Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ, ngày 8 tháng 1 năm 1998 »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ, ngày 8 tháng 1 năm 1998

Donate

(Lượt xem: 8.205)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Font chữ:
Font chữ:



Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ, ngày 8 tháng 1 năm 1998

Các vấn đề về trẻ em

Câu Hỏi:
Thưa thầy, hướng dẫn nào cho sự giảng dạy về Sila và nguồn gốc của phương pháp trong khi dạy anapana ở trường học phương Tây? Ví dụ: giới thiệu Đức Phật mà không để cho hệ thống trường học đó nghĩ rằng đó là một tôn giáo?

Thầy Goenka: Trước tiên, người đang dạy điều này phải hoàn toàn được thuyết phục rằng đây không phải là một tôn giáo. Đức Phật không phải là một thiền sư về tôn giáo, ngài không phải là giáo chủ của một tôn giáo. Đức Phật dạy một cách sống. Nếu các con hoàn toàn được thuyết phục về điều này, các con có thể thuyết phục được người khác. Khi các con nói về định luật trọng lực các con phải nêu tên của ông Newton. Nhưng các con không trở thành thành viên của môn phái Newton. Trước tiên các con phải hiểu các con dạy cái gì, sau đó rất dễ dàng để giảng dạy cho người khác - cho dù đó là trẻ em hay người lớn.

Câu Hỏi: Thế còn Sila thì thế nào?

Trả lời: Các con phải giải thích Sila cho họ. Sila rất quan trọng. Không có gì sai trái trong việc này cả.

Câu Hỏi: Thưa thầy thiền sư cho trẻ em có trách nhiệm hướng dẫn những buổi thiền metta lúc 9 giờ tối cho những người phục vụ cùng một kiểu cách như thiền sư phụ tá hướng dẫn những buổi metta trong những khóa thiền 10 ngày không?

Trả lời: Không. Điều này đã bắt đầu như thế nào? Đây không phải là một phần trong khóa thiền cho trẻ em. Thầy đã nhận được thông tin từ nhiều nơi là khi ai đó nhận bổ nhiệm làm thiền sư cho trẻ em, cái từ thiền sư trẻ hay thiền sư phụ tá đã mất đi. Họ nghĩ rằng bây giờ ta là một thiền sư, ta phải nhận được tất cả sự kính trọng và địa vị mà một thiền sư có được, ta phải có một chỗ ngồi trên cao để ngồi, bây giờ ta có thể ban phát metta, hãy để mọi người ngồi trước mặt ta. Đây là lý do tại sao bây giờ chúng ta đổi cái tên thiền sư phụ tá thành thiền sư cho khóa thiền trẻ em.

Trong vài trường hợp, người này có thể chỉ tham dự một hay hai khóa thiền, đôi lúc thầy bổ nhiệm một người như thế làm thiền sư khóa trẻ em bởi vì người này có khả năng để làm việc với trẻ em. Nhưng một người như thế không biết rõ chi tiết của Vipassana, rồi họ bắt đầu hành xử như họ là một thiền sư vĩ đại và có thể ban phát metta vào buổi tối.

Câu Hỏi: Đã có những buổi metta trong khóa thiền của trẻ em mà chúng ta đã dạy không?

Trả lời: Không. Hoàn toàn không có. Không nên làm như thế. Thầy nghĩ rằng các con phải cảnh báo những thiền sư cho khóa trẻ em không hành xử như những thiền sư phụ tá. Các con là những thiền sư cho khóa trẻ em. Các con chỉ nên làm những gì các con được yêu cầu, không gì khác hơn.

Câu Hỏi: Làm sao có thể khuyến khích trẻ em hành thiền ở nhà khi gia đình không hành thiền? Chúng có thể tham dự những buổi thiền Vipassana chung cho người lớn không?

Trả lời: Không nên đưa một đứa trẻ tới một buổi thiền chung của người lớn. Trong một giờ thiền chung, đứa trẻ sẽ chán trong vòng 10 tới 15 phút, rồi em đó sẽ làm cái gì? Đứa trẻ đó sẽ sinh ra chán ghét việc hành thiền. Không nên. Không bao giờ được mang theo trẻ em. Nếu có một buổi thiền chung chỉ dành cho trẻ em thì không sao cả. Buổi đó chỉ khoảng 10 tới 15 phút hay tối đa là 20 phút.

Câu Hỏi: Chỗ của dhamma có được dùng cho thiền sư khóa trẻ em tại trung tâm không?

Trả lời: Tại sao một thiền sư lớp trẻ em lại muốn ngồi trên ghế cao, nơi mà thiền sư phụ tá hay một thiền sư ngồi để hướng dẫn khóa thiền? Phải loại trừ sự điên rồ đó đi. Hãy ngồi trên một cái nệm, hay cùng lắm là trên một cái ghế thấp. Chỉ như vậy thôi. Không cho phép các thiền sư khóa thiền trẻ em ngồi trên chỗ dhamma và bắt đầu chỉ dẫn.

Mọi người phải hiểu rằng đây là nhiệm vụ của tôi, tôi làm nhiệm vụ này để giúp người khác chứ không phải là để gia tăng bản ngã hay là lòng kiêu hãnh. Nếu không ta không xứng đáng, ngay như để dạy khóa thiền trẻ em.

KẾT LUẬN
Những khóa thiền cho trẻ em rất là quan trọng, bởi vì đây là thời điểm khi các con có thể hướng dẫn chúng một cách đúng đắn để giúp chúng sống một cuộc đời Dhamma tốt. Một điều mà thiền sư cho khóa thiền trẻ em phải hiểu hết sức rõ ràng: Chúng ta không quan tâm đến việc cải đạo con người từ một tổ chức tôn giáo này sang một tổ chức tôn giáo khác. Dĩ nhiên chúng ta chống lại bất kỳ hình thức lôi kéo bè phái nào, bởi vì nó có hại cho xã hội. Điều này quá rõ ràng.

Chúng ta gieo một hạt giống để giúp hiểu rằng thay vì sống một cuộc sống theo chủ nghĩa bè phái, các con có thể sống một cuộc đời Dhamma hết sức thanh tịnh. Sống một cuộc đời đạo đức, một cuộc đời kiểm soát được tâm mình, một cuộc đời thanh lọc tâm - không ai chống đối những điều đó.

Bởi vậy những ai giảng dạy phải hoàn toàn được thuyết phục rằng những gì họ giảng dạy không cải đạo ai sang bất cứ tôn giáo nào. Hành động bất thiện nhất của bất cứ thiền sư Vipassana nào, dù là một thiền sư kỳ cựu hay non trẻ, là cố lôi kéo người khác gia nhập một bè phái cụ thể nào đó. Điều đó có nghĩa là chúng ta đã đánh mất mục tiêu của mình. Mục tiêu của chúng ta là giúp người khác thoát khỏi chủ nghĩa cục bộ, bè phái, những quan điểm hẹp hòi khiến người ta chống báng nhau – đưa họ thoát ra khỏi những thứ đó và cho họ Dhamma mở rộng, phổ quát, chung cho mọi người

Nếu một người đang giảng dạy mà không hiểu rõ điều này, thì người đó không nên giảng dạy. Hãy tham dự thêm những khóa thiền, tới thảo luận với Thầy, với thiền sư kỳ cựu để thoát khỏi quan niệm sai lầm này.

Các con phải nghĩ rằng: “Tôi ở đây để giúp mọi người, để họ sống một cuộc sống tốt đẹp hơn, tốt cho họ và cho xã hội.” Như vậy thì các con có thể trả lời một cách dễ dàng những câu hỏi từ các bậc cha mẹ và thầy cô giáo của các em. Tuy nhiên, việc đề cập đến Đức Phật là rất quan trọng, bởi vì trong Dhamma, lòng biết ơn là một khía cạnh quan trọng của sự phát triển.

Chúng ta trao tặng hạt giống Dhamma tinh khiết cho các em trai, em gái này và sau 15 hay 20 năm, thế hệ mới lớn lên sẽ có trách nhiệm đối với gia đình, xã hội, xứ sở, thế giới và nhân loại. Chúng phải lớn lên và trở thành những con người lý tưởng. Đây là mục đích duy nhất của chúng ta.

Nếu người giảng dạy hết sức xác quyết và tin chắc rằng những gì đang được giảng dạy là hoàn toàn tốt cho mọi người thì sẽ dễ dàng giải thích cho người khác. Nếu ai đó không biết chắc liệu toàn bộ công việc mình làm có phải là để cải đạo người ta sang Phật giáo hay một tôn giáo nào khác, thì tốt hơn người đó không nên làm một thiền sư. Không nên nhận lãnh trách nhiệm này.

Người dạy yoga asanas hay pranayama không có nghĩa là họ cải đạo người ta sang đạo này hay đạo khác. Họ tập để được khỏe mạnh. Ngày nay, đây là một sự luyện tập tinh thần làm cho tâm được lành mạnh.

Điều này phải hết sức rõ ràng đối với mọi người. Hãy chắc rằng càng ngày càng có thêm nhiều khóa thiền trẻ em, và càng ngày càng có nhiều trẻ em nhận được hạt giống Dhamma, để cho thế hệ kế tiếp trở thành một thế hệ lý tưởng. Điều này sẽ xảy ra.

Các con phải cảm thấy rất may mắn là mình có thể tham gia vào sứ mệnh này và phát triển paramis cho bản thân. Dhamma chắc chắn sẽ được truyền bá dù cho chúng ta có tham gia hay không. Hãy tham gia vào lý tưởng tốt đẹp, tốt cho người khác và tốt cho chính mình. Nguyện cho càng ngày càng có thêm nhiều khóa thiền cho trẻ em. Nguyện cho thế hệ kế tiếp lớn lên thành thế hệ lý tưởng khắp toàn thế giới.

Bhavatu sabba mangalam

Nguyện cho tất cả được hạnh phúc

QUESTIONS & ANSWERS (On Children’s Courses)

ANNUAL MEETING: Dhamma Giri, India January 8, 1998

Questioner: What are the guidelines regarding teaching sīla and the origins of the technique, while teaching Anapana in schools in the West? For example introducing Buddha without the school system’s thinking of it as a religion.

Goenkaji: Well, first this person who is teaching must be fully convinced that this is not a religion. Buddha was not a religious teacher, he was not the founder of a religion. Buddha taught a way of life. If you are fully convinced of this, you can convince others. When you talk of the law of gravity you have to use the name of Newton. But you do not become a member of Newton’s sect. You must first understand what you are teaching, then it becomes very easy to explain it to people—whether children or adults.

And what about sīla?

Well, you must explain sīla to them. Sīla is important. There is nothing wrong in this. §

Should the junior assistant teachers be responsible for conducting the mettā sessions at 9 p.m. with the servers in the same way as the AT conducts these sessions on a 10-day course?

No. How did that start? That is not a part of the children’s course. I have been getting information from many places that when we name somebody a junior assistant teacher the word "junior" gets lost, and the word "assistant" is also lost. They think, "Now I am a teacher, I must get all the respect and status that a teacher gets. I must have a high seat to sit on. I can now give mettā. Let all sit before me." That is why we will now change this name of junior assistant teacher to children’s course teacher.

In some cases this person may have only taken one or two courses. Sometimes I make such a person a children’s course teacher because this person is capable of handling children.

But such a person does not know anything about the details of Vipassana. Then they start behaving as if they are a big teacher and can give mettā in the evening. Was there any mettā session in the children’s course that we taught? No, there was not. It should not be done. I think you all must inform your children’s course teachers: Don’t act like an assistant teacher—you are a children’s course teacher. You should only do whatever is asked of you, never do more. §

How can children be encouraged to practise at home if their families do not meditate? Can they attend Vipassana group sittings?

The Vipassana adult group sitting? No. A child should never be brought to the adult group sitting. During the one-hour group sitting the child will get bored within 10 or 15 minutes. Then what will he or she do? The child will develop aversion towards meditation. No. A child should never be brought. If there is a group sitting for children only, then it is all right. That will be only for 10 or 15 minutes, or a maximum of 20 minutes. §

Should the Dhamma seat be used by the children’s course teacher at a centre?

Why would a children’s course teacher want to sit on the high seat where the assistant teacher sits to give a course, or where a teacher sits? That madness should be taken away. Sit on a cushion, or at most, a low chauki, that’s all. Don’t allow these children’s course teachers to sit on the Dhamma seat and start giving guidance. Everyone must understand, "This is my duty, and I am doing this duty to help others, not to increase my ego or pride." Otherwise one is not fit even to give children’s courses. §

Concluding Message on Children’s Courses

These children’s courses are very important because this is the time when you can give them proper guidance to help them live a good Dhamma life. One thing should be very clear in the mind of the children’s course teachers: We are not at all interested in converting somebody from one organized religion to another. We are, of course, against any kind of sectarian grouping because that is so harmful to society. This is very evident.

We are giving a seed that helps you to understand that instead of living a life of sectarianism, well look, you can live a life of Dhamma which is so pure. Living a life of morality, a life where you control your mind, a life where you purify your mind— nobody can object to that.

So whoever is teaching must be fully convinced that what they teach will not convert people to any religion. The most unwholesome action of any Vipassana teacher, either junior or senior, would be to try to bring people to a particular sect. That would mean that we have totally lost our goal. Our aim is to take people out of communalism, sectarianism, all the narrow-mindedness where people start fighting with one another—take them out of that and give them this broad truth of Dhamma which is for everybody, which is universal.

If the one who is teaching does not understand this, then this person should not start teaching. Take more courses, come and discuss with me, with other senior teachers, and get rid of this wrong view.

Your thinking should be, "I am here to help people so that they live a better life, good for them, good for the society." Then you can easily answer any question that comes from their parents or teachers. However, it is important to mention Buddha because in Dhamma gratitude is an important aspect of development.

We give the seed of pure Dhamma to these boys and girls and after 15 or 20 years the new generation that comes up will have responsibility towards their family, towards society, the country, the world, towards humanity. They should grow up to be ideal human beings. This is our only aim.

If one who is teaching is very firm and is convinced that what he or she is teaching is perfectly good for everyone, then it becomes easy to explain to others. If one is not sure whether the whole mission is to convert people to Buddhism or something else, then better not be a teacher. Don’t take that responsibility.

People practise yoga āsanas or prānāyāma; this does not mean they get converted to this religion or that religion. They are practising it to be healthy. Now here is a technique which helps one to live a healthy mental life. It is a mental exercise to make the mind healthy.

This should be very clear to everybody. See that more and more children’s courses are given, and more and more children get the seed of Dhamma, so that the next generation grows up to be an ideal generation. This is going to happen.

You should feel very fortunate that you are able to take part in this mission and develop your own pāramīs. The Dhamma is bound to spread whether or not we join. Join in this good cause, which is good for others and for oneself. May there be more and more children’s courses. May the next generation grow up an ideal generation around the whole world.

Bhavatu sabba mangalam

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Báo đáp công ơn cha mẹ


Sống đẹp giữa dòng đời


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Cảm tạ xứ Đức

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.134.149 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...