Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Phục vụ để giúp bánh xe Dhamma luân chuyển »»
Dhamma Giri, India Tháng 6, 1986
Những người phục vụ Dhamma thân mến của thầy:
Mục đích của sự phục vụ Dhamma là gì? Chắc chắn không phải để nhận được chỗ ăn chỗ ở hay để sống qua ngày trong một môi trường thoải mái, hay để trốn tránh trách nhiệm của đời sống hàng ngày. Những người phục vụ Dhamma biết rất rõ điều này.
Những người đó đã thực hành Vipassana và nhận ra sự lợi ích bằng sự trải nghiệm của chính họ. Họ đã thấy sự phục vụ vô vị lợi của các thiền sư, ban quản trị và những người phục vụ Dhamma, sự phục vụ đã khiến cho họ nếm được hương vị không có gì sánh bằng của Dhamma. Họ đã bắt đầu bước đi trên con đường thánh thiện, và bắt đầu phát triển phẩm chất hiếm hoi của lòng biết ơn một cách tự nhiên, ước nguyện đền đáp tất cả những gì họ đã nhận được.
Dĩ nhiên, thiền sư, ban quản trị và những người phục vụ Dhamma phục vụ vô vị lợi mà không trông đợi được đền đáp hoặc nhận được bất cứ thù lao vật chất nào. Cách duy nhất để họ trả món nợ là giúp bánh xe Dhamma luân chuyển, phục vụ người khác cùng một đường lối vô vị lợi. Đây là chủ ý thánh thiện về sự phục vụ Dhamma.
Khi những người hành thiền Vipassana tiến triển trên con đường, họ thoát khỏi thói quen cố hữu của sự tự cao, tự đại và bắt đầu quan tâm tới người khác. Họ nhận ra rằng, ở khắp nơi người ta khổ như thế nào: trẻ hay già, nam hay nữ, da đen hay da trắng, giàu hay nghèo, mọi người đều khổ. Những người hành thiền nhận ra rằng chính họ cũng đã khổ cho tới khi gặp được Dhamma. Họ biết rằng, giống như họ, những người khác bắt đầu hưởng được hạnh phúc và bình yên thật sự bằng cách đi theo con đường này. Chính sự thay đổi đó đã khích lệ những cảm nghĩ về sự hỷ lạc cho người khác, và củng cố ước nguyện giúp những người đau khổ thoát khỏi khổ đau bằng Vipassana. Lòng trắc ẩn trào dâng cùng với chủ ý giúp người khác thoát khỏi khổ đau.
Dĩ nhiên là cần thời gian để phát triển sự thấm nhuần về Dhamma và nhận được sự đào tạo để dạy Dhamma. Nhưng cũng có rất nhiều cách khác để phục vụ những người tới tham gia khóa thiền và mọi sự phục vụ đều vô giá.
Ước nguyện để trở thành một người thật sự phục vụ Dhamma là ước nguyện giản dị - một người phục vụ Dhamma giản dị, khiêm nhường.
Và những người thực hành Vipassana bắt đầu nhận ra rằng, theo luật tự nhiên, những hành động bằng việc làm và lời nói làm tổn thương người khác sẽ cũng làm tổn thương những người gây ra chúng. Trong khi những hành động giúp người khác sẽ mang lại bình an và hạnh phúc cho những người làm việc này. Vì thế, giúp đỡ người khác cũng là giúp chính mình. Như vậy phục vụ là vì lợi ích của chính mình. Làm được như thế sẽ phát triển Parami của mình và khiến cho mình có thể tăng tiến nhanh chóng và chắc chắn trên con đường. Phục vụ người khác thực ra cũng là phục vụ chính mình.
Hiểu được sự thật này, một lần nữa, sẽ khuyến khích những ước nguyện được tham gia vào nhiệm vụ thánh thiện của việc giúp đỡ người khác thoát khỏi khổ đau.
Nhưng cách hay nhất để phục vụ là gì? Không biết được điều này, người phục vụ không thể giúp người khác hay chính họ; thay vào đó họ có thể gây ra tai hại. Cho dù nhiệm vụ Dhamma có thánh thiện đến đâu đi nữa, nó sẽ không có sự lợi lạc đích thực trong việc giúp đỡ nếu chủ ý của người phục vụ Dhamma không được tốt. Sự phục vụ sẽ không có lợi lạc nếu chỉ để làm gia tăng bản ngã của mình hay để trông đợi một điều gì đó – dù chỉ là lời khen ngợi hay sự biết ơn.
Khi phục vụ, phải chắc rằng các con hành thiền ít nhất là ba lần một ngày, mỗi lần một giờ, để giúp cho các con vững mạnh để phục vụ. Nếu các con thấy rằng tâm mình dao động hoặc đầy những bất tịnh và không thể phục vụ một cách đúng đắn, thì tốt hơn các con nên ngừng phục vụ và tham dự khóa thiền. Trước hết phải giúp mình trước! Hãy hiểu rằng, trừ khi các con củng cố bản thân trong Dhamma, các con không thể giúp người khác được. Một người ốm yếu không thể hỗ trợ một người ốm yếu khác. Một người mù lòa không thể chỉ đường cho một người mù khác. Hãy củng cố bản thân để các con có thể phục vụ một cách lành mạnh.
Mọi hành động của các con đều rất quan trọng bởi vì thiền sinh sẽ xem xét những hành động của thiền sư, ban quản trị và của những người phục vụ Dhamma. Nếu họ thấy rằng những người này nóng nảy, họ sẽ trở nên kém hăng hái. Nhưng nếu họ thấy rằng, thiền sư, ban quản trị và những người phục vụ đều bình an, tươi vui, giúp người với đầy tình thương, không một chút ác ý, chắn chắn họ sẽ được khuyến khích để bước đi một cách nhiệt tình trên con đường. Bởi vậy, hãy hiểu rằng các con có một trách nhiệm lớn lao. Mọi hành động của các con trong mảnh đất Dhamma này phải tạo ra sự tin tưởng và thành kính đối với Dhamma trong tâm của những người mới tới và giúp củng cố lòng thành và sự tự tin trong tâm của những thiền sinh cũ.
Cũng như khi các con yêu cầu những thiền sinh mới phải giữ giới và kỷ luật trong khóa thiền, phải chắc rằng chính các con cũng phải giữ kỷ luật và im lặng càng nhiều càng tốt. Chỉ nói những gì thật cần thiết. Nói một cách nhã nhặn, đầy tình thương, trung thực và hữu ích. Các con phải giữ cả năm giới trong khi các con phục vụ Dhamma. Nếu phạm bất cứ một giới nào, các con sẽ gây hại cho bầu không khí của trung tâm và hại cho những người khác.
Một người phục vụ Dhamma không phải là một người cai tù mà là một người tôi tớ - một người tôi tớ của Dhamma. Những thiền sinh không phải là những tù nhân. Dĩ nhiên những điều lệ và kỷ luật phải được tuân hành. Nếu thấy một thiền sinh vi phạm kỷ luật, điều đó không có nghĩa là người phục vụ Dhamma sẽ có những hành động đối với người này với thái độ của một người cai tù với phạm nhân. Không được, phải cảm thông. Nếu có ai đó phạm giới, điều đó cho thấy rằng người này hoặc là vô minh hoặc là rất dao động. Một người phục vụ Dhamma tốt sẽ thông cảm và nghĩ rằng: “Người này đang đau khổ; làm sao ta có thể giúp người đó thoát khỏi khổ đau?” Điều này không thể làm được bằng sự trừng phạt hay dùng lời nói hằn học đầy tức giận và oán ghét - điều đó giống như đổ thêm lửa vào một người đang cháy. Người này cần những lời an ủi với đầy cảm thông, tình thương và lòng thương xót.
Có đôi lúc các con phải dùng những lời cứng rắn, nhưng phải chắc rằng nó không làm đau lòng và đầy ác ý. Nếu vì sơ ý các con đã nói không đúng đắn, hãy xem các con nhanh chóng nhận ra điều này và phát triển tình thương và lòng trắc ẩn đối với một thiền sinh như thế nào. Hãy kiếm cơ hội để gặp thiền sinh này và tươi cười nói vài lời đầy tình thương và lòng trắc ẩn. Nếu người này đau lòng vì những hành động sai trái của các con, ảnh hưởng xấu sẽ được gột rửa và thiền sinh sẽ bắt đầu tu tập trở lại với đầy nhiệt tình.
Hãy hiểu rằng mặc dù các con chỉ là một người phục vụ, các con luôn luôn là một thiền sinh. Do đó không bao giờ nên coi mình là một thiền sư. Nếu một thiền sinh gặp các con với bất cứ khó khăn nào liên quan đến việc hành thiền, không nên quá nhiệt tâm, có lời khuyên hoặc là chỉ bảo cho họ về phương pháp thực hành. Một cách nhã nhặn, mang người đó đến gặp thiền sư và hãy để thiền sư trả lời những câu hỏi liên quan đến sự thực hành.
Trong khi phục vụ, các con có thể đề nghị, nhưng không nên trông đợi những đề nghị này được chấp thuận bởi ban quản trị hay thiền sư. Đừng thổi phồng bản ngã, nếu không các con sẽ bắt đầu làm hại chính mình. Nếu các con cảm thấy dao động bởi vì đề nghị của mình không được chấp thuận, các con đã không học hỏi Dhamma. Các con ở đây để phục vụ chứ không phải để chỉ bảo người khác.
Không nên trông đợi bất cứ điều gì vì sự phục vụ của mình. Khi các con cố để làm cho đề nghị của mình được chấp nhận, các con đang trông đợi một điều gì đó. Hãy luôn luôn hiểu rằng: “Tôi ở đây để phục vụ, chỉ có vậy thôi. Tôi đang học cách phục vụ mà không trông đợi được đền đáp; tôi phục vụ với một chủ ý để thấy được rằng, càng ngày càng có nhiều người nhận được lợi lạc. Nguyện cho tôi là một gương sáng cho họ; điều này sẽ giúp họ và cũng giúp tôi nữa.”
Hãy hiểu rằng trong khi phục vụ, các con đang học hỏi làm thế nào để áp dụng Dhamma trong cuộc sống hàng ngày. Sau cùng, Dhamma không phải là sự trốn tránh những trách nhiệm hàng ngày. Bằng cách học, cách hành xử theo đường lối Dhamma trong việc tiếp xúc với các thiền sinh và những tình huống ở đây, trong một thế giới thu nhỏ của một khóa thiền hay một trung tâm, các con đang rèn luyện cho mình cách hành xử tương tự như ở thế giới bên ngoài. Các con thực hành cố để giữ sự bình tâm và tạo ra tình thương và lòng trắc ẩn đối với với những hành vi không tốt của người khác. Đây là bài học mà các con đang học được ở đây. Các con là những thiền sinh giống như những người đang ngồi trong khóa thiền.
Nguyện cho tất cả các con, những người đang phục vụ Dhamma được củng cố trong Dhamma. Nguyện cho các con học cách phát triển thiện ý, tình thương và lòng trắc ẩn đến mọi người. Nguyện cho các con tăng trưởng trong Dhamma để hưởng được bình an thật sự, hòa hợp thật sự, hạnh phúc thật sự.
Bhavatu sabba mangalam
SERVE TO KEEP THE WHEEL OF DHAMMA ROTATING
My dear Dhamma servers:
What is the purpose of Dhamma service? Certainly not to receive board and lodging, nor to pass the time in a comfortable environment, nor to escape from the responsibilities of daily life. Dhamma servers know this well.
Such persons have practised Vipassana and realized by direct experience the benefits it offers. They have seen the selfless service of the teachers, management and Dhamma servers—service that enabled them to taste the incomparable flavour of Dhamma. They have begun to take steps on the Noble Path, and naturally have started to develop the rare quality of gratitude, the wish to repay this debt for all that they have received.
Of course the teacher, management and Dhamma servers gave their service without expecting anything in return, nor will they accept any material remuneration. The only way to pay back the debt to them is by helping to keep the Wheel of Dhamma rotating, to give to others the same selfless service. This is the noble volition with which to give Dhamma service.
As Vipassana meditators progress on the path, they emerge from the old habit pattern of self-centredness and start to concern themselves with others. They notice how everywhere people are suffering: young or old, men or women, black or white, wealthy or poor, all are suffering. Meditators realize that they themselves were miserable until they encountered the Dhamma. They know that, like themselves, others have started to enjoy real happiness and peace by following the Path. Seeing this change stimulates a feeling of sympathetic joy, and strengthens the wish to help suffering people come out of their misery with Vipassana. Compassion overflows, and with it the volition to help others find relief from their suffering.
Of course it takes time to develop the maturity and to receive the training to teach Dhamma, but there are many other ways in which to serve those who have come to join a course, and all of them are invaluable. Truly it is a noble aspiration to be a Dhamma server—a simple, humble Dhamma server.
And those who practise Vipassana start realizing the law of nature according to which actions of body and speech that cause harm to others will also harm those who commit them, while actions that help others will bring peace and happiness to those who perform them. Thus, helping others is also helping oneself. It is therefore in one’s own interest to serve. Doing so develops one’s pāramīs and makes it possible to advance more quickly and surely on the path. Serving others is, in fact, also serving oneself. Understanding this truth again stimulates the wish to join in the noble mission of helping others to come out of their miseries.
But what is the best way to serve? Without knowing this, servers cannot help others or themselves; instead they might even do harm. However noble the Dhamma mission may be, there can be no true benefit in helping to fulfil it if the volition of the Dhamma server is not sound. The service will not be beneficial if it is given to inflate the server’s ego, or to obtain something in return—even if only words of praise or appreciation.
When you give service see that you meditate at least three times a day for one hour each, to keep yourself fit to give service. If you find your mind is agitated or full of negativity and it cannot work properly, then you had better stop serving and join the course. First help yourself! Understand, unless you have helped and strengthened yourself in Dhamma, you can’t help others. A lame person cannot support another lame person; a blind person cannot guide another blind person. Strengthen yourself at least enough so that you can give wholesome service.
Every action of yours is important because the students examine the actions of the teacher, the management and the Dhamma servers, and if they find these people are short-tempered they will become discouraged. But if they find the teacher, management and the servers are peaceful, smiling, helpful, and full of love, without a trace of ill will, they will certainly be encouraged to walk diligently on the path. Therefore, understand that you have a great responsibility. Every action of yours on this Dhamma land should be such that you generate devotion and confidence towards Dhamma in the mind of the newcomers, and you help to strengthen devotion and confidence in the minds of the old students.
Just as you expect a new student to observe the precepts and the discipline of the course, in the same way see that you yourself observe the discipline and silence as much as possible. Say only what is essential. Speak politely, lovingly, truthfully, helpfully. You have to observe all the Five Precepts while you are giving Dhamma service. If you break any precept you will harm the atmosphere of the centre and harm others.
A Dhamma server is not a jailer but a servant, a Dhamma servant. The students are not prisoners. Of course the rules and discipline must be observed, but if a student is found breaking them it does not mean the Dhamma server should take action against this person with the mentality of a jailer towards a convict. No, there must be sympathy. If somebody has broken a rule, it shows that this person is either ignorant or highly agitated. A good Dhamma server will generate a feeling of sympathy and think, "This person is suffering; how can I help him come out of suffering?" This cannot be done by punishment or using hard words full of anger and hatred—that would be like throwing fire on somebody already burning. This person requires soothing words of sympathy, love and compassion.
At times you might have to use strong words but see that they are not hurtful, filled with ill will. If by mistake you have spoken wrongly, see how quickly you realize this and develop love and compassion towards the same student. Seek an opportunity to meet this person and smilingly speak a few words of love and compassion. If this person was hurt by your wrong action, the bad effect will be washed away and the student will start working once again with enthusiasm.
Understand that even though you are a server, you are always a student. Therefore never try to play the role of the teacher. If a student approaches you with any difficulty pertaining to the meditation, don’t be enthusiastic to give advice on the technique to the student. In a humble way take the person to the teacher and let the teacher answer questions pertaining to the technique.
While serving you can give suggestions, but don’t expect that these suggestions will be accepted by the manager or by the teacher. Don’t inflate your ego or you will start to harm yourself. If you feel agitated because your suggestions have not been accepted, you are not learning Dhamma. You are here to serve, not to dominate others.
Do not expect anything in return for your service. When you insist that your suggestions should be accepted, you are expecting something. Keep understanding: "I am here to serve, that is all. I am learning how to serve without expecting anything in return; I am serving with only one volition: to see that more and more people benefit. May I be a good example to them; this will help them and will help me also."
Understand that while serving you are learning how to apply Dhamma in day-to-day life. After all, Dhamma is not an escape from daily responsibilities. By learning to act according to the Dhamma in dealing with the students and situations here in the little world of a meditation course or centre, you train yourself to act in the same way in the world outside. Despite the unwanted behaviour of another person, you practise trying to keep the balance of your mind, and to generate love and compassion in response. This is the lesson you are trying to master here. You are a student as much as those who are sitting the course.
May all of you who give Dhamma service become strengthened in Dhamma. May you learn to develop your goodwill, love and compassion for others. May all of you progress in Dhamma to enjoy real peace, real harmony, real happiness .
Bhavatu sabba maṅgalaṃ
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.9.172 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập