về kamma của các con.
Nhưng khi các con ở đây trong mười ngày. Từng giây phút các con phục vụ và các con đang phục vụ với chủ ý “Nguyện cho càng nhiều người có được lợi lạc”. Chủ ý này liên tục trong mười ngày, phần thời gian mà các con dùng để tạo ra chủ ý này lớn hơn rất nhiều khi các con hiến tặng tiền bạc. Thầy không nói rằng không nên hiến tặng tiền bạc nếu không thì làm sao có thể tổ chức được những khóa thiền. Nhưng giữa hai cái, sự hiến tặng công lao là phục vụ Dhamma thì hữu ích hơn rất nhiều.
Thầy thấy một điều nữa từ kinh nghiệm của chính thầy và từ kinh nghiệm của nhiều thiền sinh: Trong một số năm thầy là một người phục vụ thầy của thầy.Thầy chỉ thông dịch lời của ngài. Theo chỉ dẫn của ngài, thầy tới gặp thiền sinh và thảo luận những khó khăn của họ, những công việc như thế. Thầy nhận ra rằng điều này hữu ích cho thầy. Sau khi ngồi một khóa thiền mười ngày và phục vụ thiền sinh trong mười ngày, sự hành thiền của thầy trở nên rất mạnh. Thầy cũng được nghe điều này từ rất nhiều thiền sinh. Họ tiếp tục nói rằng, “Con đã phục vụ mười ngày trong khóa thiền Vipassana. Sự hành thiền của con đã trở nên rất mạnh mẽ. Dhamma của con đã trở nên rất mạnh mẽ.” Điều này là tự nhiên, nó xảy ra như thế.
Phải nói rằng mọi thiền sinh nên dành thời gian để phục vụ người khác trong Dhamma. Tham dự khóa này đến khóa khác mà không làm gì để phục vụ Dhamma là một phương cách không lành mạnh cho sự phát triển Dhamma. Hãy tham gia những khóa thiền nhưng cũng dành thời gian để phục vụ Dhamma, điều này rất quan trọng .
Sự liên hệ giữa những người phục vụ với thiền sư, tín viên, tất cả những điều này phải được học ở đây. Đây là thực hành. Dĩ nhiên có những hướng dẫn thích hợp dành cho những người phục vụ. Việc thường xảy ra là một thiền sinh sau khi chỉ tham dự một khóa thiền muốn phục vụ trong một khoá thiền kế tiếp. Hay người ta không được thấm nhuần trong Dhamma và người đó bắt đầu hành xử không đúng cách, như một người cảnh sát, la mắng thiền sinh. Điều này có hại cho người đó vì người đó đang tạo ra những chủ ý không lành mạnh, có hại cho thiền sinh và có hại cho toàn thể môi trường. Những thiền sinh sẽ không được khích lệ, chán nản. Họ không biết rằng người này chỉ mới học xong một khóa mà thôi. Họ sẽ nghĩ rằng“ Vì người đang phục vụ là một người có trách nhiệm trong ban tổ chức và hãy xem người đó hành xử như thế này, loại thiền này là gì thế. Nếu nó không thể giúp cải thiện chính những người phục vụ của tổ chức thì làm sao có thể giúp tôi cải thiện được.” Những loại hành vi này sẽ không khuyến khích người khác thực hành Vipassana. Do đó, những chỉ dẫn thích hợp phải được đưa ra nếu có thể trước khi người này tham gia một khóa để phục vụ người khác trong Dhamma. Các con có thể có những loại cẩm nang mà thầy nghĩ rằng đã được làm ở trong quá khứ. Tiếp tục đọc chúng. Mọi người phục vụ Dhamma nên bắt buộc phải đọc chúng và các con phải thảo luận với những người này để chắc rằng họ đã hiểu chúng đúng đắn.
Hiện nay, những tiện nghi là một vấn đề quan trọng khác. Thầy đã thấy ở rất nhiều trung tâm vì số lượng thiền sinh gia tăng, cơ sở hạn hẹp và những người phục vụ Dhamma phải chịu đựng tất cả những bất tiện này. Họ thường xuyên phải di chuyển chỗ ngủ và đồ đạc từ phòng này sang phòng khác, từ trong nhà ra ngoài lều. Những người phục vụ đáng thương đó không có một chỗ đúng đắn để ở. Làm sao chúng ta có thể trông đợi mọi người phục vụ đúng đắn khi không có những tiện nghi thích hợp. Thầy nói rằng mọi trung tâm phải nhận ra rằng phải có những cơ sở thích hợp và đều đặn cho người phục vụ, nam cũng như nữ riêng biệt nhau. Điều này rất quan trọng.
Câu hỏi: Những đóng góp nào mà chúng con có thể làm trong việc truyền bá Dhamma thưa thầy?
Trả lời: Sự đóng góp tốt nhất là hãy tự giúp mình. Hãy củng cố trong Dhamma và thấy rằng người khác bắt đầu biết ơn Dhamma bằng cách thấy các con sống. Hãy nhìn xem trước khi tới với Dhamma người này sống một cách khác và bây giờ có một sự thay đổi lớn lao. Một sự thay đổi tốt hơn đã xảy ra. Nếu người ta thấy rằng không có sự thay đổi nào cho người này và người này còn tệ hơn. Và bắt đầu gia tăng bản ngã nghĩ rằng “Tôi là một người hành thiền Vipassana vĩ đại. Tôi là một người rất thanh tịnh.” Và người này rời xa Dhamma trong khi cố gắng để truyền bá Dhamma, nó sẽ không đạt được mục đích nào. Mỗi cá nhân phải là một đại diện của Dhamma, do đó mỗi cá nhân phải hết sức cẩn thận.
Nếu ta là một người hành thiền Vipassana hay là một người trong ban tổ chức của Vipassana. Với nhiều trách nhiệm hơn. Mọi người sẽ nhìn vào các con, hành vi của các con, cách sống của các con, cách các con đối xử như thế nào. Và nếu họ thấy khuyết điểm của các con, điều này sẽ làm cho người ta tránh xa Dhamma. Để khuyến khích người khác cách tốt nhất là tự mình làm cho mình trở thành một người lí tưởng và người ta sẽ được khích lệ.
Hãy thông tin cho người khác rằng có những khóa thiền như thế này đang diễn ra và có một phương pháp giúp chúng ta thoát khỏi khổ đau. Những thông tin này rất quan trọng. Ở phương Tây chúng ta bắt đầu có những buổi nói chuyện với công chúng, chiếu phim, một số người tập hợp và có người trả lời các câu hỏi. Bằng cách này nên mọi người được nghe về Dhamma, một số rất đông người, họ không biết rằng có những điều như thế này đang được tổ chức. Những thông tin này nên được đưa ra theo một đường lối khiêm nhường. Điều này rất hữu dụng.
Câu hỏi: Con muốn thu xếp việc buôn bán của mình ở nhiều chỗ, nhưng con thấy rất khó. Con được người ta nói rằng thời gian chưa hợp và con phải chờ. Những ngôi sao và những hành tinh khác có ảnh hưởng đến con về những điều này không?
Trả lời: (Cười lớn) Những ngôi sao ở rất xa, tại sao phải lo sợ những ngôi sao này. Những ngôi sao này không thể làm hại các con trong bất cứ trường hợp nào. Thật ra các con làm hại chính mình. Nhưng tại sao các con lại nghĩ đến việc chạy trốn trách nhiệm trong việc làm ăn của mình. Điều này không phải là một cách đúng đắn. Thời điểm không tới cho hầu hết những thiền sinh để thoát khỏi cuộc sống của các cư sĩ và kế sinh nhai. Vào giai đoạn này, thầy cho rằng chúng ta muốn những người chủ gia đình lí tưởng sống trong xã hội chu toàn tất cả những nhiệm vụ của mình và sống một cuộc sống tốt đẹp. Khi xã hội bắt đầu cải tiến bằng cách này, và càng ngày càng có nhiều người Vipassana chu toàn nhiệm vụ của mình trong một đường lối đúng đắn. Và từ xã hội tốt đẹp ấy, người ta sẽ tới và ra khỏi cuộc sống của cư sĩ, ra khỏi nhà để được tự mình giải thoát và cũng giúp cho người khác là một điều lí tưởng. Chúng ta không có gì chống đối lại điều này.
Nhưng cùng một lúc một xã hội tốt phải được hình thành, một số lượng lớn những chủ gia đình lí tưởng phải được hình thành, chạy trốn không phải giải pháp. Hãy sống ở trong xã hội và giữ mình không nên để bị dính mắc.
Câu hỏi: Không có gì nghi ngờ rằng bằng Vipassana ta có thể quan sát, chứng nghiệm và cảm thấy những phản ứng bằng việc làm ở mức độ thể xác.Làm sao những phương pháp này giúp để thanh lọc tâm? Và đó có phải là mục đích chính?
Trả lời: Như các con đã học trong khóa thiền Vipassana. Ở một mức độ rất sâu, tâm không ngừng cảm thấy những cảm giác ở trên người ngày và đêm và tâm đã trở thành tù nhân của những khuôn mẫu thói quen này. Và khi tâm cảm thấy những cảm giác này, nó không ngừng phảu ứng đối với chúng. Những cảm giác được cho là dễ chịu, tâm sẽ phản ứng bằng thèm muốn, những cảm giác được cho là khó chịu tâm sẽ phản ứng bằng chán ghét. Những thói quen thèm muốn và chán ghét tiếp tục gia tăng gấp bội ở tại tầng lớp rất sâu. Đây là những gì mà các con không ngừng làm. Ở trên bề mặt các con có thể cố thoát khỏi thói quen phản ứng này và các con có vẻ như là đã thoát khỏi chúng. Nhưng ở tại tầng lớp rất sâu, khuôn mẫu thói quen vẫn còn. Mục đích quan sát ở tầng lớp sâu này là để thay đổi khuôn mẫu thói quen của tâm ở tầng lớp gốc rễ. Khi các con thay đổi những cái ở tầng lớp gốc rễ toàn bộ tâm sẽ tự động được thay đổi. Do đó, đây là cách chúng ta tận dụng phương pháp này để thanh lọc tâm bằng cách quan sát những cảm giác.
ANNUAL MEETING: Dhamma Thali, India January 3, 1993
Questioner: How does one develop compassion in oneself and how do we encourage it in others?
Goenkaji: Compassion and purity go together. If there is no purity, you can’t generate compassion. By practising Vipassana, you purify your mind, and that will help to develop your quality of compassion. To help others to generate compassion is difficult. We can’t do anything to help others to develop their good qualities.
But still, there is a way to do both. When you practise Vipassana on a course you purify your mind, and then on the last day you practise mettā. Going back home, after you practise for one hour, you practise a few minutes of mettā. However, if you give ten days of your life to serve in a Vipassana course, then for all the ten days you get an opportunity to generate mettā, to generate compassion for all the students. And this is how one develops compassion.
This is also how you can help others to generate compassion, because you are helping them to practise Vipassana properly. And as they purify their minds by the practice of Vipassana, they also will start generating compassion. This is the only way I see. §
Is there such a thing as a purely physical affliction, or are all physical afflictions saṅkhāras?
Physical afflictions have many causes. Saṅkhāra is one amongst these many causes. For example, say the atmosphere, the climate, doesn’t suit you and you start getting some unpleasant sensation in the body. Or you hit yourself, you fall down, break your leg, and you get an unpleasant sensation. Or you take some food which doesn’t suit you and you get unpleasant sensations. In this way, there are many reasons, of which saṅkhāra is one.
Not all the sensations you experience in the body are because of your past kammas. But in a very broad sense, we can say that all the sensations you feel are your kamma-saṅkhāras. Say a hot climate does not suit you and you go out in the burning sun and come back with a headache. This is your kamma-saṅkhāra of this present moment. You have acted in this way, and so you have to suffer. Or a certain food doesn’t suit you, yet you have taken that food, and you feel pain as a result. This is your saṅkhāra, your present saṅkhāra.
When we talk of past saṅkhāras coming up to the surface, it doesn’t mean that all the pains that you experience are due to these past saṅkhāras. §
You have always emphasized that we should have compassion towards the cruel. But in view of the large-scale violence and killing of innocent people that is going on all around, what role can we perform as students of Vipassana, as Dhamma servers, trustees or ATs?
A very important question, no doubt. But at this stage, when Vipassana is just finding its roots, it is difficult. We don’t have that much strength to try to change society.
There are two aspects of Dhamma. One aspect of Dhamma is purification of the individual. Another aspect is purification of the society. Both are important. But to purify the society, the purification of the person is a prerequisite. Unless individuals are purified—unless they have love, compassion and goodwill for others—we can’t expect a true Dhammic society.
So at this stage we are trying to introduce Vipassana in India and the rest of the world. A time will certainly come when on a large scale, these very meditators can play a major role. But even now, individually, if people find that they can help in some kind of work to extinguish the fire, they can go ahead and do that. Help on a larger scale is difficult at this stage. We should not take on things which we can’t manage. §
You have repeatedly clarified the principles that should govern the relationship between assistant teachers and trust members. It is found that some trusts want to work totally independent of any guidance from the ATs, to the point of excluding ATs from meetings and decision-making. There is a feeling that ATs have no role to play in guiding the trust. What degree of involvement is appropriate for assistant teachers in the running of centres?
Dhamma is a middle path. There are two problems which have come from the two extremes. A few years back, the problem was that many trust members came and complained, "In every meeting, the assistant teachers try to dominate and assert their viewpoint. They try to give orders, and we are helpless. We can’t do anything." That was one extreme. Now I hear about another extreme, that they don’t care about the assistant teachers and want to carry on in their own way.
A teacher should always be present. The assistant teachers of the area of the trust must always be present. They should be invited whenever a trust meeting is going on. But they should not interfere. Let the trustees discuss and make decisions. When an assistant teacher finds something which is going totally against Dhamma, then very politely they can point out, "No, this is not good, this is not Dhamma." But otherwise, in the mundane field, whatever things are happening, let them happen. Come out of these two extremes and have a middle path. It will be helpful to both the trustees and the assistant teachers. §
Some students still do not understand the significance of dāna. When courses are given freely, they tend to think, "Well, the services are free, why give dāna?" We seek your guidance on this problem.
There are two extremes. One extreme is that you charge for the food, lodging, etc., and you tell everybody, "These are the expenses for our service to you, so you must give us this much. Otherwise how can we run this organization?" This is prohibited. This is one extreme.
Now, another extreme is that you boast, "We don’t take anything from you." Then people would think that perhaps a big foundation is behind the organization, or perhaps some government secret service is giving money for its own purpose, so why should they give dāna ?
Between these two extremes there should be a middle path. No charges should be made—this point should be very clear. But at the same time, the organization runs only on the dāna of the students. Those who benefit and feel that this ball should keep rolling for the good of others will automatically give a donation. Only when they give will this work continue. This point should be made very clear to the students, without pressing them for dāna.
There are cases, especially in this country, where people are so poor that every day they are living hand to mouth. They live solely by their meagre daily earnings. If such people come to a course for ten days, they lose their daily wages; that in itself is a big sacrifice. To expect any dāna from them is totally inhuman. If such a person gives even one rupee, it is very good, because this is a great pāramī, much greater than when a millionaire gives a thousand, or even one lakh rupees.
Leave it this way. But make this point very clear: Our organizations are run only on the free-will donations of the students, there is no other source of income. § It is found that students drop out after one or two courses. How can this trend be prevented?
This is because of the fact that every individual has both good qualities as well as bad qualities. People come to Vipassana courses to strengthen their good qualities and to eradicate the bad ones. They get helped by Vipassana, in one or two courses. But after all, they have such a big stock of bad qualities. These start overpowering them. When these impurities start overpowering a student, one understands fully well at the intellectual level that one should practise Vipassana to come out of misery. Yet because one is overpowered by one’s own impurities, it becomes difficult. This is quite natural, we see this everywhere.
This will continue to some extent. People will progress slowly—they may take two steps and then fall down, and get up again; then again take two steps, and again fall down. Later they will reach the stage where they are so strong they can’t fall down. It takes time.
As for the practical solution to the present problem there is one thing: Even if a student stops meditating every morning and evening, if they still come to a weekly group sitting, their battery will get charged and they will start working again. So this weekly sitting is very beneficial in helping to solve this problem. In every town, every village, every neighbourhood, there should be at least one person who can give time to remind people, "Tomorrow there is a weekly joint sitting." This will help people. Many of them do not come merely out of laziness. It is not that they are very busy or that something stops them from coming. If you simply encourage them, they will come.
Another thing we have found helpful is these one-day courses with Anapana, Vipassana, mettā, and a short discourse. The students get refreshed by such courses, their batteries gets charged. This should be encouraged. It will be helpful. §
Our residence is in the midst of a crowded city which makes it difficult to meditate. Is there any way to keep such outside disturbances out of our meditation?
[Laughs.] As I said, either you change your residence—run away from the noise of the city—or you become so powerful that you can stop all noises around you. Neither is possible. You have to live in society in the same circumstances where you have been living. You have to strengthen yourself and learn how to ignore all these disturbances. In the same way that a lotus living in water is not affected by the water, you can ignore all these disturbances. For example, right now we are talking and a bird is chirping outside. This bird does not disturb us—we are busy with our discussion. In the same way, we may be busy with our meditation. Let any noise be there, we continue our meditation. One has to train oneself. One has to live in the world full of disturbances, and in spite of this maintain peace and harmony within. §
Please explain the significance of Dhamma service in the courses. What is the role of the Dhamma servers—their relationship amongst themselves, and with trustees and assistant teachers? And what training and facilities do they require?
Dhamma service is a very important part of the practice of Dhamma. When you come to a course of ten days and practise Vipassana, you are purifying your mind. You are strengthening your mind, so that you can apply the practice in your daily life. If you can’t apply Dhamma in daily life, coming to a course becomes another rite, ritual or religious ceremony, which will be ineffective.
Having learned Vipassana at a centre, you go out in the world where things are so unpleasant, and everything goes totally against your wishes or your dreams. You are shaken and can’t face this. It is so difficult. So one gets a very good opportunity coming to give Dhamma service at a ten-day course—the atmosphere is so congenial and now you can apply your Dhamma.
When you serve for ten days, you apply what you have learned in your ten-day course. You deal with the same things that you have to deal with outside: how to deal with people—with the students, with the teacher, with the other Dhamma servers, with the trustees. What is your behaviour in such situations? You make mistakes, and you learn from them. Again you make a mistake, and again you rectify it. This is how you learn. This is the practical aspect of applying Dhamma in life. Another important thing is that while you are giving service to Dhamma, Dhamma service, this is a part of dāna—dhammadāna. Sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti— The dāna of Dhamma excels all other dāna. You are giving the dāna of Dhamma. The teacher is teaching, this is good. Somebody has given a donation, this also is good. But then there must be people to serve at that time. So you are a part of this, you are serving. This is your donation.
The donation of your service, I would say, is much more valuable than the donation of your money. It is the intention which is most important. The Buddha said, Cetanā ahaṃ, bhikkhave, kammaṃ vadāmi—Volition, O monks, I call kamma. When you give dāna, your intention is, "With my money, so many people will benefit. I can give money to quench the thirst of someone, or give food or medicine to someone. These are very good deeds. But here I see, when I give money, so many people come out of their misery, their impurities. My money is used in a very wholesome way." So this kind of volition in the mind goes to the credit of your kamma.
But when you are here for ten days, every moment you are giving service, and you are giving service with the volition, "May more and more people benefit." This volition continues for ten days, so the proportion of time you spend in generating this volition is much greater than when you gave the dāna of money. I am not saying, "Don’t give dāna of money." Otherwise how will courses run? But between the two, the donation of service, Dhamma service, is much more beneficial.
I have found something else from my own experience, and from the experience of many students also: For a number of years I was a Dhamma server assisting my teacher; I would just translate his words. On his instruction, I would go to the students and discuss their problem—such kinds of jobs. I found that this was so helpful to me. After sitting a course of ten days, and then giving service to the students for ten days, my meditation became very strong. And I have heard this as well from many students. They keep saying, "I have given service for ten days at a Vipassana course, and my meditation has become very strong, my Dhamma has become very strong." This is natural, it happens like this.
I would say that every student should make it a point to spare some time for serving people in Dhamma. To take course after course while doing nothing for Dhamma service is not a healthy way of developing in Dhamma. Take courses, but also spare time for serving in Dhamma. This is very important.
The relationship amongst servers, with the teachers, with the trustees—all this has to be learned here "in the field." It is fieldwork! Of course proper guidance should be given to the Dhamma server.
Quite often a student has taken just one course, and then out of enthusiasm comes to give service on the next course. One is not very mature so he or she starts behaving in a wrong way—like a policeman, shouting at the students.
This is harmful for him because he is generating such a wrong volition, harmful to the students, and harmful to the entire atmosphere. The students will get discouraged, they won’t know that this person has taken only one course. They will think, "Because he is giving service, he must be a very responsible person in the organization, and look how he is behaving! What sort of meditation is this, then? If it could not help improve even their own servers, how can it help me to improve?" This kind of behaviour will discourage people from practising Vipassana. Therefore, proper guidance must be given, if possible, before people join a course to serve others in Dhamma. You can have some sort of manual. Something was made I think, some time back. Keep reviewing it. Every Dhamma server should be required to read it, and you should discuss with them to make sure they have understood it properly. Now proper facilities: Yes, this is another very important issue. I have seen in many centres that due to the increasing number of students, the facilities are limited, so the worst sufferer is the Dhamma server. Frequently he has to move his baggage and his bedding from room to room, or from a building to a tent outside. Poor chap, he has no proper place to live. How can we expect someone to serve properly when there are no proper facilities? I would say that every centre should make it a point to have proper, regular facilities for the servers, females as well as males—separately. This is very important. §
What contribution can we make in the spread of Dhamma?
The best contribution is to help yourself. Get established in Dhamma, and see that people start appreciating Dhamma by seeing your way of life, "Look, before going to Dhamma, this person was one way, and now what a big change has come! A change for the better has come!" If they find that there is no change in this person, or he or she has become worse and started generating ego now, thinking, "I am a grand Vipassana meditator. I am a very purified person!"—then they will run away from Dhamma. In trying to spread Dhamma, no purpose will be served.
Each individual is a representative of Dhamma, so each individual has to be very careful. If one is a Vipassana meditator, or somebody in the Vipassana organization with more responsibility, then one is in the limelight now. People will look at you, at your behaviour, your way of life, your way of dealing with things. And if they find defects in you, this will make people run away from Dhamma. To encourage people, the best thing is to become an ideal person yourself. People will get encouragement from this.
Giving information to people that there is something like this going on, that there is a technique which can help us to come out of our misery—this information is very important. In the West you have started to have public talks, showing videotapes—a few people gather, and there are people to answer questions. In this way also, people should hear about Dhamma. A large number of people, the vast majority, do not even know that there is something like this going on. This information should be offered in a very humble way. This will help. § I want to wind up my business activities which are very spread out, but I am finding it very difficult. I am told my time is not opportune, that I will have to wait. Do all the stars and other planets influence me in this?
[Laughs.] The stars are so far away! Why get frightened by these stars? They are not going to harm you in any way. You harm yourself, actually. But why are you thinking of running away from the responsibility of your business? This is not the proper thing. The time has not arrived for most of the students to come out of their householder’s life and livelihood. At this stage, I would say, we want good householders—good, ideal householders—living in society, taking care of all their responsibilities, yet living a very good life.
When society starts improving in this way, and more and more Vipassana people fulfil their responsibilities in a proper way, then out of this good society, people will come out, and leave the householder’s life. To leave the house for one’s own liberation, and to also help others, is an ideal thing; we are not against this. But at the same time, a good society must be created. A larger number of ideal householders should be created. So running away at this stage is no solution, escape is no solution. Be in society, and yet be aloof; do not become attached. §
No doubt through Vipassana one observes and experiences physical reactions at the body level. How does this technique help to purify the mind itself, which is the main objective?
You see, as you learn in Vipassana courses, at a very deep level, the mind keeps experiencing the sensations on the body; day and night. And it has become a prisoner of its own habit pattern—when it experiences these sensations, it keeps reacting to them. If the sensations are perceived to be pleasant, the mind will react with craving. If the sensations are perceived as unpleasant, it will react with aversion. So this habit of craving and aversion keeps multiplying every moment, because at a deep level this is what you are continuously doing.
At the surface level, you may try to come out of this habit of reaction, and you may seem to come out of it. But at the deep level, the habit pattern remains. The purpose of observing sensations at this deep level is to change the habit pattern of the mind at the root level. When we change things at the root level, the entire mind will automatically get changed. So this is how we make use of this technique to purify the mind by observing the sensations. §
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.9.200 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập