Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm Dhamma Giri, Ấn độ, 1996 »»
Mùng một, Tháng Giêng, năm 1996 - Diễn văn bế mạc
Dhamma dành cho mọi người.
Các con trai và con gái Dhamma thân mến của thầy,
Một lần nữa chúng ta lại tề tựu trong cuộc họp hằng năm. Bây giờ công việc Dhamma đang lan rộng ra khắp thế giới, có nhiều người phục vụ, nhiều thiền sư và nhiều trung tâm được xây dựng, lẽ đương nhiên cuộc họp sẽ trở nên lớn hơn. Đây là một dấu hiệu tốt. Nhưng số lượng người phục vụ Dhamma gia tăng nên chúng ta phải hết sức cẩn thận để duy trì sự tinh khiết của sự phục vụ Dhamma. Nếu người ta đến phục vụ mà không biết tại sao hay phục vụ những gì thì họ có thể bắt đầu làm hại Dhamma và làm hại chính họ.
“Tại sao tôi lại phục vụ? Tại sao tôi lại bỏ nhiều thì giờ cho việc này?” Ta phải xét nghiệm chính mình.“Tôi phục vụ để có được chức danh và địa vị. Hôm nay tôi chỉ là một người phục vụ Dhamma bình thường, nhưng rất có thể sau khi thấy sự phục vụ của tôi, thầy có thể cho tôi làm một tín viên. Sau này tôi có thể trở thành một thiền sư cho trẻ em, trở thành một thiền sư phụ tá và rồi là một thiền sư. À, đây rồi, đây là mục đích của tôi, là để trở thành một thiền sư hoàn toàn, một thiền sư kỳ cựu! Sau đó tôi sẽ có quyền lực, ưu thế và thế lực. Tôi sẽ làm một người trông coi một khu vực!”
Thật là điên rồ! Nếu vậy các con đã hoàn toàn không hiểu Dhamma là gì. Tốt hơn các con nên hành thiền và chờ một thời gian rồi sẽ bắt đầu phục vụ. Khi nào cái “tôi” còn ở đó, các con không làm việc cho người khác, các con chỉ phục vụ chính mình. Không có cái vô ngã thì hoàn toàn là ngã mạn, các con đã không giúp chính mình trong Dhamma thì làm sao các con có thể giúp người khác trong Dhamma được. Hãy tiếp tục xét nghiệm chính mình, hãy tự xem xét bản thân.
Vì lợi lạc và tốt lành của nhiều người, những lợi ích của các con sẽ tự nhiên tới vì đó là quy luật của tự nhiên. Khi các con phục vụ cho Dhamma thì rồi Paramis của các con sẽ được phát triển và các con sẽ đạt được mục đích cuối cùng một cách dễ dàng.
Bậc Giác Ngộ nói có hai hạng người rất đáng quý trên thế giới. Một loại là pubbakāri: Là người chủ động trong việc phục vụ người khác, hay có những bước tiên phong. Nếu trong bước đầu tiên ta tự hỏi, “Ta sẽ được lợi những gì?” rồi mới phục vụ. Đây không phải là pubbakāri. Hãy nghĩ về sự phục vụ trước và quên đi những gì các con sẽ nhận được. Không trông mong được đền đáp bất cứ thứ gì. “Khi ta bắt đầu dần dần thoát khỏi khổ đau, hãy để càng ngày càng có nhiều người thoát khỏi khổ đau. Ta đã được nhận được phương pháp tuyệt vời này, hãy để cho càng ngày càng có nhiều người nhận được lợi lạc.”
Và rồi có một người cảm thấy kataññū, lòng biết ơn. Nếu các con nghĩ rằng, “Bây giờ ta đã có phương pháp này rồi thì ta còn cần gì tới Đức Phật Gotama?” Thì rồi các con đã không hiểu được Dhamma, các con đã nhận được Dhamma từ đâu? Trong vô lượng kiếp, ngài là một vị Bồ Tát và không ngừng phát triển pāramīs của ngài. Trong mọi kiếp, ngài phục vụ người khác bằng cách này hay cách khác, hàng triệu kiếp.
Hãy hiểu rằng, khi ngài tiếp xúc với vị Dīpakara Buddha. Nếu ngài chịu học Vipassana thì với những paramis của mình, ngài có thể trở thành một vị A-La-Hán ngay lập tức. Nhưng ngài không muốn chỉ một mình ngài được giải thoát. “Hãy để tôi trở thành một sammāsambuddha và phục vụ vô lượng người. Trong khi phát triển pāramīs của tôi, tôi sẽ cũng phục vụ những người khác.” Rồi với lòng quyết tâm, ngài không ngừng phát triển pāramīs của mình. Ngài đã chịu gian khổ trong rất nhiều kiếp để cho ai? Để cho chúng ta. Nếu ngài chỉ dùng phương pháp này cho riêng ngài mà không ban phát nó thì làm sao chúng ta có thể nhận được nó? Với vô lượng từ bi, Ngài đã bắt đầu ban phát Dhamma.
Và sau đó từ thầy tới trò, phương pháp được duy trì, nhất là ở quốc gia láng giềng là Miến Điện. Ấn Độ đã rất may mắn, nhưng chỉ trong vòng 500 năm đã đánh mất phương pháp. Nhưng quốc gia lân cận đã duy trì phương pháp được ít nhất là 2500 năm, mặc dù chỉ bởi một số ít người. Do đó lòng biết ơn phải được nảy sinh.
Đôi lúc có người sẽ hỏi thầy, “Tại sao tháp Pagoda lại có ở đây? Tại sao không phải là một ngôi chùa, một ngôi đền, hay một nhà thờ? ”Cái tháp là một biểu tượng của lòng biết ơn. Khi Dhamma từ quốc gia này đến Miến Điện, để tỏ lòng biết ơn và nhớ tới nguồn gốc của Dhamma, người Miến đã chọn biểu tượng của quốc gia này, kiến trúc của Tháp Sāñci được đặt ở đó. Những tháp ở Miến Điện được xây dựng giống tháp ở Sāñci để người địa phương luôn nhớ tới Ấn Độ. Tất nhiên những hoa văn trang trí, giống như hoa văn của bánh Giáng Sinh, sau này được thêm vào. Tuy nhiên, tại Sagaing gần Mandalay ở Miến Điện, họ có một bảo tháp cùng một kiểu như tháp Sāñci.
Bây giờ Dhamma đã từ Miến Điện tới đây. Chúng ta dùng kiến trúc Miến Điện như một biểu tượng của lòng biết ơn, để nhắc nhở chúng ta rằng, Vipassana đã trở về từ Miến Điện. Hằng nhiều thế kỷ, hãy để cho người ta nhớ được rằng chúng ta đã đánh mất châu báu tuyệt vời này và quốc gia lân cận đã duy trì nó trong sự tinh khiết ban sơ. Chúng ta có lòng biết ơn đối với quốc gia đó và tất cả những Thiền Sư đã duy trì phương pháp được thuần khiết.
Đức Phật nói, “Những người có lòng biết ơn sâu đậm và muốn phục vụ người khác mà không trông mong được đền đáp là một người rất quý hiếm.” Do đó hai phẩm chất này rất quan trọng cho những ai muốn phục vụ trong lãnh vực Dhamma.
Một điều quan trọng khác nữa là các con phải duy trì nó trong sự tinh khiết nguyên sơ. Tại sao phương pháp lại mất đi tại quốc gia này? Tổ chức nghiên cứu của chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả những khía cạnh khác nhau về đề tài này. Nhiều lý do sẽ được tìm thấy, nhưng một lý do thầy thấy, đó là khi các tông phái được thành lập và thấy đây là một phương pháp rất có ấn tượng và hiệu quả, họ nghĩ, “Nếu bằng cách nào đó chúng ta có được phương pháp này cho tông phái của mình thì rất là tuyệt vời. Bằng không những người của chúng ta sẽ chạy theo phương pháp này và tông phái của chúng ta sẽ trở lên suy yếu.” Một khi họ đã mang phương pháp vào tông phái của họ và thêm vào những khía cạnh của tông phái, phương pháp sẽ không còn hiệu quả và dần dần biến mất.
Về phần chúng ta, chúng ta truyền dạy phương pháp một cách tự do, và nếu có người làm ô nhiễm nó bằng cách thêm những gì khác vào, đó là trách nhiệm của người đó, chúng ta không bận tâm. Chúng ta sẽ duy trì nó trong sự tinh khiết ban sơ. Những người làm việc trong lĩnh vực phục vụ người khác bằng phương pháp tinh khiết này không nên thêm bất cứ điều gì vào. Không cần phải thêm vào điều gì ngoài paripunam,nó đầy đủ. Parisuddham, nó tinh khiết, hoàn toàn tinh khiết. Không có gì phải lấy ra.
Một người có thể vì quá nhiệt tình nghĩ rằng, “Để coi, nếu tôi thêm một chút thứ này vào, thì người ở cộng đồng đó sẽ tới. Bằng không, họ sẽ không tới. Chỉ để giúp họ nên tôi sẽ thêm điều này vào, điều kia vào và điều khác nữa vào.” Những sự thêm thắt này sẽ làm cho toàn thể phương pháp bất tịnh, không còn tinh khiết và sự hữu hiệu của nó sẽ mất đi. Do đó, riêng về phương pháp này mà nói, không có sự sửa đổi.
Hãy hiểu phương pháp là gì. Chúng ta ở đây để quan sát sự thật mà chúng ta chứng nghiệm trong bản thân, sự tương quan giữa tâm và thân. Làm sao chúng có thể ảnh hưởng lẫn nhau, bởi vì sự xúc chạm giữa tâm và thân nên cảm giác nảy sinh, dễ chịu hay khó chịu, và làm sao, bởi vì vô minh, chúng ta phản ứng lại chúng. Nếu chúng ta quan sát chúng một cách khách quan, khuôn mẫu thói quen phản ứng của chúng ta sẽ mất đi, rất là giản dị. Có cần thiết phải thêm bất kỳ điều gì vào không?
Các con phải trở nên vững vàng trong Dhamma và phải chắc rằng các con sẽ giúp người khác vững vàng trong Dhamma. Và điều này chỉ có thể được khi các con tiếp tục giữ cho toàn thể phương pháp được tinh khiết và phổ quát. Giây phút các con thêm bất kỳ điều gì vào, nó sẽ biến thành một tông phái. Và một khi biến thành tông phái thì những gì là tinh túy của Dhamma sẽ bị mất đi. Rồi phương pháp cũng sẽ mất đi. Hãy thực hành một cách cẩn thận, kỹ lưỡng và khôn khéo.
Đức Phật không bao giờ thành lập một tông phái, Ngài thành lập Dhamma thuần khiết. Trong tất cả 15.000 ngàn trang nói về giáo huấn của ngài, những từ Buddhist (Phật tử) hoặc Bauddh(a) không được tìm thấy. 500 năm sau thời của Đức Phật, lần đầu tiên từ này được dùng. Trong 500 năm không có ai tự cho mình là Bauddha và gọi giáo huấn của Đức Phật là Bauddha.
Thầy được hỏi trong một cuộc phỏng vấn ở quốc gia lân cận:
“Có phải ông dạy về Buddhism – về Phật giáo không?”
Thầy nói, “Không, tôi không dạy về Phật giáo.”
“Này! Ông không dạy về Phật giáo ư? Ông không cải đạo người ta sang Phật Giáo?”
“Không, tôi không cải đạo ai cả.”
“Vậy ông không phải là Phật tử?”
“Đúng. Tôi không phải là Phật tử.”
“Ông không phải là Phật tử. Ông không giảng dạy về Phật giáo. Ông không cải đạo mọi người sang Phật giáo!”
Và điều này bắt đầu lan sang các quốc gia lân cận, “Đây là một người rất vô ơn. Ông ta đã nhận được Dhamma từ quốc gia chúng ta và giờ đây ông ta đã dùng nó cho mục đích riêng. Ông ta không cải đạo người khác.” Ồ! Một sự lầm lẫn lớn đã bắt đầu.
May mắn thay, thầy được mời tới đó và rồi thầy giải thích, “Bây giờ hãy cho tôi biết Đức Phật đã cải đạo ai sang Phật giáo? Ngài đã biến bao nhiêu người thành Phật tử? Trong số những thiền sinh của Ngài, Moggallāyan thuộc dòng dõi Bà La Môn, một Golta. Ông đã trở thành một Bauddhāyan thay vì thành một Moggallāyan. Kātyāyan là một bộ lạc của Bà La Môn. Ngài không bao giờ nói rằng, “Từ hôm nay trở đi bạn sẽ được gọi là một Bauddhāyan.” Ngài không cải đạo bất cứ người nào. Tôi là ai mà có thể cải đạo người khác được. Tôi có vượt trội hơn không? Tôi có giác ngộ nhiều hơn Đức Phật không? Hãy đọc qua tất cả những lời của Đức Phật, quý vị có thể tìm thấy từ Buddhist ở đâu không?” Và rồi họ nhận ra rằng, “Đúng, ông đã hoàn toàn đúng.”
Nếu nó là Phật giáo, nó sẽ chỉ có giới hạn trong một số người tự gọi là Phật tử. Phật giáo cho Phật tử, Ấn giáo cho người theo Ấn giáo….. nhưng Dhamma là cho tất cả, Vipassana là cho tất cả. Dhamma là vô hạn đã trở thành giới hạn, appamāo dhammo, đây là những lời của Đức Phật. Các con phải hiểu ngay từ lúc đầu là các con ở đây không phải để cải đạo người ta, không phải biến người ta thành Phật tử.
Chúng tôi chi tìm thấy năm hay sáu từ trong tam tạng kinh điển mà Đức Phật đã dùng cho những người đi trên con đường Dhamma: dhammiko, dhammaho, dhammī, dhammacārī, dhammavihārī. Họ trở thành người theo Dhamma chứ không phải Phật tử.
Do đó, chúng ta phải hết sức cẩn thận. Chúng phải làm việc và hiểu rất rõ về lòng biết ơn đối với Đức Phật Gotama và mặt khác là chúng ta không có liên quan đến bất kỳ đến tông phái nào. Chúng ta không phải ở đây để cải đạo người ta sang tôn giáo này hay tôn giáo nọ.
Chúng ta phải chú trọng đến Dhamma mà Đức Phật đã giảng dạy để chúng ta có thể củng cố trong Dhamma và giúp người khác cũng làm được như thế. Hãy để cho họ tự gọi họ bằng bất cứ tên nào. Có gì khác nhau đâu? Người ta nên trở thành dhammiko, dhammic. Họ phải được củng cố trong Dhamma, sống một cuộc đời Dhamma để họ được hạnh phúc hơn, bình an hơn. Một khi ta thực sự trở thành một Dhammic thì đương nhiên ta sẽ cách xa những tông phái. Đây là thước đo để đo ta có thực sự củng cố trong Dhamma hay không. Nếu ta càng ngày càng thuộc về tông phái, hãy hiểu rằng: người này còn xa Dhamma nhiều lắm.
Hãy luôn luôn ghi nhớ điều đó trong lòng, hãy tiếp tục tăng trưởng trong Dhamma vì lợi ích của chính các con và cũng vì lợi ích cho mọi người khác. Nguyện cho Dhamma tăng trưởng và có nhiều người thoát khỏi khổ đau mà không liên quan đến tông giáo này, tông giáo nọ. Nguyện cho Dhamma được lan truyền vì lợi ích của nhiều người.
Bhavatu sabba mangalam.
Dhamma is for all
My dear Dhamma sons and Dhamma daughters:
Once again we have gathered together for our annual meeting. Now that the Dhamma work is spreading around the world and more servers, teachers and centres are arising, it is natural that the gathering is bound to become bigger. It is a good sign. But when those who serve Dhamma increase in number, we have to be very careful to maintain the purity of Dhamma service. If people just come to serve and they don’t know why or what they are serving, they may start harming Dhamma and harming themselves.
"Why am I serving? Why am I giving so much time to all this?" One has to examine oneself. "I am serving to get fame and a good position. Today, I am just an ordinary Dhamma server, but it is possible that after my teacher sees my service he may make me a trustee. And later on I may become a junior assistant teacher, and then an assistant teacher, and then a teacher. Ah, this is my goal, to become a full-fledged teacher! And then I will have power, prestige and authority. I will be the ruler of one zone!"
Mad fellow! You have not understood Dhamma at all! You had better meditate and wait for some time, don’t start serving. So long as this "I" is there you are not working for others, you are working for yourself—there is no anattā, it is all attā. You have not helped yourself in Dhamma, how can you help others in Dhamma? Keep on examining yourself.
Service is for bahujana-hitāya, bahujana-sukhāya, for the welfare and good of many people. Your benefit automatically comes because of the law of nature. When you are serving in Dhamma then your pāramīs are developing and you will reach the final goal easily.
The Enlightened One said that there are two types of people who are very rare in the world. What two types? One type is pubbakāri. That means one who takes the initiative to serve others, who takes the first step. Now if the first step is your thought, "What will I gain?" and then your service follows—this is not pubbakāri. Think of service first and forget what you will get. Do not expect anything in return. "As I have started coming out of misery little by little, let more and more people come out of it. I have been given this wonderful technique, let more and more get benefit from it." Pubbakāri is a very important quality of a Dhamma person.
And then there is the person who feels kataññū—gratitude. If you think, "I have this technique now. What have I to do with Gotama the Buddha?"—then you have not understood Dhamma. Where did you get the Dhamma from? As a bodhisatva for countless lives he kept on developing his pāramīs. In every life he served people in this or that way, for millions of lives.
Understand that when he came in contact with Dīpankara Buddha if he had taken Vipassana, he had the pāramīs to make himself an arahant immediately. But he thought, "No, I do not want only my own liberation. Let me become a sammāsambuddha and serve countless people. While developing my pāramīs I will also serve others." And with that determination he kept on developing his pāramīs. He took such pains for so many lives. For whom? For us. If he had just used this technique to liberate himself and not distributed it, then how would we have got it? Out of infinite compassion he started distributing the Dhamma.
And then from teacher to pupil the technique was maintained, especially in our neighbouring country, Burma. India was very unfortunate and within five hundred years lost it. But the neighbouring country has maintained it for the last 2,500 years—although among very few people. So a feeling of gratitude should arise.
Sometimes somebody will question me, "Why is this pagoda here? Why not a temple, a mosque or a church?" The pagoda is a symbol of gratitude. When Dhamma went from this country to Burma, then the Burmese people were grateful and remembering where it came from they chose a symbol of this country—the architecture of the Sāñci stūpa was taken there. In Burma stūpas were made resembling the Sāñci stūpa so that the locals would keep on remembering India. Of course other ornaments, like Christmas cake ornaments, all came later on. Still, in Sagaing, [near Mandalay in Burma] they have a stūpa in the same Sāñci style.
Now that Dhamma has come here from that country, we use the Burmese-style pagoda as a symbol of gratitude, to remind us that Vipassana has returned from Burma. For centuries let people remember that we lost this wonderful gem and our neighbouring country maintained it in its pristine purity. We generate a feeling of gratitude towards that country, and a feeling of gratitude towards all the teachers who maintained this in its pristine purity.
The Buddha said, "Those who have a strong feeling of gratitude and a wish to serve others without expecting anything are very rare people." So these two qualities are very important to those who want to work in the field of Dhamma.
Another very important thing is that you maintain the technique in its pristine purity. Why was it lost in this country? Our research organization will explore all the different fields of this subject. Many reasons will crop up, but one reason that I see is that when various sects found this to be a very impressive, result-oriented technique, they thought, "If somehow we can get this technique for our sect, it will be wonderful. Otherwise our people will run to it and our sect will become weak." Once they took the technique into their sect and added their own sectarian aspects to it, the technique became ineffective and it withered away.
On our part we give the technique freely, and if somebody pollutes it, adding something else, that is his or her responsibility, we don’t worry. On our part we will maintain it in its pristine purity. Those who are working in the field of serving others with this pure technique should not add anything. No addition is required— paripunna, it is complete. Parisuddha—it is pure, totally pure, nothing needs to be taken out of it.
One may feel, out of misguided compassion, "Well, if I add a little bit of this, people from that community will come, otherwise they won’t. Just to help them I will add
this, I will add that, I will add the other." And slowly these additions will make the whole technique impure and its effectiveness will be lost. So there is no compromise so far as technique is concerned.
Understand what the technique is. We are here to observe the truth that we experience within ourselves pertaining to the interaction of mind and matter. How they keep on influencing each other and how because of this contact of mind and matter a sensation arises, pleasant or unpleasant, and how out of ignorance we start reacting to it. If we observe it objectively, our habit pattern of reaction goes away. It is so simple. What is the necessity of adding anything else to this?
You have to become established in Dhamma and see that you help others to get established in Dhamma. And this is possible when you keep the whole technique pure and universal. The moment you start adding something, it will take a sectarian turn. And once it takes a sectarian turn, the essence of Dhamma will be lost and then the technique will get lost. Work very cautiously and wisely.
Buddha never established a sect. He established pure Dhamma. Throughout about 15,000 pages of his words, the word Buddhist or Bauddh(a) is never found. Five hundred years after Buddha this word was used for the first time. For five hundred years nobody called oneself a Bauddh(a), or called the teaching of Buddha as Bauddh(a).
Some question arose in the neighbouring countries when in an interview I was asked, "Are you teaching Buddhism?" I said, "No, I am not teaching Buddhism." "Hey, you are not teaching Buddhism? Then you are not converting people to Buddhism?" "No, I am not converting people to that." "Then you are not Buddhist?" "No, I am not Buddhist." "You are not Buddhist. You are not teaching Buddhism. You are not converting people to Buddhism!"
And this started spreading in the neighbouring countries, "This is a very ungrateful fellow. He took Dhamma from our country and now he is using it for his own purpose. He is not converting people to our religion." Oh, such a big confusion started!
Fortunately I was invited there and then I explained, "Now tell me, did Buddha convert anybody to Buddhism? How many Buddhists did he make? Among his own students Moggallāyan was of a brāhman clan, a gotra. He didn’t say, ‘Now you become Bauddhāyan instead of Moggallāyan.’ Kātyāyan is a brāhman clan. He never said, ‘From today onwards you will be called a Bauddhāyan.’ He never converted people to any sect, so who am I to convert anyone? Am I far superior? Am I far more enlightened than Buddha? Go through the Buddha’s words: Do you find this word Buddhist anywhere?" And then they realized, "Yes, you are correct."
If it is Buddhism, it will remain limited to certain people who call themselves Buddhists. Buddhism is for Buddhists, Hinduism for Hindus, but Dhamma is for all, Vipassana is for all. Dhamma is infinite—appamāno dhammo. These are the words of Buddha; you must not make this appamāno dhammo, infinite Dhamma, finite. So you must understand from the very beginning that you are not here to convert people and make them Buddhist. No, make them Dhammist.
We have found only five words or six words in the Tipitaka that the Buddha used for those who were following him, developing on the path of Dhamma: dhammiko, dhammannho, dhammī, dhammacārī, dhammavihārī. They are becoming Dhammist, not Buddhist.
So we must be very careful. We must work understanding fully well that on the one hand we have a feeling of great gratitude towards Gotama the Buddha. But at the same time we have nothing to do with any sect, we are not here to convert people to this or that religion.
We have to give importance to the Dhamma taught by Buddha so that we get established in Dhamma and help others to do so. Let them call themselves by any name, what difference does it make? People should become dhammiko, Dhammic. They should get established in Dhamma, lead a Dhamma life, so that they are happier and more peaceful. Once one really becomes a Dhammic person, naturally one will be far away from sectarian things. This is the yardstick to measure whether or not one is really established in Dhamma. If one becomes more and more sectarian, understand that this person is far away from Dhamma.
Keep all that in mind. Keep on growing in Dhamma for your good and for the good of all others. May Dhamma grow so that more and more people come out of their miseries, without getting entangled in this or that sect. Let them grow in Dhamma. May Dhamma spread for the good of the people, for the benefit of the people.
Bhavatu sabba mangalam
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.143.241.205 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập