Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ - Ngày 13 tháng 1 năm 1991 »»
Câu hỏi: Dhamma Giri đang phát triển rất nhanh, Ngoài những khóa thiền, hiện nay chúng ta có viện nghiên cứu Vipassana, một nơi dành cho công nghệ, một nơi dành cho tiếng Pali và rất nhiều sự xây dựng. Xét về tất cả những điều này. Thưa Thầy chức năng quan trọng nhất của một trung tâm Dhamma là gì, điều gì sẽ được ưu tiên và ai là những người quan trọng nhất tại một trung tâm.
Thầy Goenka: Hoạt động chính tại tất cả những trung tâm thiền của chúng ta khắp thế giới là giảng dạy Vipassana, tuy nhiên Dhamma Giri là tâm điểm, một trung tâm quan trọng nhất, nơi chúng ta có những hoạt động khác trong việc nghiên cứu về pariyatti – pháp học - những lời của đức Phật. Có rất nhiều lầm lẫn đối với phương diện lý thuyết của Dhamma ví dụ có những quyển sách do những người không hành thiền viết, có những sự chuyển dịch không đúng về những lời của đức Phật và chúng ta nhận ra rằng những diễn dịch sai lầm sẽ tạo ra sự bối rối trong tâm của thiền sinh. Đối với những thiền sinh đã thực hành thiền và có 100% tin tưởng về những gì được dạy thì không cần thiết phải tìm tới pháp học để có sự hứng khởi hay sự hướng dẫn. Nhưng nếu một thiền sinh gặp một quyển sách mà có sự diễn giải hoàn toàn khác với lời dạy và giáo huấn của đức Phật thì chắc chắn có sự phân vân nảy sinh trong tâm của thiền sinh đó và thiền sinh đó sẽ thấy khó tiến bộ trong Dhamma.
Vì mục đích này chúng ta nhận thấy rất thiết yếu để thành lập trung tâm nghiên cứu Vipassana để hỗ trợ, gia tăng sự thực dụng về những lời dạy của đức Phật. Viện nghiên cứu sẽ làm sự nghiên cứu toàn diện về những lời dạy của Đức Phật và lời bình luận cùng những bình luận phụ, và viện cũng sẽ phát hành những lời giải thích liên quan đến sự thực hành. Viện nghiên cứu này không có mục đích gì khác hơn là làm sáng tỏ phương pháp vipassana và để giúp thiền sinh hiểu rõ về pariyatti – pháp học là gì. Điều này không có nghĩa rằng hoạt động của trung tâm để dạy thiền vipassana sẽ yếu đi trong mọi trường hợp, sự hành thiền sẽ luôn luôn là sự hoạt động quan trọng nhất, sự nghiên cứu không nên làm ở mọi trung tâm. Dhamma Giri ở một vị thế đặc thù, trung tâm có những cơ sở thích hợp và có một khu đất lớn và một phần đã được dành cho việc nghiên cứu.
Về việc chỉ ra điều gì quan trọng tại một trung tâm thì sự thực hành phương pháp luôn luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng và sự quan trọng thứ hai là sự phục vụ. Tuy nhiên nếu có người muốn hiến tặng để giúp cho một dự án đã được công bố, ví dụ như phát hành một quyển sách hay là làm việc nghiên cứu đặc biệt nào đó hoặc xây dựng tòa nhà tại trung tâm, thì tiền sẽ được dùng cho mục đích đó. Tổ chức chúng ta sẽ không bao giờ cố ép người khác bằng cách nói rằng tiền của bạn sẽ nên ở đây hay kia, chỗ nào quan trọng hơn, chỗ kia quan trọng hơn. Chủ ý phải do người hiến tặng, tương tự như thế sự phục vụ phải tùy theo chủ ý của người phục vụ Dhamma. Một người có thể cảm thấy thoải mái hơn hay vui hơn khi phục vụ ở nơi dạy hành thiền thì ta nên phục vụ ở đó, nhưng nếu ta cảm thấy thoải mái hơn trong vấn đề làm việc với sách vở thì chúng ta nên phục vụ ở đó.
Sự hành thiền sẽ luôn luôn là giữ vai trò quan trọng nhất của tổ chức. Do đó những người phục vụ là những người quan trọng nhất. Chúng ta ở đây để phục vụ những người hành thiền, nếu không có người hành thiền thì sẽ không có những cuộc hội thảo này, và tất cả những cơ sở này sẽ vô dụng. Do đó người quan trọng nhất là người hành thiền.
Câu hỏi: Duy trì sự tinh khiết của Sila trong đất Dhamma là quan trọng như thế nào thưa thầy. Nếu Sila được cho phép lơi lỏng ở trung tâm thì có đủ không để nói rằng Dhamma sẽ lo liệu?
Trả lời: Dhamma sẽ không xử lý. Dhamma chỉ săn sóc những người đã săn sóc Dhamma, nếu ai đó không có săn sóc Dhamma thì Dhamma sẽ không săn sóc người này. Điều tối quan trọng là mọi người sống trong đất Dhamma sẽ bảo vệ Dhamma trong chính họ và rồi Dhamma sẽ bảo vệ họ. Nếu các con phá giới ở đâu đó, điều đó là sai trái, các con sẽ bị trừng phạt bởi luật tự nhiên. Nhưng khi các con phá giới trong đất Dhamma thì sự trừng phạt mà các con nhận được sẽ nặng hơn rất nhiều bởi vì các con không chỉ phá giới mà các con còn phá quấy sự thanh tịnh của bầu không khí Dhamma ở chung quanh các con và các con đã làm hại rất nhiều người bằng cách tạo ra chướng ngại trên đường tiến bộ của họ.
Theo lời đức Phật. Người sống cuộc đời Dhamma thì được Dhamma bảo vệ chứ không phải người không chăm sóc Dhamma, Dhamma giống như con dao hai lưỡi. Đối với những người sống cuộc đời Dhamma, Dhamma sẽ cắt đứt tất cả những chướng ngại, mọi khó khăn và tất cả những kẻ thù. Nhưng đối với những người không thực hành Dhamma chính lưỡi dao này sẽ bắt đầu đâm chém người này. Ta phải hết sức cẩn thận, Dhamma phải được bảo vệ tại đất Dhamma.
Câu hỏi: Có vẻ như nhiều thiền sinh không tiếp tục thực hành sau khóa thiền đầu tiên. Vậy thì rõ ràng là họ đã phí phạm những cơ hội tuyệt vời khi tiếp xúc với Dhamma tinh khiết. Chúng ta có thể làm gì được về điều này không thưa thầy?
Trả lời: Đó là một điều bất hạnh lớn cho những ai đã nhận được một châu bảo vô giá và rồi không sử dụng nó trong suốt cuộc đời, nhưng chúng ta có thể làm gì được. Với tất cả lòng từ bi và tình thương, chúng ta đã trao tặng món quà vô giá này cho thiền sinh. Châu bảo này là để cho thiền sinh sử dụng để tiếp tục thực hành và phát triển trong Dhamma và nhận được thành quả tốt đẹp từ Dhamma. Chúng ta chỉ có thể tiếp tục khuyến khích người khác.
Câu hỏi: Nhiều tổ chức tài chính trong đó tiền bạc được đầu tư và sử dụng bởi những nhóm người có những công việc có hại như chế tạo vũ khí, chế tạo thuốc trừ sâu, hay là thử những hóa chất trên động vật… Trong những năm gần đây, những sự đầu tư sẽ được hình thành cho những ai sử dụng nó trong những giới hạn được đặt ra bởi những người cho vay. Thù lao cho giới hạn luật lệ này có thể bằng những số tiền được đầu tư vào những cơ sở lớn hơn, nếu tiền Dana được đầu tư chúng ta có thể chọn đầu tư ở những nơi có giới luật, mặc dù điều này có nghĩa rằng sẽ có lợi nhuận ít hơn. Hay là tiền Dana sẽ được cho mượn chỉ để tạo ra lợi nhuận nhiều nhất để ngày càng có nhiều tiền hơn trong việc xóa bỏ những đau khổ bám rễ sâu bằng cách thực tập vipassana.
Trả lời: Vào lúc này thầy nghĩ rằng chúng ta không có tiền để đầu tư ở bất cứ đâu. Tất cả tiền chúng ta nhận được đã được sử dụng trong rất nhiều hoạt động đang diễn ra. Nhưng sau này có tình huống sẽ xảy ra khi các con có tiền và có lợi nhuận từ tiền đó để bảo quản cho những cơ sở của chúng ta. Dĩ nhiên là khi đó câu hỏi này sẽ cần thiết. Trong Dhamma chúng ta nên hết sức cẩn thận, đương nhiên nếu chúng ta biết rằng chúng ta đang đầu tư tiền trong một công ty về thương mại hay kĩ nghệ để tham gia vào công việc bất chính ví dụ như chế tạo vũ khí đạn dược hay rượu thì chắc chắn là chúng ta sẽ lấy tiền lại, chúng ta không bao giờ nên khuyến khích những điều như thế.
Nhưng có những cơ sở hay những công ty tài chính cho rất nhiều người khác nhau vay tiền, một số có thể tham dự vào việc bất chính và điều đó rất khó để kiểm tra tất cả những người có sự liên hệ với công ty mà chúng ta đầu tư tiền. Hiển nhiên sự chọn lựa để đầu tư tiền của chúng ta với những công ty hoặc những người sẽ sử dụng số tiền này làm công việc lương thiện chứ không phải bất chính. Chắc chắn mục đích chính không phải chỉ để kiếm tiền mà còn để khuyến khích về Dhamma. Nếu chúng ta đã làm hại Dhamma một cách rõ ràng và nếu chúng ta khuyến khích người khác phạm giới thì đó không phải là Dhamma mặc dù chúng ta đang kiếm ra tiền. Do đó nếu chúng ta thấy rằng tiền chúng ta đầu tư trong một cơ sở hoặc tổ chức làm hại người khác thì chúng ta phải lấy tiền lại. Nhưng mặc khác chúng ta không nên đi đến chỗ cực đoan, vì nó không thực dụng.
Câu hỏi: Chúng con cảm thấy rằng metta là hữu hiệu, đối với kinh nghiệm chung là khi chúng ta gặp người thánh thiện hay thánh nhân thì ta cảm thấy bình an và hài hòa. Điều này liên quan gì đến niềm tin rằng bằng cách cúng dường sẽ giúp ích một người ở cảnh giới thấp hơn, có thể là ông bà tổ tiên hay bạn bè, thầy sẽ giải thích như thế nào về hiện tượng này trên phương diện của Dhamma.
Trả lời: Khi con nói rằng metta hữu hiệu, nó sẽ hữu hiệu bằng cách nào? Nếu tâm được thanh tịnh và ta tạo ra những rung động metta, những rung động này có thể đi tới bất cứ nơi nào cho dù là cảnh giới này hay cảnh giới kia, cảnh giới thấp hơn hay cao hơn, bất cứ nơi nào. Nếu chúng ta chuyển sự rung động của chúng ta đến với một chúng sinh nào đó thì chắc chắn nó sẽ đi tới chúng sinh đó và khi nó tới với chúng sinh đó thì chúng sinh đó tiếp xúc với rung động này và cảm thấy hạnh phúc bởi vì những rung động này là những rung động Dhamma, bình an và hài hòa. Khi các con hiến tặng gì đó cho một người nào đã mất với ước nguyện, nguyện cho những công đức và sự hiến tặng của tôi đi tới ai đó, và rồi chủ ý của metta, sự rung động này sẽ đi tới người đó và người đó sẽ được giúp bởi những rung động này bởi vì những rung động này dựa trên nền tảng của Dhamma, một cái gì đó, cái này hay cái khác sẽ xảy ra sẽ dẫn dắt người đó đến với Dhamma cho dù ở trong kiếp này hay kiếp tương lai. Nó sẽ giúp người đó đến với Dhamma, đây là cách làm sao chúng ta giúp những người trong cảnh giới cao hơn.
Và giờ chúng ta dâng hiến những gì? Các con dâng hiến cái điều tốt đẹp nhất mà các con có, và cái tốt đẹp nhất các con có là sự hành thiền của chính các con. Do đó sau buổi hành thiền, sau một khóa thiền hay sau một buổi ngồi thiền hàng ngày, các con nhớ tới ai đó rất thân thích với các con đã mất – tôi xin san sẻ công đức với quý vị. Đây là metta của các con và sự rung động đi tới người đó sẽ mang một sức mạnh của Dhamma rất nhiều bởi vì các con đã hành thiền và các con đã san sẻ sự hành thiền của mình cho người này, tự nhiên điều này sẽ rất hữu ích.
Câu hỏi: Trong Dhamma rất nhiều sự chú trọng được đưa ra để sống một cuộc sống giản dị và không bị ràng buộc, trong thế giới ngày nay làm sao một người tu sĩ có thể đạt được những mục tiêu này?
Trả lời: Các con thấy rằng quan trọng hơn nên chú trọng vào sự không ràng buộc, sự giản dị sẽ theo sau, nhưng đó không phải là mục đích, nếu không Dhamma sẽ hư hỏng. Có một người chỉ làm ra vẻ rằng: Hãy xem tôi sống giản dị như thế nào nhưng bên trong lại có sự ràng buộc về sự giàu sang … Điều này không dẫn tới sự giải thoát do đó mục đích của Dhamma nên là để phát triển sự không ràng buộc, một khi sự không ràng buộc được phát triển thì không có bất cứ điều gì như thế này bị lôi cuốn. Đương nhiên sự giản dị sẽ phát triển nhưng nếu điều này trở thành mục đích chính thì nó sẽ trở thành sự phô diễn. Sự thanh lọc tâm qua sự không bị dích mắc quan trọng hơn.
Câu hỏi: Thưa thầy, rất nhiều lần thầy đã nói rõ ràng sự khác biệt giữa Dhamma và tông phái, xin thầy vui lòng nói rõ một lần nữa. Có vẻ như là sự độc hại của những người thủ lãnh của những tôn giáo gần như đã hủy hoại toàn thể văn minh của nhân loại, thưa thầy điều này có thể tránh được không ?
Trả lời: Đúng thế, đây là nhiệm vụ của chúng ta để tiếp tục giải thích cho người khác Dhamma là gì và tông phái là gì? Thật là bất hạnh khi Dhamma đã bắt đầu dưới hình thức tinh khiết và rất nhanh chóng nó đã xuống cấp và trở thành tông phái. Nếu sự khác nhau giữa cả hai được làm sáng tỏ để giúp tránh sự tai hại trên khắp thế giới và đặc biệt ở quốc gia như Ấn Độ, nơi có rất nhiều sự chia rẽ tông phái và có rất nhiều khác biệt. Nhưng những vấn đề này xảy ra ở mọi nơi dưới hình thức này hay hình thức khác.
Đối với những người thực hành Vipassana nó trở nên rất rõ ràng Dhamma là luật tự nhiên. Dhamma luôn luôn phổ quát, luật tự nhiên luôn luôn phổ quát những điều về tông phái không bao giờ có thể là phổ quát, tông phái khác nhau, từ tông phái này sang tông phái khác, đối với những người đã thực hành Vipassana nó sẽ trở nên mỗi lúc một rõ ràng hơn. Hãy xem: ngay khi tôi làm ô uế tâm mình, thiên nhiên sẽ bắt đầu trừng phạt tôi ngay đây và ngay bây giờ mà không phải là tôi phải chờ trong kiếp kế tiếp để bị trừng phạt, tương tự như thế khi tôi thanh lọc tâm tôi được thưởng ngay tại đây và ngay bây giờ, đây là luật tự nhiên, đây là Dhamma.
Nếu chúng ta có những hành động lành mạnh bằng lời nói , ý nghĩ hay việc làm thì chắc chắn là chúng ta đang đi trên con đường Dhamma và chúng ta được tưởng thưởng và bắt đầu giúp người khác, trái lại chúng ta bị hại và chúng ta cũng hại người khác. Đây là sự khác nhau rất giản dị giữa Dhamma và tông phái. Sự khác biệt rất giản dị giữa Dhamma và tông phái phải mỗi lúc một rõ ràng hơn. Đối với những người hành thiền nó trở nên rõ ràng rằng một thước đo để đo ta có được thật sự tiến bộ trong Dhamma hay không là chúng ta có bị ràng buộc về những đức tin tông phái, về lý thuyết, những nghi thức và nghi lễ tông phái, những lễ hội tôn giáo, … sẽ bắt đầu bị tiêu trừ. Nếu sự ràng buộc càng mạnh ta có thể nghĩ rằng ta đang tiến bộ trong Dhamma nhưng thật sự người này không tiến bộ trong Vipassana, nếu ta tiến bộ trong Vipassana thì đương nhiên không cần một nỗ lực nào, mọi sự ràng buộc sẽ mất đi bởi vì ta hiểu được rằng Dhamma phổ quát đích thực là gì, điều này không thể áp đặt vào người khác.
Chúng ta không thể trông đợi toàn thể thế giới thực hành Vipassana, giải pháp thiết thực chỉ tới khi người ta bắt đầu chứng nghiệm được luật tự nhiên, nó sẽ chỉ nên dễ dàng bằng cách thực tập, về phần chúng ta, ta nên tiếp tục giải thích cho người ta hiểu rằng Dhamma là gì, tông phái là gì và khuyến khích họ thực hành và tự họ thấy được.
Câu hỏi: Thưa thầy nguyên tắc căn bản để chắc rằng sự liên hệ hòa hợp giữa thiền sư phụ tá, tín viên và người phục vụ Dhamma trong sự lớn mạnh tổ chức Dhamma là gì?
Trả lời: Cách tốt nhất và duy nhất cho những thiền sư phụ tá tín viên và người phục vụ là tất cả phải hành thiền, hành thiền là câu trả lời duy nhất, không gì khác. Nếu người ta ngưng hành thiền, ít chú trọng hơn vào hành thiền thì họ sẽ chú trọng hơn vào quyền hạn thì sự hủy hoại của Dhamma sẽ bắt đầu làm hại toàn thể tổ chức. Ai đó đã được bổ nhiệm làm thiền sư phụ tá hay là thiền sư phụ tá kì cựu nên luôn luôn cảm thấy khiêm nhường: “Tôi đã được trao cho việc này chỉ để phục vụ Dhamma và để phát triển parami cho chính tôi, tôi ở đây không phải để chỉ huy người khác, không phải để nói rằng tôi vượt trội hơn quý vị bởi vì tôi được ngồi một chiếc ghế cao hơn người khác một chút.”
Các con ngồi ở ghế cao hơn một chút chỉ để phục vụ người khác chứ không phải để thổi phồng bản ngã. Mỗi một thiền sư phụ tá và thiền sư phụ tá kì cựu nên cảm thấy biết ơn những người tới tham dự khóa thiền bởi vì họ đang giúp các con phát triển parami của chính các con, nếu họ không tới thì chúng ta phục vụ như thế nào, làm sao mà chúng ta có thể dâng hiến Dhamma. Do đó luôn luôn rất biết ơn họ, điều này nên luôn luôn phải là thái độ của những người người ngồi trên chỗ của Dhamma.
Những thiền sinh khác được làm tín viên, phục vụ hay thiền sinh, đối với họ điều tối quan trọng là họ phải có lòng kính nể đối với những người ngồi trên chỗ Dhamma bởi vì những người này đại diện cho thiền sư. Các con biết ơn thiền sư, người đã cho con cái gì đó và thiền sư phụ tá là đại diện cho thiền sư. Nếu các con không biết ơn thiền sư cũng không sao, ít nhất là các con biết ơn Dhamma. Người này ngồi trên chỗ của Dhamma, là đại diện cho Dhamma. Do đó các con luôn luôn nên có cảm tưởng biết ơn và lòng kính trọng đối với những ai đang đại diện Dhamma. Đây là thái độ của thiền sinh, của tín viên và người phục vụ.
Nhưng không bao giờ là thái độ của thiền sư hay là thiền sư phụ tá, nếu thiền sư nghĩ rằng: “Tôi là đại diện cho Dhamma bây giờ mọi người phải kính trọng tôi.” Một người như thế không bao giờ có thể tiến bộ để trở thành một thiền sư trong tương lai.
Hiện tại, một sự thử nghiệm đang được xảy ra, chỉ là một sự thử nghiệm. Càng ngày càng nhiều người được đào tạo để trở thành thiền sư và dĩ nhiên là chúng ta không muốn họ mất đi quyền này. Nhưng bất cứ khi nào chúng ta thấy những khuyết điểm này, với đầy từ bi chúng ta sẽ cố giúp người này thoát khỏi khuyết điểm. Nhưng một điểm rất rõ ràng rằng: Nếu người nào đó ngồi trên chỗ Dhamma và trông đợi điều gì đó từ tín viên hay người phục vụ thì người này không bao giờ có thể trở thành một thiền sư Dhamma, điều này rất rõ ràng.
Không trông đợi bất cứ điều gì, chỉ cảm thấy lòng biết ơn: “Tôi có cơ hội giúp thầy tôi và sứ mệnh của ngài, hay thầy của thầy tôi và sứ mệnh của ngài. Đơn giản tôi chỉ làm công việc này để tôi có cơ hội để phát triển parami của chính tôi.” Nếu các con làm việc theo cách này chắc chắn sẽ tới lúc các con trở thành một thiền sư lí tưởng và phương pháp Dhamma tuyệt vời này sẽ tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Do đó thiền sư phụ tá phải rất cẩn thận không để thổi phòng bản ngã trong lúc hướng dẫn và cùng một lúc thiền sinh nên luôn luôn kính trọng thiền sư hoặc thiền sư phụ tá mặc dù chúng ta không muốn truyền thống này trở thành một tổ chức tôn giáo.
Từ sau một vài thế kỉ Dhamma sẽ trở thành một tổ chức tôn giáo. Chúng ta không thể làm gì được. Tuy nhiên vào lúc này phải có một tổ chức nào đó, nơi nào có một trung tâm nơi đó phải có một ban điều hành. Một phần vì để điều hành khóa thiền và trung tâm. Nhưng trong truyền thống này khi một thiền sư phụ tá được bổ nhiệm chúng ta không thể nói rằng người đó được bổ nhiệm trong một năm và năm tới người khác sẽ trở thành thiền sư phụ tá như là chúng ta có những tín viên, điều này không áp dụng được. Một thiền sư ngồi trên chỗ Dhamma phát triển sự liên hệ với thiền sinh và sự liên hệ này sẽ được nới rộng, do đó điều quan trọng rằng những ai được giao cho công việc của một thiền sư phụ tá sẽ tiếp tục trừ khi có những ai phạm một lỗi rất nặng và ngay cả những lúc như thế người đó cũng sẽ không bị bãi nhiệm. Chúng ta sẽ cố sửa chữa sai lầm để giúp người đó thoát khỏi những sơ suất.
Do đó thiền sư phụ tá sẽ tiếp tục làm việc, tuy nhiên đối với những tín viên sẽ không tiếp tục. Họ sẽ chỉ được bổ nhiệm trong một năm mà thôi. Năm kế tiếp họ có thể hoặc không thể được bổ nhiệm trở lại. Không phải vì có lỗi lầm từ người đó, mà vì để ngày càng có nhiều cơ hội trao cho những thiền sinh khác phục vụ Dhamma theo những cách khác nhau. Do đó càng ngày càng có nhiều người sẽ trở thành tín viên, chủ tịch, thư kí hay thủ quỹ của ban điều hành, hay là nhận chức vụ này để họ có thể phục vụ. Có rất nhiều người phục vụ hoàn toàn xứng đáng để trở thành thiền sư phụ tá nhưng vì hoàn cảnh gia đình hay những lí do cá nhân, họ không thể nhận được việc này. Điều này không có nghĩa rằng họ yếu kém. Nhưng mỗi người phải hiểu rằng: “Ta có thể tiếp tục phục vụ, nhưng nếu ta trở thành một tín viên chỉ một hoặc hai năm; điều này sẽ luôn luôn thay đổi.”
Những thiền sư phụ tá sẽ phục vụ không ngừng, họ sẽ biết những hoàn cảnh của tín viên cũ, biết những khó khăn trong những năm vừa qua và họ tiếp tục theo dõi hoạt động của ban điều hành. Do đó những nhận xét của họ sẽ hữu ích cho ban phục vụ, cho tín viên. Bằng cách này sự quan trọng sẽ được trao cho thiền sư phụ tá.
Dĩ nhiên thiền sư phụ tá sẽ không bao giờ được ra lệnh cho người khác. Tất cả những quyết định về sự điều hành của trung tâm sẽ dành riêng cho ban điều hành. Tuy nhiên thầy muốn thấy được rằng điều này bây giờ phải được thực hành - rằng khi nào có một cuộc họp của ban điều hành thì thiền sư phụ tá phải được mời tham dự. Nhưng họ không tham dự vào cuộc thảo luận, họ chỉ quan sát những gì đang xảy ra. Nếu họ được yêu cầu có ý kiến, được, họ sẽ có ý kiến, hoặc nếu họ tham gia vào công việc trong một ban đặc biệt nào đó, họ sẽ tham dự. Bằng không hãy để họ quan sát những gì đang xảy ra để họ biết được điều gì đang tiến hành. Nếu họ thấy có điều gì đó hoàn toàn đi ngược lại nguyên tắc của Dhamma thì họ sẽ can thiệp một cách hết sức lịch sự: “Tôi cảm thấy quyết định này của quý vị hay ý nghĩ này của quý vị không phù hợp với Dhamma, tôi nghĩ rằng nó nên như thế này.” Dĩ nhiên trong những quyết định quan trọng của ban điều hành thì kinh nghiệm của thiền sư phụ tá phải được tận dụng. Nhưng trong những công việc hàng ngày trong việc điều hành của ban điều hành thì họ chỉ quan sát.
Một trở ngại khác có thể nảy sinh giữa những tín viên hay giữa tín viên và người phục vụ hoặc giữa thiền sư phụ tá và tín viên mà thầy đã gặp những điều này trong một số trường hợp là có những người có thói quen tìm lỗi của người khác. Họ tiếp tục viết và nói với người khác: “Hãy xem thiền sư phụ tá này như thế này, hãy xem thiền sư phụ tá kia như thế này.” Họ không nhận ra rằng có những kamma bất thiện mà họ đã tích lũy. Nếu họ thấy điều gì sai trái trong một thiền sư phụ tá họ nên gặp người đó và nói một cách lịch sự rằng: “Tôi không thích hành động này của ông, hay những quan điểm này của ông, tôi cảm thấy điều này sai trái, hãy để chúng ta thảo luận và làm sáng tỏ ra.”
Thay vì nói trực tiếp với những người mà các con đã cảm thấy họ có lỗi lầm, các con bắt đầu viết thư hay nói về chuyện đó với người khác thì điều này đi ngược lại với sila. Đây là nói xấu sau lưng, nói đâm thọc, là điều rất sai trái. Do đó trước khi nói với ai khác về lỗi lầm của người bạn hành thiền, cho dù người bạn hành thiền đó là một người phục vụ, một tín viên hay là một thiền sư phụ tá. Trước tiên hãy gặp họ trực tiếp và thảo luận vấn đề và nếu các con không thể đồng ý, nếu các con vẫn còn nghi ngờ, nếu đó là sự khác biệt ý kiến giữa những tín viên thì sẽ đi gặp thiền sư phụ tá. Nếu sự khác biệt giữa thiền sư phụ tá và tín viên thì tốt hơn nên đi gặp thiền sư phụ tá kì cựu để giải quyết vấn đề. Và nếu vẫn không thể giải quyết được thì tốt hơn nên đi gặp thiền sư. Bây giờ chúng ta nghĩ rằng - có lẽ trong cuộc họp này ta có thể công bố rằng những thiền sư phụ tá kì cựu nào đó sẽ có trách nhiệm để cai quản một trung tâm. Tất cả những khó khăn liên quan đến trung tâm sẽ do thiền sư phụ tá kì cựu này giải quyết, nếu có những khó khăn mà không thể giải quyết thì phải được đưa đến thiền sư.
Cho dù ta là một tín viên hay là một thiền sư phụ tá hay là một người phục vụ Dhamma, ta phải có cái nhìn như thế này: “Ta là một người rất ích kỉ.” Đức Phật muốn chúng ta trở thành người ích kỉ, ích kỉ theo nghĩa là chúng ta nên biết quyền lợi của chính mình nằm ở đâu, nó nằm trong việc thanh lọc tâm của mình. Nếu bởi vì quá khích mà các con cảm thấy rằng: “Tôi đang truyền bá Dhamma, tôi đang giảng đạo,” nhưng nếu các con tiếp tục làm ô uế tâm mình và phát triển sự tức giận và bất tịnh thì các con bắt đầu làm hại chính mình. Dhamma muốn mọi người ích kỉ, nhưng ích kỉ theo nghĩa đích thực rằng tất cả mọi hành động của các con đều lợi ích và nó thực sự giúp các con tiến bộ trên con đường giải thoát. Nếu nó làm hại các con và các con nghĩ rằng: “Nếu nó làm hại tôi cũng không sao cả, tôi đang giúp rất nhiều người.” thì các con đã không hiểu Dhamma một chút nào. Do đó mọi thiền sư, mọi tín viên và người phục vụ phải tự xét mình: “Tất cả những sự thảo luận của tôi về người khác, tôi có đang giúp tôi hay tôi đang hại chính tôi. Tôi có đang giận dữ không? Tôi có đang tạo ra thù ghét và ác ý đối với người này không? Tôi có làm gì để làm ô uế tâm của tôi không?” Nếu điều này xảy ra thì Dhamma của chính họ đã bị tàn phế. Không ai muốn làm hại chính mình. Nếu các con thấy một cách rõ ràng rằng: “Hành động của tôi đang làm hại tôi, tôi phải hết sức cẩn thận thì rồi sự liên hệ sẽ tự động trở nên hài hòa.”
Câu hỏi: Người phục vụ có thể rời phạm vi của khóa thiền để tập thể dục như chạy bộ nếu họ bảo đảm rằng họ không có quấy rầy thiền sinh khi làm như thế và nếu như họ đã hoàn thành nhiệm vụ của họ không?
Trả lời: Chắc chắn rồi, người phục vụ nên tập thể dục, thiền sinh hành thiền từ 4 giờ, 4h30 sáng đến 9h – 9h30 tối và nếu họ chỉ đi bộ một chút cũng đủ nhưng đối với những người đang phục vụ thì đó giống như đời sống hàng ngày. Do đó họ có thể tập thể dục, dĩ nhiên là phải không làm phiền thiền sinh. Họ có thể chạy bộ nhưng họ phải rất cẩn thận. Ví dụ tại Dhamma Giri, nếu có ai đang bắt đầu chạy và chạy xuống phố, điều này sẽ tạo ra những phản ứng khó chịu đối với dân chúng ở đó, và nếu có người chạy phía sau trung tâm, nơi không có ai ở, ở trong một nơi hẻo lánh như thế, một điều có hại có thể xảy ra. May mắn thay chúng ta có nơi ở dưới đồi, khoảng tám đến mười mẫu, ở đây các con có thể làm hai đường chạy - một cho nam, một cho nữ, nơi họ có thể chạy. Các con có thể làm như thế ở các trung tâm khác. Nơi nào có thể thì luôn luôn tạo cơ hội để người phục vụ có thể tập thể dục mà không làm phiền thiền sinh.
Câu hỏi: Vai trò nào mà thầy có thể thấy dành cho người hành thiền Vipassana trong lãnh vực hoạt động xã hội như giúp người khác trên thế giới, người nghèo đói, vô gia cư và người bệnh.
Trả lời: Giúp người là tuyệt đối quan trọng trong Dhamma. Đối với những ai đang hành thiền, dĩ nhiên mục đích chính là để thanh lọc tâm. Và một dấu hiệu cho thấy tâm có trở nên thanh tịnh không là chủ ý phát sinh khi giúp người khác. Một tâm thanh tịnh sẽ luôn luôn tràn đầy tình thương và lòng từ bi. Ta không thể thấy những người khác ở xung quanh và nói rằng: “Tôi không cần biết, tôi không quan tâm, tôi đang tập cho sự giải thoát của chính tôi.” Thái độ này cho thấy sự thiếu phát triển trong Dhamma. Nếu ta đã phát triển trong Dhamma thì đương nhiên trong mọi điều kiện mà ta có, trong bất cứ lãnh vực nào mà ta đang phục vụ thì ta nên phục vụ. Nhưng khi các con đang phục vụ trong lĩnh vực xã hội khác, như trong trường học, trong bệnh viện, trong những cơ sở khác các con có thể phát triển sự điên rồ này: “Bây giờ tôi đã thực sự được thanh lọc tâm và tôi đang dành hết thì giờ của mình để phục vụ người khác, tiến trình thanh lọc sẽ tự nó tiếp tục, tôi nên ngừng không hành thiền mỗi sáng và mỗi tối vì tôi làm việc quá nhiều bây giờ, tôi đã làm những công việc xã hội vĩ đại như thế.” Đây là một lỗi lầm nghiêm trọng.
Khi tâm thật sự được thanh lọc, bất cứ sự phục vụ nào của các con đều rất mạnh, hữu hiệu và đưa đến kết quả. Hãy tiếp tục thanh lọc tâm và tiếp tục kiểm tra tâm mình có được thanh lọc hay không, tiếp tục phục vụ người khác mà không trông đợi được đền đáp.
Câu hỏi: Thưa thầy, có những lực nào để hỗ trợ chúng ta khi chúng ta phát triển parami của mình?
Trả lời: Chắc chắn rồi, những lực hữu hình, những lực vô hình. Ví dụ: Người ta thường có khuynh hướng liên kết với những người có cùng một phẩm chất. Khi chúng ta phát triển những phẩm chất tốt của chúng ta, chúng ta đương nhiên bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi những người có những phẩm chất đó. Khi chúng ta tiếp xúc với những người tốt như thế thì đương nhiên chúng ta được sự hỗ trợ của họ. Khi chúng ta tạo ra tình thương, lòng từ bi và thiện ý chúng ta sẽ hòa nhập với tất cả những chúng sinh hữu hình hay vô hình và có những rung động tốt lành, và chúng ta sẽ bắt đầu nhận được sự hỗ trợ của họ. Nó giống như việc chỉnh radio để nhận được một làn sóng của một sóng đặc biệt nào đó từ xa. Tương tự như thế chúng ta sẽ hòa nhập với những rung động cùng loại mà chúng ta tạo ra. Và do đó chúng ta nhận được sự lợi ích của sự rung động này.
Đó không phải là việc tìm kiếm sự can thiệp của một chúng sinh mạnh mẽ hơn để đạt được mục đích của mình. Các con phải làm việc một cách tích cực với sự hiểu biết rằng các con làm việc để các con có thể có lợi ích từ sự rung động tốt lành của người khác. Như người ta thường nói: Trời sẽ giúp những ai tự giúp mình.
Câu hỏi: Thưa thầy metta có mạnh hơn khi samadhi mạnh hơn không?
Trả lời: Chắc chắn rồi! Không có samadhi thì metta không phải thực sự là metta. Khi samadhi bị yếu đi và tâm dao động thì nó tạo ra những bất tịnh thuộc loại này hay loại khác về thèm muốn hay chán ghét. Với những bất tịnh này các con không thể trông đợi để tạo ra những phẩm chất tốt lành. Những rung động của metta là tình thương yêu và lòng từ bi, nó không thể được.
Ở mức độ lời nói các con có thể luôn nói rằng: “Hãy hạnh phúc.” Nhưng điều này không hữu hiệu. Nếu các con có samadhi thì tâm của các con sẽ tĩnh lặng và bình an, ít nhất là giây phút đó. Không cần thiết là tất cả những bất tịnh sẽ mất đi, nhưng ít nhất là giây phút đó. Khi các con ban phát metta, tâm của các con tĩnh lặng và yên bình, không tạo ra bất cứ bất tịnh nào thì bất cứ metta nào mà các con ban phát sẽ mạnh, có kết quả và hữu hiệu.
Câu hỏi: Thưa thầy, sự quan trọng của buổi metta lúc 9h tối là như thế nào?
Trả lời: Ồ, metta là metta. Nó luôn luôn tốt, bất cứ giờ nào, nó luôn có ích. Buổi metta đặc biệt này là một phần của thiền sư đang cố để giữ cho tâm được hết sức thanh tịnh và với sự thanh tịnh đó, sẽ cố hòa nhập với những rung động của những thánh nhân. Và việc của người thiền sư là hòa nhập với những rung động này và truyền ra để thiền sinh đang ngồi ở đó sẽ nhận được chúng. Trong nhiều trường hợp người phục vụ Dhamma làm việc mệt nhọc cả ngày và sau mười phút metta này, họ tới và nói: “Bây giờ con cảm thấy thư giãn.” Điều này xảy ra bởi họ có khả năng hòa nhập với những rung động này.
Dĩ nhiên là có những người không nhận được gì. Chúng ta không thể xét đoán ai có khả năng hay không có khả năng nhận metta. Nhiệm vụ của chúng ta là ban phát càng nhiều metta càng tốt. Sayagyi thường nói rằng: “Ta là một máy biến thế, ta có thể thu nhận 11000vol và rồi sẽ phân phát 1100vol, 440vol, 220vol. 110vol. Tùy theo khả năng của một người, họ sẽ thâu nhận được nó.” Đây là công việc của một thiền sư và thiền sinh sẽ nhận được tùy theo khả năng của họ.
Câu hỏi: Tới một mức độ nào, phương pháp và cách thầy giảng dạy là của thầy hay của Sayagyi U Ba Khin và tới một mức độ nào là của Đức Phật - bậc giác ngộ?
Trả lời: Sự giảng dạy chắc chắn là sự giảng dạy của ngài U Ba Khin và của Goenka. Nó có thể khác với sự giảng dạy của Đức Phật nhưng riêng về phương pháp mà nói, mọi Đức Phật đều giảng dạy một phương pháp. Nếu một vị Phật không thay đổi phương pháp của vị Phật trước đó thì Ubakhin hay Goenka là ai mà thay đổi nó? Tất cả những thiền sư Dhamma khác là ai mà thay đổi nó, phương pháp không bao giờ thay đổi. Không một ai nên thay đổi nó - nhưng sự truyền đạt thì thay đổi.
Trong một bài nói chuyện, Sayagyi U Ba Khin nói rằng: “Tôi đã phát triển ra một phương pháp để có thể thích ứng cho những người không phải là phật tử, cho những người nói tiếng anh. Mọi người có thể tập với nó và có cùng một lợi ích. Hãy tới và thử, quý vị sẽ có cùng một kết quả.” Và phương pháp của ngài là gì? Nó không phải là một phương pháp thiền đặc biệt, chỉ là một cách để giải thích. Tất cả những thiền sư trước thời ngài U Ba Khin và những người cùng thời với ngài đang giảng dạy đã giảng dạy cho những phật tử người Miến Điện, và những phật tử người Miến Điện có cách riêng để hiểu. Truyền thống của họ giải thích satipatthāna bằng cách đặc biệt với những lời nào đó và những ví dụ nào đó. Tất cả những vị sư và những thiền sư cư sĩ giải thích nó cùng một kiểu cách. Tuy nhiên ngài U Ba Khin dạy những người nói tiếng anh không phải là Phật tử. Do đó ngài phải phát minh ra cách để diễn tả Dhamma để họ hiểu và có thể tu tập một cách đúng đắn. Sayagyi đưa ra những ví dụ cụ thể và khoa học, dùng những từ ngữ hiện đại, khoa học mà Đức Phật hoặc những thiền sư khác trong một dòng những thiền sư đã không dùng.
Cùng một điều xảy ra khi thầy tới Ấn Độ, đối với quốc gia rộng lớn này, với rất nhiều tông phái, truyền thống và đức tin. Vào thời buổi này chúng ta phải tiếp xúc với thế giới; và khắp thế giới có rất nhiều nhóm người khác nhau với tất cả những ý nghĩ đặc biệt.
Ngay như tại Ấn Độ, có những lối suy nghĩ và giảng dạy khác nhau vào thời Đức Phật. Đã có rất nhiều người giảng dạy khác nhau. Sau thời của Đức Phật, giáo huấn của ngài bắt đầu bị suy yếu và trộn lẫn với những thứ khác.
Hoàn cảnh bây giờ ở đây và lúc này, hiển nhiên khi thầy nói với mọi người thầy cần phải biết là ai đang nghe thầy nói. Thầy cần diễn tả mọi điều theo một cách mà họ có thể hiểu tùy theo nền tảng của họ. Nếu họ không hiểu thầy đang nói gì thì toàn thể mục đích thầy nói với họ bị mất đi. Họ không thể thực hành Dhamma trừ khi họ được thuyết phục rằng những điều thầy nói có một ý nghĩa nào đó. Khi thầy giảng những bài pháp thoại cho người ở phương tây, hay khi thầy nói bằng tiếng Hindi đối với người Ấn, có vẻ như thầy nói những điều khác nhau bởi vì những ví dụ và những câu chuyện được đưa ra thay đổi tùy theo người nghe. Nhưng thực chất thì vẫn giữ nguyên. Đúng thế, ta có thể nói rằng phương pháp bị thay đổi vì cách giải thích thay đổi. Tuy nhiên điều này đã xảy ra ngay vào thời của Đức Phật. Nếu các con đọc qua những lời của Ngài các con sẽ thấy rằng khi Ngài nói với một cộng đồng đặc biệt nào đó - ví dụ như cộng đồng người Bà la môn thì ngài nói theo cách để họ có thể hiểu được. Và khi ngài nói với cộng đồng người Sramana thì ngài nói theo cách để cộng đồng người Sramana có thể hiểu được.
Có những từ trong ngôn ngữ Pali: vohāra-kusala – cách thức linh hoạt. Đối với Đức Phật, Ngài có kĩ năng tuyệt vời này trong sự giảng dạy. Trong những câu chuyện về Đức Phật, khi Ngài là một Bodhíatva – Bồ tát, ta thấy sự hoàn hảo trong sự linh hoạt này suốt khoảng thời gian đó. Trong nhiều tình huống khác nhau, Ngài khéo léo để giúp chính ngài không phạm sila và ngài khéo léo để giúp người khác. Khi Ngài trở thành một vị Phật, Ngài càng giỏi hơn nữa. Vì vậy mọi người khi đang bước đi trên con đường của Đức Phật và đang truyền bá giáo huấn của Đức Phật phải rất khéo léo, và sự khéo léo này phải được dùng trong nhiều tình huống khác nhau từ thời này qua thời khác. Trong mỗi một tình huống sự khéo léo trong việc giải thích Dhamma được dùng theo một cách và trong tình huống khác thì dùng theo một cách khác.
Hiện nay một điều gì khác đã bắt đầu nảy sinh trong tâm của mọi người: “Đây là phương pháp của U Ba Khin, đây là phương pháp của Goenka, …” Một lần nữa đây là vấn đề về sự phù hợp trong việc diễn đạt Dhamma cho người khác. Ngài U Ba Khin dùng từ “quét” và bây giờ ở phương Tây người ta nói: “Đây là phương pháp quét của U Ba Khin, của Goenka; Và đây là phương pháp satipatthana của Mahási Sayadaw.”, vân vân …
Hãy hiểu điều này xảy ra như thế nào. Khi ta tới giai đoạn toàn thể thân tâm tan rã, giai đoạn bhanga, không có một cảm giác thô thiển bất cứ đâu. Ta bắt đầu từ đầu và sự chú tâm xuống chân hết sức nhanh chóng mà không bị một ngăn trở nào. Hay khi ta bắt đầu từ chân và rất nhanh chóng quay trở lại. Nó như một dòng chảy. Để diễn tả điều này cho người khác hiểu, Sayagyi dùng từ “sweep - quét” điều đó có nghĩa rằng từ đầu tới chân, các con di chuyển sự chú tâm một cách nhanh chóng mà không gặp trở ngại. Nếu các con đạt tới giai đoạn quét đó thì các con quét. Đối với người Ấn, thầy dùng từ Dhārāpravāha nghĩa là “Free-flow: sự luân lưu thông suốt”. Đối với người phương Tây thầy cũng nói luân lưu thông suốt. Điều này không có nghĩa rằng thầy đã thay đổi phương pháp, thầy phải giải thích làm sao, với không có sự ngăn trở nào, tâm của các con có thể duy chuyên trôi chảy từ đầu tới chân và từ chân lên đầu. Khi các con tới giai đoạn đó thì các con có sự luân lưu thông suốt.
Bằng lời của chính mình, Đức Phật nói cùng một điều: Sabbakāya-patisamvedi assasissāmi, ti sikkhati sabbakāya - patisamvedi passasissāmi ti sikkhati ta – ta biết rằng khi ta thở vào trong một hơi thở ta cảm thấy toàn thể cơ thể. Bây giờ làm sao ta cảm thấy toàn thể cơ thể khi có những chướng ngại ở chỗ này hay chỗ kia? Điều này xảy ra chỉ khi ta đạt giai đoạn tan rã. Khi đó sự chú tâm sẽ di chuyển trong một hơi thở từ đâu tới chân và trong một hơi thở từ chân lên đầu. Các con hít vào các con cảm thấy toàn thể cơ thể, các con thở ra các con cảm thấy toàn thể cơ thể. Đức Phật dùng từ bhanga.
Ngài U Ba Khin dùng từ “sweeping – quét”, và Goenka dùng từ “free-flow: luân lưu thông suốt.” Điều này không có nghĩa rằng chúng ta thay đổi phuong pháp dưới bất cứ hình thức nào. Phương pháp vẫn là thế. Phương pháp để giải thích Dhamma dĩ nhiên khác nhau từ thời này qua thời khác, từ nơi này qua nơi khác, từ nhóm người này qua nhóm người khác. Tuy nhiên phương pháp hành thiền không bao giờ thay đổi.
Annual Meeting: Dhamma Giri, India January 13, 1991
Questioner: Dhamma Giri is expanding rapidly. In addition to the courses being held, we now have the Vipassana Research Institute, a computer section, the Pāli section, and considerable construction work. Considering all this, what is the most important function of a Dhamma centre? What should be given priority? Who are the most important people at a centre?
Goenkaji: The main activity at all our meditation centres around the world is teaching Vipassana. However, Dhamma Giri is the central, most important centre where we have this other activity of conducting research into pariyatti, the words of the Buddha.
There is considerable confusion concerning the theoretical aspect of Dhamma. For example, there are books written by non-meditators which contain incorrect translations of Buddha’s words, and we find that these wrong interpretations have created confusion in the minds of students. For a student who is practising meditation, with one-hundred-per-cent faith in what is being taught, it is not necessary to go to pariyatti for more inspiration or guidance. But if a student comes across a book which gives a totally different interpretation of Buddha’s teaching, then certainly confusion will be created in the mind of the student, and the student will find it difficult to progress in Dhamma.
For this reason we found it essential to establish VRI to complement the practical aspect of Buddha’s teaching. The Institute will conduct a complete research of the words of Buddha, as well as the commentaries and sub-commentaries. It will also publish an explanation related to the practice. This research is for no other purpose than to clarify the technique of Vipassana and to help students understand what pariyatti is. This does not mean that the centre’s activity of teaching Vipassana meditation should become weaker in any respect. Meditation will always remain the most important activity.
This research work should not be undertaken at every centre. Dhamma Giri is in a unique position: It has a suitable facility and a large area of land, of which a portion has been dedicated to this research work.
As far as giving importance to activities at a centre, practising the technique will always remain supremely important. Next in importance is serving. However, if somebody wants to donate to help an announced project, such as publishing a book or conducting some specific research work, or constructing a building at a centre, the money should be put to that purpose. The organization should never press anybody saying, "Your money should be given here or there; this is more important, that is more important." The volition must be the donor’s. Similarly, serving must be according to the volition of the Dhamma server. One may feel more comfortable or happier serving where meditation is taught; then one should serve there. But if one feels more comfortable on the literary side, one should serve there.
Meditation will always remain the most important function of the organization; therefore, the meditator is the most important person. We are all here to serve the meditators. If there were no meditators, there would not be this conference; all these buildings would be of no use. So the most important person is the meditator. § How important is it to maintain the purity of sīla on Dhamma land? If sīla is allowed to slip on Dhamma land, is it enough to say "Dhamma will take care"?
Dhamma will not take care. Dhamma only takes care of those people who take care of Dhamma. If some one does not take care of Dhamma, Dhamma will not take care of this person. It is absolutely essential that everyone living on Dhamma land protect the Dhamma within themselves, and then Dhamma will start protecting them. If you break your sīla anywhere, it is wrong; you will be punished by the law of nature. But when you break your sīla on Dhamma land, the punishment you get is very severe because not only have you broken sīla, you have disturbed the wholesome Dhamma atmosphere around you, and you have harmed so many people by putting an obstacle in the way of their progress.
In the words of the Buddha, Dhammo have rakkhati dhammacāriṃ—One who lives the life of Dhamma is protected by Dhamma—not one who has not taken care of Dhamma. Dhamma is like a double-edged sword. For one who is living the life of Dhamma, Dhamma cuts down all the obstacles for this person, all the difficulties, all the enemies. But for one who does not practise Dhamma, this very sword will start cutting this person. One has to be very careful. Dhamma has to be protected on Dhamma land. §
It seems that many students do not continue to meditate after their first course, so it appears that they have wasted the wonderful opportunity of coming in contact with pure Dhamma. What can we do about this?
It is a great misfortune for somebody to get such an invaluable jewel and then not make use of it for the whole life. But what can we do about it? With all the compassion and love we give this invaluable jewel to the student. It is for the student to make use of it, to continue to practise and develop in Dhamma and get the best fruits of Dhamma. We can just keep on encouraging people. §
Many financial institutions in which money is invested loan that money to groups who engage in harmful activities, such as arms manufacture, pesticide manufacture, the testing of chemicals on animals, etc. In recent years many so-called ethical investment bodies have been formed which loan money only to parties who will use it within certain ethical limits laid down by the lenders. The return on investment of money in ethical investment may or may not be equal to an investment in a larger institution. If dāna is invested, can preference be given to ethical investment even though this may mean a slightly lower return on investment? Or should dāna be invested aiming simply at the maximum financial return so that more money is available for eradicating deep-rooted suffering through Vipassana?
At present I don’t think there is money to invest anywhere. Whatever money comes is used in so many activities that are going on. But later on a situation may arise where you have money and you get interest on that money for the maintenance of your institution. Then of course this question becomes quite relevant. In Dhamma we must be very careful. Obviously if we know we are investing our money in a certain industrial or commercial firm that is engaged in micchā-ājīva [wrong livelihood] such as producing arms, ammunition or liquor certainly we must withdraw our funds. We should never encourage such things.
But there are financial institutions which give loans to different people, some of whom may be engaged in wrong livelihood, and it may prove difficult to check on all the people dealing with the firms with whom we have invested our money. Obviously our preference is to invest our money with institutions or persons who will use this money for sammā-ājīva [right livelihood], not for micchā-ājīva. Certainly the aim should not be just to make money, but also to encourage Dhamma. If we are clearly harming Dhamma, if we are encouraging people to break their sīla, then it is not Dhamma even if we make money. So if we find that our money is invested in an organization which is using it to harm others, we must withdraw our funds. But otherwise we should not go to extremes; it won’t be practical. § We feel that mettā works. It is a common experience that when we meet a saintly person, we feel peace and harmony. How does this relate to the belief that by giving dāna you help a person in the lower fields, maybe your ancestors or friends? How do you explain this phenomenon in the context of Dhamma?
When you say that mettā works—how does it work? If the mind is pure and one is generating vibrations of mettā, these vibrations can go anywhere, whether to this loka or that loka, this lower field or that higher field—anywhere. If we direct our vibrations towards a certain being, certainly it moves towards that being. And when it reaches that individual, the being comes into contact with this vibration, and feels very happy, because the vibrations are vibrations of Dhamma, of peace, of harmony. When you donate something in the name of someone who has passed away, with the wish, "May the merit of my donation go to so-and-so," then your volition of mettā, this vibration, moves to that person and they will get elated by those vibrations. And because these vibrations are with the base of Dhamma, something or other will happen which will take him or her towards Dhamma. Whether in this life or in a future life, it helps him or her towards Dhamma, then this is how we are helping those who are in lower fields or even in higher fields.
And now, what is it that you donate? You donate the best thing that you have, and the best thing that you have is your own meditation. So at the end of your meditation—the end of a meditation course or the end of your daily sitting—you remember anyone who is very dear to you who has passed away, "I share my merits with you." This is your mettā, and the vibration which goes to that person carries such a Dhamma strength because you have meditated and you are sharing your meditation with this person. Naturally it is very helpful. §
In Dhamma much emphasis has been given to leading a life of simplicity and detachment. In the world today, how can a householder achieve these objectives?
You see, more importance should be given to detachment. Simplicity will follow, but it should not be the aim. Otherwise Dhamma will deteriorate. There will be a class of people who will just make a show, "Look how simply I live," but deep inside there will be attachment for wealth and riches, etc. This does not lead to liberation. So the aim of Dhamma should be to develop detachment. Once detachment is developed, none of these things will hold any attraction. Naturally, simplicity will develop. But if this becomes the aim, it will become a show. More important is purification of the mind through detachment. §
You have clarified many times the distinction between Dhamma and sect. Please clarify it once again. It seems that the poison of sectarian religious fundamentalism is about to destroy the entire human civilization. Can this be averted?
Yes, it is our duty to keep explaining to people what Dhamma is, and what sectarianism is. It is very unfortunate that when Dhamma comes up in its pure form, very soon it deteriorates into a sect. So the difference between the two should be made clear to help avert this catastrophe throughout the world and especially in a country like India, where there is so much sectarian division and so much strife. But this problem is everywhere in one form or another.
For one who practises Vipassana, it becomes very clear what Dhamma is: Dhamma is the law of nature. Dhamma is always universal, the law of nature is universal. Sectarian things can never be universal. They are different from one another. To those who practise Vipassana, it becomes clearer and clearer, "See, as I defile my mind, nature starts punishing me here and now. It is not that I have to wait for my next life for the punishment. Similarly, as I purify my mind I am rewarded, and I am rewarded here and now. This is the law of nature, this is Dhamma."
If we perform any pure action—vocal, mental, physical—then certainly we are on the path of Dhamma because we are rewarded and we start helping others. Otherwise we are harmed and we harm others also. This very simple distinction between Dhamma and sect must become clearer and clearer. To those who meditate, it becomes clear that one yardstick by which to measure whether one is really progressing in Vipassana or not is whether attachments towards sectarian beliefs, philosophical beliefs, sectarian rites and rituals, sectarian religious celebrations, etc. are getting dissolved. If the attachment is still very strong one may feel, "I am progressing in Vipassana," but actually this person is not progressing in Vipassana. If one progresses in Vipassana, then naturally, without any effort, all attachments will go away, because one has started understanding what the real universal Dhamma is. This cannot be forced on people. We can’t expect the whole world to start practising Vipassana. The real solution comes only when people start experiencing the law of nature; it will become clear only by the practice. On our part we should keep explaining to people what Dhamma is and what sect is and encourage them to practise and see for themselves. §
What are the basic principles that will ensure the harmonious interaction between assistant teachers, trustees and Dhamma servers in a rapidly expanding Dhamma organization?
The best way—the only way—is for the assistant teachers, the trustees, the Dhamma servers, all to meditate. Meditation is the only answer, nothing else. If people stop meditating or they give less importance to the meditation and more importance to their status, their power, their authority, then this deterioration of Dhamma will start harming the whole organization. Somebody who has been appointed as an assistant teacher or a senior assistant teacher should always feel very humble, "I have been given this work just to serve Dhamma and to develop my own pāramīs. I am not here to boss people. I am not here to say that I’m superior to you because I am sitting on a slightly higher seat."
You are sitting on a slightly higher seat only to serve people, not to inflate your ego. Every assistant teacher and senior assistant teacher should feel very grateful to all those people who are coming to the courses, because they are helping you to develop your pāramīs. If they do not come, how can you serve? How can you give this dāna of Dhamma? So always be very grateful to them. This should always remain the attitude of those who sit on the Dhamma seat.
Other meditators who are trustees, servers or students—for them it is absolutely essential that they have a feeling of respect for the person who is sitting on the Dhamma seat because this person represents the Teacher. You are grateful to the Teacher who has given you something; then naturally the assistant is representing the Teacher. If you are not grateful to the Teacher, all right—at least you are grateful to Dhamma. This person who is sitting on a Dhamma seat represents Dhamma now. So you should always have a feeling of reverence, a feeling of respect towards somebody who is representing Dhamma.
This is the attitude of the students, of the trustees, of the servers, but never of the Teacher or the assistant teacher. If a teacher feels, "I represent Dhamma, now everyone must give respect to me," such a person can never develop into a teacher in the future.
At present, a trial is being given, just a trial; more and more are being trained to be teachers, and of course we do not like to deauthorize people. But wherever we find this kind of defect, with all the compassion we will try to rectify it, we will try to help this person to come out of the defect. But the point is very clear: If anybody sitting on the Dhamma seat expects something from the students, expects something from the trustees or servers, this person can never become a teacher of Dhamma. This is so clear.
Do not expect anything; just feel grateful, "I have an opportunity to help my teacher and his mission, or my teacher’s teacher and his mission. I am simply doing this job, which gives me an opportunity to develop my own pāramīs." If you are working in this way, certainly you will become an ideal teacher in time, and this wonderful technique of Dhamma will continue from generation to generation.
So assistant teachers must be careful not to inflate their egos while teaching; and at the same time, students should always give importance to the Teacher or the assistant teachers.
Even though we do not want this tradition to become an organized religion, slowly, after a number of centuries Dhamma will become an organized religion. We cannot help this. However, at present there must be some organization. Wherever there is a centre there must be a trust, partly for the sake of some tax relief and partly for the management of the courses and centres. But in this tradition, when an assistant teacher is appointed, we can’t say that he or she is appointed for one year and next year somebody else will be an assistant teacher, and next year somebody else will be an assistant teacher, as we do with trustees; this is not workable. A teacher who sits on the Dhamma seat develops rapport with the students, and this rapport has to be broadened. So it is important that those who are given the job of assistant teacher continue unless someone makes a very serious mistake. Even then, he or she will not be removed; we will try to rectify the error, to help him or her to come out of any mistakes. So the assistants will continue to serve.
The trustees however, will not continue; they are appointed for one year only. The next year they may or may not be re-appointed. That is not because there is a defect in them, but because more and more opportunities have to be given to students to serve Dhamma in different ways. So more and more people should become trustees. More and more people should become president or secretary or treasurer of the trust—or occupy other posts, so that they can give service. There may be many Dhamma servers who are quite fit even to become assistant teachers but, due to family or personal reasons, they cannot take up the job. This does not mean that they are inferior. But one must also understand, "I may keep giving service, but if I become a trustee it may be just for a year or two; this will keep on changing."
The assistant teachers are going to serve continuously. They know the backgrounds of the past trustees; they know the problems of the past year or two or five. And they will continue to monitor trust activities so their views are helpful to the servers, the trustees. In this way, importance has to be given to the assistant teachers.
Of course, the assistant teachers will not order everybody about. All decisions about the management of centres should be made by the trust. However, I would like to see—and this is now being practised—that wherever there is a trust meeting, the local assistant teachers should be invited. They are invited, and they attend, but they don’t participate in the discussion: They just observe what is happening. If advice is asked of them, yes, they give their advice; or if they are involved in the work of a particular committee, they participate. Otherwise let them observe what is happening so that they know what is going on. If they see something which goes totally against the principle of Dhamma, then they should intervene in a very polite way, "I feel this decision of yours, or this thought of yours, is not according to Dhamma. I feel it should be this way." Of course on major trust decisions, the assistants’ experience should be made use of. But in the minor day-to-day administration of the trust, they should simply observe.
Another problem that can arise among the trustees, or between servers and trustees, or between assistant teachers and trustees—I have been encountering this in some cases—is that some people have developed a habit of finding fault with others. They keep writing and talking with others: "Look, this assistant teacher is like this. Look, this other assistant teacher is like this." They don’t realize how much unwholesome kamma they are accumulating. If they find something wrong in an assistant teacher, they should politely go to him or her and say, "I don’t like this action of yours, or this view of yours. I feel that this is wrong. Please let us discuss it and settle it here."
Instead of speaking directly to the person with whom you find fault, if you start writing or talking about it with others, this goes against sīla. This is backbiting, slanderous talk—which is wrong. So before talking to anybody else about the defect of your fellow meditator—whether the fellow meditator is a server or a trustee or an assistant teacher—first meet him or her directly and discuss the problem. If you don’t come to terms, if you still have doubts, then—if it is a difference of opinion among the trustees—go to the assistant teacher. If the difference is between the assistant teacher and a trustee, then it’s better to go to the senior assistant teacher and settle things. And if it is not possible to settle things, then of course come to the Teacher. Now we are thinking—perhaps in this meeting itself—we may announce certain senior assistant teachers who will be responsible for a particular centre. All problems pertaining to the centre should go to this senior teacher so that he or she can deal with it. If there is a problem which can’t be settled, then of course it must come to the Teacher.
Whether one is a trustee or an assistant teacher or Dhamma server, one must have one thing in view, "I must be a very selfish person." Buddha wanted us to become selfish; selfish in the sense that we should know where our self-interest lies. It lies in purifying our own minds. If out of enthusiasm you feel, "I am spreading Dhamma, I am doing this missionary work," but you keep defiling your mind and developing anger and negativity, then you have started harming yourself. Dhamma wants everyone to be selfish—but selfish in the real sense, so that every action of yours is really beneficial and is really helping you progress towards liberation. If it is harming you and you think, "It doesn’t matter if it harms me, I’m helping so many people," then you haven’t understood Dhamma. Thus every teacher, every trustee, every server, must examine oneself, "Are all these arguments that I am having with others, are all these talks that I am having with others, all this finding fault with others—am I helping myself or am I harming myself? Am I generating anger? Am I generating hatred or ill will towards this person? Am I doing something which defiles my own mind?" If this is happening, then one’s own Dhamma is deteriorating. Nobody likes to harm oneself. If you see clearly, "My action is harming me, I must be very careful," then relations will automatically become cordial. §
May Dhamma servers leave a course site to do some physical exercise (such as jogging) if they ensure that they do not distract the students by doing so, and if they have completed their assigned duty?
Certainly, Dhamma servers should exercise. The meditators meditate from 4:00 to
4:30 a.m. until 9:00 to 9:30 p.m., and if they get a little walking time it’s enough. But for others who are engaged in Dhamma service it’s like their daily life, so they can have physical exercise—of course without disturbing the meditators. They can go jogging, but they have to be very careful. For example, here in Dhamma Giri, if somebody starts jogging and goes into the town this may create some unpleasant reaction with the people there. Or if somebody goes behind the centre where nobody lives, in such a solitary place something harmful could happen. Fortunately we have a place just under the hill, of about eight to ten acres. Here you can make two tracks, one for the males, one for the females, where you can go jogging. You can do the same at other centres. Wherever it is possible, an opportunity must be given to the servers to exercise without disturbing the meditators. §
What role do you see for Vipassana meditators in the area of social action, such as helping others in the world—the poor, hungry, homeless, or sick?
Helping others is absolutely essential for every Dhamma person. For someone who is meditating, of course the main aim is to purify the mind. But one indication that the mind is becoming purified is that the volition arises to help others. A pure mind will always be full of love and compassion. One cannot see people suffering all around and say, "I don’t care. I am working for my own liberation." This sort of attitude shows a lack of development in Dhamma. If one is developing in Dhamma, then naturally, in whichever capacity, with whatever abilities one has, in whichever field one can serve, one should serve. But when you are serving people in different social fields, in a school or a hospital or some other institution, you may develop this madness, "Now that I have really purified my mind and am giving all of my time for serving people, the purification process will continue by itself. I should stop my morning and evening sittings because I am doing so much work now. I am doing such a great social service." This is a serious mistake.
With real purity of mind, whatever service you give will be strong, effective and fruitful. Keep purifying your mind, keep examining whether your mind is really becoming purified, and keep serving people without expecting anything in return. §
Are there forces that support us as we develop our pāramīs?
Certainly—visible forces as well as invisible ones. For example, people tend to associate with those of similar interest, background or character. When we develop good qualities in us, we naturally attract people who have those qualities. When we come in contact with such good people, naturally we get support from them. If we generate love, compassion and goodwill, we will get tuned up with all beings—visible or invisible—that have these positive vibrations, and we will start receiving support from them. It is like tuning a radio to receive waves of a certain band from a distant broadcasting station. Similarly, we tune ourselves to vibrations of the type we generate, and so we receive the benefit of these vibrations.
It is not a matter of seeking the intervention of a more powerful being to achieve one’s desires. You have to work hard, with the understanding that your work will enable you to benefit from the good vibrations of others. As the saying goes: The Lord helps those who help themselves. §
Will mettā get stronger as samādhi gets stronger?
Certainly. Without samādhi the mettā is really not mettā. When the samādhi is weak, the mind is very agitated, and the mind is agitated only when it is generating some impurity, some type of craving or aversion. With these impurities you cannot expect to generate good qualities, vibrations of mettā [loving kindness], of karuṇā [compassion]. It isn’t possible.
At the vocal level, you may keep saying, "Be happy, be happy," but this doesn’t work. If you have samādhi, then your mind is calm and quiet, at least for that moment. It is not necessary that all the impurities have gone away; but at least for that moment when you are going to give mettā, your mind is quiet, calm, and not generating any impurity. Then whatever mettā you give is strong, fruitful, beneficial. §
What is the significance of the 9:00 p.m. mettā session?
Well, mettā is mettā. It is always good, whatever the time; it helps. This special mettā period is part of the duty of the teacher who tries to keep the mind as pure as possible, and with that purity tries to get tuned up with the vibrations of all saintly beings. It is the job of the teacher to get tuned up with these vibrations and spread them. The students who are sitting there receive them. In many cases Dhamma servers work very hard the whole day, and after these ten minutes of mettā they come and say, "Now, I feel really relaxed." This is because they were able to get tuned up with these vibrations.
Of course there are some who may not get anything. We cannot judge who is capable of accepting mettā and who is not. Our duty is just to give as much mettā as possible. Sayagyi used to say, "I’m a transformer. I may draw 11,000 volts and then distribute 1,100, 440, 220, or 110, volts. According to a person’s capacity, they accept it." So this is the job of the teacher. The students will accept it, whatever their capacity. §
To what extent is the technique and the way you present it, yours or Sayagyi U Ba Khin’s and to what extent is it given by Buddha, the Enlightened One?
The presentation is certainly the presentation of U Ba Khin and of Goenka; and it may differ from the presentation of the Buddha. But as far as the technique is concerned, every Buddha teaches the same technique. If a Buddha does not change the technique of the previous Buddha, then who is U Ba Khin or Goenka to change it? Who are all the other Dhamma teachers to change it? The technique never changes—nobody should change it—but the presentation can change.
In one of his talks, Sayagyi U Ba Khin said, "I have developed a technique which is very suitable to non-Buddhist, English-speaking people. Everybody can work with it and they will get the same result. Come, try. You will get the same result."
What was his technique? It wasn’t a special technique of meditation, but a way of explaining things. All the teachers before U Ba Khin and those who were his contemporaries were teaching Burmese Buddhists, and Burmese Buddhists have certain ways of understanding. Their tradition explains satipaṭṭhāna in a certain way, with certain words, terminology and examples. All the monks and lay teachers explained it in the same way. However, U Ba Khin had to deal with non-Buddhist English-speaking people, so he had to develop a way of expressing Dhamma which they could understand, which would allow them to work properly. Sayagyi gave scientific examples, using modern, scientific words which the Buddha or any other teacher in the chain of teachers would not have used. The same thing happened when I came to India, to this vast country with so many sects, traditions and beliefs. At the present time, we have to deal with the world; and throughout the world there are so many sects, so many different groups of people with their particular mental conditionings.
In India itself there was a vast spectrum of different ways of thinking and teaching at the time of the Buddha. There were so many other teachers. After the Buddha, his teaching started to deteriorate and was mixed with other things.
This spectrum is here today. So naturally, when I talk with people, I need to know who is listening to me. I must express things in a way that they can understand according to their own background. If they do not understand what I am saying, the whole purpose of my talking to them will be lost. They cannot practise Dhamma unless they are convinced that whatever I am saying has some meaning. When I give a discourse to Western people or I talk in Hindi with Indian people, I may seem to be saying something different because the examples, the similes and the stories all change according to who is in the audience. But the essence remains the same. Yes, one could say the technique is changed because the way of expressing it has changed, the way of explaining things is changed. However, this was so even with the Buddha. If you go through his words you will find that when he was talking with a particular community—say the Brahmin community—then he would talk in a way that they could understand. When he was talking with the śramaṇa community, he would talk in a way that the śramaṇas could understand.
There is a word in the Pāli language: vohāra-kusala—skilful means. For a Buddha there must be this great skill in teaching. In the Jātaka Tales, when he was the Bodhisattva, we find this quality of skilful means there throughout. In different situations he skilfully saves himself from slipping in sīla and he skilfully helps others. When he became a Buddha, he was all the more skilful. So everyone who is walking on the path of the Buddha, and everyone who is going to spread the Buddha’s teaching, has to be skilful; and this skill is to be used according to different situations from time to time. In one situation the skill of explaining Dhamma is used in one way, and in another situation in another way.
Now another thing has started in the minds of the people, "This is U Ba Khin’s technique, this is Goenka’s technique, etc." Again it’s a question of suitably expressing Dhamma to people. U Ba Khin used the word "sweeping" and now in the West people say, "Oh, this is the ‘sweeping’ technique of Goenka or U Ba Khin; and this is the Satipatthāna technique of Mahasi Sayadaw," and so on.
Understand how this happens. When somebody reaches a stage where the entire body and mind get dissolved, the bhaṅga stage, there is no gross obstacle anywhere. You start from the head and so quickly your attention goes down to the feet without any obstacle; or you start from the feet and so quickly it comes back up. It’s like a flow. In order to express this and make people understand, Sayagyi used this word "sweep." That means from head to feet you quickly move your attention without any obstacle anywhere. If you reach that stage of sweeping, then you sweep. With Indian people, I use the word dhārāpravāha, that is, with a free-flow. With the Westerners also I say "free-flow." This does not mean that I have changed the technique. I have to explain how, without any obstacle, your mind can move like a flow from head to feet, and from feet to head. If you reach that stage, then you have free-flow.
In his own way the Buddha said the same thing: Sabbakāya-paṭisaṃvedi assasissāmi ti sikkhati sabbakāya-paṭisaṃvedi passasissāmi ti sikkhati. One learns that as one breathes in, within one breath one feels the whole body. Now how can you feel the whole body when there are obstacles here and there? This happens only when one reaches the stage of bhaṅga, total dissolution. Then your attention moves in one breath from head to feet, and in one breath from feet to head. You breathe in, you feel the whole body; you breathe out, you feel the whole body. The Buddha used the word bhaṅga for this;
U Ba Khin uses the word "sweeping" for this; and Goenka uses the term "free-flow." This does not mean we are changing the technique in any way. The technique remains the same. The technique of expressing Dhamma, of course, differs from time to time, from place to place, from group of people to group of people. However, the technique of meditation should never change. §
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 44.192.95.161 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập