Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm tại: Dhamma Giri - Ấn Độ, 1989 »»
Diễn văn khai mạc ngày 1 tháng 3 năm 1989
Con thuyền Dhamma
Những sứ giả và người phục vụ Dhamma thân mến,
Các con đã tề tựu nơi đây từ khắp nơi trên thế giới để hiểu thấu đáo hơn cách làm thế nào để truyền bá Dhamma, để càng ngày càng có nhiều người được tiếp xúc Dhamma và hưởng được lợi lạc. Những gì các con sẽ thảo luận và hoạch định trong những ngày sắp tới, hãy luôn luôn nhớ trong tâm thông điệp căn bản của một sứ giả Dhamma vĩ đại nhất từ 25 thế kỷ trước. Thông điệp không những chỉ giải thích Dhamma là gì, mà còn về cách Dhamma phải được trao truyền như thế nào. Từng chữ của thông điệp này rất quý giá để ghi nhớ, đó là một thông điệp liên quan tới tất cả các sứ giả Dhamma trong mọi thế hệ.
Chủ ý tối hậu của sự truyền bá Dhamma là gì? Mục đích sâu xa là gì? Có phải là mong muốn cải đạo người khác sang Phật giáo hay không? Và sứ giả vĩ đại đã nói rất rõ ràng các chủ ý nào phải cần tới. Dhamma phải được truyền bá bahujana-hitāya, bahujana-sukhāya vì sự tốt lành và lợi lạc của nhiều người – càng nhiều người càng tốt trong các khả năng phục vụ.
Và sự phục vụ này được bắt đầu như thế nào? Một lần nữa, cùng một thông điệp sẽ cho ta câu trả lời: Với lòng trắc ẩn cho người khác, với tình thương vô vị lợi và thiện ý ở trong tâm. Tất cả những người tôi tớ và sứ giả của Dhamma nên không ngừng tự xét mình để xem sự phục vụ có theo đúng điều này không, bởi vì ngã mạn có thể nảy sinh trong bất cứ ai, trong bất cứ lúc nào. Khi ngã mạn nảy sinh, tiếng tăm mà người ta có được và sự quan trọng mà người ta nhận được có vẻ quan trọng hơn sự phục mà người ta đang làm. Thái độ này không là gì cả ngoài sự điên rồ, bởi vì nó có thể rất vi tế nên ta phải không ngừng cảnh giác trong khi phục vụ Dhamma.
Dĩ nhiên việc nhận được những lợi lạc về tiền tài không cần phải nói tới, nhưng chắc chắn những hình thức phục vụ Dhamma nào đó đôi lúc đưa tới danh vọng và tiếng tăm. Hãy hết sức cẩn thận đừng để bị lôi cuốn – các con hãy phục vụ mà không đòi hỏi được đền đáp với lòng trắc ẩn cho người mà các con phục vụ. Họ là những người quan trọng nhất chứ không phải là những người phục vụ. Ngã mạn của các con càng ít chừng nào thì thiện ý của các con càng nhiều chừng ấy, càng xứng đáng hơn để phục vụ.
Một cách chính xác, sự phục vụ mà các con muốn làm là gì? Một lần nữa, vị thầy đã giải thích: Hãy trao cho người khác không gì ngoài Dhamma, không phải Dhamma của bất cứ tổ chức nào, cho dù đó là Phật giáo, Đạo Hinhdu, đạo Cơ Đốc, đạo Jain, nhưng luật phổ quát áp dụng cho từng người và mọi người.
Một đặc tính của Dhamma đích thực là những ai thực hành Dhamma sẽ có được lợi lạc ở mọi giai đoạn. Như vị thầy đã nói: ādikalyāṇaṃ, majjhekalyāṇaṃ, pariyosana-kalyāṇaṃ - sẽ có lợi ở giai đoạn đầu, ở giai đoạn giữa, ở giai đoạn cuối. Những bước đầu tiên trên con đường đem lại những kết quả tốt lành ngay lập tức và nó sẽ gia tăng khi ta đi xa hơn. Khi mục tiêu cuối cùng đã đạt được thì lợi ích là vô lượng. Do đó mọi bước trên con đường thực hành mang lại kết quả tốt – đây là một khía cạnh quan trọng để nhận ra Dhamma đích thực là gì.
Một đặc tính khác của Dhamma là trọn vẹn, không có gì cần thêm vào hay bớt đi để được hữu hiệu. Dhamma giống như một con thuyền đầy ắp không có gì cần thêm vào. Thêm bất cứ cái gì vào sẽ quảng đi những gì con thuyền đã có.
Thông thường, mọi thứ thêm vào đều với ý tốt để làm cho Dhamma hấp dẫn hơn đối với người từ các giai cấp khác nhau. Nhưng hãy hiểu rằng, sẽ có hại khi thêm vào những thứ mới, Dhamma sẽ dần dần bị đẩy lui vào hậu trường và bị lãng quên – bỏ quên mục đích của Dhamma là để thoát khỏi khổ đau. Một số điều có thể vô hại nhưng nó trở nên rất nguy hiểm nếu nó làm cho chúng ta đánh mất mục tiêu. Một lần nữa, những chủ ý, những ý định có thể là tốt để tránh không làm mất lòng những người có thể tìm thấy vài khía cạnh của giáo huấn không thể chấp nhận được.
Chúng ta phải nhớ lại rằng Dhamma không phải được giảng dạy hay hình thành để phù hợp hay làm vừa lòng một quan điểm đặc biệt nào đó – đó là luật tự nhiên được vị thầy vĩ đại tái khám phá 2500 năm trước đây. Mọi phần của sự giảng dạy đều cần thiết, đưa ta đến mục tiêu cuối cùng. Bỏ qua những khía cạnh như Sīla, Samādhi hay Paññā có thể là cách để làm gia tăng hương vị, nhưng không còn giá trị nào nữa khi sự hữu hiệu của giáo huấn đã mất đi. Chúng ta tìm kiếm không phải là sự phổ thông mà là sự giải thoát cho chính mình và người khác.
Khi được trao tặng một chén mật, có người sẽ la lên, “Nó chua quá!” nhưng cũng có người nói rằng, “Sẽ ngọt hơn nếu thêm vào một chút đường.” Làm như thế sẽ không có hại gì cả, nhưng sau đó đường được thêm vào ngày càng nhiều, rồi vị ngọt của mật sẽ mất đi. Người ta sẽ trộn lẫn nước với đường và uống cái thứ được cho là mật ngọt, rồi cứ tự hỏi tại sao không hết khát. Vì thế, hãy giữ Dhamma trong trạng thái tinh khiết để có một hương vị thực sự và hưởng được lạc lạc từ Dhamma.
Lời nói chỉ là lời nói; để lôi cuốn người ta đến với Dhamma, tấm gương các con hành xử trong cuộc sống hàng ngày sẽ hữu hiệu hơn nhiều.
Giả thử các con chỉ ngón tay vào một hướng nào đó và nóí, “Đây là con đường đúng đắn mà tất cả cần phải theo để được giải thoát. Đây là đường lối trực tiếp đưa đến hạnh phúc.” Trước khi nhìn tới con đường thì người ta sẽ nhìn vào ngón tay của các con. Nếu ngón tay bị dính đất và máu thì làm sao họ tin tưởng được? Hãy phát triển sự thanh tịnh cho chính mình, nếu các con muốn khuyến khích người khác đi theo con đường thanh lọc.
Giáo huấn vô cùng đặc biệt ở sự giản dị: một nguyên nhân nào đó sẽ đưa tới một kết quả nào đó; để diệt trừ kết quả hãy diệt trừ nguyên nhân. Phản ứng thèm muốn đối với cảm giác dễ chịu hay chán ghét đối với cảm giác khó chịu sẽ lập tức đưa tới đau khổ. Thay vì phản ứng, ta tươi cười quan sát và hiểu được sự vô thường của những trải nghiệm thì sẽ không có đau khổ nào nảy sinh. Đây là Dhamma – luật phổ quát áp dụng cho mọi người thuộc bất cứ tôn giáo, giới tính, xã hội và quốc gia nào. Đây là tinh túy của Dhamma mà chúng ta tìm kiếm để trao cho người khác trong sự tinh khiết nguyên thủy.
Hãy giữ những nguyên tắc căn bản này về Dhamma rồi thì tất cả những chi tiết làm sao để truyền bá Dhamma sẽ trở nên rõ ràng một cách tự nhiên.
Bởi tình thương và lòng trắc ẩn, thương xót là căn bản đích đáng để truyền bá Dhamma, chúng phải được sử dụng làm nền tảng cho mọi sự thảo luận trong cuộc họp này. Khi đưa ra một đề nghị, hãy cẩn thận để trình bày một cách khiêm tốn và không có sự ràng buộc vào quan điểm của mình. Hãy chắc rằng các con nói bằng tất cả sự khôn ngoan mà các con có. Các con có thể đưa ra những đề nghị tới ba lần, nhưng nếu người khác không thể chấp nhận, thì hãy tươi cười và bỏ qua. Nên biết rằng Dhamma sẽ tự lo liệu một cách tốt nhất, không nhất thiết phải là cách của các con dựa trên sự hiểu biết hạn hẹn của mình.
Hãy nhớ rằng một con thuyền trống rỗng không có gì để cống hiến. Do đó hãy đổ đầy Dhamma cho chính mình. Hãy khám phá sự bình an và hài hòa thực sực trong nội tâm – và đương nhiên những điều này sẽ tràn đầy để làm người khác được lợi lạc.
Nguyện cho các con tiếp tục bước trên con đường vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì sự giải thoát của nhiều người. Nguyện cho các con thành công trong nỗ lực truyền bá Dhamma, truyền bá sự bình yên và hạnh phúc
Bhavatu sabba maṅgalaṃ.
THE VESSEL OF DHAMMA
Messengers and servants of the Dhamma:
You have assembled here from around the world to deepen your understanding of how to spread the Dhamma so that more and more people may come into contact with it and benefit from it. Whatever you discuss or plan here in the coming days, keep firmly in your minds the basic message imparted by the greatest messenger of Dhamma twenty-five centuries ago. That message explains not only what Dhamma is but also how it should be distributed. Every word of it is valuable to remember. It is a message of eternal relevance to all Dhamma messengers in all ages.
What ultimately is the volition with which to spread the Dhamma? What is the underlying purpose? Is it the wish to convert people to Buddhism, Hinduism, Christianity or any other organized religion? On the contrary, that great messenger made clear the volition required. The Dhamma is to be spread bahujana-hitāya, bahujana-sukhāya—for the good and benefit of many, as many people as one is capable of serving!
And how is this service to be given? Again,
the same message gives us the answer: lokānukampāya—with compassion for people, with selfless love and goodwill in one’s heart.
All servants and messengers of Dhamma must keep examining themselves to check that their service accords with this message, for egotism may make its onslaught in any person at any time. When it does, the recognition one gets and the prominence one is granted seem more important than the service rendered. This attitude is nothing but madness, all the more dangerous because it can be so subtle. For this reason one must constantly be on guard against its approach.
Of course personal material gain is out of the question, but certain forms of Dhamma service may sometimes lead to name and fame. Be careful not to let this become the attraction. Remember that you must work without expecting anything in return, with compassion for those whom you serve. They are most important, not those who give the service. The weaker your egotism and the greater your goodwill, the better you are fit to serve.
And what precisely is the service that you must seek to give? Again the master Teacher has explained: desetha Dhammaṃ—give the people Dhamma, nothing but Dhamma. Not the Dhamma of any organized religion, be it Buddhist, Hindu, Christian or Jain, but the Universal Law applicable to one and all.
One characteristic of the genuine Dhamma is that it confers benefits at every stage to those who practise it. As the Teacher said, it is ādikalyāṇaṃ, majjhekalyāṇaṃ, pariyosana-kalyāṇaṃ—beneficial in the beginning, in the middle, and in the end. The first steps on the path yield positive results at once, and these increase as one goes further. When the final goal is reached, the benefits are limitless. Thus every step of the practice produces good. This is one important feature by which to recognize the true Dhamma.
Another characteristic is that the Dhamma is complete. Nothing need be added to it or removed from it to render it effective; it is kevalaṃ paripuṇṇaṃ, kevalaṃ parisuddhaṃ. The Dhamma is like a brimming vessel: Nothing more is required to fill it, and any addition will be at the sacrifice of what the vessel already contains. Often the urge to add may be well-intentioned, in the hope of making the Dhamma more attractive to people of various backgrounds. "What harm is there in adding something which is itself good?" someone may ask. Understand: The harm is that the Dhamma will eventually be relegated to the background and forgotten. Additions may offer mundane benefits, but the goal of Dhamma is supra-mundane: liberation from suffering. Something may be harmless in itself but it becomes most dangerous if it causes us to lose sight of this goal.
Equally insidious are moves to abridge the Dhamma in any way. Again the intention may be good: to avoid offence to people who might find aspects of the teaching hard to accept. Against such urging we must recall that the Dhamma was not devised to suit any particular set of views; it is the Law of Nature rediscovered by the master Teacher 2,500 years ago. Every part of it is needed to lead on to the final goal.
Omitting an aspect that some find controversial—whether sīla, samādhi, or paññā— may be a way to curry favour, but what is that worth if the efficacy of the Teaching is lost? We seek not popularity but liberation for ourselves and others.
Given a bowl of nectar, someone cries, "It is too sour!" Another says, "It would be sweeter with a little sugar." Very well, mix a little sugar with it; there is no harm in doing so. But if the next time the bowl is offered, more sugar is added, and more every time, eventually the taste of nectar will be lost. Then people will mix together sugar and water, and drink that mixture calling it nectar, and wonder why their thirst is not slaked. So with the nectar of the Dhamma: Imbibe it in its pure form, without any alteration, in order truly to benefit from it.
Words are only words; to attract others to the Dhamma, far more useful is the example you set by your way of life. Therefore the great Teacher said brahmacariyaṃ pakāsetha—be a shining example of the Dhamma by applying it yourself. This is the best way to encourage others to practise it.
Suppose you point with your finger in a particular direction and say, "This is the right path that all must follow to reach liberation. This is the direct way to happiness." Before examining the path, people will first look at your finger. If it is stained with dirt or blood, what confidence can they have in the way to which you point? Develop purity in yourself if you wish to encourage others to follow the path of purification. The teaching is extraordinary in its simplicity: A certain cause will produce a certain effect; to remove the effect, eliminate the cause. Reacting with craving to pleasant sensations or with aversion to unpleasant ones will immediately give rise to suffering. If, instead of reacting, one smilingly observes and understands the impermanence of the experience, then no suffering will arise. This is Dhamma, the Universal Law, applicable to all regardless of religion, sex, social group or nationality. It is this essence of Dhamma that we seek to offer to others in its pristine purity. Keep to these fundamental principles of the Dhamma, and all the details of how to distribute it will naturally become clear.
As love and compassion are the proper bases for spreading the Dhamma, they must form the base for all your discussions during this meeting. When making a suggestion, be careful to present it humbly, without any attachment to your view. See that you speak with all the wisdom that you have. You may put forward a proposal up to three times, but if others still do not accept it, smile and drop it. Recognize that the Dhamma will take the course that is best for it, not necessarily the one that you with your limited understanding think is best.
Remember that an empty vessel has nothing to offer others. Therefore fill yourself with the Dhamma. Discover real peace and harmony within yourself, and naturally these will overflow to benefit others.
May you keep walking on the path for the good, happiness and liberation of many. May you be successful in your attempts to spread Dhamma, to spread peace and harmony.
Bhavatu sabba maṅgalaṃ
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.109.251 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập