Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Nagpur, Ấn Độ, tháng 10 năm 2000 »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Nagpur, Ấn Độ, tháng 10 năm 2000

Donate

(Lượt xem: 7.867)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Font chữ:
Font chữ:



Nagpur, Ấn Độ, tháng 10 năm 2000

Sự quan trọng của việc hành thiền hằng ngày

Những con cái và anh chị em Dhamma thân mến,

Sukho buddhanam uppado
Hạnh phúc vì sự hiện diện của Đức Phật trên thế gian

Sukha saddhmmadesana
Hạnh phúc thay giáo huấn Dhamma tinh khiết,

Samagghanam tapo sukho
Hạnh phúc vì hành thiền chung với nhau

Hai ngàn sáu trăm năm trước đây, Đức Phật Gotama sống tại đất nước này và giảng dạy Dhamma tinh khiết, đem lại hạnh phúc vĩ đại cho khắp thế giới. Người ta bắt đầu sống theo giáo huấn này và cùng nhau hành thiền; không còn hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc này.

Mỗi người hành thiền phải phát triển sức mạnh để đương đầu với những chông gai của cuộc sống. Bởi vậy, điều cần thiết là phải hành thiền một tiếng mỗi sáng và mỗi tối, thiền chung với những anh chị em Dhamma mỗi tuần một lần, và tham dự tối thiểu một khóa thiền một năm. Nếu ta làm được như vậy, chúng ta sẽ không ngừng tăng tiến trên con đường Dhamma. Người cư sĩ đối diện với nhiều trở ngại trong sự hành thiền, ngay cho cả những người đã từ bỏ cuộc sống gia đình cũng nói với thầy là họ không thể hành thiền thường xuyên; nhưng không nên bỏ cuộc bất kể những trở ngại nào gặp phải.

Chúng ta tập thể dục để làm cho cơ thể cường tráng và mạnh khỏe, nhưng làm cho tâm cường tráng và mạnh mẽ còn cần thiết hơn nhiều. Vipassana là một sự tập luyện tinh thần và hành thiền mỗi sáng và tối không khải là sự lãng phí thì giờ. Chúng ta sống trong một thế giới phức tạp và căng thẳng, nếu tâm mình không được vững mạnh, chúng ta sẽ mất sự bình tâm và trở nên khổ sở.

Thật là may mắn được sinh ra làm người bởi vì chỉ con người mới có thể quan sát được tâm và diệt trừ được những ô nhiễm nằm dưới đáy sâu. Thú vật và những chúng sinh hạ đẳng không thể làm được việc này. Ngay cả con người cũng không thể làm được việc này nếu không biết đến phương pháp này. Được sinh ra làm người, đã tìm thấy một phương phát tuyệt vời như thế, đã thực hành và có được lợi lạc mà không tiếp tục hành thiền là một bất hạnh quá lớn. Nó giống như một người bị khánh tận tìm thấy một kho báu nhưng lại vất kho báu đi và lại bị khánh tận. Hay một người bệnh hoạn đã tìm thấy thuốc chữa mà lại quẳng thuốc đi và lại bị ốm đau. Không nên để điều này xảy ra.

Đôi khi một thiền sinh nói với thầy, “Tôi đã ngừng hành thiền vì quá bận.” Nhưng đó là một cái cớ không chính đáng. Sau cùng, có phải là chúng ta cần ăn ba hay bốn lần một ngày không? Chúng ta không nói, “Tôi quá bận đến nỗi hôm nay tôi không có thì giờ để ăn.” Hành thiền mỗi sáng và mỗi tối làm cho tâm vững mạnh, và một cái tâm vững mạnh quan trọng hơn một cơ thể mạnh khỏe. Chúng ta sẽ làm hại chính mình nếu chúng ta quên mất điều này.

Nhiều khi chúng ta không thể hành thiền cùng một chỗ hay cùng một giờ đã định. Mặc dù đó là một điều lý tưởng nhưng không cần thiết cho lắm; điều quan trọng là phải hành thiền hai lần trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Thỉnh thoảng ta không thể hành thiền một mình thì hãy hành thiền với đôi mắt mở và hướng vào nội tâm ngay cả khi có người ở xung quanh. Nên nhớ là không nên phô trương sự hành thiền của mình, người khác không cần biết ta đang làm gì. Ta có thể hành thiền không tốt như khi chỉ có một mình, nhưng ít nhất là ta có thể làm cho tâm được yên tĩnh và vững mạnh được một chút. Không có sự hành thiền đều đặn tâm sẽ trở nên suy yếu. Một tâm yếu đuối sẽ khiến cho ta khổ sở bởi vì tâm quay trở lại với khuôn mẫu thói quen cố hữu của tạo ra thèm muốn và chán ghét.

Đây đích thực là một giáo huấn cao cả. Khi ta bắt đầu cảm thấy cảm giác trên thân, cánh cửa giải thoát liền mở ra, ta đi qua cánh cửa đó và bắt đầu bước đi trên con đường giải thoát, đưa ta mỗi lúc một gần hơn tới mục tiêu tối hậu. Không một nỗ lưc nào bị uổng phí. Mỗi nỗ lực mang lại thành quả.

Thiếu ý thức về cảm giác đưa ta đến con đường đau khổ, vì vô minh, ta phản ứng mù quáng đối với cảm giác.

Vào lúc chết vài cảm giác sẽ nảy sinh; nếu ta thiếu ý thức và phản ứng bằng sự chán ghét, chúng ta sẽ sinh vào cảnh giới thấp kém hơn. Nhưng nếu giữ được sự bình tâm đối với cảm giác vào giờ chết, người hành thiền sẽ sinh vào một cảnh giới tươi sáng. Đây là cách chúng ta tạo ra tương lai của chính mình như thế nào. Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Chúng ta không có thỏa hiệp là cái chết chỉ tới khi chúng ta đã chuẩn bị. Chúng ta phải sẵn sàng bất cứ khi nào nó đến. Vipassana không phải là một phương pháp bình thường. Đó là châu báu vô giá có thể giải thoát ta khỏi chu kỳ sinh tử và cải thiện không chỉ có đời này mà còn cho những kiếp tương lai, cuối cùng đưa ta tới hoàn toàn giải thoát.

Đức Phật nói, Vedana samosarana sabbe dhamma. Những gì nảy sinh trong tâm là Dhamma, và một cảm giác nảy sinh trên cơ thể với những dhamma nào nảy sinh trong tâm. Đây là luật tự nhiên, tâm và thân tương quan với nhau.

Bất cứ khi nào buồn rầu hay tuyệt vọng hay nhàm chán trong cuộc sống hằng ngày vì bất cứ lý do gì, phương pháp này sẽ giúp chúng ta nếu chúng ta hiểu, “Vào giây phút này, trong tâm tôi có buồn rầu hay tuyệt vọng hay nhàm chán,” và cùng một lúc chúng ta bắt đầu quan sát một là hơi thở hay cảm giác. Lý do bên ngoài của những xúc động này không quan trọng. Ta hiểu rằng có ô nhiễm trong tâm và quan sát những cảm giác trên thân. Ta thực hành điều này thuần thục, không phải chỉ một hay hai lần nhưng lập đi lập lại, hiểu được rằng mọi cảm giác đều vô thường, và do đó ô nhiễm liên quan với cảm giác cũng vô thường. Sau một thời gian những ô nhiễm trở nên suy yếu và chấm dứt, giống như một tên trộm vào nhà và thấy rằng chủ nhà còn thức nên phải bỏ chạy.

Bây giờ chúng ta đã học được phương pháp này, chúng ta đã học được nghệ thuật sống. Ta không bị chế ngự cho dù bất cứ ô nhiễm nào nảy sinh, thèm khát, ngã mạn, ganh ghét, hay bất cứ cái gì khác. Việc chúng ta phải làm là chỉ chấp nhận, “Ô nhiễm này đã nảy sinh. Hãy để tôi đối phó với kẻ thù này. Hãy để tôi xem những gì xảy ra trong tôi. Nó vô thường, anicca, anicca.”

Ô nhiễm sẽ không ngừng đến trong suốt cuộc đời vì những lý do khác nhau. Khi ta hết mọi ô nhiễm, ta sẽ trở nên hoàn toàn giải thoát, một A La Hán. Nhưng hiện giờ giai đoạn đó còn rất xa vời. Bây giờ, trong cuộc sống thường ngày, ta phải đối diện với những khó khăn này và chúng ta đã tìm ra một vũ khí rất hữu hiệu dưới dạng cảm giác. Không một kẻ thù nào có thể chế ngự được chúng ta trong suốt cuộc đời, thì làm sao nó có thể chế ngự được chúng ta vào giờ chết? Nó không thể làm được như thế. Đây là phương pháp để trở thành chủ nhân của chính mình.

Chúng ta đã học được nghệ thuật sống nên làm sao bị buồn phiền trong cuộc đời của chúng ta? Buồn phiền do ô nhiễm sinh ra chứ không do những sự kiện bên ngoài. Nếu một sự kiện bên ngoài nào đó xảy ra và chúng ta không tạo ra ô nhiễm thì chúng ta không trở nên khổ sở. Chúng ta chịu trách về sự khổ sở của mình. Những sự kiện không ưng ý bên ngoài vẫn tiếp tục xảy ra, nhưng nếu chúng ta đủ mạnh và không tạo ra ô nhiễm, cuộc đời của mình sẽ tràn đầy hạnh phúc và bình yên. Chúng ta không làm hại người khác, chúng ta giúp chính mình và giúp người khác. Mỗi người hành thiền phải hiểu rằng mình phải hành thiền đều đặn để cho mình được hạnh phúc và bình yên trong suốt cuộc đời.

Nguyện cho tất cả những người đã đến với con đường Vipassana nhận ra rằng họ đã nhận được một châu bảo vô giá.

Nguyện cho mọi chúng sinh được hạnh phúc, được bình yên, được giải thoát.

Bhavattu sabba mangalam

Nagpur, India October, 2000

THE IMPORTANCE OF DAILY MEDITATION

My dear Dhamma sons and Dhamma daughters:

Sukho buddhānam uppado.
Happy is the arising of Buddhas in the world.

Sukhā saddhammadesanā.
Happy is the teaching of pure Dhamma.

Sukhā samghassa sāmaggī.
Happy is the coming together of meditators.

Samaggānam tapo sukho.
Happiness is meditating together.

Two thousand six hundred years ago Gotama the Buddha lived in this country and taught the pure Dhamma, resulting in great happiness for the world. People started to live in accordance with this teaching and to meditate together; there is no greater happiness than this.

Each meditator must develop the strength to face the vicissitudes of life. Therefore it is necessary to meditate an hour every morning and evening, to meditate with other Dhamma brothers and sisters once a week, and to take a ten-day course at least once a year. If we do this, we will keep progressing on the path of Dhamma.

Householders face many obstacles to their meditation practice, even those who have renounced the householder’s life tell me that they are not able to meditate regularly; but do not give up no matter what difficulties you face.

We do physical exercises to keep the body healthy and strong, but it is even more necessary to keep the mind healthy and strong. Vipassana is a mental exercise, and practising morning and evening is not a waste of time. We live in a complex and stressful world; if the mind is not strong, we will lose our balance and become miserable.

It is fortunate to be born as a human being because only human beings can observe their own mind and eradicate mental defilements from the depth. This work cannot be done by animals or other lower beings. Even a human being cannot do this if he or she does not know this technique. To have a human birth, to find such a wonderful technique, to use it and to benefit from it but then to discontinue the practice is such a misfortune! It is like a bankrupt person who finds a treasure but discards it and returns to bankruptcy, or a sick person who finds medicine but discards it and becomes sick again. Do not let that happen!

Sometimes meditators say to me, "I’ve stopped meditating because I’m too busy." But that is a poor excuse. After all, you eat three or four times a day, don’t you? You do not say, "I am so busy that I don’t have time to eat today." Doing this meditation every morning and evening makes the mind strong, and a strong mind is even more important than a strong body. We will harm ourselves if we forget this.

Sometimes it is not possible to meditate in the same place and at the same time. Although that is ideal, it is not a necessity; what is important is to meditate twice in twenty-four hours. Occasionally one is not even able to meditate alone, so meditate with eyes open and the mind directed inwards, even though people are around. Remember not to make a show of meditation; the others need not know what you are doing. You may not be able to meditate as well as if you had been alone, but at least you have calmed and strengthened the mind a little. Without regular practice the mind will become weak, and a weak mind makes you miserable because it reverts to its old behaviour pattern of generating craving and aversion.

This is truly a sublime teaching: As one starts feeling sensations on the body the door of liberation opens; as one learns to remain equanimous towards the sensations, one enters that door and starts to walk on the path of liberation. Every step taken on this path brings one closer and closer to the final goal. No effort is wasted, each bears fruit.

Lack of awareness of sensations takes us onto the path of misery because one reacts blindly to the sensations out of ignorance.

At the time of death some sensation will arise; if we are unaware and react with aversion, we will go to the lower planes of existence. But a meditator who remains equanimous towards the sensations at the time of death will go to an auspicious plane; this is how we create our own future. Death can come at any time. We do not have an agreement that it will come only when we are prepared, we must be ready whenever it comes. Vipassana is not an ordinary technique; it is a priceless gem that can liberate us from the cycle of birth and death and improve not only this life but also future lives, ultimately leading to full liberation.

The Buddha said, Vedanā samosaranā sabbe dhammā. Whatever arises in the mind is called a dhamma, and a sensation arises on the body with whatever dhamma arises in the mind. This is the law of nature; mind and body are interrelated. Whenever there is sorrow or despair or dullness in daily life for any reason, this technique will help us if we understand, "At this moment there is sorrow or despair or dullness in my mind," and at the same time we start observing either the breath or the sensations. The external reason for the emotion is not important. One understands that there is a defilement in the mind and observes sensations in the body. One practises this thoroughly—not just once or twice but again and again, understanding that every sensation is impermanent, and so the defilement connected to the sensation is also impermanent. After some time the defilement becomes weak and ceases, like a thief who enters a house and, finding that the master of the house is awake, runs away.

Now that we have learnt this technique, we have learnt the art of living. One is not overpowered no matter what defilement arises—whether lust, egotism, envy, fear, or anything else. All that we have to do is to accept, "This defilement has arisen. Let me face this enemy. Let me see what is happening in my body. It is impermanent, anicca, anicca."

Defilements will keep coming throughout life for various reasons. When you become fully liberated from all defilements, you will become a fully liberated person, an arahant, but at present that stage is far away. Now, in ordinary life, one has to face these difficulties and we have found a very effective weapon in the form of the sensations. No enemy will be able to overpower us throughout our life, so how could it overpower us at the time of death? It cannot do so. This is the technique for becoming one’s own master.

We have learned the art of living, so how can there be sorrow in our lives? Sorrow is caused by defilements, not by external events. If a certain external event occurs and we do not generate defilements, we do not become miserable. Likewise, when we generate defilements we become miserable. We are responsible for our misery. Unfavourable external events will continue to occur, but if we are strong and do not generate defilements, our lives will be filled with happiness and peace. We do not harm others, we help ourselves and help others. Every meditator should understand that one has to meditate regularly so that one is happy and peaceful for the whole life.

May all those who have come on the path of Vipassana recognize that they have received an invaluable jewel.

May all beings be happy, be peaceful, be liberated.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.86.53 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (30 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...