Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đường Không Biên Giới »» 2. Từ Âu sang Phi »»

Đường Không Biên Giới
»» 2. Từ Âu sang Phi

Donate

(Lượt xem: 3.037)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Đường Không Biên Giới - 2. Từ Âu sang Phi

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Lần đầu tiên tôi đặt chân trên đất Phi Châu, cảm tưởng của tôi lúc ấy là thấy mình đã thực hiện được một cách đầy đủ - là năm châu, bốn bể đã biết qua và giờ đây sông núi, tình người hầu như đã có cơ duyên để tìm hiểu.

Ở đây (Tunésie) con người gần giống người Âu Châu, nước da ngăm ngăm, dáng cao, cằm dài, miệng rộng. Tánh tình hiền hòa, không đen đủi như những giống dân khác thuộc miền Trung hay Nam Phi Châu. Nếu người rành địa lý thì bảo rằng vì họ sống gần xích đạo cũng như sống trong sa mạc nên nước da bị cháy nắng, nhưng nếu người nào không hiểu về địa lý thì bảo rằng: “Da đen là giống man di mọi rợ, thiếu văn minh.” Nói như thế thì chả khác nào quơ đũa cả nắm - cũng có những người da đen văn minh mà cũng có những người da trắng ít học, không phải da đen bao giờ cũng là dốt nát, mà da trắng luôn lỗi lạc tài ba.

Người đàn bà ở miền Bắc Tunésie thường hay quàng bên ngoài thân hình một chiếc áo trắng phủ cả đầu, còn người miền Nam thì quàng áo đen, chỉ chừa 2 con mắt. Có lẽ đây là ảnh hưởng của Đạo Hồi. Lẽ ra Đạo Hồi chỉ bành trướng ở Trung Đông, nhưng nước Tunésie bị Thổ Nhĩ Kỳ cai trị gần 300 năm trước thời kỳ thực dân địa của Pháp, trong gần 100 năm, nên Đạo Hồi được mang vào truyền bá tại đây và dân chúng hầu hết là tín đồ của Đạo Hồi. Sau Thổ Nhĩ Kỳ là Pháp - Pháp chiếm Tunésie có lẽ cùng lúc với Algérie và sau khi bại trận tại Điện Biên Phủ ở Việt Nam, Degaul bỏ Algérie, và năm 1956 trao trả độc lập cho Tunésie. Suốt 100 năm cai trị Tunésie, người Pháp cũng đã làm nhiều nhà thờ, giáo đường ở nhiều thành phố lớn như thủ đô Tunis, Tozeur, Aftsa v.v... nhưng bây giờ hầu hết những nhà thờ ấy đều bị lấy tất cả những thánh giá xuống và trước mỗi cửa nhà thờ đều để chữ “Bảo Tàng Viện”. (Đến đây tôi mở một dấu ngoặc về vấn đề này.) Không phải vì tôi là Tu sĩ của Phật giáo nên đi bênh vực Đạo của mình hay có ý khen ngợi tinh thần giữ Đạo của tha nhân, thật ra cái gì đúng mình có thể khen và sai mình phải phê bình xây dựng mới đúng tinh thần bao dung, vị tha của Phật giáo.

Nhìn lại sử sách Việt Nam, nhất là trong triều đại Lý - Trần (1010-1400) nước Việt Nam chúng ta chỉ có thuần một Đạo Phật, nhưng Đạo Phật không muốn bảo thủ cho chính mình hay mong muốn chiếm địa vị độc tôn trong xã hội thời bấy giờ. Các vua quan nhà Lý cũng như nhà Trần đều cho Đạo Khổng và Đạo Lão phát triển. Nền văn học Việt Nam trong 2 triều đại này được gọi là Tam giáo đồng nguyên (Nho, Lão, Phật đều cùng một mối). Điều đó chứng tỏ tinh thần vị tha, cao thượng của Phật giáo không uy hiếp kẻ yếu mà hay nâng đỡ người tài, dầu khác niềm tin hay tôn giáo. Nhưng vào cuối triều Trần, khi Nho thịnh, Phật suy thì các sử gia, các nho gia cứ đua nhau công kích và bài bác Phật giáo. Nho giáo thì hay dựa vào lúc thịnh của mình để đàn áp đối phương, nhưng Phật giáo thì không, suy cũng vậy và thịnh cũng vậy. Ở đây chúng ta thử đọc xem tinh thần của thiền sư Vạn Hạnh dưới triều Lý để hiểu rõ điều đó.

“Thân như bóng xế chiều tà

Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời

Sá chi suy thạnh cuộc đời,

Thạnh suy như hạt sương rơi đầu cành.”

Nếu ai cũng hiểu được như vậy thì mới biết Đạo Phật, còn ngược lại thì làm oan cho chư Phật và chư Tổ Sư đã truyền thừa cho chúng ta qua nhiều thế hệ.

Tôi đứng nhìn những Giáo Đường, nhà thờ bị lấy những thánh giá xuống để tấm bảng “Bảo tàng viện” lên, tôi liên tưởng đến người Cộng sản Việt Nam ngày nay. Khi chủ nghĩa Cộng sản được bành trướng tại Việt Nam, họ tìm cách bôi nhọ, đàn áp, bắt bớ, giam cầm, đập phá chùa chiền, nhà thờ, thánh thất... để chỉ tôn thờ lãnh tụ và một chủ nghĩa “vô thần”. Nhưng đứng trên tinh thần từ bi và lợi tha của Phật giáo tôi thấy mình đang đi đúng đường, vì mình không cực đoan như bất cứ Đạo nào hay một giáo điều nào khác. Tôi thấy mình càng vững niềm tin hơn và Phật giáo có lẽ là một tôn giáo có sự bình đẳng ít tôn giáo nào có thể sánh kịp. Vì Phật giáo vẫn luôn luôn quan niệm rằng:

“Có thời có tự mảy may,

Không thì cả thế gian này cũng không.

Có, không bóng nguyệt dòng sông,

Xin đừng bám víu có, không làm gì?”

Đứng từ quan niệm này chúng ta an tâm để làm việc Đạo, chúng ta không hận đời, trách đạo khi tôn giáo mình nhiều hay ít tín đồ. Có thể nói trong lịch sử tôn giáo của nhân loại, chỉ có Phật giáo là không đi chinh phục tín đồ bằng bạo lực hay vật chất trên bước đường truyền giáo, không cám dỗ, không thoa son trét phấn bề ngoài. Ai hiểu thì theo, ai không hiểu Đạo Phật cũng không sao. Bước đường truyền Đạo của Phật giáo qua 25 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, hay Phi Châu hoặc Úc Châu chưa có một quốc gia nào hay một triều đại nào nhân danh Phật giáo để đi truyền giáo bằng con đường chiến tranh và bạo lực.

Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa vào thế kỷ 6 cũng chỉ đi bằng hai tay không mà cũng đã truyền pháp Thiền cho đến thời Lục Tổ Huệ Năng. Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi đến truyền Thiền cho Việt Nam qua bốn đời ngoài Lâm Tế và Tào Động cũng chẳng mang một loại khí giới nào để chinh phục lòng người ngoài lưỡi gươm trí tuệ để đoạn diệt vô minh. Từ những thời cực thịnh như nhà Lương ở Trung Quốc, thời Hoàng Đế A Dục ở Ấn Độ, thời Thánh Đức Thái Tử ở Nhật hay Lý, Trần ở Việt Nam... khi Phật giáo thịnh thì cả dân tộc đều thịnh cả, nhưng không có một triều đại nào dựa vào sự hưng thịnh đó mà lợi dụng đi chinh phạt nước khác để truyền bá đạo Phật cả.

Suốt cuộc đời 80 năm của Đức Phật cũng chỉ có một lưỡi gươm trí tuệ duy nhất thật sắc bén để đoạn diệt mọi sự vô minh phiền não từ bên trong hoặc từ bên ngoài đến, để tự chiến thắng mình, hay có cảm hóa người ngoài đi chăng nữa cũng không một giọt máu nào rơi. Ngài đã giết sạch được tất cả các giặc tham sân, si, mạn nghi, ác kiến ... chỉ bằng một lưỡi gươm trí tuệ. Chỉ có trí tuệ mới đoạn sạch được vô minh và phiền não mà thôi.

Nhìn người đàn bà Tunésie ta thấy họ đảm đương gần như người đàn bà Nhật, ngoài đường phố hay trên đồng ruộng ta thường hay thấy họ làm việc hay buôn bán. Trong khi đó đàn ông hay ngồi chuyện trò trong quán cà phê hoặc nhà hàng hay nơi du hí. Suốt ngày họ cứ la cà đây đó và tuyệt nhiên ta không thấy bóng dáng của người đàn bà.

Ai cũng rất đổi ngạc nhiên khi nhìn những nhà cửa nơi đây. Thoạt trông như bị sụp đổ, nhưng không phải vậy, vì họ xây xong phần nào thì ở phần nấy, không chờ đến lúc hoàn thành. Nhìn suốt dọc đường, quanh thành phố ta trông thấy nơi nào cũng như nhau cả.

Ngoài đường xe hơi, xe gắn máy, xe đạp, xe ngựa, xe lửa, lạc đà, cừu ... đi ngổn ngang, tỏ ra một xã hội thật vô cùng mất trật tự. Những con lừa thật nhỏ nhưng trên lưng phải chở không biết bao nhiêu thứ đồ từ nơi này đến nơi khác, lại thêm một người ngồi trên thân hình bé nhỏ của con lừa nữa, trông rất thảm thương tội nghiệp. Ở đây người ta hành hạ súc vật quá, tôi đâm ra thương hại. Có lẽ nghiệp duyên của những con vật này còn nặng nên phải bị đầu thai nơi đây, nếu chúng được sanh sang Âu Châu hay Mỹ Châu thì sẽ sung sướng biết dường nào. Chắc chúng phải tu thêm nhiều kiếp nữa mới được.

Lừa thường hay chở hai bên hông hai vò nước để cho người uống hoặc giặt rửa. Nước ở đây quý hơn vàng, vì ở đây mỗi năm chỉ mưa chừng 12 phân nước. Nhà nào cũng có bồn chứa nước trên lầu hoặc đào giếng để lấy nước tưới cây. Trông sâu thăm thẳm đến tận cùng của đáy giếng, ta chỉ thấy một vài giọt nước đọng lại, nên cây cối cũng phải chịu chết dần chết mòn. Khắp cả núi đồi vùng Tunis mãi cho đến vùng sa mạc như Tozeur, Nefta không có một cây cổ thụ nào cả, toàn là những cây mọc không khỏi mặt đất, cũng chỉ vì thiếu nước, ngoại trừ những cây chà là thật ngộ nghĩnh, trông lớn hơn cây xương tế và nhỏ hơn cây dừa ở xứ mình, có trái như những buồng cau ăn trầu, trái ăn ngọt lịm cả môi người. Vùng Bắc trồng chà là ít được, chỉ có vùng sa mạc thì chà là ưa sống hơn.

Ở đây có nhiều chuyện lạ: trái chanh thật ngọt. Điều này nói chẳng ai tin, nhưng khi ăn xong mới biết. Hình dáng như trái chanh thường, khi bắt đầu bóc vỏ, chúng ta theo thói quen là chảy nước miếng, nhưng khi bỏ vào trong miệng thấy ngọt lịm như đường.

Cây xương rồng, hay theo người Việt Nam mình thường gọi là cây lưỡi long. Cây có quả và quả ở đây họ bán đầy đường cũng như trong phố chợ.

Có một điều lạ nữa là rau cỏ ở đây thật hiếm, nhưng họ không biết ăn, lá củ cải hay lá rau hành họ vất bỏ hết. Không biết họ không ăn được hay chưa biết ăn? Đó còn là một nghi vấn.

Đi thăm vườn cây cam, vườn lựu và quít, tôi thấy rau dền mọc đầy đồng, xanh tươi mơn mởn, nhưng họ không ăn, để trổ bông, rồi già, rồi chết.

Ra ngoài chợ để mua đồ, tôi thấy du khách Pháp, Đức, Anh thật nhiều, họ chen nhau giữa người với người, giữa người với vật, giữa bụi bặm với tiếng hò reo, nhưng thấy họ vui mừng ra phết. Tôi chả hiểu tại sao, nhưng có lẽ vì họ đã sống lâu với văn minh vật chất tiện nghi của Âu Châu, giờ đây họ muốn sống với thiên nhiên, với tự do trong bụi bặm cho thỏa chí hay sao mà thấy ai cũng vui vẻ cả. Nhưng theo tôi nghĩ, vui vẻ nhất đối với người xứ lạnh có lẽ là cái nóng của xứ này. Trong khi Âu Châu 5 độ C thì Tunésie còn tắm biển được (30 độ C). Họ tha hồ phơi nắng trên bãi biển, trên sân thượng của khách sạn, trong khi đó người bản xứ sợ đen da nên thấy nắng là đi tìm bóng mát để núp. Quả thật cuộc đời là một cái gì hay mâu thuẫn, khó nói và thật khó giải thích. Có lẽ im lặng thì đúng với triết lý hơn.

Ví dụ như người Nhật, nếu ăn canh không kêu thành tiếng, kẻ đó là kẻ yếu ớt, không đáng làm người, nhưng ngược lại với người Âu Châu thì điều đó là mất phép lịch sự. Trong khi đó cái lịch sự của người Đức là ngồi hỉ mũi ngay cả trên bàn ăn, mà điều này người Nhật cho là vô lễ nhất không gì sánh bằng. Người Âu, Á, Mỹ, Úc sơn móng tay, móng chân màu đỏ, màu hồng cho là đẹp, trong khi đó người Phi Châu sơn chân sơn tay màu đà hay màu đen mỗi khi có cưới hỏi hay tiệc tùng thì họ cho là đẹp. Đối với vẻ đẹp của từng dân tộc chúng ta không nên phê bình đến, nhưng ở đây cần nêu ra một số thí dụ điển hình để chúng ta tùy nghi mà nhận xét và làm cho thích nghi với từng hoàn cảnh xã hội. Vì ta thường hay nói là: “Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc.”

Bước vào chợ, người ta thấy bày la liệt đủ thứ đồ, từ áo quần, mền, nệm, thảm... cho đến đồ ăn, thức uống. Thỉnh thoảng có một ông thâu thuế đi qua đi lại lấy tiền người bán hàng, trông giống như những khu chợ phiên ở nhà quê trong những xóm làng Việt Nam.

Đặc biệt ở đây có thể nói là ruồi. Ruồi thật là nhiều. Ban đầu còn xua đuổi chúng đi, nhưng khi tay chân con người mệt mỏi thì mình cũng cố thả lì cho chúng tha hồ mà bu đậu.

Tôi được một gia đình quen từ Pháp đưa sang đây để thăm Tunésie và đã đến ở Nabeul với người con trai hiện đang làm Bác sĩ trong một bệnh viện gần đó. Cả gia đình và tôi đã có dịp đi thăm nhiều nơi trong xứ. Đặc biệt phải nói là nơi những sa mạc đồng khô cỏ cháy như Tozeur, Nefta... của Sahara gần tận biên giới Algérie.

Càng đi sâu vào miền Nam Tunésie càng thấy cây cối cằn cỗi, ít ỏi, chúng tôi đã đi đến nơi cuối cùng cõi sống của cây cỏ. Đó là Tozeru, nghỉ đêm trong một khách sạn gọi là Oasis - Oase là sa mạc - cả tiếng Pháp lẫn tiếng Đức đều đồng nghĩa như thế, nhưng tiếng Nhật, tiếng Tàu và cả tiếng Việt Nam thì có nghĩa giống nhau nhưng có lẽ hơi khác nghĩa chữ Oa một chút. Sa (沙) có nghĩa là cát, mạc (漠) có nghĩa là bãi. Chữ mạc có bộ thủy của chữ nho ý nói là có nước, nhưng thực sự thì trong sa mạc không có nước, chỉ có những chỗ đọng lại mới gọi là Oasis.

Trong bãi cát có một loại đá trông thật ngộ nghĩnh. Đá này kết tinh bằng chất muối, nên khi lấy khỏi mặt đất, bị ánh sáng mặt trời chiếu vào thì đá kia chảy nước liên hồi.

Đến Tuzeur để xem mặt trời lặn, đó cũng là mục đích chính của chúng tôi. Ai cũng bảo rằng Tozeur là nơi đẹp nhất của vũ trụ lúc hoàng hôn, nên ai cũng nôn nóng chờ xem giờ mặt trời đi ngủ. Thật ra chả có gì lạ hơn ở Âu hay ở Mỹ, nhưng có lẽ nhờ ở đây là vùng sa mạc không có cây cối gì cả, nên người ta dễ thấy cái tận cùng của mặt trời lúc lặn xuống chăng? Thật ra ở đâu thì mặt trời cũng mọc ở phương Đông và lặn ở phương Tây, cũng chả có điều gì khác lạ. Trong sa mạc chỉ có một vài con lạc đà đi lững thững đó đây để tìm thức ăn vật uống, nhưng có lẽ lạc đà phải chịu đựng 5 đến 7 ngày như vậy mới có thể tìm được một cây cỏ khô hay một vài vật đã bị thiêu cháy, quả thật khổ sở vô cùng. Thế nhưng Đức Phật có dạy rằng: “Cái khổ của con lạc đà chở nặng trong bãi sa mạc ấy cũng chưa gọi là khổ. Chỉ có con người ngu si không trí tuệ, ấy mới thật là khổ.” Như vậy đủ thấy sự ngu si của con người đáng sợ biết chừng nào!

Thuở xưa khi Phật còn tại thế, Ngài sinh ra lớn lên và ở xứ Ấn Độ, nơi đây không thấy có sa mạc, có lẽ cũng chẳng có lạc đà, chỉ có bò thôi, nhưng sao Ngài biết hết cả những chúng sanh ở khắp nơi trong vũ trụ vậy. Thật phải ca tụng Ngài hơn là: “Thiên nhơn chi Đạo sư, tứ sanh chi Từ phụ.” (Thầy của Trời và người, Cha lành của bốn loài chúng sanh.) Như vậy mới đúng ý nghĩa thị hiện của Ngài.

Nếu đi thêm chừng vài chục cây số nữa thì đến biên giới Algérie, chúng tôi vội quay về, vì nơi đó vừa mới có một trận động đất khủng khiếp đã làm thiệt mạng tới mấy chục ngàn người, nên đành trở về Nabeul không vấn vương gì nữa cả.

Chúng tôi về Nabeul để tối ngồi thiền, sáng tụng kinh, để hít thở không khí trong lành của biển cả vào buổi sáng tinh sương khi mặt trời vừa lố dạng hay những buổi chiều thu gió hiu hắt, bóng hoàng hôn.

Tunésie cũng không lớn lắm, nếu đi từ Tozeur hay Nefta chỉ mất khoảng 6, 7 tiếng đồng hồ xe hơi, độ chừng 500 cây số về hướng cực nam. Nếu đi con đường ven biển có lẽ sẽ dài gần gấp đôi.

Sau gần 2 tuần lễ ở Tunésie, chúng tôi đã trở lại Pháp như từ nhà quê đến tỉnh không hơn không kém. Ngồi ở phi trường Tunis đợi máy bay cả 2 tiếng đồng hồ nhưng chẳng có ai buồn thông báo một lời nào về sự trễ nãi ấy cho hành khách. Ngồi chờ ở đây mà nhớ Việt Nam ta trong quá khứ (bây giờ có lẽ còn đày đọa hơn?). Có lần, vào mùa hè năm 1974, tôi cùng 4 người Nhật về thăm Việt Nam, phải chờ suốt gần 3 tiếng đồng hồ ở phi cảng Tân Sơn Nhất để đi Đà Nẵng trong không khí oi ả của mùa hè, nhưng cũng không có một lời hướng dẫn nào về sự trễ nãi ấy.

Nói chung người Tunésie hiền hòa, hiếu khách, trông có vẻ rụt rè. Họ tương đối thành thật nhưng bề ngoài có lẽ ảnh hưởng người Pháp chăng? Quê hương họ nghèo, đồng khô cỏ cháy, nhưng thấy họ sống trong hòa bình, độc lập mình thật muốn được như họ.

Con người khi sống trong tự do, ít ai lưu ý và biết quý trọng sự tự do đó, nhưng khi mất đi rồi mới ngồi than vãn, quả thật là điều đáng tiếc. Cũng như khi còn cha mẹ, ít ai thấy được tình thương hiển hiện, nhưng khi phụ mẫu khuất bóng rồi ta mới thấy có một khoảng không to tướng không gì có thể lấp đầy. Nếu lúc đó có đem mâm cao cổ đầy dâng cho cha mẹ cũng chẳng làm hài lòng người khuất mặt. Cho nên chúng ta phải hiếu thảo vói phụ mẫu tại tiền. Có như thế mới trọn đạo làm con. Lo là lo cho người còn sống và sự sống nếu mất rồi chúng ta có làm gì đi nữa cũng chỉ cốt để che miệng thế gian thôi.

Trở lại Paris tôi thấy lòng mình thoải mải, không phải vì cái tự do, cái hào nhoáng của xứ này, cũng chả phải vì Paris được mệnh danh là “trung tâm của vũ trụ ”, nhưng về lại Paris như về lại một quê hương nhỏ bé của lòng mình. Paris có ánh đèn màu, có sông Seine xanh màu nước biếc, có lá vàng rơi trên những đại lộ trải dài với đầy những xe cộ. Paris không đông người như Tokyo nhưng có hơi ồn ào và nhộn nhịp. Người Paris sống bề ngoài hơn người Anh hay người Đức, nhưng người Paris có lẽ dễ chịu và xuề xòa hơn bất cứ một dân tộc Âu Châu nào khác. Không buồn tênh như Đức, không lạnh nhạt như Anh, không ảm đạm như Hòa Lan, cũng chả cao sang như Thụy Sĩ. Paris, thành phố mà tôi đã hơn 10 lần đi và đến, tôi thấy Paris có chút gì Việt Nam. Điều đó đã làm tôi ưa thích.

Nhưng dầu đi đâu hay ở đâu, tôi cũng thấy chẳng bằng quê hương mình. Quê hương ta nghèo nhưng nhuộm thắm tình người. Quê hương ta còn đau khổ, nhưng nơi đó đã có biết bao nhiêu anh hùng đã đứng lên dựng nước và giữ nước. Ta hy vọng ở một ngày mai. Một ngày mai không còn chiến tranh và thù hận, một ngày chỉ còn tình thương. Chỉ có tình thương mới dập tắt được hận thù. Lúc đó ta sẽ cùng nhau xây dựng quê hương, ta quyết sẽ không cho một bàn tay lông lá nào có quyền quyết định vận mệnh của dân tộc ta cả. Vận mệnh dân tộc Việt Nam là của người Việt Nam, không phải của người Nga, người Tàu hay người Mỹ.

Đứng trên tinh thần đó ta còn an tâm - với ta làm người Việt Nam là còn chút gì với tinh thần cũng như với văn hóa Việt Nam.

Hôm nay tôi ghi lại những cảm tưởng này trong chuyến đi vừa qua cũng chỉ để nhớ lại một vài hình ảnh hay một vài ý niệm về một vài dân tộc mà tôi có nhân duyên đã đi và đã đến. Nguyện cầu cho tất cả chúng ta cũng như mọi người luôn sáng suốt cũng như đầy đủ nghị lực để hoàn thành trách nhiệm bảo vệ quê hương, quốc gia, dân tộc cùng Đạo Pháp trong lúc xa quê hương xứ sở như thế này.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 26 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.164.83 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (261 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...