Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Dhamma House, California, U.S.A, 1989 »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Dhamma House, California, U.S.A, 1989

Donate

(Lượt xem: 7.437)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Font chữ:
Font chữ:



Dhamma House, California, U.S.A, 1989

Ngày 26 tháng 8 năm 1989

Tinh túy của Dhamma


Những thành viên trong gia đình Dhamma thân mến,

Tất cả các con đều mong muốn được củng cố trong Vipassana, được tăng tiến trên con đường và hưởng được những thành quả Dhamma tốt đẹp nhất. Để tăng tiến trên con đường Dhamma, điều tuyệt đối quan trọng là phải thực hành Dhamma. Và để thực hành Dhamma, điều thiết yếu là các con phải hiểu Dhamma là gì.

Nếu các con không thực hành Dhamma mà chỉ trở nên ràng buộc vào nó, cho đó là giáo điều, tông phái hay một tổ chức tôn giáo, thì Dhamma sẽ không còn là Dhamma cho các con nữa. Khi các con hiểu được thực chất của Dhamma, sự tinh túy thâm sâu của Dhamma, thì cái vỏ bề ngoài không còn quan trọng nữa.

Để hiểu được Dhamma là gì, các con phải hiểu được sila (giới) là gì và tại sao lại phải giữ giới; các con phải hiểu được samma-samadhi là gì và tại sao lại phải thực hành loại Samadhi này; các con phải hiểu được panna đích thực là gì và tại sao lại phải thực hành nó.

Đức Phật dạy người ta hiểu ở mức độ trải nghiệm, tại sao phải giữ sila (giới) và cho họ khả năng thật sự để giữ được sila. Ở mức độ trí thức, ta có thể hiểu, “Ta không nên làm điều này, nó không thiện lành. Ta không nên làm việc kia, nó không thiện lành.” Tuy nhiên trong cuộc sống hằng ngày, ta vẫn tiếp tục làm những việc không thiện lành. Một trong những kinh điển cổ xưa chỉ rõ điều này, nói rằng:

Janami dharmam na ca me pravitta,
Janami addharmam na ca me niritta.
Tôi hiểu rất rõ dharma là gì, tuy nhiên tôi không thể làm theo,
Tôi biết rất rõ những gì trái với dharma, tuy vậy tôi vẫn không tránh khỏi chúng.

Có người đã trở thành Phật khám phá ra cách tránh làm điều bất thiện. Ngài khiến cho người ta hiểu được cái gì thật sự xẩy ra khi ta giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối hay dùng chất gây say, nghiện.

Đi sâu vào nội tâm, các con bắt đầu hiểu rằng, “Tôi không thể giết hại trừ khi tôi tạo ra bất tịnh trong tâm – giận dữ, oán hận, ác ý, hận thù, không bất tịnh này thì bất tịnh khác.” Và các con cũng nhận ra rằng, “Ngay khi tôi tạo ra bất tịnh trong tâm, thiên nhiên bất đầu trừng phạt tôi. Tôi trở nên khổ sở ngay lập tức.” Nhận ra sự thật phổ quát này, Đức Phật nói,

Idha tappati, pecca tappati,
Các người bắt đầu bị khổ ngay bây giờ và tiếp tục bị khổ sở trong tương lai.

Hạt giống của những hành động bất thiện mà các con đã gieo trồng khiến các con đau khổ ngay tại đây và ngay bây giờ. Nó tiếp tục gia tăng và đem lại kết quả đắng cay.

Đức Phật đưa ra một ví dụ: Nếu các con lấy một sợi giây thừng và không ngừng xoắn vặn, nó sẽ càng lúc càng thắt chặt hơn. Mỗi khi các con vi phạm sila, các con xoắn giây thừng chặt hơn, và các con trở nên căng thẳng trong nội tâm. Khuynh hướng phản ứng cùng kiểu cách đó trở thành thói quen và các con không ngừng xoắn vặn; bởi vậy đau khổ của của các con không ngừng gia tăng. Ngài nói rằng, có thể trên bề mặt của tâm, các con không biết là các con tạo ra căng thằng trong nội tâm. Làm sao nó cứ tiếp tục xảy ra mà các con không ý thức được?

Nếu các con nhìn vào một cục than cháy đỏ bị che phủ bởi một lớp tro dày thì có vẻ như cục than không cháy đỏ, có vẻ như không cháy bừng. Cùng một kiểu cách, chín mươi chín phần trăm tâm các con đang cháy bừng và một phần trăm trên bề mặt bị xao lãng bằng cách hưởng thụ những khoái cảm này nọ. Bởi vì các con không nhìn vào nội tâm, các con không biết rằng nó đang cháy bừng.

Mỗi lần phạm giới, các con tự bào chữa và trên bề mặt các con cảm thấy ổn thỏa. Các con nói với chính mình, “Tôi giết người đó bởi vì hắn xấu xa quá.” Hay các con có thể nói, “Tại sao hắn lại có cái đó? Nếu tôi lấy thì có gì sai trái đâu? Bây giờ tôi rất sung sướng.” Hay các con có thể nói cách khác, “Tôi có quan tình dục nhưng tôi không làm hại một ai. Cả hai chúng tôi đều đồng tình nên không phải là hãm hiếp. Như thế thì có gì sai trái đâu? Hay các con một lần nữa nói rằng, “Tôi chỉ uống một ly rược nhỏ và tôi không say sưa. Điều đó có gì sai trái đâu? Nói cho cùng, khi tôi sống trong xã hội, có người mời tôi ly rượu và tôi chấp nhận thì tôi không phá hoại sự bình yên và hài hòa của xã hội, tôi còn giúp cho xã hội. Mọi người đều vui vẻ.”

Một vị Phật sẽ mỉm cười và nói, “Những người khùng điên. Họ sung sướng với lớp tro che phủ sự thật. Họ không biết là họ đang cháy bừng sâu tận bên trong và họ không ngừng bỏ thêm nhiên liệu cho sự cháy bừng này.” Mỗi lần các con phá giới, các con thêm càng nhiều nhiên liệu cho sự cháy bừng này và các con mỗi lúc một khổ sở hơn. Điều này không thể hiểu được chỉ bằng tranh cãi hay lý luận. Chỉ khi nào đi sâu hơn vào nội tâm các con mới hiểu được rằng, mọi hành động bằng lời nói hay việc làm trái với luật tự nhiên thì lập tức sẽ làm hại chính các con.

Khi đi sâu hơn vào nội tâm, các con cũng thấy rằng, khi các con bắt đầu có những hành động thiện lành bằng lời nói hay việc làm, ngọn lửa cháy bừng bên trong tàn lụi và các con bắt đầu cảm thấy bình yên. Đức Phật nói, Idha nandati, pecca nandati, katapunno ubayattha nandati. Bởi vì các con đang vun trồng khuôn mẫu thói quen tinh thần của tạo ra sự bình yên, hài hòa, và hạnh phúc thật sự, trạng thái tinh thần này cứ tiếp diễn. Mọi hành động bằng việc làm hay lời nói nếu làm với tâm thanh tịnh sẽ tạo ra hạnh phúc – không phải là thứ hạnh phúc của lớp tro mỏng che phủ cục than đang cháy đỏ, nhưng là hạnh phúc tại bề sâu của tâm.

Samadhi là sự tập trung tâm. Cách tập trung như thế nào? Và tại sao các con lại tập trung theo cách đặc biệt này? Đây là sự giác ngộ sủa Đức Phật: Samma-samadhi phải là thứ Samadhi đưa chúng ta đến panna, và mục tiêu phải là sự thật liên quan đến tâm và thân của chính mình.

Đức Phật gọi cái mà phương Tây cho là tâm ý thức là paritta citta, nghĩa là một phần nhỏ bé của tâm. Thực ra toàn bộ tâm đều có ý thức, không có phần nào là vô thức hay bán ý thức. Những phần của tâm gọi là vô thức hay bán y thức không ngừng cảm thấy cảm giác của thân và phản ứng lại chúng. Phần bề mặt của tâm giống như lớp tro che phủ cục than cháy đỏ. Các con có thể đùa chơi bằng cách bỏ đá lạnh vào đó để các con có thể cảm thấy là sự cháy bừng đã chấm dứt, để các con thấy hoàn toàn hạnh phúc. Nếu các con hành thiền bằng cách tụng niệm thì chỉ có tâm ý thức đang tụng niệm; tâm vô thức ở dưới sâu không tham gia vào việc này. Như vậy chỉ phần nhỏ bé của tâm, “tâm ý thức” hình dung hay tưởng tượng, hay suy diễn hay chơi trò chơi trí thức hay tình cảm. Tâm ở dưới bề sâu không tham dự vào những trò này, tuy thế các con cảm thấy có vẻ như là mình đang được bình yên.

Khi các con đi xem chiếu phim, tới quán rượu hay nhà hát, các con chuyển hướng tâm ý thức và thích thú với những khoái cảm. Khi các con làm cho tâm ý thức say sưa với rượu chè và ma túy, các con lại có thể quên đi sự đau khổ của mình một thời gian. Cùng một kiểu cách, khi các con làm cho tâm say sưa bằng những loại thiền khác nhau, các con quên đi sự đau khổ của mình. Các con quên đi cụ than đang cháy đỏ trong nội tâm.

Sự giác ngộ của Đức Phật là đi tới tận bề sâu và hiểu được luật nhân quả. Ngài hiểu là khi ta phản ứng bằng thèm muốn và chán ghét, đau khổ liền theo sau; đây là luật tự nhiên. Ngài tìm hiểu tại sao ta phản ứng bằng cách này.

Ở mức độ hiển nhiên, ta cảm thấy là mình phản ứng lại những đối tượng bên ngoài, những gì các con trông thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, hay suy nghĩ. Nếu là dễ chịu, có vẻ như là các con phản ứng bằng thèm muốn đối sự xúc chạm của giác quan. Tương tự như thế, sự xúc chạm mà các con cảm thấy ở bất cứ giác quan nào, có vẻ như là các con phản ứng bằng sự chán ghét. Điều đó đúng, nhưng chỉ đúng ở trên bề mặt. Có một mắt xích nối bị bỏ quên khiến các con không hiểu được nếu không thực hành Vipassana. Các con không phản ứng lại những đối tượng bên ngoài khi chúng xúc chạm với những giác quan tương ứng; các con phản ứng lại những cảm giác trong người do sự xúc chạm gây ra. Khi cảm giác là dễ chịu, các con phản ứng bằng sự thèm muốn; khi cảm giác là khó chịu, các con phản ứng bằng sự chán ghét. Nếu mắt xích nối này bị bỏ quên, các con không tập ở bề sâu của tâm, các con chỉ tập trên bề mặt.

Những người chỉ tập với tâm ý thức tự lừa đối mình, và thực sự không giúp ích gì cho họ. Các con phải đi vào tận bề sâu, giới hạn sự chú tâm của mình vào hiện tượng tâm - thân và quan sát sự tương tác đang xảy ra. “Tâm vô thức” sâu tận bên trong không ngừng tiếp xúc với cảm giác trong thân. Tâm và thân liên hệ mật thiết với nhau đến nỗi từng giây phút bất cứ những gì xảy ra trong tâm đều ảnh hưởng đến thân, và bất cứ những gì xảy ra ở mức độ thể chất đều ảnh hưởng đến tâm.

Đức Phật là người đầu tiên trong kỷ nguyên này (có nhiều vị Phật trong quá khứ cũng đã khám phá ra cùng một điều này) đã tìm thất sự thật này, và với lòng trắc ẩn và thiện ý, ban phát cho mọi người, “Hãy xem, đây là quy luật. Hãy hiểu luật bằng sự chứng nghiệm của chính mình, và thoát khỏi khổ đau.

Có người sẽ quên luật này và nói, “Dù tôi có đi tới thiền sư này hay thiền sư khác thì sự hành thiền vẫn giống nhau.” Thầy sẽ trả lời, “Nếu thiền sư dạy cho ta cách quan sát cảm giác trên thân và phát triển sự bình tâm đối với chúng thì nó giống nhau. Không quan trọng gì cả dù nó được gọi là Vipassana hay không, cho dù đó là giáo huấn của Đức Phật hay bất cứ ai khác.” Nhưng vị đạo sư nào không chỉ dạy các con thực hành như thế này, và các con vẫn nói, “Sự giảng dạy vẫn giống nhau.” Các con làm hại chính mình bởi vì các con quên đi cảm giác trên thân và không ngừng phản ứng lại chúng bằng thèm muốn hay chán ghét.

Lớp tro che lấp sự thật bên trong này cần được loại trừ. Bất cứ loại thiền nào giúp cho lớp tro này dày hơn đều không phải là đối tượng thiền hữu hiệu. Bất cứ đối tượng thiền nào loại trừ được lớp tro này khiến ta cảm thấy được sự đau khổ trong nội tâm đều hữu dụng.

Đây là sự thật thánh thiện thứ nhất, “Hãy nhìn xem, có biết bao sự cháy bừng đang xảy ra, có biết bao căng thẳng.” Điều này chỉ có thể chứng nghiệm được khi các con bắt đầu cảm thấy cảm giác trong người. Mọi cảm giác trong người đều là khổ đau. Vì vô minh các con phản ứng và sinh ra đau khổ. Làm thế nào để chặn đứng việc này? Làm thế nào để cái tâm bị nô lệ vào khuôn mẫu thói quen này không còn bị nô lệ?

Việc này chỉ có thể làm được bằng sự thực tập, thảo luận trí thức, tranh cãi, hay chấp nhận sự thật ở mức độ sùng tín không giúp ích gì được. Điều này có thể cho ta sự hướng dẫn và cho ta biết cách thực hành như thế nào, nhưng sau đó chúng ta phải thật sự thực tập. Những ai muốn tăng tiến trên con đường Dhamma phải hiểu được thiền Vipassana là gì và tại sao chúng ta phải thực hành theo đường lối này.

Dĩ nhiên là chúng ta không chê bai người khác. Những người chỉ dạy phương pháp thiền chỉ tập ở mức độ trí thức cũng giúp ích cho người khác; ít ra là tâm ý thức cũng được thanh lọc được phần nào và điều này hữu ích. Nhưng đối với sự thực hành của chính mình, hãy hiểu rằng, sự giải thoát sẽ chỉ tới khi các con tới tận nguồn gốc sâu xa của khổ đau. Trừ khi các con diệt trừ được ngưồn gốc của khổ đau, các con không thể diệt trừ được khổ đau của mình.

Dhamma rất là giản dị, tuy vậy người ta biến nó thành rắc rối. Không có gì giản dị hơn Dhamma. Nó trở nên rắc rối bằng cách thêm triết lý này hay triết lý khác vào, hay sùng tín này hay sùng tín khác vào. Không nên làm cho nó thành rắc rối. Những người làm cho nó trở nên rắc rối làm hại chínhh họ và người khác. Các con có con đường đích thực nhưng là một con đường dài. Để thay đổi khuôn mẫu thói quen của tâm cần một thời gian dài; nhưng bước đầu tiên đã khởi sự. Ngay như khi các con chỉ tham dự một khóa thiền, một sự khởi sự tốt đẹp đã bắt đầu. Hãy tận dụng điều này để giải thoát tâm ở tầng lớp sâu thẳm nhất.

Khi các con đi sâu hơn trong sự hành thiền trong khi giữ năm sila, các con sẽ bắt đầu hiểu rằng, bất cứ lúc nào phạm giới sẽ làm cho lớp tro ở trên mặt dày hơn và đồng thời gia tăng sự cháy bùng ở bên trong. Do đó hãy nhận ra sự thật về sự cháy bùng của sự đau khổ trong nội tâm. Đừng để bị mê hoặc bởi lớp tro trên mặt này, bởi phần nhỏ được gọi là tâm ý thức này.

Cũng nên hiểu là chỉ bằng cách thực hành Dhamma các con mới có thể hưởng được lợi lạc từ Dhamma. Nếu các con tham dự một khóa thiền nhưng không thực hành hằng ngày, các con sẽ có lợi nhưng rất ít. Hay nếu các con mỗi năm tham dự một khóa nhưng không hành thiền hằng ngày, khuôn mẫu thói quen của tâm không thể thay đổi; và khuôn mẫu thói quen cần phải thay đổi. Mỗi lần các con ngồi thiền khuôn mẫu thói quen được thay đổi từ từ, các con thanh lọc tâm từng chút một cho tới giai đoạn tâm không còn bất tịnh, mọi khuôn mẫu thói quen trong quá khứ biến mất.

Để làm được điều này, các con phải làm việc một cách nghiêm túc. Các con có cơ sở tuyệt vời ở đây, và các con đã tận dụng chúng. Thầy cảm thấy sự rung động ở đây đã trở nên rất tốt chỉ trong ít năm, và bây giờ các con có thể chia sẻ sự rung động này với người khác.

Một khi Dhamma bắt đầu tăng trưởng, nó sẽ không ngừng tăng trưởng và không ai có thể ngăn chặn được. Hãy tăng trưởng bên ngoài và nhiều người sẽ có được lợi lạc. Tăng trưởng bên trong và các con sẽ được lợi lạc trong nội tâm. Nếu chính các con không được lợi lạc và các con chỉ nghĩ là để cho người khác được lợi lạc, nó không hữu hiệu

Hãy phát triển trong Dhamma vì lợi ích của chính mình và vì lợi ích của những người khác; vì lợi lạc của chính mình và vì lợi lạc của người khác, vì sự giải thoát của chính mình và vì sự giải thoát cả những người khác.

Bhavatu sabba mangalam

Dhamma House, California, U.S.A. August 26, 1989

THE ESSENCE OF DHAMMA

Dear members of our Dhamma family:

You are all old students who wish to become established in Vipassana, progress on the path and enjoy the best fruits of Dhamma. To progress on the path of Dhamma it is absolutely essential that you practise Dhamma, and to practise Dhamma it is essential that you understand Dhamma.

If you do not practise Dhamma and merely develop attachment to it—taking it as a dogma, a cult or an organized religion—then Dhamma is no longer Dhamma for you. When you understand Dhamma in its true nature, the deep essence of Dhamma, then the outer shell has no importance.

To understand what Dhamma is you have to understand what sīla is and why it should be practised; you have to understand what sammā-samādhi is and why this type of samādhi should be practised; you have to understand what real paññā is and why it should be practised.

The Buddha made people understand at the experiential level why they should observe sīla, and then gave them the ability to really observe sīla. At the intellectual level one may understand, "I should not do this, it is unwholesome. I should do that, it is wholesome." And yet in daily life we keep performing unwholesome actions. One of the ancient scriptures points this out, saying:

Jānāmi dharmaṃ na ca me pravṛitti, Jānāmi adharmaṃ na ca me nivṛitti.

I know very well what is dharma and yet I cannot follow it.

I know very well what is contrary to dharma, and yet I cannot abstain from it. Someone who becomes a Buddha discovers a way for people to abstain from unwholesome actions. He makes people realise what actually happens when you kill somebody, steal, commit adultery, lie, or consume alcohol or drugs.

Going deep inside, you start to understand, "I cannot kill anybody unless I generate negativity in my mind—anger, hatred, ill will, animosity, some negativity or the other." And you also realise, "As soon as I generate negativity in my mind, nature starts punishing me. I become miserable then and there." Realising this universal truth the Buddha said,

Idha tappati, pecca tappati

You start suffering now and you continue to suffer in the future.

The seed of the unwholesome action that you have planted makes you suffer here and now, and it will grow and give very bitter fruit.

The Buddha gave a simile: If you take a rope and twist it repeatedly the rope will become tighter and tighter. Every time you break sīla you twist that rope further, and you become tense deep inside. The tendency to react in the same way becomes a habit, and you twist it again and again; thus your misery continues to grow. He said that, quite possibly, at the surface level of the mind you don’t know that you are creating tension inside. How does it happen that you are unaware of this?

If you look at a burning ember covered by a thick layer of ash it appears as if the charcoal is not burning, as if there is no fire. In the same way, ninety-nine percent of your mind is burning and the one percent at the surface might be distracted by enjoying this or that sensual pleasure. Because you have not seen inside you do not know that you are burning.

Every time you break sīla you justify it, and at the surface level you feel perfectly all right. You say to yourself, "I killed that fellow because he was bad." Or you may say, "Why should he have that? What was wrong with my taking it? I’m quite happy now." Or else you say, "I had sexual relations but I didn’t harm anybody; it was not a rape, we both consented. What is wrong with that?" Or again you say, "I took only a little glass of wine and I didn’t get intoxicated. What was wrong with that? After all, when I’m in society somebody offers me a glass of wine and by accepting it I am not disturbing the peace and harmony of society, I am helping it. Everybody’s happy." A Buddha will smile and say, "Mad fellows. They are happy with the layer of ash covering the truth. They don’t know that they are burning deep inside and that they keep giving fuel to this burning." Every time you break any sīla you are giving more and more fuel to this fire and you become more and more miserable. This cannot be understood by arguments or discussions. Only when you go deeper can you realize that every vocal or physical action that breaks the law of nature simultaneously causes harm to yourself.

When you go deeper you also see that as you start performing wholesome actions, either physical or vocal, the fire burning inside dies down and you start feeling peaceful. The Buddha said, Idha nandati, pecca nandati, katapuñño ubayattha nandati. Because you are cultivating a mental habit pattern of generating peace, harmony, and real happiness, this mental state continues. All actions, either physical or vocal, made with the base of a pure mind cause happiness—not the happiness of that small layer of ash covering a burning ember, but happiness at the depth of the mind.

Samādhi is concentration. How should you concentrate? And why should you concentrate in this particular way? This was the enlightenment of the Buddha: Sammā-samādhi must be a samādhi that leads us to paññā, and its object must be the reality pertaining to your own body and mind.

The Buddha called what is known in the West as the conscious mind the paritta citta, meaning a tiny part of the mind. Actually the entire mind is conscious; no part is unconscious or half-conscious. The parts of the mind called the unconscious or the half-conscious keep feeling the sensations on the body and reacting to them. The surface part of the mind is like the layer of ash covering the burning ember: You can play with this and put some ice there so that you feel as if the burning has ceased and that you are perfectly happy. If you meditate using verbalization, it is only the conscious mind that is verbalizing; the deep unconscious has nothing to do with it. Likewise it is the tiny part of the mind, the "conscious mind" that visualizes, or imagines, or gives some suggestion, or plays some intellectual or emotional games. The mind deep inside has nothing to do with all this, and yet you feel as if you are peaceful.

When you go to a cinema, bar or theatre, you divert your agitated conscious mind and enjoy sensual pleasures. When you intoxicate your conscious mind with alcohol or drugs, again you forget your misery for some time. In the same way, when you intoxicate your mind with different kinds of meditation, you forget your misery. You forget the red-hot charcoal that is burning deep inside.

The enlightenment of the Buddha was to go to the depth and understand the law of cause and effect. He understood that whenever one reacts with craving or aversion, misery follows; this is the law of nature. He investigated why one reacts in this way. At the apparent level it feels as if you react to things outside. Whatever you see, hear, smell, taste, touch or think that is pleasant, it seems that you react to that sensory contact with craving. Similarly whatever unpleasant contact you have at any of the sense doors, it seems that you react to it with aversion. That is true, but only at the surface level. There is a missing link that you cannot understand without practising Vipassana. You do not react to the external objects coming in contact with the respective sense doors; you react to the sensations within your body caused by the contact. When the sensation is pleasant, you react with craving; when the sensation is unpleasant, you react with aversion. If this link is missing you are not working at the depth of your mind, you are simply working at the surface.

People who work only with the conscious mind fool themselves, and it doesn’t actually help them. You have to go to the depth, limit your attention to your own mind-and-matter phenomenon, and observe the interaction taking place there. The "unconscious mind" deep inside is constantly in contact with the bodily sensations. Mind and matter are so interrelated that every moment anything that happens in the mind influences the body, and anything that happens at the material level influences the mind.

The Buddha was the first person in this era (there were many Buddhas before who had discovered the same thing) to find out this truth, and with compassion and goodwill to place it before people, "Look, this is the law. Understand this law with your own experience, and come out of your misery."

Someone might forget this truth and say, "Whether I go to this or that teacher the meditation is the same." I would reply, "If the guru teaches you to feel bodily sensations and develop equanimity towards them, then it is the same. It doesn’t matter whether it is called Vipassana or not, whether it is the teaching of the Buddha or anyone else." But if the guru does not teach you to work like this, and still you say, "His teaching is the same," you are harming yourself because you are forgetting your bodily sensations, to which you keep reacting with craving and aversion.

This ash that covers the truth inside must be removed. Any object of meditation that helps this ash to grow is not a useful object of meditation; any object of meditation that removes the ash and makes us feel the misery inside is helpful.

This is the first noble truth, "Look how much burning is going on, how much tension there is." This can only be experienced when you start feeling sensations within the body. Every bodily sensation is a misery because out of ignorance you react and generate suffering. How can this be stopped? How can the mind that is so enslaved by this habit pattern be freed from slavery?

It can only be done by practice; intellectual discussions, debates, or accepting the truth at the devotional level will not help. These can give us guidance and show us how we should work, but then we actually have to work. Those who want to progress on the path of Dhamma have to understand what Vipassana meditators are doing and the real reason why we work in this way.

Of course you should not despise others. Those who teach meditation techniques that work only at the intellectual level are also helping people; at least the conscious mind is purified to some extent and this is helpful. But for your own work understand that liberation will only come when you go to the deep root of the cause of misery. Unless you eradicate the root of the misery, you can’t eradicate your misery.

Dhamma is so simple and yet people have made it so complicated. There cannot be anything simpler than Dhamma. It has been made complicated by adding this or that philosophy, this or that belief. Just practise; don’t make it complicated. Those who have made it complicated have harmed themselves and harmed others. You have the true path but it’s a long path. To change the habit pattern of the mind takes time; but a beginning has been made. Even if you have taken one course, a good beginning has been made. Make use of this and start to decondition the mind at the deepest level.

As you go deeper in your meditation while practising all the five sīlas, you will start understanding that any breakage of sīla increases the ash on the surface of the mind, and simultaneously increases the burning inside. So realize the truth of burning, the misery within. Don’t be deluded by this surface ash, by this small part of the so-called conscious mind.

Also understand that only by practising Dhamma can you benefit from Dhamma. If you take one course but do not practise every day you will be helped, but only to a small extent. Or if you take one course every year but you don’t practise daily, the habit pattern of your mind cannot be changed; and that blind habit pattern has to be changed. Every time you meditate you change this habit pattern little by little, you decondition your mind little by little until you reach the stage where the mind is totally unconditioned; all the past habit patterns evaporate.

For this, you have to work seriously. You have this wonderful facility here, and you have made good use of it. I find the vibrations here have become quite good within these few years, and now you can share this vibration with others.

Once Dhamma starts growing, it keeps growing and nobody can stop it. Grow externally and a large number of people will benefit. Grow internally and deep inside you will benefit. If you yourself do not benefit and you only think of benefiting others, it won’t work.

Develop in Dhamma for your own benefit and for the benefit of others; for your own welfare and for the welfare of others; for your own liberation and the liberation of others.

Bhavatu sabba maṅgalaṃ

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vào thiền


Phật Giáo Yếu Lược


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.9.172 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...