Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri - Ấn Độ, 1985 »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri - Ấn Độ, 1985

Donate

(Lượt xem: 8.475)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Font chữ:
Font chữ:



Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri - Ấn Độ, 1985

Ngày 2 tháng 2, 1985 - Diễn văn bế mạc.

Các con trai và con gái Dhamma thân mến của thầy,

Thời điểm lại đến để nhiều người học được Dhamma. Như Sayagyi U Ba Khin thường nói, “Đồng hồ Vipassana đã điểm.” Chúng ta rất may mắn có cơ hội để phát triển Parami của mình bằng cách giúp Dhamma được lan truyền. Dhamma sẽ lan truyền bởi vì chắc chắn sẽ như thế chứ không phải do một nỗ lực của một cá nhân hay nhóm người nào đó. Chúng ta là những phương tiện của Dhamma. Mọi việc đã tiến triển nhanh chóng chừng nào và tất cả là do Dhamma! Dhamma thật vĩ đại, thật hùng mạnh! Dhamma có thể khơi dậy mọi khả năng bên trong con người, từ những người tự ti nhất cho đến những người thiếu năng lực nhất.

Dhamma tìm ra cách để giúp những người mà thời gian đã đủ chín mùi để đạt được giải thoát. Vì thế trong mười lăm năm qua đã có rất nhiều người đã nhận lấy gánh nặng của việc phục vụ người khác bằng cách truyền bá Dhamma. Thật ra, đây không phải là gánh nặng mà là điều may mắn. Theo cách này Dhamma đã được truyền bá vượt qua tất cả sự mong đợi, không chỉ riêng ở Ấn Độ mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Dù chỉ là bước khởi đầu, nhưng là một bước khởi đầu khả quan và đầy khích lệ.

Nhiều lúc có người nói với thầy, “Thật khó có thể tin được rằng chỉ một mình thầy đã làm được nhiều việc như thế trong một thời gian ngắn.” Thầy nói, “Không có gì làm được bởi một người.” Thầy nhớ khóa thiền đầu tiên thầy hướng dẫn như thế nào, người ta đến và tự nguyện để tổ chức, để điều hành và dàn xếp mọi thứ cần thiết. Hết khóa này tới khóa khác, nhiều thiền sinh đã phục vụ một cách vô vị lợi. Mặc dù có nhiều trách nhiệm trong cuộc sống trần tục, họ đã dành thì giờ để phục vụ vì lợi ích của người khác.

Ban quản trị và thiền sư giống như hai bánh của một chiếc xe, như hai cánh của một con chim. Hiển nhiên, nếu không có thiền sư, ban quản trị không thể truyền bá Dhamma được. Ngay cả thiền sư cũng không thể làm việc truyền bá Dhamma nếu không có sự hỗ trợ của những người phục vụ Dhamma. Thầy cảm thấy biết ơn tất cả những thiền sinh nhiệt tâm, những người đã giúp trong khả năng của họ. Không có gì do một người làm, nó được hoàn thành bởi vì có sự phục vụ hết lòng của một số lớn thiền sinh. Thầy rất vui lòng vì thiền sư phụ tá cũng nhận được những sự hợp tác tương tự từ những người phục vụ Dhamma trên khắp thế giới.

Thiền sư và người phục vụ đều quan trọng như nhau. Không ai nên cho rằng họ có vai trò quan trọng hơn. Dĩ nhiên, khi một thiền sư phụ tá ngồi trên ghế Dhamma, những người cùng phục vụ tôn kính họ. Bằng cách làm như thế, họ phát triển phẩm chất tốt lành trong việc kính trọng Dhamma chứ không phải kính trọng người ấy. Bất cứ ai ngồi trên ghế Dhamma, đại diện cho Dhamma, cho Đức Phật, cho Sangha - Tăng, những người đã duy trì phương pháp suốt hai mươi lăm thế kỉ trong sự thuần khiết tinh nguyên. Do đó những người phục vụ tôn kính với ý thức về cảm giác và hiểu được anicca, dukkha, anatta – vô thường, khổ, vô ngã. Hãy tôn kính với nền tảng đó, và hãy ghi nhớ trong lòng là công việc của các con là hợp tác để trách nhiệm trao cho thiền sư phụ tá mang lại những thành quả tốt đẹp.

Một mặt khác, những người ngồi trên chỗ của Dhamma nên luôn luôn khiêm tốn, hiểu rằng sự kính trọng không phải dành cho họ mà là cho Dhamma, họ chỉ là những người đại diện cho Dhamma. Cho dù là người phục vụ hay thiền sư, sự phục vụ của chúng ta luôn luôn là để truyền bá Dhamma.

Cả thiền sư phụ tá lẫn người phục vụ Dhamma phải phục vụ một cách vô vị lợi, không trông mong được đền đáp. Như Đức Phật đã nói: “Hãy đi theo con đường của các con vì sự tốt lành của nhiều người, vì lợi lạc của nhiều người, vì lòng từ bi đối với thế giới.” Với bất kì chức vụ nào, trách nhiệm nào được giao phó, không có gì khác biệt cả. Mọi trách nhiệm đều quan trọng ngang nhau, mọi đường lối để đóng góp đều rất quý giá nếu chủ ý chỉ đơn giản là để phục vụ, để giúp có thêm nhiều người nhận được lợi lạc từ Dhamma.

Thay vào đó, những người phục vụ sẽ nhận được những gì? Tại sao họ rời khỏi nhà và phục vụ trong các khóa thiền? Họ không được đền đáp, họ tiêu tiền riêng để di chuyển và cho những chi phí khác. Họ làm việc không trông đợi điều gì, thậm chí là sự kính trọng đối với họ. Sự phục vụ của họ hoàn toàn vô vị lợi.

Tương tự như thế, thiền sư phụ tá sẽ được những gì? Ngay như sự kính trọng đối với họ thực ra là sự kính trọng Dhamma. Hiểu được điều này thiền sư phụ tá sẽ làm việc mà không đòi hỏi bất cứ cái gì. Theo đường lối này, bánh xe Dhamma sẽ tiếp tục luân chuyển trong sự thuần khiết.

Đức Phật nói: “Phân phát Dhamma bằng cách làm gương tốt trong lối sống thanh tịnh của các con.” Chỉ nói về đường lối đúng đắn mà không thực hành là vô nghĩa. Thiền sư phụ tá và người phục vụ Dhamma phải hiểu sự quan trọng trong việc sống một cuộc sống tốt đẹp và làm gương tốt cho người khác. Luôn luôn nhớ điều này trong tâm, trong bất cứ cương vị nào mà các con đang thi hành nhiệm vụ. Hãy cẩn thận trong tất cả việc làm và lời nói. Hãy sống cuộc sống thanh tịnh, vì sự tốt lành cho chính các con và sự tốt lành của những người khác. Nếu các con làm như thế, thì sự tin tưởng vào Dhamma sẽ nảy sinh trong những người chưa có lòng tin và sẽ làm gia tăng sự tin tưởng trong những người đã có. Bằng cách này các con sẽ thu hút thêm nhiều người tới với Dhamma, vì lợi lạc của chính họ.

Chừng nào nền tảng Dhamma được vững mạnh, sự phục vụ của các con sẽ luôn có kết quả, cho dù các con phục vụ trong cương vị thiền sư phụ tá hay bất cứ cương vị nào khác. Hãy giữ cho Dhamma được vững mạnh trong chính các con bằng cách thực hành Dhamma hàng ngày và thường xuyên. Bằng cách làm như thế, các con sẽ giúp Dhamma được truyền bá một cách hữu hiệu, vì lợi ích của nhiều người.

Có quá nhiều đau khổ ở khắp nơi. Nếu chúng ta có thể lau nước mắt cho chỉ một vài người đang đau khổ, chúng ta đã đền đáp được phần nào, dù chút ít, món nợ về sự biết ơn đối với Đức Phật và đối với Tăng đoàn, một dòng những thiền sư đã duy trì truyền thống từ thuở xa xưa.

Nguyện cho tất cả các con phát triển sức mạnh của Dhamma. Nguyện cho các con không ngừng tăng trưởng trong Dhamma và giúp những người khác tăng trưởng trong Dhamma. Nguyện cho càng ngày càng nhiều người được lợi ích vì sự phục vụ của các con.

Nguyện cho bánh xe Dhamma tiếp tục luân chuyển. Nguyện cho ánh sáng Dhamma tỏa sáng khắp thế giới. Nguyện cho bóng tối của vô minh được đẩy lui. Nguyện cho càng ngày càng nhiều người thoát khỏi khổ đau. Nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc, được bình an, được giải thoát!

Bhavatu sabba manggalam

Annual Meeting: Dhamma Giri, India February 2, 1985 Closing Address

FOR THE GOOD OF MANY

My dear Dhamma sons and Dhamma daughters:

The time has come once again for many to learn Dhamma. As Sayagyi U Ba Khin used to say, "The clock of Vipassana has struck." We are fortunate to have the opportunity to develop our pāramīs by assisting Dhamma to spread. It will spread because it is bound to, not because of the efforts of a particular person or group. We are only tools of the Dhamma. How swiftly things have been moving, and all because of Dhamma! Dhamma is so great, so powerful! It can give full competence to the most incompetent person, highest ability to one lacking all ability.

Dhamma finds the means to help those whose time has ripened to become liberated. Therefore in the last fifteen years so many people have taken up the burden of serving others by spreading Dhamma. Actually this is not a burden but rather a good fortune. And in this way Dhamma has spread beyond all expectation, not only in India but also in various parts of the world. It is only the beginning, but a good, encouraging beginning.

Sometimes someone tells me, "It is unbelievable that single-handedly you have done so much work in so short a period." I say, "Nothing is done single-handedly." I remember how from the first course I conducted, people came forward to organize, to manage, to make all the necessary arrangements. Course after course, students have given selfless service. Despite their many worldly responsibilities, they give time to work for the benefit of others.

The management and the Teacher are like the two wheels of a cart, the two wings of a bird. Naturally, without the Teacher the management cannot help to spread the Dhamma. But neither can the Teacher give service for the spread of Dhamma without the support of the Dhamma servers. I feel so grateful to all those dedicated students who have been helping in whatever capacity. Nothing was done singlehandedly; it was done by the devoted service of a large number of students. I am pleased that the assistant teachers are receiving similar co-operation from Dhamma servers in different parts of the world.

The teachers and the servers are equally important. Neither should feel that they play a greater role. Of course, when an assistant teacher sits on the Dhamma seat, the co-servers pay respect. By doing so they develop the good quality of respect for Dhamma, not for a person. Anyone who sits on the Dhamma seat represents the Dhamma, the Buddha, the Sangha who maintained the technique through twenty-five centuries in its pristine purity. Therefore the servers pay respect with the awareness of sensations, the understanding of anicca, dukkha, anattā. With that base, pay respect and keep in mind that your job is to co-operate so that the responsibility given to the assistant teacher bears good fruit.

On the other hand, those sitting on the Dhamma seat should always feel humble, understanding that respect is being given not to them but rather to Dhamma, that they simply represent Dhamma. Whether server or teacher, our service is always for the spread of Dhamma.

Both assistant teachers and Dhamma servers must work selflessly, without expecting anything in return. As the Buddha said, "Go your ways for the good of many, for the benefit of many, out of compassion for the world." Whatever the role, whatever responsibility you are given, it makes no difference. Every responsibility is equally important, every way of contributing is so valuable if the volition is simply to be of use in the work, to help more people benefit from Dhamma.

What do the servers gain in return? Why do they leave their homes and serve on courses? They receive no remuneration; they spend their own money for travelling and other expenses. They work without expecting even respect to be given to them. Their service is entirely selfless.

Similarly, what do the assistants get? Even the respect shown them is actually for the Dhamma. Understanding this, the assistants will work without expecting anything. In this way the wheel of Dhamma will keep rotating in its purity.

The Buddha said, "Distribute the Dhamma by making an example of your own pure way of life." Preaching the right way without practising it is meaningless. Assistant teachers and Dhamma servers must understand the importance of leading a good life, and of giving a good example to others. Always bear this in mind, whatever role you play in the work. Remain cautious in all your physical and vocal actions. Live a life of purity for your own good and for the good of others. If you do so, then faith in Dhamma will arise in those who lack it, and will increase in those who have it. In this way you will attract more and more people to Dhamma, for their own benefit.

So long as the base of Dhamma is strong, your service will always be fruitful, whether you help as an assistant teacher or in any other way. Keep Dhamma strong within yourself by regular practice of Dhamma. By doing so you will be able to help the spread of Dhamma effectively, for the good of many.

There is so much misery all around. If we can wipe the tears of even a few people who are suffering, we have paid back a little of our debt of gratitude to the Buddha and to the Sangha, the chain of teachers who have maintained the tradition from ancient times.

May all of you develop Dhamma strength. May you all keep growing in Dhamma, and help others to grow in Dhamma. May more and more people benefit from your service.

May the wheel of Dhamma keep rotating. May the light of Dhamma spread throughout the world. May the darkness of ignorance be dispelled. May more and more people come out of their misery. May all beings be happy, be peaceful, be liberated!

Bhavatu sabba maṅgalaṃ

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hát lên lời thương yêu


Những tâm tình cô đơn


Quy nguyên trực chỉ


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.146.180 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...