Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Mumbai, Ấn Độ ngày 20 tháng 7 năm 1997 »»
Nhiệm vụ trước mặt
Các con trai, con gái Dhamma thân mến của Thầy,
Hôm nay các con đã tề tựu nơi đây với nhiệt huyết và hết lòng để hoạch định công việc để giúp sự truyền bá Dhamma. Hai mươi tám năm trước Thầy không chắc là Dhamma có được chấp nhận ở đất nước này, nơi phát sinh quá nhiều tông phái. Tuy nhiên kinh nghiệm từ hai mươi tám năm vừa qua cho thấy, dù số lượng còn ít, có những người ở đây không liên hệ gì đền tông phái và sẵn sàng dành hết sinh lực và khả năng cho việc tái thiết lập Dhamma tinh khiết. Mặc dù chỉ có ít người như thế, số lượng sẽ gia tăng và quốc gia này và thế giới sẽ nhận được lợi lạc.
Trong một ngàn năm trăm năm vừa qua, chúng ta đã biến nước chúng ta thành một tình trạng đáng thương: chỉ có adharma (đối nghịch Dhamma) dưới danh nghĩa của Dhamma. Ngay lúc biến Dhamma thành tông phái, người ta ngưng sự thực hành thực sự và trở nên rảng buộc vào vỏ bề ngoài. Những nghi thức và truyền thống có những sự quan trọng riêng của chúng, nhưng nó không có gì liên quan tới Dhamma; chúng chỉ là những như cầu xã hội. Dhamma là đạo đức; và để sống một cuộc sống có đạo đức ta phải làm chủ được tâm, rồi đi vào tận bề sâu để thanh lọc tâm ở tầng lớp gốc rễ để thay đổi khuôn mẫu thói quen trong tâm. Mục đích của cuộc đời các con là phải làm cho bản chất Dhamma của các con càng ngày càng mạnh hơn. Ai không có mục đích này thì không bao giờ có thể giúp người khác phát triển trong Dhamma. Hãy chấp nhận lỗi lầm của mình và làm việc để khắc phục được chúng. Nếu ai đó chỉ cho con lỗi lầm của mình, không cần thiết phải trở nên chán nản: Hảy xét xem mình thực sự có lỗi này hay không; nếu có, điều đầu tiên các con phải làm là cám ơn người đó, rồi cố gắng sửa sai. Nếu các con không có lỗi đó, các con nên có lòng trắc ẩn đối với người đó, và nghĩ: “Con người đáng thương, có lẽ người này đang khổ vì những bất tịnh thành ra chỉ nhìn thấy những bất tịnh ở mọi nơi.”
Rất nhiều công việc mà chúng ta hoạch định ở đây hôm nay phải được hoàn thành mà không thổi phồng bản ngã, không quan trọng hóa mình lên, chỉ chú trọng đến Dhamma. Hãy để cho mọi người phục vụ nhớ lấy điều này khi xem xét công việc nào mà mình định phục vụ.
Một nhân tố quan trọng để xem xét là mình dành được bao nhiêu thì giờ để phục vụ. Con có thể có lòng thành để phục vụ Dhamma nhưng có thể không có đủ thì giờ để hoàn thành công việc. Trong trường hợp này hãy để cho người khác làm. Mỗi người các con chỉ có thể dành ra một số thì giờ nào đó; hãy chấp nhận sự kiện này một cách thành thật. Nếu các con nhận lãnh một trách nhiệm mà không thể dành được thì giờ cần thiết, các con sẽ làm hại thay vì giúp đỡ.
Thứ hai, hãy xét xem mình có đủ khả năng để hoàn thành công tác. Nếu vì quá nhiệt tình, con phát tâm làm công việc quá khả năng của mình, các con lại làm hại thay vì giúp đỡ.
Hãy ghi nhớ điều thứ ba này bây giờ và trong tương lai khi thầy không còn ở đây: Không một ai được giao cho công tác chỉ để thỏa mãn bản ngã hay vì địa vị. Ở trong một tổ chức xã hội, tên của người nào đó có thể được thêm vào trong ủy ban dành cho mục đích đó thì cũng không sao cả, nhưng không được như thế trong một tổ chức Dhamma. Công việc chỉ được giao cho những người yêu cầu một cách nhún nhường, hiểu rõ là họ có đủ thì giờ và khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Hãy ghi nhớ điều này trong lòng bằng không Dhamma sẽ hư hỏng. Nếu sự tiến triển bị chậm cũng không sao cả, có thể cần tới hai hay ba thế hệ nữa để hoàn thành nhiệm vụ này, nhưng hãy để Dhamma được truyên bá trong hình thức tinh khiết. Khi các con làm việc theo cách này, dành hết thì giờ và năng lực của mình vì lợi ích của người khác, các con bắt đầu tiến triển trên con đường và sử dụng hết khả năng của kiếp người.
Có nhiều công việc trước mặt chúng ta. Năm 1999 là năm quan trọng vì là năm kỷ niệm 100 năm sinh nhật của Sayagyi U Ba Khin. Hãy hiểu rằng cử hành lễ sinh nhật 100 năm của ngài cũng không đủ; chúng ta phải ghi nhớ sứ mệnh trong đời của Sayagyi U Ba Khin – để truyền bá Dhamma trong hình thức tinh khiết. Để hoàn thành sứ mệnh đó chúng ta phải sửa soạn rất nhiều.
Một công việc vĩ đại là xây dựng tháp Grand Pagoda. Một câu hỏi có thể nảy sinh: Tháp Pagoda có thể là biểu tượng của một tông phái khác không? Đây có phải là con đường nguy hiểm để đi theo không?
Nhiều lý do tại sao Tháp Grand Pagoda cần được xây dựng, và lý do thứ nhất là để lưu trữ xá lợi của Đức Phật theo kiểu cách để nhiều người có thể hưởng được lợi lạc khi hành thiền ở gần. Thầy biết từ kinh nghiệm bản thân và của nhiều người khác là nếu ta thiền bên cạnh xá lợi của Đức Phật, ta tiến bộ nhanh chóng bởi vì có sự rung động hết sức mạnh. Chúng ta rất may mắn được trao cho những xá lợi này. Nguyên thủy xá lợi được tìm thấy tại stupa (tháp) ở Sanchi và được lưu giữ tại viện bảo tàng ở Luân Đôn. Một người Tích Lan viếng thăm bảo tàng yêu cầu ngưới Anh trả xá lợi về nguyên quán và chính phủ Anh đồng ý.
Trước khi Đức Phật nhập Parinibbana (Đại Niết bàn), Ngài Ananda hỏi Ngài, “Thưa Ngài, chúng con phải làm gì với xác của Ngài?” Đức Phật trả lời, “Như các xác khác được hỏa thiêu, con cũng có thể thiêu cái xác này. Con có thể giữ những xương còn sót lại sau khi hỏa thiêu trong những Stupa (tháp) tại những thành phố lớn. Những người hành thiền có thể thiền bên cạnh; những người không hành thiền sẽ tới và sẽ cúi lạy để tỏ sự tôn kính.” Đây là những lời cuối cùng của Đức Phật.
Thật là một sự mất mát lớn lao cho nước chúng ta khi xá lợi được đưa sang nước Anh. Xá lợi phải được lưu trữ với sự tôn kính tại một nơi mà thiền sinh có thể hành thiền và người không hành thiền, ít ra cũng có thể tỏ lòng tôn kính và biết ơn đối với vĩ nhân đã cho chúng ta con đường tinh khiết. Xá lợi sẽ được lưu giữ tại Tháp Grand Pagoda này, và một thiền đường sẽ được xây cất để 10.000 người có thể ngồi và hành thiền cùng một lúc.
Có một lý do khác để xây Stupa này: Trong 1,500 năm vừa qua, phần lớn do vô minh và cũng vì vài lý do ích kỷ khác, Đức Phật đã bị bôi nhọ trong nước Ấn. Những lời nguyên thủy của Đức Phật đã bị mất đi, và Đức Phật được mô tả là người tái sinh của một vị thần Hindu, người có cả phẩm chất tốt lẫn phẩm chất xấu. Đức Phật được cho là sinh ra trong phẩm chất xấu, và tất cả giáo huấn của ngài được coi là xấu.
Mục tiêu của chúng ta trong Tháp Grand Pagoda là để trình bày giáo huấn của Đức Phật trong hình thức tinh khiết và cung cấp những thông tin về con người của ngài. Một phòng trưng bày sẽ được xây trong Stupa để những sự kiện quan trọng trong đời ngài được trình bày. Chỉ vậy thôi, không có gì khác được trưng bày. Hàng ngàn người sẽ được lôi cuốn tới tháp vĩ đại này, và khi họ xem qua phòng trưng bày họ sẽ có hứng khởi để tham dự khóa thiền Vipassana. Nếu dù chỉ có mười người trong số 10.000 khách viếng thăm tham dự khóa thiền thì mười người sẽ được lợi lạc, những người còn lại ít ra cũng biết đến giáo huấn của ngài.
Hãy nên nhớ là trong tương lai, Tháp sẽ không bao giời được dùng cho bất cứ cho tông phái nào. Không một tu sĩ nào được phép cử hành nghi lễ ở đó. Không một ai được phép kiếm tiền ở đó; nếu không, một việc hết sức tội lỗi xảy ra và tất cả những người hỗ trợ việc tội lỗi này phải gánh chịu hậu quả. Người hành thiền có thể tới đó để hành thiền, những người khác có thể tới để tìm hiểu về Đức Phật và giáo huấn của Ngài. Ngoài ra không gì khác được cho phép; không tông phái nào được phép thành lập.
Còn có một lý do khác nữa để có Stupa: Vipassana bây giờ dần dần được truyền bá tới những quốc gia nơi dân chúng tự gọi là Phật tử nhưng sự thực hành Vipassana đã bị mất đi. Tháp Stupa sẽ giữ một vai trò quan trọng để giúp Vipassana được lan rộng tại những nước này. Như những tín đồ của Đức Phật viếng thăm Gaya, Sarnah và những nơi khác ở Ấn Độ, do đó họ cũng viếng thăm tháp Grand Pagoda để tỏ lòng tôn kính với xá lợi của Đức Phật. Họ sẽ tới như những người hành hương và tỉnh ngộ ở đây. Họ sẽ tự hiểu thông điệp đích thực của Đức Phật là gì. Họ không trở thành tín đồ của ngài mà chỉ cúi lạy tượng của ngài, hay thắp vài ngọn nến cho ngài. Dần dần những người này nhận ra rằng, để thật sự theo Đức Phật, họ phải đánh thức panna của họ. Được hứng khởi bởi tháp Grand Pagoda này, nhiều người sẽ bắt đầu bước đi trên con đường Dhamma, và họ cũng khích lệ những người khác đi theo con đường này.
Xây dựng tháp Grand Pagoda là một công việc đồ sộ và chắc chắn tốn kém vô cùng. Thầy nghĩ là tài chánh là một dự án toàn cầu, và những người không phải là thiền sinh ở Ấn Độ cũng như ở khắp thế giới có thể đóng góp. Riêng đối với những trung tâm Vipassana, chỉ có sự hiến tặng của thiền sinh Vipassana mới được chấp nhận. Hãy luôn luôn nhớ điều lệ này trong tương lai. Sự hiến tặng cho những trung tâm Vipassana và nơi không phải là trung tâm chỉ được tinh khiết nếu của thiền sinh cũ; rồi chỉ như vậy dhamma mới có thể giữ được sự tinh khiết và được lan rộng. Nhưng ai cũng có thể hiến tặng cho những dự án để cho người ta biết đến thông tin về Vipassana như dự án CD-ROM, phát hành Tipitaka (Tam Tạng Kinhh Điển) và Tháp Grand Pagoda.
Đây đúng là một dự án vĩ đại. Ngay như có đủ tiền, việc xây cất sẽ rất khó khăn. Ngay như khi chúng ta xây dựng một trung tâm nhỏ, chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề, và người ta đã dành rất nhiều thì giờ vào việc này, và đây là dự án khổng lồ. Nhiều người phải tận tụy và cống hiến thì giờ cho dự án.
Một khi Tháp Grand Pagoda đã thành hình, chúng ta sẽ mời những nhà bác học từ những cộng đồng khắp thế giới tới viếng thăm để họ có thể nhận được thông điệp về con đường tinh khiết này. Chúng ta phải đón nhận họ một cách hòa nhã và đó là một trách nhiệm nữa cho chúng ta.
Trong hai mươi tám năm qua, người ta ở khắp thế giới đã chấp nhận phương diện thực hành của giáo huấn. Bây giờ là lúc để làm sáng tỏ phương diện lý thuyết. Năm 1985 Viện Nghiên Cứu Vipassana được thành lập với mục đích truyền bá phương diện lý thuyết của giáo huấn của Đức Phật trong hình thức tinh khiết cho nhân loại. Kết quả là bây giờ toàn bộ giáo huấn được ấn hành trong nhiều quyển và cũng có trong đĩa CD-ROM. Tương tự như thế, sự phiên dịch sang ngôn ngữ khác cũng được thực hành trong trạng thái tinh khiết. Những bản dịch trước đây đã bị sai lệch do cố tình hay vô ý – ta không biết được – nhưng chẳng bao lâu những bản dịch đúng đắn này sẽ được phát hành. Tất cả những việc này là một dự án vĩ đại.
Dĩ nhiên là sẽ có sự chống đối. Thầy thấy điều đó; nhưng chúng ta nên biết cách đối phó mà không lo sợ, với Metta và lòng trắc ẩn. Chúng ta sẽ tiếp tục thực hành và giảng dạy Dhamma trong hình thức tinh khiết; chúng ta không cho phép nó bị hư hỏng. Dhamma thuộc về mọi người. Dhamma không thuộc về một tông phái đặc biệt nào. Trạng thái lý thuyết của Vipassana phải được truyền bá cho nhân loại, và để cho mục đích này sẽ có một cuộc hội thảo ở Ấn Độ, nơi những nhà bác học tiếng Pali ở khắp thế giới được mời để chính họ thấy được giáo huấn tinh khiết của Đức Phật. Một nhiệm vụ khác là phát hành thêm sách về Dhamma để bảo đảm nhiều người hơn có cơ hội để thực hành Samadhi đích thực.
Một công việc khác Thầy muốn thấy được hoàn thành trong vòng hai năm tới là sự xây dựng phòng ốc tại tất cả những nơi mà đất đai đã được mua để làm trung tâm, mặc dù chỉ cho rất ít thiền sinh. Điều này đặc biệt quan trọng ở những nơi như Bodhagaya, Sarnath, Kushinagar và Lumbini là những nơi có những rung động Dhamma rất mạnh. Người ta có thể ngồi nhiều khóa ở những nơi khác, tuy nhiên họ sẽ được rất nhiều lợi lạc khi ngồi một khóa tại những nơi này. Người ta phải có cơ hội để hưởng được lợi lạc khi hành thiền ở đó. Người ta ở khắp thế giới đi hành hương tại những nơi này, nghĩ là họ đã làm một hànhh động Dhamma lớn, nhưng nếu họ có cơ hội hành thiền ở đó và tận dụng những sự rung động do Đức Phật để lại, họ sẽ được vô số lợi lạc.
Năm 1999 là năm quan trọng bởi vì đó là năm kỷ niệm 100 năm sinh nhật của Sayagyi U Ba Khin và cũng là kỷ niệm ba mươi năm giáo huấn trở về Ấn Độ. Chúng ta cũng sửa soạn cho sự khởi đầu của Dhamma trong thiên niên kỷ tới. Hãy ghi nhớ trong tâm những lỗi lầm đã xảy ra trong ngàn năm vừa qua. Chúng ta phải đoan chắc là Dhamma được giữ trong hình thức tinh khiết trong thiên niên kỷ mới và không trở thành một tông phái khác; nếu không Dhamma sẽ bị hủy diệt. Làm thế nào để chúng ta có thể bảo đảm rằng Dhamma giữ được sự tinh khiết? Hãy để cho người ta tự cho là người theo Hindu, Cơ đốc, đạo Jain, Hồi giáo hay Phật tử nhưng họ vẫn đi theo Sila, sammadhi và panna. Trong thế kỷ tới hãy để Dhamma được lan truyền ra toàn thể thế giới và hãy để tất cả những tôn giáo tồn tại.
Metta của thầy đến với các con, nhưng công việc phải do các con thực hiện. Thầy bây giờ đã già nua, thầy có thể làm được bao nhiêu? Các con có thể hỏi ý kiến thầy; thầy sẽ ban Metta; phần còn lại tùy thuộc các con. Hãy lập một ban cho mỗi công việc và, như thầy đã nói, trước khi tình nguyện làm công việc gì, phải xét đến hai tiêu chuẩn: Hãy để mọi người tự nguyện tùy theo khả năng của họ và số lượng thì giờ ta có được.
Thầy nghĩ là mỗi ban cần một người đứng đầu và ba hay bốn người phụ giúp. Hãy làm việc với sự hiểu biết là các con chỉ là người trung gian và Dhamma sẽ tự lo liệu. Chúng ta phải có nỗ lực và Dhamma chắc chắn sẽ hỗ trợ chúng ta. Nó đã hữu hiệu cho tới bây giờ, và rất nhiều việc đã được thành tựu. Nó sẽ tiếp tục hữu hiệu trong tương lai. Những dự án này sẽ có lợi cho nhiều người, và bất cứ nỗ lực nào mà các con làm sẽ gia tăng sức mạnh Dhamma của chính các con.
Chúng ta đều là những chủ gia đình, chúng ta phải săn sóc chính mình và những người thân. Nhưng chỉ săn sóc gia đình có đủ không, để có được tên tuổi trong xã hội? Đây có phải là mục đích duy nhất của con người không? Chúng ta nên suy nghĩ làm cách nào để chúng ta có thể phục vụ người khác một cách tốt nhất, để họ có được lợi lạc thực sự thì chúng ta mới sống một kiếp người thật sự hữu dụng.
Nguyện cho tất cả các con trai, con gái Dhamma ở đây ngày hôm nay tăng tiến trong Dhamma và là một tấm gương sáng cho người khác. Nguyện cho tất cả các con được lơi lạc, và giúp người khác được lợi lạc.
Bhavatu sabba mangalam
THE TASKS AHEAD
My dear Dhamma sons and daughters:
You have gathered today with dedication and devotion to plan your work to help the spread of pure Dhamma. Twenty-eight years ago I doubted whether pure Dhamma would be accepted in this land—a land that has given rise to so many sects.
However, the experience of the last twenty-eight years has shown that, even though the number is small, there are people here who have no affinity for sects and are ready to devote their energy and abilities towards the re-establishment of the pure Dhamma. Even though such people are few, their number will increase and this country and the entire world will benefit.
During the last one thousand five hundred years we have reduced our country to a pitiable state; there is only adharma [anti-Dhamma] in the name of Dhamma. As soon as one reduces Dhamma to a sect, people stop the actual practice and become involved only in the outward aspects, the veneer. Rituals and traditions have their own importance but they have nothing to do with real Dhamma; they are mere social necessities. Dhamma is morality; and to live a moral life one has to gain mastery over the mind, then go to the depths and purify it at the root level in order to change the mental behaviour patterns. If one does not do this, one is only fooling oneself. Human life is so precious; do not waste it.
One who is really following sīla, practising samādhi, and generating one’s own paññā to purify one’s mind has nothing to do with any sect. One may call oneself by this name or that, it makes no difference. One’s goal is clear: To successfully use this human life to become proficient in sīla, samādhi and paññā, and to help to spread the message of Dhamma to humanity. This is the essence of Dhamma. To forget this is to forget the purpose of re-establishing Dhamma.
Keeping in mind the experience of the last twenty-eight years, let us now plan for the future. What work is to be done and how should it be done? Let us take slow but strong steps.
First, examine your sīla, samādhi and paññā, and if there are any shortcomings accept them and try to overcome them; only then will you make progress. If you refuse to accept your defects, you cannot make progress. Egotism can develop in the name of Dhamma, leading you to think, "Look, I believe in sīla, samādhi and paññā so I am a very Dhammic person." But you are only Dhammic to the extent to which you practise Dhamma. The goal of your life should be to make your Dhammic nature stronger and stronger. One who does not have this goal can never help others to develop in Dhamma. Accept your faults and work to overcome them. If somebody points out a fault in you, there is no need to feel disheartened: Check if you really have this fault; if so, the first thing you should do is to thank that person, then try to overcome the fault. If you do not have the fault you should feel compassion for the person, and think, "Poor man, perhaps he suffers from mental impurities so he can only see impurities all around him."
The many tasks we are here to assign today should be completed without inflating the ego. Don’t give importance to yourself; give importance to only Dhamma. Let every server bear this in mind when considering which task to contribute towards. One important factor to consider is how much time you can spare to serve. There may be a genuine desire to do Dhamma work but you may not have the time to devote to the task; in that case let someone else do it. Each one of you can only spare a certain amount of time; accept this fact honestly. If you take on a responsibility and cannot devote the necessary time to it, you will cause harm instead of helping.
Secondly, check whether you have the capability to complete the task. If out of overenthusiasm you volunteer for a task that is beyond your capability, you will again cause harm instead of helping.
Remember this third point now and in the future when I am not here: Nobody should be given a Dhamma task either to satisfy the ego or because of status. In social institutions someone’s name can be added to a committee for such reasons, and that is all right, but not in a Dhamma institution. The work should be given only to those who ask for it humbly, knowing fully well that they have the time and the capacity to complete the task. Bear this in mind, otherwise the Dhamma will be corrupted. It does not matter if progress is slow—maybe one or two more generations will be needed to complete the task—but let the Dhamma spread in its pure form. When you work in this way, devoting whatever time and energy you can spare for the benefit of others, you begin to progress on the path and to make the best possible use of this human life.
There are many tasks ahead of us. The year 1999 is important as it is the birth centenary of Sayagyi U Ba Khin. Understand that it is not enough to hold a celebration of his centenary; we have to keep in mind Sayagyi U Ba Khin’s mission in life—to spread Dhamma in its pure form. To try to fulfil that mission we must prepare a great deal.
One great task will be building the Grand Pagoda. A question now arises: Won’t the Pagoda become a symbol of yet another sect? Is this not a dangerous path to tread? There are several reasons why we should build the Grand Pagoda, and the first is to house some Buddha relics in such a way that many can benefit by meditating near them. I know from my own experience and the experience of others that if one meditates with the relics of the Buddha, which have such strong vibrations, one progresses more easily. It is our good fortune that we have been given some of those relics. They were originally found in the stūpa at Sanchi, and were then kept in a London museum. A Sri Lankan who visited that museum requested the British to return the relics to their proper home and the British government assented.
Before the Buddha attained parinibbāva, Ānanda asked him, "Master, what should we do with your body?" The Buddha replied, "Just as all bodies are burnt you may burn this body too. You may keep the bones that remain after cremation inside a stūpa in any large city. Those of you who meditate may do so beside them; those who do not know how to meditate will come and bow to them out of reverence." These were among the last words of the Buddha.
When the relics were sent to England, it was a great loss for our country. They should be kept with great respect in a place where students can meditate and non-meditators can at least express their devotion and gratitude to this great man who gave us this pure path. The relics will be kept in this Grand Pagoda, and a hall will be built where 10,000 people can sit and meditate at one time.
There is another reason for this stūpa: In the last 1,500 years, mostly because of ignorance and also for some selfish reasons, the Buddha has been defamed within India. The original words of the Buddha were lost, and the Buddha was described as the incarnation of a Hindu god who possessed both good and bad qualities. The Buddha was supposed to have arisen out of the bad qualities, and all his teachings were considered bad.
Our aim with the Grand Pagoda is to present the Buddha’s teaching in its pure form, and to give some information about the type of person he was. A gallery will be built in the stūpa where the important events of his life and the salient facts of his teaching will be depicted. Only this and nothing else will be shown. Thousands of people will be attracted to this large monument, and as they pass through the gallery some will be inspired to take a Vipassana course. If even ten people out of 10,000 visitors take a course, those ten will benefit, and the others will at least learn of his teaching.
It must be remembered in the future that the Pagoda should never be used for any sectarian work. No priest will be allowed to officiate there. Nobody should be allowed to earn any money from it; otherwise a great sin will be committed and all those who help in committing such a sin will share the fruit of that great sin. Meditators may go there for the purpose of meditating; others may go there to learn about the Buddha and his teaching. Apart from this, nothing else will be allowed; no sect will be allowed to form.
There is yet another reason for the stūpa: Vipassana is now slowly spreading in the countries where people call themselves Buddhists but where the practice of Vipassana has been lost. This stūpa will play a major role in helping Vipassana to spread to these countries. Just as the devotees of the Buddha visit Gaya, Sarnath, and other places in India, so they will come to the Grand Pagoda to pay respects to the relics of the Buddha. They will arrive as pilgrims and will be awakened here. They will learn for themselves what the real message of the Buddha was: They do not become his followers just by bowing to a statue of him, or by lighting some lamps for him. Slowly these people will begin to realize that to really follow the Buddha they have to awaken their own paññā. Inspired by this Grand Pagoda, many will start to walk on the Dhamma path, and they will inspire the others to also follow this path. Building the Grand Pagoda is a huge task, and it will certainly cost a great deal. I feel the financing should be a global project, and non-meditators from India and the rest of the world can contribute to it. As far as the Vipassana centres are concerned, they will continue to accept only money donated by Vipassana students. Let this rule always be remembered in the future: Donations for Vipassana centres and non-centre courses may be made with a pure mind only by old students; only then will Dhamma remain pure and spread. But anybody can donate for activities to inform people about Vipassana such as the CD-ROM project, the publication of the Tipitaka and the Grand Pagoda.
But it is indeed a great task. Even if the money can be collected, organizing the construction will be difficult. Even when we build a small centre we have to face many problems, and people have to devote much time to it; and this is a huge project. Many people will have to be dedicated and contribute their time.
Once the Grand Pagoda is standing, we must invite scholars from communities all over the world to visit so they can receive the message of this pure path. We will have to receive them graciously, and that will be a further responsibility for us. During the last twenty-eight years, people around the world have been accepting the practical aspect of the teaching, now it is time to throw light on the theoretical aspects. In 1985 the Vipassana Research Institute was set up with the objective of spreading the theoretical aspects of Buddha’s teaching in its pure form to all mankind, and the result was that all the teachings are now being published in various volumes and they are also available on a CD-ROM disk. Similarly, translations into other languages will be presented in their pure form. Previous translations have been corrupted either deliberately or by oversight—one cannot say—but soon these correct translations will be available. All this is a major enterprise.
Of course there will be opposition, I expect that; but we should learn to face it without fear, with mettā and compassion. We will continue to practise and to teach Dhamma in its pure form; we will not allow it to be corrupted. Dhamma belongs to everyone; it is not limited to any particular sect. The theoretical aspect of Vipassana should spread amongst all mankind, and for this purpose there should be a seminar in India to which Pāli scholars from around the world are invited so that they can see for themselves the pure teaching of the Buddha. Another task is to publish more Dhamma books to ensure that more people have the opportunity to practice true samādhi.
Another important task I wish to see completed in the next two years is the building of facilities at all the places where land has been purchased for a centre, even if only for a small number of students. This is especially important at places like Bodhagayā, Sārnāth, Kuśhīnagar and Lumbini, which have very strong Dhamma vibrations. People might have sat a number of courses at other places, yet they will benefit so much more from one course at one of these places. People should have the opportunity to benefit from meditating there. Visitors from around the world go to those places on pilgrimage and feel that they have done a great Dhamma act, but if they have the opportunity to meditate there and take advantage of the vibrations left by the Buddha they would benefit enormously.
The year 1999 is important because it will be the birth centenary of Sayagyi U Ba Khin, the thirtieth anniversary of the return of this teaching to India. Also, we will be preparing to start the next millennium with Dhamma, keeping in mind the mistakes that have been made in the last thousand years. We have to ensure that Dhamma is kept in its pure form in the new millennium and does not become another sect; otherwise it will be lost. How can we ensure that Dhamma remains pure? Let people call themselves by any name, be it Hindu, Christian, Jain, Muslim or Buddhist, as long as they follow sīla, samādhi and paññā. In the next century, let Dhamma spread in the entire world and let all those religions also remain.
My mettā is with you, but the work has to be done by you. I am now an old man, how much can I do? You may consult me; I will give you mettā; the rest is up to you. Form a committee for each task and, as I said, before volunteering for any task two criteria should be considered: Let every person come forward of one’s own volition according to one’s capacity and the amount of time one can spare.
I suggest that each committee have one head and three or four others to help. Work with the understanding that you are only the medium and that Dhamma will do the work. We have to make efforts and then Dhamma will definitely help us. It has done so until now, and so much has been achieved, and it will continue to do so in the future. These tasks will benefit many, and whatever efforts you make will increase your own Dhamma strength.
We are all householders, we have to look after our dependants and ourselves. But is it enough just to care for our families, to earn a name in society? Is this the only purpose of human life? We should also think how we could best serve others so that they really benefit, and then one will spend this human life really usefully. May all the Dhamma sons and daughters here today progress in Dhamma and become a shining example for others. May you all benefit, and help others to benefit.
Bhavatu sabba mangalam
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.9.172 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập