Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ »» 3. Tình thương khác với luyến ái »»

Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ
»» 3. Tình thương khác với luyến ái

Donate

(Lượt xem: 14.401)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ - 3. Tình thương khác với luyến ái

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Phân biệt giữa sự quan tâm chân thành với những phóng chiếu không thực tiễn

Tất cả chúng ta đều muốn có tình cảm tốt đẹp với người khác. Ta biết rằng tình thương là nền tảng hòa bình thế giới. Vậy tình thương là gì và làm thế nào để phát triển nó? Có khác biệt gì giữa sự yêu thương người khác và luyến ái ra sao?

Tình thương là ước nguyện cho mọi người được an vui và gieo được nhiều nhân lành hạnh phúc. Sau khi nhận biết được một cách đúng thực về những điều tốt đẹp cũng như lỗi lầm của người khác, ta hướng tình thương đến sự an lạc và hạnh phúc của họ. Ta không có những động cơ che giấu nhằm thỏa mãn sự ích kỷ của mình, ta chỉ yêu thương người khác đơn giản là vì họ đang có mặt.

Trái lại, sự luyến ái luôn khuếch đại những tính chất tốt đẹp của người khác và khiến ta sanh tâm tham luyến với họ. Khi được sống bên họ, ta thấy hạnh phúc; khi phải lìa xa họ, ta buồn khổ. Sự luyến ái gắn liền với sự mong đợi rằng người khác phải là thế này hoặc thế kia.

Liệu sự thương yêu theo như cách thường được hiểu trong xã hội chúng ta có thực sự là tình thương chăng? Khi chưa quen biết, mọi người đều là những người xa lạ, và ta không quan tâm đến họ. Sau khi có dịp gặp gỡ, [những người lạ đó] có thể trở thành người được ta quý mến, có cảm tình sâu đậm. Chúng ta hãy thử tìm hiểu kỹ hơn xem người khác đã trở thành bạn bè của ta như thế nào.

Nhìn chung, ta thường bị cuốn hút bởi người khác vì họ có những phẩm tính mà ta xem trọng hoặc vì họ giúp đỡ ta. Nếu quan sát tiến trình tư tưởng của chính mình, ta sẽ thấy rằng ta luôn tìm kiếm những phẩm tính nào đó ở người khác. Trong những phẩm tính đó, có một số được ta ưa chuộng, một số khác thì được cha mẹ ta hoặc xã hội này xem trọng. Ta luôn dò xét vẻ ngoài, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế hay địa vị xã hội của người khác. Nếu ta ưa chuộng những năng khiếu nghệ thuật hay âm nhạc, ta sẽ tìm kiếm những thứ đó. Nếu như năng khiếu thể thao là quan trọng đối với ta, ta cũng kiếm tìm nó. Như vậy, mỗi chúng ta đều tìm kiếm những phẩm tính khác nhau và có những tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá chúng. Nếu ai có được những phẩm tính nằm trong “danh mục tìm kiếm” của ta, ta sẽ xem trọng họ. Ta cho rằng họ là những người tốt đẹp, có phẩm giá. Đối với ta, có vẻ như tự thân họ là những con người rất tuyệt vời, không liên quan gì đến sự đánh giá của ta về họ. Nhưng trong thực tế, do ta sẵn có những định kiến về những phẩm tính mà ta ưa thích và không ưa thích, nên chính ta mới là người tạo ra những con người có giá trị [trong mắt ta].

Thêm vào đó, chúng ta luôn thẩm định giá trị của người khác tùy theo cách họ đối xử với ta. Nếu họ giúp đỡ ta, ngợi khen ta, bảo vệ ta, lắng nghe ta và săn sóc khi ta đau ốm, vỗ về khi ta buồn bã, thì ta xem họ là những người tốt. Như vậy là hết sức sai lệch, vì ta đã thẩm định người khác chỉ dựa vào cách họ đối xử với ta, như thể ta là nhân vật quan trọng nhất trên cõi đời này.

Nhìn chung, ta luôn nghĩ rằng nếu ai giúp ta thì đó là người tốt; ai gây hại cho ta thì đó là người xấu. Nếu ai đó ủng hộ ta, họ là người tuyệt vời; còn nếu họ ủng hộ đối thủ của ta, họ là kẻ đáng ghét. Đó không phải là ta xem trọng sự ủng hộ của họ, mà thực chất là do sự ủng hộ đó dành cho ta. Cũng vậy, nếu ai đó chê bai, chỉ trích ta, họ là kẻ u mê, không sáng suốt hoặc là kẻ không biết cân nhắc, thiếu suy nghĩ. Nhưng nếu họ chê bai, chỉ trích kẻ mà ta ghét, thì họ là người sáng suốt, hiểu biết. Thực sự ta không phản đối tính cách chê bai, chỉ trích của họ, mà chỉ vì sự chỉ trích đó nhằm vào ta.

Tiến trình phán xét người khác của chúng ta không dựa trên những tiêu chuẩn khách quan. Nó tùy thuộc vào những định kiến riêng của ta về những gì là có giá trị, tốt đẹp và cung cách người khác đối xử với ta. Cách phán xét này hàm chứa một sự mặc nhiên thừa nhận rằng ta là nhân vật rất quan trọng, và rằng nếu ai đó giúp đỡ ta và đáp ứng được những định kiến của ta về sự tốt đẹp thì tự thân những người ấy là rất tuyệt vời.

Khi ta đã phán xét ai đó là tốt, thì bất luận khi nào ta gặp họ, đối với ta có vẻ như sự tốt đẹp là xuất phát từ phía họ. Tuy nhiên, nếu ta sáng suốt hơn, hẳn ta nhận ra rằng chính ta đã gán ghép sự tốt đẹp đó vào nơi họ.

Về mặt khách quan, nếu người nào đó thực sự là tốt đẹp, cao cả, thì hẳn mọi người đều phải có cùng nhận định như thế về họ. Nhưng một người mà ta ưa thích, cho là tốt thì [cũng có] người khác không thích, cho là xấu. Sở dĩ có sự bất đồng như vậy là vì mỗi chúng ta đều đánh giá người khác dựa trên những định kiến lệch lạc của riêng mình. Tự thân người khác không hề có sự tuyệt hảo hoàn toàn độc lập với sự phán xét của ta.

Sau khi đã gán ghép sự tốt đẹp vào nơi một số người nào đó, ta hình thành một số những khái niệm cố định mô tả về họ và rồi bắt đầu sanh tâm tham luyến họ. Một số người có vẻ như gần đạt mức hoàn hảo đối với ta, vì vậy ta khao khát được sống bên họ. Sự khao khát được sống bên cạnh người cho ta cảm giác hạnh phúc khiến ta trở nên thành một kiểu “xích đu cảm xúc”: khi được sống bên họ, [cảm xúc] ta “lên cao” [với sự hân hoan, hớn hở]; khi rời xa họ, [cảm xúc] ta “xuống thấp” [với sự buồn bã, khổ đau].

Thêm vào đó, ta luôn đặt định mối quan hệ giữa ta với những người ấy phải là thế này hay thế kia, và vì vậy ta có những mong đợi, đòi hỏi ở họ. Khi họ sống trái với sự mong đợi của mình, ta đâm ra thất vọng hoặc oán giận. Ta muốn họ phải thay đổi để đáp ứng những kỳ vọng của ta đối với họ. Nhưng những gán ghép và mong đợi của ta phát xuất từ tâm ta, chứ không phải từ người khác. Do vậy, vấn đề bất ổn của ta khởi sinh từ việc ta nghĩ sai về họ chứ không phải vì họ không giống như ta kỳ vọng.

Ví dụ, vài năm sau khi Jim và Sue kết hôn, Jim nói: “Sue không còn giống như lúc trước nữa. Khi chúng tôi mới cưới nhau, cô ấy quan tâm và săn sóc tôi nhiều lắm. Giờ thì cô ấy khác đi nhiều quá.” Vậy điều gì đã xảy ra?

Thứ nhất, cá tính của Sue không phải là cố định, bất biến. Cô ấy luôn thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh bên ngoài và những tư tưởng, cảm xúc trong lòng cô. Đòi hỏi cô ấy mãi mãi không thay đổi là điều không thực tế. Tất cả chúng ta đều phát triển, đổi thay, trải qua những sự thăng trầm.

Thứ hai, liệu ta có thể tự cho là mình đã biết rõ về một người nào đó? Khi Jim và Sue yêu nhau trước khi đi đến kết hôn, mỗi người đều hình thành một khái niệm mô tả về người kia là như thế nào. Nhưng khái niệm đó cũng chỉ là một khái niệm. Nó không phải là bản thân người kia. Khái niệm của Jim [mô tả] về Sue không phải là chính bản thân Sue. Nhưng vì Jim không nhận thức được điều này nên anh ta mới bất ngờ khi những khía cạnh khác trong cá tính của Sue bộc lộ. Khái niệm của anh ta [mô tả] về Sue càng kiên cố thì anh ta càng khổ đau nhiều hơn khi Sue không hành xử phù hợp với khái niệm đó.

Thật kỳ lạ khi cho rằng ta hoàn toàn hiểu rõ về người khác! Ta thậm chí không hiểu được bản thân ta và những thay đổi mà ta trải qua. Chúng ta không hiểu rõ được hoàn toàn về một hạt bụi, nói gì đến việc [hiểu rõ hoàn toàn] về một con người khác! Nhận thức sai lầm tin chắc rằng một người nào đó là giống hệt như trong suy nghĩ của ta đã khiến cho cuộc sống của ta trở nên phức tạp. Trái lại, nếu ta nhận thức được rằng khái niệm của mình chỉ là một ý kiến [của riêng ta], thì ta trở nên dễ thích nghi hơn rất nhiều.

Lấy ví dụ, các bậc cha mẹ có thể hình thành một khái niệm cứng nhắc về cá tính của cô con gái, [và vì thế họ mong đợi cô ta sẽ] cư xử như thế nào đó. Khi cô bé ứng xử không tốt [như họ nghĩ], họ bị sốc và gia đình trở nên bất hòa. Nhưng nếu các bậc cha mẹ hiểu được rằng con gái họ cũng giống như chính bản thân họ, là những con người liên tục thay đổi, thì cách cư xử của cô bé sẽ không khiến cho họ phản ứng với cảm xúc quá mạnh mẽ đến thế. Với sự bình tĩnh và không bị chi phối bởi những định kiến, các bậc cha mẹ ấy có thể giúp đỡ đứa con gái đang trưởng thành của họ một cách hiệu quả hơn.

Khi người khác hành xử không phù hợp với những khái niệm của ta [mô tả] về họ, ta đâm ra thất vọng hoặc giận dữ. Ta có thể tìm cách dỗ dành họ phải làm theo những gì ta mong đợi. Ta có thể trách mắng, ép buộc họ hoặc cố làm cho họ cảm thấy có lỗi. Khi ta làm như vậy, mối quan hệ giữa ta và họ càng trở nên xấu hơn và chúng ta sẽ khổ đau.

Nguyên nhân sự khổ đau và nhầm lẫn nói trên chính là những phóng tưởng sai lệch và mong muốn ích kỷ mà ta áp đặt lên người khác. Những điều này là nền tảng của sự tham luyến. Sự tham luyến luôn phóng đại quá mức [những phẩm tính tốt đẹp] nơi bạn bè và người thân của ta, rồi tham đắm vào đó. Nó mở ra cánh cửa phiền muộn cho ta và sau đó là giận tức. Khi xa cách những người mình yêu thương, ta thấy cô đơn; khi họ muộn phiền, ta cũng bực tức với sự muộn phiền đó. Nếu họ không đạt được những gì ta kỳ vọng, ta cảm thấy mình bị phản bội.

Để tránh những khó khăn bất ổn do tham luyến gây ra, ta nhất thiết phải nhận hiểu được cách vận hành của tham luyến. Sau đó ta có thể ngăn chặn sự khởi sinh của tham luyến bằng cách điều chỉnh những định kiến sai lầm về người khác và thôi không gán ghép những định kiến sai lệch khác nữa. Ta sẽ luôn nhớ rằng con người là liên tục thay đổi và không hề có những cá tính bất biến. Khi ta luôn nhớ rằng việc sống mãi bên cạnh những người ta thương yêu là điều không thể đạt được, ta sẽ không quá khổ đau khi phải xa cách họ. Thay vì buồn khổ vì xa lìa người thương, ta sẽ thấy vui vì có những lúc đã từng được sống chung cùng nhau.

Tôi yêu thương bạn, với điều kiện…

Tình thương có điều kiện không phải là tình thương đích thực, vì nó gắn kết với những tham luyến trói buộc. Ta tự nhủ, “tôi thương bạn, với điều kiện…” và rồi ta liệt kê ra những đòi hỏi của mình. Thật khó để ta quan tâm chân thành đến người khác khi mà họ phải đáp ứng những đòi hỏi nhất định nào đó xoay quanh những lợi ích mà họ phải mang đến cho ta. Hơn thế nữa, ta luôn thay đổi ý muốn về những phẩm chất và lối cư xử của người khác. Hôm nay ta muốn họ có sự sáng tạo tự quyết; ngày mai ta lại muốn họ phải phụ thuộc.

Cái mà ta gọi là tình thương đó thường chỉ là sự tham luyến, một khuynh hướng gây bất ổn luôn phóng đại quá mức những phẩm tính của người khác. Thế rồi ta tham đắm nơi người đó và nghĩ rằng hạnh phúc của ta tùy thuộc vào họ. Trái lại, tình thương [chân thật] là một khuynh hướng cởi mở và thoải mái. Ta muốn cho một ai đó được hạnh phúc hoàn toàn chỉ vì họ đang có mặt.

Sự tham luyến là không kiểm soát được và phụ thuộc cảm xúc, trong khi tình thương là [một khuynh hướng] trực tiếp và mạnh mẽ. Sự tham luyến che lấp trí phán đoán và khiến ta trở nên thiên lệch, ta giúp đỡ những người ta thương và gây tổn hại cho những người ta ghét. [Ngược lại,] tình thương giúp ta trở nên sáng suốt và xem xét một tình huống bằng cách suy nghĩ đến điều tốt đẹp nhất cho mọi người. Tham luyến dựa trên tính ích kỷ, trong khi tình thương được hình thành từ sự thương yêu người khác.

Sự tham luyến đánh giá người khác qua những hình thức bên ngoài như ngoại hình, trí thông minh, tài năng, địa vị xã hội v.v… Tình thương vượt qua hết thảy những hình thức bên ngoài đó và đặt nền tảng trên sự thật là người khác cũng giống như chúng ta: luôn mong cầu hạnh phúc và né tránh khổ đau. Khi ta gặp những người xấu xí, bẩn thỉu, dốt nát, ta cảm thấy không ưa thích, vì tính ích kỷ của ta chỉ muốn tiếp xúc, làm quen với những người đẹp đẽ, sang trọng và tài năng thôi. Trái lại, tình thương không đánh giá người khác qua những tiêu chuẩn bên ngoài đó, mà có một cái nhìn sâu sắc hơn. Tình thương nhận ra rằng bất kể vẻ ngoài của người khác có như thế nào đi chăng nữa, sự trải nghiệm của họ vẫn là tương tự như chính ta: luôn mưu cầu hạnh phúc và tránh né mọi bất ổn.

Đây là một yếu tố hết sức sâu sắc, quyết định việc ta sẽ cảm thấy xa lạ hay có quan hệ mật thiết với mọi người quanh ta. Ở những nơi đông người, ta thường nhìn quanh rồi tự bình phẩm với chính mình, rằng “anh chàng kia mập quá; cô nọ có dáng đi thật buồn cười; dáng vẻ ông kia chắc hẳn là khó tính lắm; bà nọ thật cao ngạo”. Điều tất nhiên là ta không cảm thấy gần gũi, thân thiện với người khác khi để cho tư tưởng tiêu cực của mình bới móc những điểm xấu của họ như thế.

Khi tự mình nhận ra được những tư tưởng tiêu cực như thế, ta có thể dừng chúng lại rồi nhìn cùng những con người đó bằng đôi mắt khác: “Mỗi người trong bọn họ đều có những trải nghiệm riêng trong nội tâm họ. Người nào cũng chỉ muốn được hạnh phúc thôi. Tôi biết điều đó là như thế nào, vì tôi cũng giống họ. Tất cả bọn họ đều muốn nhận được sự khích lệ, đối xử tử tế hoặc thậm chí là một nụ cười từ người khác. Không ai vui vẻ với sự chỉ trích hay khinh miệt cả. Họ giống hệt như tôi!” Khi ta suy nghĩ như vậy, tình thương sẽ phát khởi và thay vì cảm thấy xa cách với người khác, ta cảm thấy có quan hệ mật thiết với họ.

Sự tham luyến khiến ta mang ý niệm sở hữu những người mà ta gần gũi, thân thiết. [Chẳng hạn như,] người đó là vợ, là chồng, là con, là cha, là mẹ “của tôi”. Đôi khi ta hành động như thể người khác là những vật sở hữu của mình và ta hoàn toàn hợp lý trong việc yêu cầu họ phải sống cuộc sống của họ như thế nào. Tuy nhiên, ta không hề sở hữu những người ta yêu thương. Ta không sở hữu những con người giống như sở hữu đồ vật.

Việc nhận ra được rằng ta không bao giờ chiếm hữu người khác sẽ làm cho tâm tham luyến phải suy giảm, mở ra cánh cửa yêu thương và quý trọng chân thành đối với hết thảy chúng sinh. Ta vẫn có thể khuyên bảo người khác và nói cho họ biết rằng hành động của họ có ảnh hưởng đến ta như thế nào, nhưng ta luôn tôn trọng tất cả những gì thuộc về họ như là những cá nhân khác.

Thỏa mãn các nhu cầu

Khi đã tham luyến, ta không còn tự do về mặt tình cảm. Ta quá lệ thuộc và vướng mắc vào người khác để thỏa mãn nhu cầu tình cảm của mình. Ta sợ mất người ta thương, cảm thấy mình sẽ không trọn vẹn [là mình] khi không có người mình thương. Khái niệm về cái tôi của ta dựa trên việc có được một mối quan hệ cụ thể: “Tôi là chồng, là vợ, là cha mẹ, con cái v.v… của người này, người nọ...” Khi quá phụ thuộc vào người khác, ta không cho phép chính bản thân mình phát triển những phẩm tính riêng. Hơn nữa, một khi quá phụ thuộc như vậy, ta đã tạo sẵn điều kiện cho sự suy sụp, vì chẳng có mối quan hệ nào có thể tồn tại mãi mãi. Chúng ta sẽ chia tay nhau khi đời sống này chấm dứt, nếu không là sớm hơn thế nữa.

Sự thiếu tự do về mặt tình cảm do tham luyến cũng có thể khiến ta cảm thấy có bổn phận phải quan tâm chăm sóc người ta thương, để không có nguy cơ bị mất họ. Như vậy, tình cảm của ta thiếu đi sự chân thành, vì dựa trên sự lo sợ. Ta có thể nhiệt tình thái quá trong việc giúp đỡ người ta thương, chỉ để chắc chắn có được tình cảm của họ. Ta có thể luôn phải cảnh giác cao độ vì lo sợ một điều gì đó có thể bất ngờ xảy ra với người ta thương, hoặc ta có thể ghen tức khi người thương của ta dành tình cảm cho người khác.

Tình thương thì vị tha hơn. Thay vì tự hỏi “Mối quan hệ này có thể đáp ứng những nhu cầu của ta như thế nào?”, ta sẽ suy nghĩ: “Ta có thể trao tặng cho người ấy những gì?” Ta chấp nhận rằng người khác không thể giúp ta loại bỏ cảm giác thiếu thốn tình cảm và bất an. Vấn đề bất ổn không phải do người khác không đáp ứng được những nhu cầu tình cảm của ta, mà do ta quá nhấn mạnh các nhu cầu của mình và mong đợi quá nhiều nơi họ.

Ví dụ, ta có thể cảm thấy như không thể sống thiếu một người nào đó mà ta có quan hệ đặc biệt thân thiết. Đó là một sự cường điệu. Là một con người, ta tự có phẩm cách riêng của mình, ta không cần thiết phải bám vào người khác như thể họ là nguồn cội của mọi an vui hạnh phúc. Sẽ rất hữu ích khi nhớ lại rằng ta đã sống phần lớn cuộc đời mình không có người thân yêu ấy bên cạnh. Hơn thế nữa, những người khác vẫn sống hạnh phúc mà không cần đến người ấy.

Thế nhưng, điều này không có nghĩa rằng ta nên đè nén mọi nhu cầu tình cảm của mình hoặc trở nên lạnh lùng và không phụ thuộc ai cả, vì làm như vậy không giải quyết được vấn đề. Ta phải nhận ra được những nhu cầu không thực tế của mình và dần dần trừ bỏ chúng. Một số nhu cầu tình cảm có thể quá mạnh đến nỗi không thể nào trừ bỏ tức thì. Nếu ta cố đè nén chúng hay giả vờ xem như chúng không tồn tại, ta có thể trở nên hết sức căng thẳng và bất an. Trong trường hợp đó, ta có thể thỏa mãn các nhu cầu này nhưng đồng thời cũng nỗ lực dần dần chế ngự chúng.

Cốt lõi của vấn đề là ta luôn muốn được thương yêu hơn là yêu thương [người khác]. Ta mong muốn người khác hiểu mình hơn là tự mình hiểu được họ. Cảm giác bất an về tình cảm của ta xuất phát từ sự si mê và ích kỷ che lấp tâm trí ta. Ta có thể nuôi dưỡng sự tự tin thông qua việc nhận biết được khả năng của tự thân mình trong việc trở nên một con người toàn hảo, sống mãn nguyện và giàu lòng yêu thương. Khi tiếp xúc được với khả năng của tự thân có thể trở thành một bậc giác ngộ với nhiều phẩm tính ưu việt, ta sẽ phát triển được một cảm xúc tự tin chân thực và đúng đắn. Khi ấy, ta sẽ nỗ lực nuôi dưỡng tình yêu thương, lòng bi mẫn, sự khoan dung rộng lượng, đức nhẫn nhục, tâm định tĩnh và trí tuệ sáng suốt, rồi chia sẻ những phẩm tính này với mọi người.

Sự bất an về tình cảm khiến ta luôn tìm kiếm một điều gì đó nơi người khác. Sự tử tế của ta đối với họ bị nhiễm bẩn bởi động cơ che giấu là muốn được đền đáp bằng một điều gì đó. Tuy nhiên, khi ta nhận biết rằng mình đã nhận được quá nhiều từ người khác, ta sẽ mong muốn đền đáp sự tử tế của họ và trong lòng ta sẽ tràn ngập yêu thương. Tình thương nhấn mạnh vào sự cho đi hơn là nhận lại. Khi không còn bị trói buộc bởi sự tham lam và kỳ vọng ở người khác, ta sẽ trở nên cởi mở, tử tế và rộng lòng chia sẻ, nhưng vẫn luôn duy trì được cảm giác giữ mình nguyên vẹn và tự chủ.

Sự tham luyến mong muốn cho người khác được hạnh phúc một cách thái quá đến độ khiến ta ép buộc người ấy phải làm những gì mà ta cho là sẽ giúp họ được hạnh phúc. Ta không để cho người ấy được quyền lựa chọn, vì ta cảm thấy như mình biết rõ điều gì là tốt nhất cho họ. Ta không cho phép người ấy làm những việc mà họ cảm thấy hạnh phúc, ta cũng không chấp nhận việc có đôi khi họ không hạnh phúc. Những khó khăn như vậy thường phát sinh trong các mối quan hệ gia đình.

Tình thương cũng ước muốn mạnh mẽ cho người khác được hạnh phúc. Nhưng nó được đi kèm với trí tuệ, nhận biết rằng người khác có hạnh phúc hay không cũng còn tùy thuộc chính họ. Ta có thể hướng dẫn họ, nhưng trong khi làm điều đó ta sẽ không để cái tôi của mình xen vào. Với sự tôn trọng, ta sẽ để cho họ được quyền chọn lựa chấp nhận hay không chấp nhận sự chỉ dẫn và giúp đỡ của ta. Điều thú vị là, khi ta không ép buộc người khác phải nghe theo sự khuyên bảo của ta thì họ lại cởi mở hơn để lắng nghe ta.

Do ảnh hưởng của sự tham luyến, ta bị trói buộc bởi những phản ứng tình cảm với người khác. Khi họ tốt với ta, ta hạnh phúc; khi họ lạnh nhạt hay nặng lời với ta, ta xem đó là sự xúc phạm và ta khổ đau. Nhưng từ bỏ tham luyến không có nghĩa là ta trở nên khô khan, mất hết tình cảm. Đúng hơn, khi không còn tham luyến, tâm ta sẽ tràn ngập tình yêu thương chân thật và bình đẳng với tất cả mọi người. Ta sẽ luôn quan tâm tích cực đến mọi người.

Khi chế ngự được sự tham luyến, ta vẫn có thể có nhiều bạn hữu. Những mối quan hệ đó sẽ phong phú hơn vì được đặt trên tinh thần tự do và tôn trọng lẫn nhau. Ta sẽ quan tâm bình đẳng đến hạnh phúc và khổ đau của mọi chúng sinh, đơn giản chỉ vì mọi người đều có cùng ước muốn hạnh phúc và né tránh khổ đau. Tuy nhiên, lối sống và những điều quan tâm của ta có thể sẽ thích hợp hơn đối với một số người nào đó. Do những mối quan hệ gần gũi mà ta đã có với một số người nào đó trong những kiếp quá khứ, nên kiếp này ta dễ dàng giao tiếp với họ. Bất luận là trong trường hợp nào, tình thân hữu của ta sẽ luôn đặt trên sự quan tâm lẫn nhau và ước nguyện giúp đỡ nhau trên con đường đi đến giác ngộ.

Khi các mối quan hệ chấm dứt

Sự tham luyến luôn đi kèm với định kiến cho rằng các mối quan hệ sẽ tồn tại mãi mãi. Cho dù về mặt lí trí ta có thể biết rằng điều đó không đúng, nhưng sâu thẳm trong lòng ta vẫn luôn khát khao được sống mãi với những người thân yêu của mình. Chính bám víu đó làm cho sự biệt ly càng khó chịu đựng hơn, vì khi một người thân yêu chết đi hay phải rời xa, ta cảm thấy như mất đi một phần của chính ta.

Điều này không có nghĩa rằng sự buồn đau, thương tiếc là điều xấu. Tuy nhiên, việc nhận biết rằng tham luyến thường là nguồn gốc của đau thương khổ lụy sẽ rất hữu ích. Khi phần cá tính đặc thù của riêng ta bị trộn lẫn quá nhiều với của một người khác thì khi người ấy rời xa, ta trở nên suy sụp. Nếu trong thâm tâm ta không chấp nhận rằng cuộc đời này là tạm bợ, ngắn ngủi, thì ta đã tự mình tạo tiền đề cho sự trải nghiệm khổ đau khi những người thân yêu của mình mất đi.

Vào thời Đức Phật, có một phụ nữ bị quẫn trí vì mất đứa con nhỏ. Quá đau thương kích động, bà bồng xác đứa con thân yêu đến chỗ Đức Phật khẩn cầu ngài cứu nó. Đức Phật bảo bà trước hết phải lấy cho được những hạt mù tạc ở nhà nào chưa từng có người chết.

Hạt mù tạc ở Ấn Độ nhà nào cũng có, nhưng bà không tìm đâu ra một gia đình chưa từng có người chết! Sau một thời gian, bà tỉnh tâm nhận ra rằng mọi người ai cũng phải chết cả, nhờ vậy nỗi đau thương quá lớn về đứa con thân yêu của bà cũng lắng dịu xuống.

Khi sự hiểu biết về vô thường của lý trí được chuyển thành sự trực nhận của tâm thức, ta sẽ biết trân trọng những khoảng thời gian được sống bên cạnh những người khác. Thay vì tham cầu nhiều hơn, khi không thể có được nhiều hơn thì ta sẽ tận hưởng những gì ta đang chia sẻ người khác trong hiện tại. Vì vậy, khi đoạn trừ được tâm tham luyến thì các mối quan hệ của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống thiền


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở


Hạnh phúc là điều có thật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.36.106 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...