Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Hội thảo thế kỷ: Dhamma Joti, Miến Điện, tháng giêng năm 2000 »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Hội thảo thế kỷ: Dhamma Joti, Miến Điện, tháng giêng năm 2000

Donate

(Lượt xem: 8.227)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Font chữ:
Font chữ:



Hội thảo thế kỷ: Dhamma Joti, Miến Điện, tháng giêng năm 2000

Diễn văn khai mạc

Nguyện cho sứ mệnh Dhamma của Sayagyi được thành tựu


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa

Những con cái Dhamma, anh chị em Dhamma thân mến của tôi,

Chúng ta tề tựu chiều nay tại thánh địa này để tỏ lòng biết ơn và lòng thành tín đối Sayagyi (Đại thiền sư cư sĩ) U Ba Khin. Nhiều người đến từ những nơi xa xôi, từ khoảng ba mươi nước. Chúng ta rất may mắn được có mặt ở đây trong quốc gia Dhamma, nơi đã bảo tồn cả pariyatti (pháp học) lẫn patipatti (pháp hành) trong tình trạng tinh khiết ban sơ. Đây là một cuộc hành hương về vùng thánh địa.

Trước hết, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và lòng thành tín sâu đậm đối Đức Phật Gotama là vị Sammasambuddha (Phật toàn giác: Giác ngộ tự mình tìm ra con đường giải thoát và giảng dạy cho chúng sinh). Khi còn là một tu sĩ tên là Sumedha Brahmin ngài đã được tiếp xúc với vị Sammasambudha tên là Dipankara của thời đó, và ngài có đủ paramis để trở thành một A La Hán một cách dễ dàng nếu thụ nhận phương pháp Vipassana. Ngài đã có sự giác ngộ trong tầm tay, tuy vậy ngài hy sinh, nói rằng, “Con không màng đến sự giải thoát cho riêng con. Con muốn trở thành một vị Sammasambudha như Ngài để con có thể giúp cho vô số người thoát khỏi khổ đau.”Ngài hiểu rằng để trở thành một vị Sammasmbudha phải cần tới vô lượng eons (khoảng thời gian dài vô tận), và sẽ tiếp tục bị khổ sở trong lúc tích tụ paramis. Một sự hy sinh to lớn biết bao! Lòng trắc ẩn to lớn biết bao! Nếu vào thời đó ngài trở thành một vị A La Hán, hay sau đó trở thành giai đoạn của vị Pacceka Budha (Phật độc giác, không thể giảng dạy cho người khác), thì làm sao chúng ta có thể nhận được Dhamma tuyệt vời này?

Sau khi đã trở thành một vị Sammasambudha ngài dùng bốn mươi lăm năm còn lại trong cuộc đời để phục vụ người khác với lòng từ ái và trắc ẩn. Những vị A La Hán do ngài huấn luyện cũng bắt đầu phục vụ với vô lượng trắc ẩn khắp trong nước và ở ngoại quốc. Sau đó từ thầy tới trò, giòng sông Hằng Dhamma không ngừng tuôn chảy trong sự tinh khiết tinh nguyên. Chúng ta cảm thấy rất biết ơn đối với tất cả những vị thánh nhân đã duy trì phương pháp, và bày tỏ lòng thành tín đối với các Ngài.

Bất hạnh cho Ấn Độ, Dhamma tinh khiết đã mai một ở đây chỉ trong vòng năm trăm năm. Nếu trước đó Dhamma không được gởi ra nước ngoài thì Dhamma đã hoàn toàn biến mất. Chúng ta biết ơn Miến Điện, mảnh đất mỹ miều này, thời đó được gọi là Suvannabhumi (mảnh đất hoàng kim), càng tuyệt vời hơn khi Dhamma đến đây.

Chúng ta cảm ơn hai anh em người Miến tên là Tapassu và Bhalluka là hai cư sĩ đầu tiên hiến dâng thức ăn cho Đức Phật sau khi ngài giác ngộ. Họ thỉnh cầu vài sợi tóc trên đầu bậc Giác Ngộ và mang về quốc gia này. Những sợi tóc này được thờ phượng tại Shwedagon Pagoda (tháp) lịch sử.

Sự rung động của tháp Shwedagon rất tuyệt vời, với xá lợi của bậc Giác Ngộ ở bên trong, giúp ích không những chỉ cho nước này mà còn cho toàn thể nhân loại. Những người tỏ lòng tôn kính tại đó bằng cách dâng cúng hoa quả v.v… hưởng được lợi lạc từ những rung động này và có sự hứng khởi để tiếp tục đi trên con đường Dhamma và nhận được công đức bởi sự thành tín của họ; những người hành thiền tại đó nhận được vô lượng công đức. Bây giờ hằng trăm người các con trong chuyến hành hương về mảnh đất thiêng liêng này sẽ hành thiền trên nền của Tháp Shwedagon và chứng nghiệm được thánh địa này tuyệt vời như thế nào.

Hôm nay chúng cảm thấy biết ơn đối với hai vị Tapassu và Bhalluka là người đã mang xá lợi về nước này. Sau đó hai vị này trở lại Ấn Độ, học được Dhamma từ Đức Phật và cũng mang Dhamma về nước này.

Sau đó chúng ta nhớ đến vị A La Hán Gavampati đã tới nước này chỉ bảy năm sau khi Bậc Giác Ngộ nhập parinibbana (Đại Niết bàn) để gặp vua Siiha (hay là Singharaja). Nhà vua này trị vì toàn thể vương quốc Suvanabhumi, thời đó không chỉ gồm có Miến Điện ngày nay mà còn gồm hầu hết Thái Lan, toàn thể bán đảo Mãi Lai ngay cả Singapore. Tuy nhiên chúng nhớ tới vua Singharaja không phải vì quyền lực chính trị nhưng vì, với sự hỗ trợ của A La Hán Gavampati, nhà vua đã truyền bá Dhamma khắp vương quốc của Ngài.

Vài trăm năm sau, Đại Đế Asoka được cảm hứng từ sư phụ là A La hán Mogalipussa quyết định gởi những Dhamma Duta (sứ giả Dhamma) tới những quốc gia bên ngoài Ấn Độ. Hai vị A La Hán tên là Sona và Uttara đã đến đây. Bài giảng đầu tiên mà hai vị giảng là Brahmajala Sutta, và đây không phải là bài giảng bình thường. Từ đó chúng ta có thể biết một cách rõ ràng là giáo huấn của Đức Phật đã hiện diện tại phần này của thế giới, mặc dù dân chúng không hiểu một cách thấu đáo. Bài giảng tuyệt vời này được giảng để giúp họ củng cố trong Dhamma. Bài giảng chỉ rõ nhiều quan điểm lệch lạc, có thể là quan điểm của người địa phương. Bài giảng làm sáng tỏ không những về pariyatti (pháp học) mà còn về patipatti (pháp hành). Bài giảng nói là mọi niềm tin triết lý được tạo ra và chỉ giới hạn trong lãnh vực của tâm và thân. Trong khi Vipasana đưa ta ra ngoài lãnh vực tâm và thân đến giai đoạn nơi không còn vedana (cảm giác) do đó không còn tanha (thèm khát). Hai vị A La Hán Sona và Uttara củng cố trong cả pariyatti lẫn patipatti tại phần này của thế giới. Do đó chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu xa tới hai vị này.

Chúng ta không có tên của tất cả những thiền sư đã giảng dạy ở đây sau thời của hai vị Sona và Uttara. Nhưng có một tên sáng chói trước chúng ta; A La Hán Dhammadassi, được mọi người biết đến bằng tên A La Hán Ashin sống cách đây tám trăm năm. Trước khi hội đủ tất cả những abhinnas (năng khiếu đặc biệt), ngài thấy được sự nguy hiểm tại miền bắc của nước này là Dhamma sẽ suy đồi. Những thiền sư ở đó được gọi là Ari, ngụ ý họ là những ariya hay thánh nhân. Nhưng thật ra họ là ari (kẻ thù) của Dhamma bởi vì họ đã làn hư hỏng sự tinh khiết của Dhamma. Thêm vào đó một vị vua đầy quyền lực ở miền bắc tên là Anarata (hay là Anuruddha) trong khi ở miền nam có nhà vua yếu đuối tên là Manohari (hay là Manua). Vì nhà vua đầy quyền lực là người chống báng Dhamma nên có khả năng tiêu diệt Dhamma ở Miến Điện.

Để bảo tồn Dhamma trong tình trạng tinh khiết ban sơ, ngài Dhammadassi đi lên miền bắc Miến Điện, nơi ngài có thể thuyết phục vua Anoraka về sự quan trọng của sự bảo tồn toàn thể giáo huấn trong Tipitakas (Tam tạng kinh điển) trong sự tinh khiết ban sơ, cả pariyatti lẫn patipatti. Để bảo tồn, Tipitakas được mang về Pagan, thời bấy giờ gọi là Arimattanapura, có nghĩa là thành phố nơi kẻ thù bị tiêu diệt. Vì vậy chúng ta tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với vị A La Hán Dhammadassi.

Ngài Dhammadassi sống nhiều năm tại nơi này để bảo đảm là Dhamma được củng cố ở đó. Sau đó người ta nói là ngài đi lên miền bắc và sống ở Sagaing Hills. Không những chỉ sống ở đó mà ngài con dạy cho nhiều người muốn học phần patipatti của Dhamma.

Sau thời gian này chúng ta không có tên của những thiền sư, nhưng từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ thầy tới trò, Dhamma tại đó được duy trì trong sự tinh khiết ban sơ.

Một trăm năm chục năm trước, một thiền sư thông thái cả về pariyatti lẫn patipatti tên là Ledi Sayadaw (Đại thiền sư tu sĩ) giảng dạy. Chúng ta có lòng biết ơn vô hạn đối với vị sư thấy xa hiểu rộng này. Ngài có thể thấy được rằng, hai ngàn năm trăm năm sau thời của Đức Phật, thời sasana (thịnh pháp) lần thứ hai sẽ bắt đầu và Dhamma sẽ được truyền bá khắp thế giới và ngài đã chuẩn bị cho sự kiện này.

Ngài biết rằng hầu hết ở mọi nơi trên thế giới, người ta không tôn kính Đức Phật bởi vì họ không biết gì về ngài hay giáo huấn của ngài. Do đó ngài tự hỏi làm sao để truyền bá Dhamma trong sự tinh khiết ban sơ. Tại những quốc gia mà dân chúng tôn kính Đức Phật, những vị sư có thể giảng dạy. Nhưng ở những nơi tu sĩ không được chấp nhận, ngài quyết định là cư sĩ có thể giảng dạy. Cho tới thời kỳ này, sự giảng dạy Dhamma, đặc biệt là patipatti, chỉ giới hạn cho giới tu sĩ. Ngài mở cổng cho cư sĩ học phương pháp này, được củng cố và phục vụ người khác, một quyết định lịch sử và hữu hiệu.

Ngài huấn luyện một thiền sư cư sĩ tuyệt vời tên là Saya Thetgyi. Chúng ta nhớ đến ngài và tôn kính ngài. Ngài là tấm gương sáng ngời cho thấy một thiền sư sĩ phải sống và phục vụ người khác với tình thương và lòng trắc ẩn như thế nào. Mặc dù bề ngoài ngài là một người có gia đình, ngài sống một cuộc sống thanh tịnh của một tu sĩ. Nhiều thế hệ mai sau sẽ được hứng khởi nhờ học hỏi ngài. Chúng ta có lòng biết ơn sâu xa đối với ngài Saya Thetygi.

Rồi đến một vì sao sáng chói trong dải ngân hà Dhamma: ngài Sayagyi U Ba Khin, người cha Dhamma của thầy. Ngài có nhiều tình thương và lòng trắc ẩn đối với toàn thể nhân loại đang đau khổ và có nguyện vọng lớn lao để Dhamma được truyền bá khắp thế giới để phục vụ mọi người. Ngài rất muốn tự mình đi Ấn Độ nhưng vì lý do đặc biệt ngài không thể đi. Rồi một tình huống xảy ra, cho dù thầy là một công dân Miến Điện, thầy nhận được hộ chiếu đi Ấn Độ. Ngài rất hài lòng và nói, “Bây giờ con đại diện ta để đi và con sẽ hoàn tất viễn ảnh, sứ mệnh, và ước nguyện của ta.”

Thầy ngần ngại bởi vì thầy biết sự hạn hẹp của mình và hỏi, “Làm sao con có thể thành công trong việc giảng dạy Dhamma trong một quốc gia, nơi người ta hiểu sai lầm sâu đậm về Đức Phật và giáo huấn của ngài.”

Nhưng ngài khuyến khích thầy nói rằng, “Con không có gì phải lo âu bởi vì Dhamma đi tới đó, và qua con ta cũng đi tới đó. Con sẽ thành công, con không nên lo lắng.”

Khi thầy đi, tất cả đều là đen tối trước mặt. Thầy thắc mắc, “Làm sao người ta có đủ tin tưởng để học mười ngày với mình? Ai sẽ tổ chức những khóa thiền?”

Nhưng với sự chúc lành của Sayagyi U Ba Khin, khóa thiền đầu tiên được tổ chức trong vòng một tháng sau khi thầy tới Ấn. Và rồi dòng sông Hằng Dhamma bắt đầu tuôn chảy khắp nước. Thật không thể tin được!

Hằng ngàn người từ khắp nơi tới Ấn Độ vào thời đó, vì lý do này hay lý do khác, họ bắt đầu tham dự khóa thiền. Ngược lại, những thiền sinh này nài nỉ thầy viếng thăm nước họ để giảng dạy Dhamma. Họ giải thích, bởi vì nhiều bạn bè, bà con cần tới Dhamma nhưng họ không thể tới Ấn để tham dự khóa thiền. Nhưng thầy đànhh bó tay vì hộ chiếu của thầy chỉ có giá trị cho mỗi nước Ấn. Thầy nhớ Sayagyi và ước nguyện của ngài là Dhamma phải được truyền bá khắp thế giới. và thầy nguyện adhitthana (quyết tâm) là trong vòng mười năm sau khi Thầy tới Ấn, một là thầy nhận được phép của Miến Điện, quê hương thầy, để được ra nước ngoài, hay là thầy phải lấy quốc tịch Ấn để có thể dạy Dhamma ở ngoại quốc.

Hạn cuối của mười năm ngày càng gần mà chính phủ Miến vẫn không chấp thuận. Nhưng thầy vẫn đợi. Cuối cùng khi đến gần ngày cuối, thầy xin nhập quốc tịch Ấn. Mặc dù thầy biết rằng cần rất nhiều thời gian để được nhập tịch, và còn lâu hơn nữa để có được hộ chiếu mới. Dhamma công hiệu như thế nào! Ba ngày trước khi hạn chót của mười năm chấm dứt, thầy nhận được quốc tịch Ấn và hộ chiếu được giao cho thầy đúng mười năm sau ngày thầy tới Ấn!

Kể từ khóa đầu tiên mà thầy hướng dẫn, bất cứ nơi đâu thầy dạy Anapana hay Vipassana, thầy bắt đầu khóa thiền bằng cách cung kính vị sammasambuddha, và rồi thầy nói:

Guruvana, tert ora se,
Deun dharama ka dana

Thưa thầy, thay mặt thầy, con trao tặng món quà Dhamma.

Con là người đại diện cho thầy.

Khi người ta chúc mừng thầy về việc truyền bá Dhamma khắp thế giới, thầy cảm thấy rất ngượng ngùng: Người ta không nên có ý nghĩ sai lầm và cho rằng thầy trao tặng Dhamma. Không đâu, sư phụ của thầy đang trao tặng Dhamma cho thế giới, Thầy chỉ là người đại diện cho ngài. Cảm nghĩ này sẽ ngăn chặn ngã mạn phát sinh.

Thầy yêu cầu tất cả những người mà thầy huấn luyện thành thiền sư có cùng một cảm nghĩ này khi nào họ giảng dạy Dhamma. Dhamma là do Sayagyi trao tặng, tất cả các con chỉ giản dị là người đại diện của ngài.

Bởi vậy, trong ngày này, khi chúng ta tề tựu để tỏ lòng tôn kính đối với ngài U Ba Khin, vị vĩ nhân cư sĩ, người cha Dhamma của chúng ta, hãy để chúng ta tăng cường quyết tâm tiếp tục phục vụ cho sứ mệnh của ngài để cho những người đau khổ khắp thế giới hưởng được lợi lạc từ giáo huấn mà ngài đã nhận được từ Đức Phật Gotama.

Đường lối duy nhất để tỏ lòng tôn kính đối với ngài Sayagyi U Ba Khin là sống một cuộc sống Dhamma tinh khiết và là gương sáng cho người khác. Hãy không ngừng phục vụ một cách vô ngã, luôn nghĩ là, “Tôi là một người đại diện cho ngài Sayagyi U Ba Khin.”

Nguyện cho viễn ảnh Dhamma, sứ mệnh Dhamma của vị thiền sư vĩ đại U Ba Khin được hoàn tất. Nguyện cho càng ngày càng có nhiều người khắp thế giới hưởng được lợi lạc từ Dhamma tuyệt vời này. Nguyện cho tất cả thoát khỏi khổ đau. Nguyện cho tất cả được bình yên, được giải thoát.

Bhavattu sabba mangalam

Centenary Seminar: Dhamma Joti, Burma January 9, 2000 Opening Address

MAY SAYAGYI’S DHAMMA MISSION BE FULFILLED

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammā-sambuddhassa
My dear Dhamma children, Dhamma brothers and sisters:

We have assembled this afternoon on this sacred land to express our feelings of gratitude and devotion to Sayagyi U Ba Khin. Many have come from far-off places— from about thirty countries—and we are fortunate to be here in this Dhamma country that has preserved both pariyatti as well as patipatti in their pristine purity. This is a pilgrimage to a sacred land.

First, we express our feelings of deep gratitude and devotion towards Gotama the Sammāsambuddha. As a recluse by the name of Sumedha Brahmin he came in contact with the Sammāsambuddha of that time, Dīpatkara, and he had sufficient pāramīs to easily become an arahant on receiving the technique of Vipassana. He had liberation in his hand yet he sacrificed it, saying, "I am not interested in my own liberation. I want to become a Sammāsambuddha like you sir, so that I can help countless beings to come out of misery." He understood that to become a Sammāsambuddha would take innumerable eons and he would continue suffering while he accumulated pāramīs. What a great sacrifice! What great compassion! If at that time he had attained arahanthood, or had later attained the stage of Pacceka Buddha [solitary Buddha], how could we have received this wonderful Dhamma? After becoming a Sammāsambuddha he spent the remaining forty-five years of his life serving people with love and compassion. The arahants trained by him also started serving with infinite compassion throughout the country and beyond. Then from teacher to pupil, the Ganges of Dhamma kept flowing in its pristine purity. We feel so grateful to all the saintly people who maintained it, and express our feelings of devotion towards them.

Unfortunately for India, the pure Dhamma was lost there after only five hundred years. If it had not previously been sent beyond that country’s borders, it would have been totally lost. We are grateful to this beautiful land, Burma, in those days called Suvannabhūmi [the Golden Land], which became all the more wonderful when the Dhamma came here.

We are grateful to the two Burmese brothers, Tapassu and Bhalluka, who were the first two laypersons to offer the Buddha food after his enlightenment. They requested a few hairs from the Enlightened One’s head and brought them to this country, where they are enshrined in the historic Shwedagon Pagoda.

The vibrations of the wonderful Shwedagon Pagoda, with the relics of the Enlightened One within, not only help this country but also all humankind. Those who pay respects there by offering flowers etc. are benefited by the vibrations, gain inspiration to keep walking on the Path of Dhamma, and receive merits because of their devotion; those who meditate there receive limitless merits. Now hundreds of you on pilgrimage to this revered land will meditate on the platform of Shwedagon and realize what a wonderful sacred place it is.

Today we feel grateful to Tapassu and Bhalluka, who brought these relics to this country and later returned to India, learned Dhamma from the Buddha and brought that too to this country.

Then we remember the arahant Gavampati, who just seven years after the parinibbāna of the Enlightened One came to this country to meet King Siiha (or Singharājā). This king ruled the whole country of Suvannabhūmi, which at that time was not limited only to today’s Burma but included a great portion of Thailand, the entire peninsula of Malaysia and even Singapore. However, we remember Singharājā not for his political powers but because, with the help of the arahant Gavampati, he spread the Dhamma throughout his kingdom.

A few hundred years later the great Emperor Asoka, inspired by his teacher the arahant Mogaliputissa, decided to send Dhamma Dūta [ambassadors of Dhamma] to countries beyond India, and the arahants Sona and Uttara came here. The first sermon they gave was the Brahmajāla Sutta, and this is no ordinary discourse: From it we can clearly understand that the Buddha’s teaching was already known in this part of the world, although it seems people did not understand it deeply. This wonderful sutta was given to help establish them in Dhamma. It deals with many wrong views—perhaps views the local people held. It throws light not only on pariyatti but also paripatti; it says every philosophical belief is generated and experienced within the field of mind and matter, whereas Vipassana takes you beyond mind and matter to a stage where there is no vedanā and no tathā. The arahants Sona and Uttara established both pariyatti as well as paripatti Dhamma in this part of the world, so we express our feelings of deep gratitude towards them.

We don’t have the names of all the teachers who taught here after Sona and Uttara, but one brilliant name shines before us; that of the arahant Dhammadassī, known popularly as Ashin Arahan, who lived eight hundred years ago. Being possessed of all the abhiññās [special abilities], he could see a danger in the northern part of the country that the pure Dhamma would deteriorate. The Dhamma teachers there were called Ari, indicating their claim to be ariya or noble ones, but instead they were actually enemies (ari) of the Dhamma because they had spoiled its purity. Also, there was a powerful king in the north called Anorata (or Anuruddha), while in lower Burma there was a weak king, Manoharī (or Mannua). Dhammadassī realized danger to the Dhamma came from the stronger king, as a strong king who was anti-Dhamma was capable of destroying the Dhamma in Burma.

In order to preserve the Dhamma in its pristine purity Dhammadassī went to northern Burma, where he was able to convince King Anorata of the importance of maintaining the whole Teaching contained in the Tipitakas in its pristine purity, both pariyatti as well as paripatti. For their preservation, the Tipitakas were taken to Pagan, called in those days Arimattanapura, meaning the city where the enemies were destroyed. For this we express our feelings of deep gratitude towards the arahant Dhammadassī.

Dhammadassī lived for a number of years in that part of the country, ensuring that the Dhamma was firmly established there; then it is said he went further north and settled in the Sagaing Hills. Not only did he meditate there for the rest of his life, but also he taught many who wanted to learn paripatti Dhamma. Therefore Sagaing is another sacred place of Dhamma.

After that we don’t have the names of the teachers, but from generation to generation, from teacher to pupil, the Dhamma in that area was maintained in its pristine purity.

A hundred and fifty years ago a brilliant teacher of both pariyatti and paripatti named Ledi Sayadaw taught. We have a feeling of infinite gratitude towards this farsighted monk. He could see that two thousand five hundred years after the Buddha, the second sāsana would arise and the Dhamma would spread around the world; and he prepared for this spread.

He knew in most parts of the world people do not respect the Buddha because they know nothing about him or his teachings, so he wondered how the Dhamma could spread. In countries where people have devotion towards the Buddha, the monks can teach; but where they are not accepted he decided laypeople would teach. Until that time the teaching of the Dhamma, especially paripatti, had been limited only to monks. He opened the gates for laypeople to learn this technique, get established and serve others—a historic and fruitful decision.

He trained one wonderful lay teacher named Saya Thetgyi: We remember him and pay respects to him. He provided a shining example of how a lay teacher should live and serve others with love and compassion. Although outwardly a family man, he lived the pure life of a monk. Generations to come will gain inspiration learning about him: We have deep feelings of gratitude toward Saya Thetgyi.

Then comes this brilliant, shining star in the galaxy of Dhamma; Sayagyi U Ba Khin, my Dhamma father. He had such love and compassion for all suffering humanity and a great Dhamma aspiration for the Dhamma to spread around the world. He was confident that pure Dhamma would once again migrate to India, become established, and from there spread around the world to serve all. He very much wanted to go to India himself but for certain reasons was unable to. Then a situation arose in which, even though I was a Burmese citizen, I received a passport for India. He was so pleased and said, "Now you will go as my representative and you will fulfil my vision, my mission, my wishes."

I hesitated because I knew my limitations and asked, "How can I be successful teaching Dhamma in a country where people have such deep misunderstandings about the Buddha and his teaching?"

But he encouraged me, saying, "You have nothing to worry about because the Dhamma is going there, and through you I am going. You will be successful, you need not worry."

When I went, all was darkness before me. I wondered, "How will people have enough confidence to stay with me for ten days? Who will arrange the courses?"

But with Sayagyi U Ba Khin’s blessing the first ten-day course was held within one month of my arrival in India, and then the Ganges of Dhamma started flowing throughout the country. It was unbelievable.

Thousands of people from around the world came to India at that time, for one reason or the other, and they started taking courses. In turn these meditators pressed me to visit their countries to teach the Dhamma because, they explained, many of their friends and relatives needed Dhamma but could not travel to India to take a course. But I was handicapped because my passport was only endorsed for one country, India. I remembered Sayagyi and his wish that the Dhamma should spread around the world, and I took an adhitthāna that within ten years of my arrival I would either receive an endorsement from my country, Burma, to travel to different countries, or I would take Indian nationality in order to teach the Dhamma abroad.

That ten-year deadline drew nearer and the Burmese government still did not give me an endorsement, but I kept waiting. Finally, as the deadline approached, I applied for Indian nationality, although I realized it takes a long time for naturalization, and even longer to receive a new passport. How Dhamma worked! Three days before the ten-year deadline expired I received Indian nationality, and my passport was given to me exactly ten years to the day after I first arrived in India!

Since the first course I conducted, whenever I teach either Anapana or Vipassana, I begin, of course, by paying respect to the Sammāsam-buddha, and then I say: Guruvara, terī ora se,

Deun dharama kā dāna.

On your behalf, my Teacher, I am giving the gift of Dhamma. I am your representative.

When people congratulate me on spreading the Dhamma around the world, I feel quite embarrassed: People should not have the wrong impression and think I am giving the Dhamma. No, my Teacher is giving Dhamma to the world; I am simply a representative. This feeling prevents egotism from developing.

I request all those whom I have trained as teachers to have this same feeling whenever they give Dhamma: The Dhamma is being given by Sayagyi U Ba Khin; you are all simply his representatives.

Therefore, on this day when we have assembled to pay homage to this great householder saint, Sayagyi U Ba Khin, our Dhamma father, let us strengthen our determination to keep serving his mission so that suffering people around the world benefit by the teachings he received from Gotama the Buddha.

The only way to really pay respects to Sayagyi U Ba Khin is to live the life of pure Dhamma and to be a good example to others. Keep serving egolessly, always thinking, "I am a representative of Sayagyi U Ba Khin."

May the Dhamma vision, the Dhamma mission of that great teacher Sayagyi U Ba Khin be fulfilled. May more and more people around the world benefit by this wonderful Dhamma. May all come out of their suffering. May all be happy, be peaceful, be liberated.

Bhavatu sabba mangalam

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Thắp ngọn đuốc hồng


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Hạnh phúc khắp quanh ta

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.12.151.11 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (126 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...