Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ, ngày 10 tháng 1 năm 1998 »»
Hỏi: Thưa thầy, làm sao để thầy tuyển chọn thành viên trong ban điều hành, thiền sư phụ tá và thiền sư từ những người hành thiền?
Thầy Goenka: Hãy hỏi Thầy cách không lựa chọn họ như thế nào. Những lý do nào để không lựa chọn ai làm thiền sư phụ tá, ban điều hành, hay những chức vụ khác.
Con đã biết đây là truyền thống tương đối mới – Thầy nhận lấy trách nhiệm khai mở một truyền thống mới của những thiền sư Vipassana là những cư sĩ.
Chúng ta rất biết ơn Đại Sư Ledi Sayadaw một trăm năm trước đã phá bỏ tục lệ. Trước đây, Vipssana chỉ dành riêng cho những vị Bhikkhu (Tăng). Ngài nói: “Tại sao chỉ có Bhikkhu? Ngay cả cư sĩ cũng nên học Vipassana”. Và Ngài bắt đầu truyền cho các cư sĩ. Rồi Ngài còn mở một cánh cửa nữa cho cư sĩ – cũng phải có thiền sư cư sĩ. Ngài bổ nhiệm vị thiền sư cư sĩ Vipassana đầu tiên – Saya Thetgyi. Đó là sự khai mở rất lớn, bởi vì Ngài thấy tương lai rất rõ. Tới giờ đã gần hết 2,500 năm, Buddha-sasana (thời kỳ giáo huấn của Đức Phật hiện diện) kế tiếp sắp sửa bắt đầu.
Trong những nước mà dân chúng là tín đồ của Đức Phật – hay ít nhất họ tự xưng là Phật tử - và một vị Bhikkhu ngồi trên ghế Dhamma, họ rất vui, họ sẽ chấp nhận mọi điều vị Tăng nói và nghe theo vị Tăng này. Nhưng trong những nước mà tôn giáo không phải là Phật giáo, nếu một vị Bhikkhu tới đó và nói: “Này, hãy tới đây, ta sẽ dạy Dhamma (Pháp) cho quý vị”, sẽ không có ai tới, họ sẽ lánh xa. Họ sẽ nghĩ: “Ồ, vị này tới để cải đạo chúng ta sang đạo của vị này”. Nhưng nếu một thiền sư cư sĩ giảng dạy thì không còn trở ngại đó. Và người thiền sư phải hết sức cẩn trọng nói rõ là chúng ta không màng đến chuyện cải đạo con người từ một tôn giáo này sang một tôn giáo khác. Như vậy đó là một lý do tại sao truyền thống thiền sư cư sĩ này khởi nguồn – bởi vì Ngài Ledi Sayadaw tiên đoán được nhu cầu này.
Vào thời của Thiền sư Sayagyi U Ba Khin có rất ít thiền sinh, và bây giờ con số này gia tăng. Như vậy truyền thống hiện nay phải bắt đầu một cách đúng đắn. Bất cứ lỗi lầm nào xảy ra hôm nay sẽ tồi tệ hơn trong những thế hệ sau. Theo kinh nghiệm và kiến thức của Thầy, Thầy phải chắc rằng sự khởi đầu phải bằng đường lối hết sức tinh khiết.
Đường lối tinh khiết nào? Dhamma hết sức tinh khiết. Ngay khi Thầy biết có người ngỏ ý muốn làm thiền sư phụ tá, Thầy cảm thấy rất tội nghiệp cho người này, nhưng Thầy phải có giới hạn, người này không phù hợp làm một thiền sư phụ tá. Người nào thổ lộ, “Nếu tôi trở thành một trustee (tín viên, thành viên ban điều hành), tôi sẽ rất giỏi, tôi có thể làm cái này, tôi có thể làm cái này,” người đó sẽ bị vào sổ đen. Người nào ngỏ ý với Thầy muốn trở thành chủ tịch hay tổng thư ký của một tổ chức Vipassana nào đó - vào sổ đen. Thầy không cần biết là người này có thân cận với Thầy tới đâu đi nữa, bởi vì người này chưa thấm nhuần trong Dhamma. Họ chỉ muốn chức vụ, quyền lực, địa vị, đối với họ quan trọng hơn là phục vụ.
Nhưng giả thử có người tới nói với Thầy, “Con có thể phục vụ bằng mọi cách, và con muốn phục vụ. Con có nhiều thì giờ, xin vui lòng cho con biết con phục vụ bằng cách nào.” Nếu thế, Thầy bắt đầu cho điểm tốt. Và khi Thầy thấy rằng người này thực sự phục vụ một cách vô vị lợi mà không trông mong một chức vụ hay quyền lực hay địa vị v.v.. nào, thì từ từ người này sẽ được chọn.
Ai đó đã được chọn và sau đó Thầy thấy họ càng ngày càng có nhiều ngã mạn, họ trở nên lỗ mãng khi đối xử với người khác, tạo ra không gì ngoài thù hận và oán ghét, và làm hại chính họ. Thầy cảm thấy thương người này, “Hãy xem, tôi chịu trách nhiệm về việc người này sinh ra bất tịnh. Nếu tôi không đặt người này vào chức vụ cao, người này chắc chắn không sinh ra ngã mạn như thế này, không nói lời hằn học, và không làm hại người khác.” Tốt hơn là nên đợi.
Thầy không thể bãi nhiệm người đó, nhưng Thầy sẽ không cho người này làm việc đó nữa và cắt cử làm việc khác. Và Thầy giải thích, “Này, đây là lỗi của con. Khi không còn lỗi lầm, con sẽ có việc quan trọng hơn – quan trọng theo nghĩa là con có cơ hội để phục vụ nhiều người hơn, giúp họ tăng tiến trong Dhamma.” Điều này trở thành trách nhiệm lớn của một vị thầy Dhamma khi muốn bắt đầu một truyền thống của cư sĩ.
Cũng vậy, khi Thầy thấy một thiền sư phụ tá hay tín viên - người đã được giao một trọng trách – vô tình hay cố ý thành lập phe nhóm với ý tưởng, “Đây là một người trong nhóm của tôi, và tôi nên hỗ trợ người trong nhóm của mình, tôi sẽ cố dìm người không thuộc nhóm của mình xuống” – thì Thầy nhận thấy những người này không phải là người Dhamma chút nào. Những việc như thế xảy ra trong một đảng phái chính trị, trong các tổ chức xã hội cũng không sao, nhưng không được xảy ra trong một tổ chức Dhamma tinh khiết. Giây phút điều đó xảy ra, nhiệm vụ của Thầy là chặn đứng ngay lập tức. Giải tán những nhóm này và không cho phép một ai tạo ra tình trạng như thế.
Điều này không phải dành riêng cho Thầy nhưng cũng cho những thiền sư chủ quản trong tương lai để họ có sự hướng dẫn về phương cách lý tưởng để điều hành những trung tâm và ban điều hành Dhamma. Những điều này cần được đặt ra bây giờ. Như thế vì lý do này, ngay như Thầy có sai lầm, Thầy sẽ cố sửa chữa.
Như Thầy đã nói, chúng ta không thể bãi nhiệm một thiền sư phụ tá bởi vì bất cứ ai ngồi trên chỗ Dhamma và dạy Dhamma phát triển sự quan hệ với thiền sinh.Thầy không muốn cắt đứt sự quan hệ này. Bởi vậy người đó vẫn tiếp tục - trừ khi hoàn toàn không tránh khỏi. Dĩ nhiên trong trường hợp như thế, Thầy phải nói với người này, “Không, con không được làm thiền sư phụ tá nữa.” Điều này rất hiếm khi xảy ra. Nó đã xảy ra nhưng rất hiếm.
Nhưng đối với thành viên ban điều hành, quản lý trung tâm v.v … thì chắc chắn Thầy không ngừng thay thế họ. Trong ban điều hành, mỗi năm họ phải từ chức, và Thầy có thể bổ nhiệm người khác hay tái bổ nhiệm một vài người trong số họ. Tại sao như thế? Không phải vì có gì sai trái trong những người này. Nhưng rắc rối là khi người giữ một chức vụ nào quá lâu thì có thể sinh ra sự bám víu một cách vô tình hay cố ý, “Ta là tổng thư ký, không ai khác có thể làm được việc này. Ta quá toàn hảo trong việc này, ta phải tiếp tục. Nếu ta không tiếp tục mọi việc sẽ hư hỏng.” Cái gì đang xảy ra? Người đó đang làm gì thế? Người đó bắt đầu nghĩ rằng không ai có thể thay thế được mình. Đây không phải là Dhamma. Do đó mỗi năm phải thay đổi. Một lý do khác là để nhiều người có cơ hội phát triển Paramis, thêm nhiều người tham gia việc phục vụ người khác, phục vụ thiền sinh.
Khi Thầy yêu cầu một tìn viên hay một chủ tịch hay một tổng thư ký từ chức, thời kỳ thử thách cho người đó bắt đầu từ giây phút đó. Thầy tự xét đoán, “Bây giờ người này phục vụ như thế nào? Khi còn là chủ tịch, người này phục vụ hết sức nhiệt tình, và làm việc hăng say. Bây giờ không còn là chủ tịch hay tổng thư ký nữa thì như thế nào?” Nếu Thầy thấy rằng người này không còn để tâm tới công việc Dhamma nữa, thì người đó chỉ muốn chức vụ để thổi phống bản ngã chứ không màng gì đến việc phục vụ. Do đó Thầy có tình thương với người này và cố giảng giải, cố mang họ trở lại với Dhamma. Đây là công việc của vị Thiền sư Dhamma chủ quản, để chắc rằng những con trai và con gái Dhamma không ngừng tăng tiến trong Dhamma. Điều này rất quan trọng. Tất cả những việc này xảy ra và ta quan sát.
Một điều nữa cần phải ghi nhớ: Đây là một truyền thống thiền sư cư sĩ. Vào thời của Đức Phật đã có thiền sư cư sĩ, nhưng sau đó chỉ có Bhikkhus làm thiền sư. Khi một Bhikkhu sống đúng theo vinaya (giới luật) thì không có gì sai trái bởi vì vị này không tích tụ tài sản. Vị này không thể tích tụ tài sản bởi vì mọi nhu cầu đã được cung ứng. Nếu Thầy thấy một Bhikkhu không giữ giới luật, vị ấy phá giới, vị đó chỉ muốn tích tụ tiền tài hay cái này cái kia, thì Thầy thấy rằng vị đó không xứng đáng để giữ chức vụ đó. Đó là vấn đề liên quan tới thiền sư Bhikkhu. Nhưng Thầy chỉ quan tâm đến thiền sư cư sĩ. Thầy phải bắt đầu một truyền thống lành mạnh, trong sạch cho thiền sư cư sĩ; Thầy phải hết sức cẩn trọng.
Giả thử một ai đó làm thiền sư - phụ tá hay cấp cao hay bất cứ là gì – và họ không có phương tiện để sinh sống. Là một chủ gia đình người này chắc chắn phải có trách nhiệm nào đó đối với gia đình, nhưng lại không có phương tiện sinh sống. Thì có thể, bởi vì hoàn cảnh, người đó bắt đầu xin xỏ, “Này, con trai tôi, con gái tôi đau ốm, con trai hay con gái tôi đám cưới, gia đình tôi gặp khó khăn này nọ.” Và thiền sinh, vì cảm tình hay kính nể thiền sư có thể cúng dường. Nếu điều này xảy ra, toàn thể truyền thống sẽ bị ô nhiễm.
Do đó Thầy phải xét xem người mà Thầy định bổ nhiệm có đủ lợi tức để nuôi sống gia đình hay không. Nếu được như thế thì rất tốt. Khi Thầy thấy người này không có phương tiện sinh sống, thì mặc dù có hoàn hảo để làm thiền sư đến đâu đi nữa, Thầy không bổ nhiệm. Trông có vẻ như Thầy bất công với những người nghèo, nhưng thật ra, nếu có người trở thành thiền sư mà không thể nuôi sống gia đình thì rất có hại cho truyền thống.
Hiện giờ chúng ta đang phải đối diện với những vấn đề này và cố gắng tìm ra giải pháp thỏa đáng thuận theo Dhamma, để làm gương cho thế hệ mai sau. Với những việc đã hoàn thành, luôn luôn nên nhớ rằng sự tinh khiết của Dhamma không bị ô nhiễm. Ta không nên dùng Dhamma làm kế sinh nhai - điều đó rất nguy hiểm. Người ta không nên phục vụ để thổi phồng bản ngã hay lòng kiêu hãnh, và rồi trở nên tự cao tự đại và bắt đầu nói năng khiếm nhã với người khác. Tất cả những điều này là để giúp cho những Thiền sư chủ quản trong tương lai, bởi vì điều này sẽ xảy ra. Chúng ta thấy điều đang xảy ra hiện nay, và trong một hay hai thế hệ nó sẽ lan tràn khắp thế giới.
Nếu điều lệ đúng đắn cho truyền thống này không được đặt ra bây giờ, nếu nguyên tắc thích đáng không được đặt ra, nó sẽ rất tai hại cho mai sau. Đây là Vinaya (giới luật) cho thiền sư cư sĩ. Khi tình huống khác xảy ra, có thể có thêm luật mới. Ngay vào thời của Đức Phật, Ngài đặt ra một số điều lệ về Vinaya (giới luật), và rồi vài chuyện xảy ra nên cần thêm điều lệ mới. Và rồi lại xảy chuyện khác và lại thêm điều lệ. Theo cùng một kiểu cách, qua kinh nghiệm, chúng ta không ngừng thêm hay thay đổi điều lệ để phù hợp với thực tế. Nhưng toàn thể mục đích là để giữ cho sứ mạng Dhamma được tinh khiết. Không nên đi sai đường. Đây là cách duy nhất mà Thầy bổ nhiệm người.
Hỏi: Thưa thầy, có một sự lo ngại rằng tháp đang được xây ở Mumbai có thể biến Vipassana thành một tông phái khác?
Đáp: Đúng, đúng. Nếu người thầy này còn sống được vài năm nữa, các con sẽ thấy rằng thầy sẽ không cho phép bất cứ điều gì để có thể biến Vipassana thành tông phái. Nếu cái tháp trở thành một cái dụng cụ để biến giáo huấn của Đức Phật thành một tông phái, một tổ chức tôn giáo thì tất cả sự giảng dạy của chúng ta đã rơi xuống bùn đen. Chúng ta đã không hiểu giáo huấn của Đức Phật là ǵ. Nếu cái tháp này được dùng để cho người ta tới cầu nguyện: “Ôi, cái tháp. Xin cho tôi được cái này, tôi cần cái kia,” thì toàn thể những thứ đó sẽ biến Vipassana thành một tổ chức tôn giáo – chắc chắn sẽ như vậy!
Chúng ta sẽ sử dụng ngọn tháp đó như thế nào? Nó phải được dùng theo cách đúng đắn: Cho việc hành thiền và truyền bá Vipassana, để mọi người có thể biết Vipassana là gì. Nhiều người sẽ tới vì tính tò mò và thắc mắc, “Một kiến trúc thật hoành tráng, không biết có cái gì ở bên trong nhỉ?” và khi đi vào trong và sẽ có được một số thông tin, “Nhìn kìa, đây là Đức Phật, đây là những gì Đức Phật đã giảng dạy, những gì đã xảy ra trong cuộc đời của Ngài, Vipassana đã biến Ngài thành một Đức Phật, đã biến ngài thành một thiền sư Dhamma vĩ đại cho thế giới.” Mọi người sẽ có thật nhiều lợi lạc.
Nếu họ có sự hứng khởi để tìm hiểu về Vipassana thì chúng ta sẽ cung cấp thông tin cho họ. Trong số 10.000 người đã tới, nếu chỉ có 100 người hứng khởi để tham dự khóa thiền thì 100 người sẽ được lợi lạc, và ít nhất số người còn lại sẽ nhận được một thông điệp đúng đắn. Do đó, ngọn tháp này sẽ không cho phép để lợi dụng nó biến Vipassana thành một tổ chức tông phái khác. Bằng không thì mục đích của chúng ta sẽ bị mất đi.
Hỏi: Năm 1999 là tròn 100 năm kỷ niệm sinh nhật của Sayagyi U Ba Khin và nó cũng là sinh nhật thứ 75 của thầy. Chúng ta nên tổ chức kỷ niệm dấu mốc năm quan trọng này như thế nào?
Hãy quên đi sinh nhật thứ 75 đó, vì thầy vẫn còn sống! Hãy chú trọng đến lễ kỷ niệm 100 năm của Sayagyi U Ba Khin. Thật tuyệt vời, đó là lễ 100 năm của bậc thánh nhân đích thực của thế hệ này! Tất cả chúng ta phải nghĩ tới các phương cách đúng đắn để tổ chức điều này. Có thể ta sẽ đăng báo hoặc viết sách tán dương, “Quả là một bậc thánh nhân tuyệt vời!” Nhưng điều đó không có ích lợi gì cả. Hãy làm sao để ngày càng có nhiều người được lôi cuốn đến Vipassana, hay là ít nhất cũng biết Vipassana là gì và hưởng lợi từ nó. Đó mới quan trọng hơn nhiều.
Lịch sử sẽ cho thấy Ngài là một người tuyệt vời như thế nào. Lịch sử sẽ nói ngài Ladi Sayadaw là một người tuyệt vời, Ngài chính là người đầu tiên mở cánh cổng cho cư sĩ tu tập theo phương pháp Vipassana, và chỉ dạy cho thiền sư - cư sĩ đầu tiên Saya Thetgyi. Sau đó tới lượt ngài Sayagyi U Ba Khin đã mở cánh cổng đưa Vipassana ra toàn thế giới và nói với thiền sinh, “Hãy đi và giảng dạy. Hãy giảng dạy như thế này.” Và toàn thể thế giới sẽ cảm thấy biết ơn ngài. Do đó điều tốt nhất bây giờ với Ngài là chúng ta cung cấp một số lượng thông tin nhiều nhất cho đại chúng để mọi người ý thức về Vipassana. Đó là lý do tháp được xây dựng.
Hỏi: Có phải những ấn bản mới bằng CD-ROM đã được đưa vào kế hoạch? Điều này có liên quan gì tới paripatti (Phương pháp thực hành)?
Đáp: Để xem, công việc đầu đã hoàn tất và thầy chúc mừng những người đã làm công việc này. Đây không phải là ấn bản cuối cùng, các ấn bản khác sẽ được phát hành. Nhưng một điểm cần rõ ràng với những người làm việc trong dự án này: Đối với chúng ta sự truyền bá pariyatti không phải là mục tiêu cuối cùng. Đối với chúng ta, pa¬ipatti mới là mục đích, còn pariyatti là phương tiện.
Tại sao chúng ta phải thu thập các kinh điển này? Vì rất nhiều sách vở, kinh điển đã mất đi ở Trung Quốc, Tây Tạng và những quốc gia khác. Ai biết được sẽ có nhiều nữa sẽ bị mất đi? Khi thầy xem một cuốn sách bằng tiếng Pāli được ấn hành khoảng 100 năm trước đây ở Miến Điện, nhiều cuốn sách được đề cập tới trong phần tham khảo đã không còn nữa. Trong 100 năm này có quá nhiều sách đã bị mất đi. Nên trước khi để mất thêm, nhiệm vụ của thầy phải gìn giữ nó bằng cách giữ nó trong CD-ROM.
Giờ chúng ta có ba ấn bản CD-ROM và hai ấn bản khác sẽ được thêm vào, và có thể là bốn hoặc năm, cũng có thể là sáu, bảy, thật khó nói. Nhưng khi hai ấn bản khác và một vài cuốn sách được thêm vào — mà chúng có thể được hoàn thành trong vài tháng tới — sẽ được công bố trên internet và sẽ có cuộc thảo luận dành cho mọi người.
Mục đích chính là để làm gì? Giờ Dhamma Giri là trung tâm thế giới về phương pháp thực hành và internet sẽ được trung tâm sử dụng để thảo luận mọi phương diện của patipatti. Do đó chúng ta sẽ bắt đầu thảo luận như thế trên internet, chúng ta sẽ công bố một đề mục và nói rằng, “Chúng tôi cảm thấy rằng cảm giác trên cơ thể là rất quan trọng trong giáo huấn của Đức Phật.” Người ta sẽ trả lời, “Không, không. Từ Vedanā nghĩa là Cảm tưởng, mà Cảm tưởng tức là tới Tâm.” Hãy để họ nói, hãy để cho sự trao đổi bắt đầu bằng cách đó. Nếu chúng ta phạm một lỗi lầm thì chúng ta không nên chần chừ để sửa đổi chúng. Nếu có người khác đã sai lầm ở đâu đó thì ít nhất họ cũng được biết rằng cái gì là sự diễn dịch đích thực lời Đức Phật nói.
Đây chỉ là một ví dụ. Sẽ có rất nhiều thứ mà chúng ta có thể thảo luận. Ví dụ, “Có một câu hỏi, Sampajañña là gì?” Ngay như ở trong Atthakathās nhiều khi có thể không có những câu trả lời đúng đắn. Đối với chúng ta, khi có một sự khác biệt giữa Atthakathās và trong Tipitaka, thì Tipitaka quan trọng hơn.
Thay vì Buddhaghosa, thầy sẽ đọc từ Buddha, “Ngài nói gì cơ? Thưa ngài, ngài nói gì? Làm sao tôi có thể hiểu được điều này?” Nếu Atthakathās có một sự giảng giải rõ ràng thì điều đó hoàn toàn là chấp nhận được. Nếu sự giảng giải không được rõ ràng, đối với thầy Đức Phật xác thực hơn. Do đó bây giờ tất cả các thứ này sẽ được bàn tới, sự thảo luận quốc tế này sẽ bắt đầu trong vài tháng nữa, ngay khi chúng ta công bố trên internet.
Một điều tuyệt vời đã nảy sinh vì CD-ROM này - Đây là một ví dụ: Khi thầy tới quốc gia này để hoàn thành ước nguyện vị thầy của thầy là: Vipassana sẽ được củng cố tại Ấn Độ và sau đó được lan truyền tới các nơi trên thế giới. Điều đầu tiên đến trong tâm thầy là, “Tôi tới đây để dạy và giảng giải các giáo huấn của Đức Phật như là Dhamma chứ không phải Phật giáo. Ngay giây phút tôi nói mình tới để dạy Phật giáo thì không có ai đến nghe chứ đừng nói gì đến học khóa mười ngày.” Nhưng đây không phải là chiến lược của thầy, đó là sự tin tưởng, là niềm tin bởi vì Đức Phật rất phản đối các tông phái.
Sau nhiều năm, CD-ROM được phát hành và thầy yêu cầu những người làm việc trong dự án này, “Hãy tra xem từ Bauddha (có nghĩa là Phật tử hay Phật giáo) có viết ở đâu không?” Có tất cả 146 quyển, hơn 55.000 trang, và hàng triệu chữ, nhưng không có một chữ Bauddha nào ở đó cả. Ngay cả chữ Buddhism ( Phật Giáo) cũng không bao giờ được dùng ở đâu cả, kể cả Atthakathās hay ở trong Tīkā - không nơi nào có thể tìm thấy từ này. Thầy rất là vui mừng.
Những lời giáo huấn của Đức Phật đã bị hủy hoại thế nào? Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu từ Bauddha bắt đầu như thế nào? Ai là người đầu tiên đã dùng chữ này. Đối với thầy, thầy hết sức là thẳng thắn, ai là người đã dùng chữ “Phật giáo”, “Phật tử” trong bất cứ một ngôn ngữ nào, đó là kẻ thù lớn nhất đối với giáo huấn của Đức Phật. Bởi vì giáo huấn là phổ quát, bởi vì vô minh mà người đó đã biến nó thành tông phái. Phật giáo chỉ dành cho Phật tử, nhưng Dhamma là dành cho tất cả mọi người. Giây phút mà con nói là Phật giáo thì các con đã biến giáo huấn của Đức Phật chỉ giới hạn cho một nhóm người nào đó, điều đó hoàn toàn sai quấy.
Do đó chúng ta đã tìm hiểu và thảo luận những điều này với người khác trên internet, chúng ta sẽ cung cấp thông tin cho người ta và nếu họ có những thông tin khác thì chúng ta cũng sẽ nhận được lại từ họ. Trung tâm này ở đây sẽ thành một nơi quan trọng để thảo luận những giáo huấn của Đức Phật có liên quan đến Vipassana. Nếu có gì đó tới và liên quan đến một loại triết thuyết, chúng ta sẽ nói, “ Không, không, xin cám ơn. Chúng ta không thảo luận những việc đó, chúng ta sẽ chỉ thảo luận những điều mà hỗ trợ Vipassana.”
Hỏi: Nhiều thiền sinh cũ đang tự ý dạy Anapana, một số còn dạy Vipassana nữa. Điều này có đúng không?
Đáp: Điều đó không đúng đắn. Nhưng chúng ta có thể làm gì được. Chúng ta không có luật sư để luôn luôn kiểm soát và nói rằng, “Phương pháp thiền Vipassana đã được đăng ký bởi Goenka và đây là điều độc quyền cho nhãn hiệu của Ngài”. Không có cái gì như thế và nó sẽ không có được như thế. Tại sao như vậy, bởi vì nó sẽ được mở rộng cho mọi người.
Nhưng dĩ nhiên chúng ta nói rằng, “Nếu quí vị muốn truyền bá Vipassana cho người khác, trước tiên hãy tự mình củng cố trong Dhamma và có ðýợc sự huấn luyện thích ðáng ðể có thể giảng dạy nhý thế nào.” Nếu có ai không ðồng ý cũng không sao, hãy cứ vui lên. Chúng ta có thể làm gì được. Chúng ta sẽ không đưa vấn đề đó ra tòa, và sự thật là chúng ta đã không làm điều đó.
Hỏi: Trong pháp thoại của thầy, thầy có nói đến 31 cảnh giới. Nhưng điều này xem có vẻ là khác thường. Điều này có thể được hiểu là các tầng lớp của cảm giác không, thưa thầy?
Đáp: Chắc chắn là được, toàn thể phương pháp là để đưa các con tới giai đoạn mà các con bắt đầu có thể cảm thấy - Một số rất ít thiền sinh, đã bắt đầu cảm thấy - “Loại rung động nào mà tôi đang trải nghiệm đây?” và họ hiểu rằng một rung động của một cảnh giới đặc biệt này nó sẽ thuộc về loại này, rung động cảnh giới kia thì thuộc về loại khác. Và sau này họ có thể cảm thấy chi tiết hơn, rõ ràng hơn.
Nhưng không có nghĩa là trước tiên ta phải chấp nhận 31 cảnh giới này, rồi ta mới có thể tiến bộ trong Dhamma. Mọi người đến với thầy từ nhiều truyền thống khác nhau, trong đó có nơi mà truyền thống của họ không có tin vào kiếp quá khứ hay kiếp tương lai, cũng không sao cả. Thầy nói, “Con có tin vào kiếp này hay không? Nếu tin thì tốt, hãy tập để cải tiến cuộc đời này, khi các con đến một giai đoạn, các con có thể hiểu một kiếp quá khứ hay kiếp tương lai là gì - bằng sự chứng nghiệm - rồi hãy chấp nhận nó, chứ không phải bây giờ.”
Hỏi: Thưa thầy, nếu ta có được cơ hội phục vụ qua một việc không hợp với mình, ví dụ như thích làm việc với con người lại được yêu cầu làm việc với máy tính. Có khôn ngoan không khi chấp nhận công việc đó?
Đáp: Đây là những vấn đề của ban quản trị. Không nên áp đặt bất cứ công việc nào cho bất cứ ai. Người ta tới đây để phục vụ Dhamha. Giả thử người này không có khả năng làm một việc nào đó và các con nói, “Không, bạn chỉ có được làm công việc này mà thôi.” Thì ngay lúc đó, các con đã dựng lên một hàng rào cản cho sự tiến bộ của người này, cũng như sự phát triển của trung tâm. Điều đó không bao giờ nên xảy ra, ban quản trị phải cố gắng sắp xếp và xử lý những việc này.
Dĩ nhiên, không có điều gì áp đặt lên người phục vụ Dhamma. Nhưng ban quản trị phải hết sức cẩn thận. Giả thử có người đến đây và nói rằng, “Tôi sẽ sống ở đây sáu tháng hay một năm. Nhưng tôi không thể làm được việc này hay việc kia, hay tôi không thể phục vụ. Tôi đến đây để thiền hai lần một ngày, và thời gian còn lại tôi sẽ tán gẫu chỗ này, chỗ kia và nghỉ ngơi. Sau sáu tháng tôi sẽ ra đi.” Điều này thì không được. Khi đó người này sẽ bắt đầu làm hại chính họ và làm hại trung tâm. Do đó chúng ta phải hết sức cẩn thận về điều này. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta áp đặt công việc lên bất cứ một ai, một công việc mà họ không thể làm.
Hỏi: Thưa thầy, chúng con được nghe rằng thầy sẽ đồng ý làm người khách chính trong tiệc khai mạc bức tượng bác sĩ Babasaheb Ambedkar (một nhà lãnh đạo nổi tiếng đã có công chuyển đạo rất đông những người từ tầng lớp không thể động chạm được sang Phật giáo và sau này được biết tới ở Ấn Độ là Neo-Buddism) tại Mumbai. Chúng con lo ngại không biết đây có phải là dấu hiệu rằng thầy đã hỗ trợ một tổ chức tông phái. Xin thầy hãy giải thích cho chúng con được rõ.
Đáp: Nếu ai mời thầy là khách chính thì thầy sẽ nói, “Hãy để tôi là khách mời hạng ba.” Nếu họ nhất quyết mời thầy ở vị trí khách chính, thầy sẽ ngồi ở đó. Nhưng những gì thầy nói ở đó sẽ không có gì đi ngược lại với Dhamma tinh khiết. Bởi vì thầy có một sự kính trọng lớn lao đối với Ambedkar vì những thành quả đáng nể qua rất nhiều thế hệ cha ông của thầy và tất cả những người thuộc gia cấp thượng lưu đã đàn áp những người này. Thật sự là một bất công lớn đối với họ, thầy có tất cả những cảm tình đối với họ và thầy muốn họ được phát triển trong Dhamma.
Nhưng cùng một lúc đó, Dhamma tinh khiết là gì? Họ đã không được hiểu. Do đó nhiệm vụ của thầy là giải thích cho họ đây là Dhamma tinh khiết. Thầy đã đưa ra một điều kiện, “Nếu quý vị mời tôi, tôi sẽ chỉ nói về Vipassana và không có gì ngoài Vipassana cả.” Và họ nói, “Tuyệt vời, xin hãy chỉ nói về Vipassana. Chúng tôi mời ngài vì mục đích đó, để cho mọi người có thể hiểu Vipassana là gì. Giáo huấn đích thực của Đức Phật là gì.” Tất cả những người này đã bị đàn áp qua nhiều thế hệ và Babasaheb Ambedkar đã làm một việc tốt lành khi ngài mang họ ra khỏi những hệ thống phân biệt giai cấp và cho họ một sự tự trọng tối thiểu. Nhưng rồi giáo huấn đích thực của Đức Phật bị thiếu sót. Nếu giáo huấn này cũng đến với họ thì thật là tuyệt vời, do đó thầy sẽ làm nhiệm vụ của thầy là mang Dhamma thuần khiết đến với họ.
Hỏi: Một thiền sư phụ tá đeo trang sức, mặc quần áo đắt tiền và ngồi trên chỗ của Dhamma, có phải là vi phạm một trong tám giới không?
Đáp: Thiền sư phụ tá không giữ tám giới, họ chỉ giữ có năm giới. Khi thiền sư phụ tá ngồi một khóa tự tu th́ì người đó phải giữ tám giới, nếu không thiền sư phụ tá không cần lúc nào cũng phải giữ tám giới. Bởi vì họ không ngừng dạy hết khóa này tới khóa thiền khác ở khắp nơi, nên khó mà sống trọn đời với tám giới. Điều đó rất khó. Những thiền sinh cũ tham dự khóa thiền phải tu tập đúng theo tám giới. Còn thiền sư, chỉ cần cực kỳ hoàn hảo trong năm giới.
Hỏi: Sinh con đẻ cái có phải là một điều chướng ngại trong thăng tiến Dhamma không?
Đáp: Tại sao lại là chướng ngại? Hãy chăm sóc con cái trong Dhamma. Các con đã có một cơ hội tuyệt vời để ban phát mettā cho con cái, điều đó sẽ giúp các con ban mettā cho toàn thể thế giới. Đó không phải chướng ngại. Bà mẹ Vikāsā có 20 người con, bà vẫn thăng tiến mạnh mẽ trong Dhamma. Điều đó không có nghĩa là các con không nên có bất cứ kế hoạch gia đình nào. Nhưng nó cho thấy, sinh con đẻ cái vẫn có thể tiến bộ trong Dhamma.
Hỏi: Con không muốn những người không phải là thiền sinhh ly dị. Nhưng con thấy rất hoang mang và phân vân khi thấy một cặp vợ chồng ở phương Tây đã rất vững vàng trong Dhamma đã ly dị. Thầy có lời khuyên gì trong trường hợp này không?
Đáp: Chắc chắn đây là một việc hết sức làm rối loạn nhiều người cho dù là ở phương Đông hay là phương Tây. Các con thấy khi các con đã có một lời hứa với ai đó mà các con cứ để tự do, bất cứ khi nào các con cũng có thể để người chồng hay người vợ đi chỗ khác. Đây không phải là một gia đình lý tưởng. Đối với con cái thì chúng sẽ như thế nào? Chúng sẽ rất băn khoăn, “Ai là mẹ, ai là cha mình?” Khi thầy đọc một cái đơn của thiền sinh khi thầy hướng dẫn 1 khóa thiền và thấy thiền sinh viết rằng họ có ba cha mẹ, thầy thấy rất buồn cho họ. Điều đó cho thấy người này đã không nhận được tình thương của người cha, người mẹ. Họ đã ra đi tới với người khác.
Và điều này đi ngược với Dhamma và chúng ta không khuyến khích điều đó. Nhưng từ từ chúng ta sẽ cố thay đổi điều này. Đối với thầy, đây là điều nguyền rủa lớn nhất trong văn hóa phương Tây ở thời đại này. Nhưng cùng một lúc chúng ta cũng không nên quá cứng nhắc, và cấm đoán việc ly dị. Nếu trong trường hợp đặc biệt các con phải ly dị thì các con hãy phát nguyện, “Tôi sẽ không lập gia đình nữa. Tôi đã thử lập gia đình, bây giờ đã xong. Tôi sẽ sống độc thân.” Tuyệt vời. Khi đó thì ly dị sẽ được cho phép.
Hỏi: Xin thầy có thể có lời khuyên với người mẹ trẻ có bé sơ sinh đang phấn đấu để tiếp tục tu tập, và những người đang bị chán nản bởi vì sự thật là họ không thể làm được như thế?
Đáp: Tại sao họ lại chán nản? Nếu đứa trẻ ở trong lòng các con thì các con vẫn tập được. Các con có thể ban phát mettā cho nó, và cho người khác. Các con phải học cách thực hành Dhamma trong mọi tình huống. Hãy dùng Dhamma cho mọi công việc của mình. Nhiệm vụ của người mẹ là chăm sóc con cái, hãy làm điều này trong Dhamma và nó sẽ giúp ích cho các con.
Hỏi: Con đã nghe thiền sinh đã thắc mắc tại sao các thiền sư và thiền sư phụ tá được ăn riêng, được cung cấp chỗ ở rất thoải mái?
Đáp: Tại sao ư? Hãy hiểu rằng chúng ta không thể cung cấp chỗ ở thoải mái cho mọi thiền sinh. Các thiền sinh đến học chỉ ở trong thời gian mười ngày mà thôi. Còn các thiền sư họ phải ở đó cả tháng, thậm chí là cả năm. Và nếu các con không có cho họ điều kiện ấy thì làm sao họ có thể giảng dạy một cách đúng đắn được. Đó không phải là một sự xa xỉ mà đó là một sự cần thiết. Chúng ta phải cung cấp những phẩm yếu cần thiết cho họ, nhiều hơn những gì chúng ta cung cấp cho thiền sinh.
Hỏi: Xin thầy hãy giải thích tại sao thủ dâm lại phạm giới?
Đáp: Thầy không có nói thủ dâm là phạm giới. Nhưng điều đó sẽ dẫn tới việc phạm giới. Nó có nghĩa rằng các con trở thành nô lệ cho sự đam mê của mình. Nếu các con không đạt được thì sẽ bắt đầu thủ dâm, điều đó sẽ đưa các con tới sai lầm, làm các con ngày càng xa trên con đường Dhamma. Hãy làm cho mình và người khác thoát khỏi sự nô lệ này, và đây là mục đích của Vipassana.
Hỏi: Thưa thầy, làm sao ta có thể tìm thấy sự cân bằng giữa phục vụ vô vị lợi với chăm sóc cho chính mình?
Đáp: [Cười] Nếu ta là người không thể tự lo cho mình, thì làm sao có thể lo được cho người khác được? Trước tiên hãy lo được cho mình trước, rồi mới bắt đầu phục vụ vô vị lợi.
Hỏi: Trong sự giảng dạy của Vipassana, khía cạnh lý thuyết có nhiều điều có vẻ là không thích hợp. Ví dụ, có sự đề cập tới vô số lượng kiếp của Bậc Giác Ngộ và quyền lực siêu nhiên của ngài. Có cần thiết phải chấp nhận tất cả các điều này trước khi có được lợi lạc của Vipassana?
Đáp: Không cần thiết. Như thầy đã nói, bây giờ người ta tới đây có người tin, có người không tin vào kiếp quá khứ hay tương lai, nhưng vẫn có sự tiến bộ. Người ta không cần phải chấp nhận điều đó. Nhưng là một vị thầy có trách nhiệm, với những gì kinh nghiệm và hiểu được, thầy phải đưa cho họ biết sự thật đúng là thật. Thầy không nói chỉ để làm vừa lòng người ta. “Ồ, không, không đâu. Không có kiếp quá khứ với kiếp tương lai, không có cái gì cả.” Vậy thì thầy sẽ lừa dối người ta. Do đó thầy phải hết sức cẩn thận, người ta có thể chấp nhận hoặc không, nhưng đó không phải là vấn đề của thầy.
Hỏi: Thưa thầy, khi ta sinh vào cảnh giới Phạm Thiên, có phải là chúng ta cũng được sinh ra từ cha mẹ trong giới phạm thiên cùng một kiểu cách như là người thường không?
Đáp: Khi thầy được sinh ra ở một cõi như thế, thầy sẽ kể với các con. [Cười lớn]
Hỏi: Thưa thầy, tại sao lúc đầu Đức Phật ngần ngừ không cho phụ nữ được trở thành tu sĩ?
Đáp: Hãy hỏi Đức Phật, đừng hỏi thầy. Nhưng các con hãy hiểu rằng vào tình huống lúc đó không có một sự an toàn nào cả. Lúc đó những người muốn đi từ tỉnh này qua tỉnh khác thì phải đi qua những khu rừng và những nơi chỉ có sự cướp bóc và những nguy hiểm khác. Có nhiều trường hợp sự hãm hiếp đã xảy ra ngay cả với những người đã xuất gia thành nữ tu. Điều đó không chỉ xảy ra trong truyền thống của Đức Phật mà còn xảy ra trong các truyền thống khác nữa.
Vì thế Ngài khuyên, trong trường hợp như thế, ta có thể thực tập cùng một phương pháp ở nhà, và ngài đã dạy tất cả những người trong gia đình của Ngài - họ đã được truyền dạy và thực hành ở nhà. Trong khi thực hành tại nhà họ đã trở thành sotāpanna, rồi từ sotāpanna cha của Ngài đã trở thành một vị A La Hán. Mặc dù sự tiến bộ là chậm hơn, nhưng các con có thể tiếp tục. Nhưng khi họ cứ nài nỉ và ngài Ānanda cũng nài nỉ thì Ngài đồng ý cho họ xuất gia. Và đó là lý do chính. Không có cái gì khác.
Hỏi: Thưa thầy, ngay trong thời buổi này, trong hầu hết các quốc gia, phụ nữ không được phép gia nhập vào Sangha.
Đáp: Thầy có thể làm gì được nếu Sangha đã bị mất đi ở nơi đó? Nếu như Bhikkhunī Sangha đã bị mất đi thì ai sẽ khởi sự nó? Có một truyền thống nói rằng năm người bhikkhus (nam tu sĩ) sẽ hợp cùng với nhau để khởi sự để làm lễ xuất gia cho một bhikkhu. Tương tự như thế 5 người bhikkhunīs (nữ tu sĩ) cần đến để làm lễ xuất gia cho người một bhikkhunīs. Nếu không có một bhikkhunīs nào cả thì làm thế nào được. Đây không phải là trách nhiệm của thầy - trách nhiệm của thầy là giảng dạy Dhamma. Cho dù ai đó có là tăng hay là ni thì cũng không có gì khác biệt cả, thầy vẫn sẽ dạy cho họ.
Hỏi: Chúng ta có sự lựa chọn nào không trong việc tìm ra bạn đời Dhamma, hay tất cả chỉ là kamma? (nghiệp)
Đáp: Nếu thế con có thể nói tất cả đều là do nghiệp. “Tại sao tôi phải làm việc để có thức ăn. Bây giờ là giờ điểm tâm. Cái nghiệp của tôi ơi, hãy mang cho tôi thức ăn sáng!” Điều này có thể được không? Ta phải làm việc một cách thích đáng, không nên bắt đầu chạy theo mọi người để tìm kiếm một bạn đời. Không phải theo cách đó. Hãy tìm kiếm một cách thích đáng, một cách bình tâm.
ANNUAL MEETING: Dhamma Giri, India January 10, 1998
Questioner: Guruji, how do you select your trustees, assistant teachers and teachers from among the meditators?
Goenkaji: Ask me how I don’t select them. What are the reasons for not selecting somebody as an assistant teacher, trustee or other position?
You see, this is more or less a new tradition—the responsibility has fallen on me to start a new tradition of householder teachers of Vipassana.
We are very grateful to Venerable Ledi Sayadaw who, a hundred years back, was the first person who broke the barrier. Before that Vipassana was limited only to the bhikkhus. He said, "Why only bhikkhus? Even lay people must also learn Vipassana." And he started teaching householders. Then he opened another gate for the householders—there must be householder teachers also. He appointed the first lay teacher of Vipassana—Saya Thetgyi. That was a big opening, because he saw the future very well. Now 2,500 years are going to be completed, and the next Buddha-sāsana [period of time in which the teaching of the Buddha is available] is going to start.
In countries where the people are followers of Buddha—or at least they call themselves Buddhist—and a bhikkhu sits on the Dhamma seat, they are very happy, they will accept everything that he says and follow him. But in so-called non-Buddhist countries, if a bhikkhu goes there and says, "Well, come to me, I will teach you Dhamma," nobody will come, they will all run away. They will think, "Oh, he has come to convert us from our organized religion to his organized religion." But if a layman teaches, that problem goes away. And the layman has to be very careful to make it clear that certainly we are not interested in converting people from one religion to another. So that is one reason why this tradition of lay teachers has started—because Ledi Sayadaw foresaw this need.
During Sayagyi U Ba Khin’s time there were very few students, and now the numbers are growing. So the tradition which is starting now must begin in a proper way. Any mistake that happens today will worsen as the generations pass. As far as my wisdom allows, as far as my intellect allows, I have to see that the beginning should be in a very pure way.
What is a pure way? Dhamma is so pure. The moment I come to know that some person has indicated that he or she wishes to be an assistant teacher, I feel very sorry for this person, but I have to draw a line—this person is not fit to be an assistant teacher. Somebody tries to indicate, "Well, if I become a trustee, it will be so good; I can do this, I can do this," they are blacklisted. Somebody gives me an indication that he wants to become a president or general secretary of a certain Vipassana organization—blacklisted.
However close this person may be to me, I don’t care, because this person has not ripened in Dhamma. He or she wants the position, the power, the status, which is more important for this person than serving. But suppose somebody comes to me and says, "I can serve in any way, but I want to serve. Look, I have so much time, please tell me which way to serve." If so, I start giving good marks. And when I find he or she is really doing selfless service without expecting any position, power, status, etc., then slowly this person is chosen.
Somebody may be chosen and later on I find they are developing more and more ego, they are becoming arrogant in dealing with people, generating nothing but aversion and hatred, harming themselves. I feel very compassionate towards this person, "Look, I am responsible for this person’s generating impurities. If I had not placed him or her in this high position, this person would not have generated this kind of ego, would not have used aggressive words, and would not have harmed people." It is better then to wait.
I can’t take the teachership away from that person, but I will take him or her away from that particular job and give another job. And I explain, "Well, this is your mistake. When you come out of it you will get a more important job—more important in the sense that you get more opportunities to serve more people, to help them develop in Dhamma." This becomes a big responsibility of a Dhamma teacher who wants to start a tradition of householders.
Also, when I notice that assistant teachers or trustees—people who have been given a responsible task—are intentionally or unintentionally forming a group with the thought, "This is a member of my group and I’d better support the person who is in my group, I’d better try to bring down the person who is not in my group"—then I realize these people have no Dhamma at all. Such things are all right in a political party, in all sorts of social organizations, but not in a pure Dhamma organization. The moment that starts, it becomes my duty to see that it is stopped here and now. Break these groups and don’t allow people to create this kind of situation.
This is not just for me, but also for the future principal teachers, so they have guidance on an ideal way of running Dhamma centres and Dhamma management. These points should be set now. So for this reason, even if I have made a mistake I will try to rectify it.
As I said, we cannot remove an assistant teacher because anybody who sits on the Dhamma seat and teaches Dhamma develops a rapport with their students. I don’t want to break that rapport. So that continues—unless it becomes totally unavoidable. In such a case, of course, I have to tell this person, "No, you are no longer an assistant teacher." This is very rare. It has happened, but it is very rare. But when it comes to trustees, management, etc., then certainly I would like to keep changing them. In a trust, every year they have to resign, and I may appoint somebody else, I may re-appoint some of them. Why? Not because there is anything wrong with them. But the trouble is, somebody in the same post for a long time may unintentionally, unconsciously, develop a kind of attachment, "I am the general secretary, nobody else can do this job. I am so perfect in it, I must continue. If I don’t continue the whole thing will collapse." What has happened? What is he doing? He starts feeling that he is indispensable. This is not Dhamma. So every year, change. Another reason is that more people should get opportunity to develop their pāramīs, more people should come into the fold of serving people, serving the students.
Whenever I ask a trustee, a president or a secretary to resign, from that moment his period of testing starts. I ask myself, "Now how he is serving? When this person was president he was serving with so much enthusiasm and working so hard. Now he’s no longer president or general secretary, what happens?" If I find that this person has lost all interest in Dhamma work, then he had been interested in the post to increase his own ego, and it had nothing to do with service. So I have compassion for this person and try to explain, try to bring him back to Dhamma. This is the job of a principal Dhamma teacher, to see that his Dhamma sons and daughters keep growing in Dhamma. It is very important. All these things happen and one observes. Another thing that has to be kept in mind is: This is now a tradition of lay teachers. At the time of Buddha there were householder teachers, but then later on only bhikkhus taught. When a bhikkhu lives according to the vinaya there is nothing wrong because he won’t accumulate wealth. He can’t accumulate wealth, only his needs are taken care of. If I see that a bhikkhu teacher does not keep himself governed according to the vinaya, he breaks vinaya, he is there just to accumulate money or this or that, then I realize he is not fit for that position. Well, that is a problem concerning bhikkhu teachers. But my concern is about lay teachers. I have to start a very healthy, wholesome tradition for the householder teachers; I have to be very careful.
Say somebody is made a teacher—assistant or senior or whatever it is—and he or she has no means of livelihood. As a householder this person has certain family responsibilities but no means of livelihood. Then possibly, because of this situation, he or she may start spreading the hands, "I want something. Look, my son, my daughter is sick, my son or daughter is going to be married, I have this or that family problem." And students, out of sympathy or respect for the teacher, may start giving donations. If this ever happens the whole tradition will get spoiled. So I have to examine whether this person whom I am going to appoint has at least the necessary income to maintain the family. If so, then it is perfectly all right. When I find this person has no means of livelihood, then however perfect he or she may be as a teacher, I don’t appoint them. It may look as if I am prejudiced against people who are poor, but actually if one becomes a teacher when one cannot support one’s family it would be very harmful to the tradition.
We are facing these problems now and trying to solve them in the best Dhamma way, to set an ideal for future generations to follow. With everything that is done, always keep in mind that the purity of Dhamma should not get spoiled. People should not make it a means of livelihood—that would be very dangerous. People should not take up service to increase their ego or pride, and then become haughty and start talking roughly with others. All this is for the benefit of responsible future principal teachers, because this is going to spread. We are seeing this happening now, and within one or two generations it will spread throughout the world.
If proper guidelines for this tradition are not made now, if proper principles are not laid down, it will be very harmful in the long run. This is the vinaya of the householder teachers. As different situations arise, more rules may come. Even at the time of Buddha, he made certain vinaya rules and then something happened requiring one more. And then something else happened requiring one more. In the same way, with experience, we have to keep on adding rules, changing rules, because this is as it is. But the whole aim is to keep the Dhamma mission totally pure. Nothing should go wrong. This is the only way by which I appoint people. §
Guruji, there is an apprehension that the pagoda now being constructed at Mumbai may turn Vipassana into another sect.
Yes, yes. Well, if this teacher has at least a few more years of life you will see that he will not allow anything we do to turn to sectarianism. If the pagoda becomes a tool for making Buddha’s teaching a sect, an organized religion, then all our teaching has gone to mud—we have not understood what Buddha’s teaching is. If this pagoda is used for people who come and pray, "Oh pagoda, please give me this, I need this," then the whole thing will become an organized religion, certainly.
How are we going to use the pagoda? It will be used in the proper way: For meditation and for the spread of Vipassana, so people learn what Vipassana is. Many people will come just out of curiosity wondering, "Such a magnificent building, what is inside it?" And when they go inside they will get some information, "Well look, this was the Buddha, this is what he taught, these things happened in his life, Vipassana made him a Buddha, and Vipassana made him a good Dhamma teacher for the whole world." People will get so much benefit.
If they get the inspiration to enquire about Vipassana, we will give information. Out of say 10,000 people who come, if even 100 get inspired to take a course, well 100 benefit and at least the rest get the right message. So we will see that this pagoda is not allowed to develop into another sect. Otherwise our purpose will be lost. §
The year 1999 is the birth centenary of Sayagyi U Ba Khin, and also your 75th birthday. How should we celebrate this important year?
Forget that 75th birthday, I am still alive! Give more importance to the centenary year. Wonderful, the centenary year of a real saint of this era! We must all keep thinking what the proper way to celebrate this is. One may think that we must write articles and books, and praise him saying, "What a wonderful saint he was." But that won’t help. How can more and more people get attracted to Vipassana, or at least come to know what it is, so that then they will get attracted to it? That is more important.
History will say what a wonderful person he was. History will say Ledi Sayadaw was a wonderful person because he was the first person who opened gates for ouseholders, and he made Saya Thetgyi the first lay teacher. Then came Sayagyi U Ba Khin, and he opened the gates to Vipassana for the whole world, telling his students, "Go and teach. Teach like this… like this." The entire world will feel so grateful to him. So the best thing now is that we give the greatest amount of information to make people aware of Vipassana. For this reason the pagoda is being built. §
Are new editions of the CD-ROM being planned? And does this have any relevance to paripatti?
Well, the first work is completed and I congratulate all those people who worked on this. This is not final, other versions will come out. But one point should be very clear with all those who are working on the project: For us the propagation of pariyatti is not the final aim. For us paripatti is the aim. Pariyatti will help.
Why have we collected all these scriptures? Because many books, many old scriptures were lost in China, Tibet and other countries. Who knows if more will get lost? If I look at a Pāli book printed about a 100 years back in Burma, many of the books listed in the references are no longer available. Within these 100 years so many books have been lost. Before more get lost, it is my duty to keep them alive by putting them on CD-ROM.
Now we have three scripts on CD-ROM and two more scripts will be added, and quite possibly four or five more. In all it might be six, seven, we cannot say. But when another two scripts and some more volumes are included—which may be completed in a few months—we will put it on the Internet and make it open for discussion.
What is the main purpose of that? Now Dhamma Giri is a world centre for paripatti and the Internet will be used by this centre for discussion on all aspects of paripatti. So we will start a sort of discussion on the Internet. We will put forward an item, and say, "We feel that bodily sensation is very important in the teaching of Buddha." People will respond, "No, no. The word ‘vedanā’ means ‘feeling’, the ‘feeling’ means ‘mind’." Let it come, let communication start in that way. If we are making a mistake, we don’t feel shy to rectify it. But if others have gone wrong somewhere, then at least they will learn what is the correct translation of what the Buddha said. This is only one example. There can be so many things like this that we can discuss. For instance, there is the question, what is ‘sampajañña’? Even the Atthakathās sometimes might have not have given the proper answer. For us, when there is a difference between Atthakathā and the Tipitaka, Tipitaka is more important.
Instead of Buddhaghosa I go to Buddha, "What do you say, sir? How should I understand this?"—not to Buddhaghosa. If the Atthakathās give a clear explanation, it is perfectly all right. But if the explanation is not clear, for me Buddha is more authentic. So all those things will come up now, with this international discussion which will start in a few months’ time as soon as we put it on the Internet. Now a wonderful thing has arisen because of this CD-ROM—here is one example: When I came to this country to fulfil my teacher’s wish that Vipassana should get established in India and then spread around the world, the first thing that came in my mind was, "I have come here to teach Buddha’s teaching as Dhamma, not as Buddhism. The moment I say I have come here to teach Buddhism, nobody will even listen to me, let alone spend ten days with me to learn it." But this was not strategy for me—it was my conviction, because Buddha was so very much against sectarianism.
After so many years, the CD-ROM came out and I asked somebody who was working on it, "Please look for the word ‘Bauddha’—that means Buddhist or Buddhism—is it written anywhere?" There are 146 volumes, more than 55,000 pages, millions of words—but not a single ‘Bauddha’ is there. "Buddhism" is never used anywhere— neither in Atthakathā, Tipitaka nor Tīkā—nowhere is this word found. Not at all. I was so happy.
How did the teaching of Buddha deteriorate? Now we have to investigate how this word Bauddha started. Who first used this word? To me—I am very frank—whoever first used the word Buddhism or Buddhist, in any language, was the biggest enemy of Buddha’s teaching. Because the teaching had been universal, and now out of ignorance, he made it sectarian. Buddhism is only for Buddhists but Dhamma is for all. The moment you say Buddhism, then you are making Buddha’s teaching limited to a certain group of people, which is totally wrong.
So we will make inquiries and discuss these things with people on the Internet. We will give information to people and if they have any other information, we’ll be able to get this from them. This centre here will become important for the discussion of Buddha’s teaching pertaining to Vipassana. If anything comes which is pertaining to any kind of philosophical arguments, we will say, "No, no, thank you. We don’t discuss that. We will discuss only things which will support the work of Vipassana." §
Many old students are teaching Anapana on their own, and some are even teaching Vipassana. Is it proper?
It is not proper, but what can we do? We don’t have any lawyer keeping control to say, "This is registered by Goenka and is his monopoly, this is his trademark." Nothing like that. And it should not be like that. Why? Because it is open for everybody.
But of course, we say that if you feel like spreading this to others, first get established in Dhamma yourself, and then get proper training as to how to teach. Get a proper training and then yes, teach. In spite of that, if somebody doesn’t agree, all right, be happy. What can we do? We won’t take any legal action, that is true. §
In your discourses you talk about 31 lokas but often this looks very speculative. Can this be understood at the level of sensations?
Certainly. The whole technique takes you to that stage where you will start feeling— some students, very few, but some have started feeling—"Now what sort of vibration am I experiencing?" And they understand a vibration of this particular loka is of this type, a vibration of that loka is of that type. And later on they can also go in much more detail.
But it is not necessary that one should first accept the reality of these 31 planes and only then will one progress in Dhamma. Nothing doing. People come to me from different traditions—there are traditions where they don’t believe in a past or future life. All right. Then I say, "Do you believe in this life? Yes. All right, work to improve this life. Later on, when you reach a stage where you can understand what a past or future life is—by experience—then accept it, not now." §
If one is given the opportunity to serve by doing some work which is against one’s nature, for example a person who likes to work with people is asked to work on a computer, is it wise to accept this work?
This is a problem for the management. No work should be imposed on anybody. People come here to give service. And suppose this person is not competent to do some particular work and you say, "No, you must only do this work." Then you are putting a barrier for the progress of this person. You are putting a barrier for the progress of the whole centre. This should never be done. But the management has to take care of this.
Of course nothing should be imposed on a Dhamma server. At the same time, the management has to be very careful. Suppose somebody comes here and says, "I will live here for six months or one year, but look, I can’t do this or this. I can’t do any service. I am here just to meditate twice a day and then the rest of the time I will gossip here, talk there and rest. After six months I will go away." No. Then this person has started harming himself or herself and also has started harming the centre. So we have to be very careful about this. But that does not mean that we impose work on somebody which one cannot do at all. §
Guruji, we have heard that you have agreed to be the chief guest at the unveiling of the statue of Dr. Babasaheb Ambedkar [a well-known political leader responsible for the mass conversion of people from the untouchable caste into Buddhism, known later in India as neo-Buddhism] in Mumbai. We have an apprehension that this might give a signal that you are supporting a sectarian organization. Kindly clarify.
Well, if somebody calls me to be chief guest, how can I say, "Don’t make me a chief guest, make me a third-class guest?" All right, as chief guest I will sit there. But whatever I say there will be nothing which goes against pure Dhamma. I have great respect for Ambedkar because this was one person who achieved so much. For so many generations my forefathers and all the upper-class people have suppressed these people. What a great injustice has been done to them. I have all sympathy for them and I want them to develop in Dhamma.
But at the same time, what is pure Dhamma? They have not understood. So it is my duty to explain to them that this is pure Dhamma. So I made a condition, "If you invite me I will talk about Vipassana, nothing but Vipassana." And they said, "Wonderful. Speak only about Vipassana. We are inviting you for that purpose, so that people will know what Vipassana is, what the real teaching of Buddha is." All those people have been suppressed for generations. Babasaheb did a very good thing when he took them out of the caste system and gave them at least self-respect. But then the real teaching of Buddha is missing. If that also goes to them, wonderful. So I will play my role to bring the pure Dhamma to them. §
Is it not a violation of one of the eight precepts when an AT wears jewellery or impressive garments on the Dhamma seat?
Well, the ATs have not taken eight precepts, they are on five precepts. When the AT sits his own course, then he or she must be on eight precepts. Otherwise, assistant teachers can’t be on eight precepts all the time because they keep on giving courses here and there. That means they must live on eight precepts the whole life—no. The old students who are taking that course have to work according to the eight precepts, but the teacher, of course, must be very perfect in five precepts. §
Is having children a possible hindrance to progress in Dhamma?
Why a hindrance? Look after your children with Dhamma. You get a wonderful opportunity to give mettā to your children, and that will help you to give mettā to the whole world. It is not a hindrance. Mother Visākhā had twenty children, and still she developed so much. That doesn’t mean you should not have any family planning, but even with children you can progress in Dhamma. §
I don't like to see non-meditators divorce, but I find it especially disturbing when I see an established Dhamma couple in the West separate. Can you give us your advice?
It is certainly disturbing—to everybody, whether in the West or the East. You see, when you make a commitment with somebody, and you keep the door open—well, any time the male can run away or the female can run out—this is not an ideal family life. What about the children? They wonder, "Now whom shall I call my mother? Whom shall I call my father?" When I read the student forms when I was conducting courses, and saw somebody had written "three parents" I felt so sad for this person. That means this person never had the love of the mother or of father— they have gone away with somebody else.
So this is definitely anti-Dhamma, we are not going to encourage that. But it happens. Slowly we have to try to change. To me, this is the biggest curse of Western culture now. But at the same time, it should not be so rigid that one is bound and cannot separate if a particular situation has come about. If you separate, then you take the vow, "I will not marry again. I have tried married life, finished. Now I will live the life of celibacy." Wonderful. Then divorce is allowed. §
Could you give some advice to mothers with infants who are struggling to keep up their practice and who are distressed by the fact that they can’t do so?
Why can’t they do so? The child is on the lap and still you can practise. You can give mettā to the child, you can give mettā to others. You must learn in every situation how you can carry on practising your Dhamma. Use Dhamma for all your duties. A mother’s duty is to look after the child. Do this in a Dhamma way. This will help. § I have heard students wonder why teachers and ATs dine separately and are given very congenial accommodation during courses.
Why are they given congenial accommodation? Understand, we can’t provide congenial facilities for every student. A student comes for ten days only, but the teacher has to live there for months, or years, and if you don’t give the necessary facilities, then how can he or she teach properly? So it is not a luxury, but a necessity. We have to provide certain facilities for them, more than what is given to the students. §
Kindly explain again why you say that self-sex is a breakage of sīla.
Well, I don’t say that self-sex is breaking sīla, but it leads you towards breaking of sīla. It means you have become a slave of your passion—if you don’t get anything else, then you start using self-sex. That will take you further on the wrong path. So we try to take people out from this and out of passion. That is the aim of Vipassana. §
How does one find the balance between selfless service and taking care of oneself?
[Laughs] If one cannot take care of oneself, what service will one give? First take care of yourself, and then start giving selfless service. §
In the teaching of Vipassana, in the theoretical aspect, there are many things which don’t seem appropriate. For example, there is the mention of innumerable lives of the Enlightened One and his supernormal powers. Is it necessary to accept all this before getting the benefits of Vipassana?
It is not necessary. As I said just now, people come here who don’t believe in past or future lives, and still they progress. People need not accept it. But as a responsible teacher, with whatever experience and understanding I have, I have to place before them the facts as they are. I cannot say just to please people, "Oh no, there is no past life, there is no future life, there is nothing." Then I would be misleading people. So I have to be very careful. People may or may not accept, it is not my problem. §
When you get a birth in deva realms, are you born to deva parents in the human way?
When I get such a birth I will come and tell you. Why now? [Laughs] §
Why did the Buddha hesitate initially to ordain females?
Ask Buddha, not me. But you must understand the situation of that time. You see, there was no security at all. Even business people going from one city to the other had to pass through jungles where there were only dacoits [bandits] and other dangers. And we see so many cases of rape happening—even of those who had taken vows and become nuns—not only in the Buddha’s tradition, but in other traditions also. So naturally he advised that in such a situation you practise the same thing living at home. And he taught all his own family members while they lived at home. They became sotāpanna, and from sotāpanna the father became an arahant. Although the progress is slower, you can continue. But when they insisted, and Ānanda also insisted, then he had to agree to that. But that was the main reason. Nothing else.
Even now, in most of the countries, women are not allowed in the Sangha. What can I do if the Sangha is lost there? If the Bhikkhunī Sangha is lost, who will start it? There is a tradition that says five bhikkhus should be together to initiate somebody as a bhikkhu. Similarly five bhikkhunīs are needed to iniate a bhikkhunī. If there are no bhikkhunīs at all, what can be done? This is not my responsibility. My responsibility is to teach Dhamma. Whether someone is a bhikkhunī or a laywoman, it makes no difference to me, I teach them. §
Do we have any control over finding a Dhamma partner, or is it all kamma?
If so, you might say, "It is all kamma. Why should I work for my food? Now it is breakfast time. Well my kamma, bring me my breakfast!" Is it possible? One has to work, but work in a proper way. Don’t start running after everybody looking for a partner. That is not the way. Work for it in a proper, balanced way. §
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.9.172 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập