Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ, 1990 »»
Diễn văn khai mạc, ngày 2 tháng 3, 1990
Dâng Hiến Dhamma
Những người hành thiền Dhamma trên thế giới,
Một lần nữa các con lại tề tựu nơi đây để xem xét làm thế nào để các con có thể giúp Dhamma được lan truyền, làm thế nào các con có thể giúp những người khổ đau trên khắp thế giới được tiếp xúc với Dhamma, để họ có thể thoát khỏi khổ đau. Đây là một chủ ý Dhamma tuyệt vời.
Bất cứ ai đã thực sự nếm được hương vị Dhamma biết rằng hương vị này rất tuyệt vời. Ở thế giới bên ngoài, khi con nếm được những gì ngon, các con cảm thấy muốn san sẻ với bạn bè và gia đình. Đây là điều tự nhiên. Nhưng không có gì hơn được hương vị Dhamma - Dhammarasam sabbarasam jināti - và một ai đã thực sự nếm được hương vị Dhamma sẽ bắt đầu cảm thấy ehi-passiko. Ồ nó thật tuyệt vời! Mọi người phải nếm được hương vị này! Cho dù cảm nghĩ về ehi-passiko có bắt đầu phát triển trong tâm hay không, nó cũng là thước đo để đo sự tiến bộ trong Dhamma.
Giả sử cảm nghĩ này xuất hiện và ta muốn càng ngày càng có nhiều người nếm được Dhamma, nhưng nếu ta không phát triển một cách đúng đắn trong Dhamma, rất có thể ta sẽ vấp phải lỗi lầm. Ta có thể nghĩ, “Tôi mong muốn có thêm nhiều nguời đến với con đường Dhamma, chắc chắn là như vậy, nhưng chức vụ của tôi là gì?” Hoặc là một người thật sự không đúng đắn có thể bắt đầu tính xem mình sẽ nhận được bao nhiêu tiền, “Chắn chắn tôi sẽ giúp mọi người thực hành Dhamma, nhưng tôi phải nhận được bao nhiêu tiền vì tôi đã hiến tặng thì giờ và cuộc đời của tôi.” hay người nào đó có thể không tìm kiếm chức vụ hay tiền bạc nhưng trong thâm tâm có nhiều thèm muốn rằng nguời khác phải biết ơn sự phục vụ của mình, “Họ phải biết ơn tôi, cúi lạy tôi và tôn kính tôi.” Những người này đã không hiểu Dhamma. Họ không xứng đáng để phục vụ người khác bởi vì trong thâm tâm, mục đích của họ chỉ để phục vụ chính họ.
Thầy nhớ một trong những người bạn Dhamma theo đạo Hồi tại trung tâm của Sayagyi. Ông ta là phó giáo sư hay giáo sư tại trường Đại học Rangoon. Sau khi đã ngồi vài khóa, một chủ ý nảy sinh, “Tôi phải phục vụ. Nhưng tôi nên phục vụ như thế nào để bản ngã của tôi không thể hiện, nếu bản ngã của tôi tăng trưởng, sự phục vụ sẽ không phải là phục vụ nữa.” Trong nhiều ngày chúng tôi mới biết là ông ta đã làm gì. Ông ta tới khóa thiền buổi chiều – ông ta không tham dự khóa thiền - và khi thiền sinh đi ngủ, ông ta cũng ngủ ở đâu đó. Và rồi khoảng 22h30, ông ta thức dậy, lấy một xô nước và một cái chổi, đi tới toilet và cọ rửa khoảng một hay hai giờ. Sau đó ông ta đi ngủ. Ông không muốn ai biết sự phục vụ của mình.
Đây là những việc mà người khác không thích làm, nhưng Sayagi không cho phép những người không hành thiền đến làm các việc đó. Và vị giáo sư cảm thấy rằng, “Tôi là người thích hợp, tôi nên làm điều đó.” Đây là tinh thần phục vụ, ông ta không trông đợi được đền đáp cho dù chỉ muốn người khác biết ơn sự phục vụ của mình. Đây là sự tinh khiết của việc phục vụ Dhamma. Mỗi người phải tự xem xét mình, “Khi sự nhiệt tình phục vụ nảy sinh trong tâm, nó có bị nhuốm màu bởi sự ích kỉ không? Tôi có muốn điều gì không?” Khi điều này mất đi, các con có thể phục vụ ở bất cứ nơi nào đang cần. Nếu tôi được yêu cầu chùi nhà vệ sinh, tôi sẽ làm điều đó. Nếu tôi được yêu cầu đứng ở cổng để gác cổng, tôi sẽ là người gác cổng. Nếu ngày mai tôi được yêu cầu ngồi trên ghế Dhamma và dạy Dhamma, tôi sẽ làm điều đó. Tôi ở đây chỉ để phục vụ, nếu đó là ý nghĩ của các con, các con xứng đáng để phục vụ.
Đối với sư phụ của thầy, thỉnh thoảng có người hiến tặng một cách hào phóng, “Thưa ngài, con sẽ xây một căn nhà ở đây để mọi người có thể ở một cách thoải mái. Đây là sự hiến tặng của con cho trung tâm. Hãy để những người khác đến và dùng nó, nhưng bất cứ khi nào con hay người trong gia đình con tới, nó phải được dành riêng cho chúng con.” Và Sayagyi là Sayagyi, ngài quát lên, “Đồ khùng, hãy học Dhamma! Chúng tôi không nhận sự hiến tặng của những người chưa biết Dhamma. Ta không muốn nhận sự hiến tặng của những người học Dhamma mà không hiểu Dhamma.”
Đây là một truyền thống lành mạnh và tinh khiết. Chỉ riêng sự tinh khiết này sẽ giúp Dhamma có nhiều sức mạnh, và Dhamma tinh khiết này sẽ phục vụ mọi người một cách đúng đắn. Nếu Dhamma trở nên suy đồi và một người giàu có muốn mua và chi phối Dhamma, nó sẽ trở thành một món hàng như ở chợ. Làm sao Dhamma có thể giúp người ta được? Do đó mọi người, bây giờ và trong tương lai, những người có trách nhiệm điều hành những trung tâm Dhamma, ở đây cũng như ở khắp thế giới, hãy luôn nhớ tới sự tinh khiết của Dhamma. Hãy cam kết rằng các con không cho phép sự tinh khiết của Dhamma bị ô nhiễm hay hư hỏng.
Nếu những phòng ốc không được rộng rãi, cũng không thành vấn đề. Nếu ít người tới những trung tâm Dhamma như thế, Dhamma sẽ được trao truyền một cách đúng đắn. Nếu có ai nghĩ rằng “Bằng Dana của tôi những người khác sẽ nhận được lợi lạc,” người dó cảm thấy vui mừng khi thấy người khác vui mừng. Đây là phần thưởng lớn nhất mà ta có thể nhận được từ sự hiến tặng và phục vụ. Nếu có người không hiểu Dhamma theo cách này thì tốt hơn không nên nhận sự hiến tặng của người này mặc dù người đó đã ngồi nhiều khóa thiền. Điều lệ này không những chỉ dành cho ban quản trị hiện tại, thiền sư phụ tá hiện tại, mà còn cho các thế hệ mai sau.
Vì khùng điên có người sẽ nói, “Được, Vipassana thật tuyệt vời. Nhưng sự thực tập này cũng tốt tại sao không thêm nó vào?” Hoặc có người sẽ nói, “Ồ cái này thật tuyệt vời! Nhưng sao không thêm một chút về tín ngưỡng của chúng tôi? Thêm điều này vào và quý vị sẽ thấy một số đông người từ cộng đồng của tôi sẽ tới.” Không được! Nếu Dhamma trở thành ô nhiễm, nó sẽ không giúp được mọi người. Thêm bất cứ cái gì vào chắc chắn phương pháp sẽ bị ô nhiễm. Sayagyi thường nói rằng nếu các con bắt đầu bất cứ một hoạt động nào khác tại một trung tâm Dhamma, Mara rất là quỷ quyệt và bắt đầu vỗ tay, “Chà, tuyệt quá! Điều này rất tốt! Hãy xem, cũng cần phải thêm yoga asanas vào đây, tuyệt vời! Và cũng nên thêm vào cách chữa trị thiên nhiên, ồ tuyệt vời!” Mara sẽ lôi cuốn tất cả sự chú tâm vào các hoạt động phụ này và Vipassana sẽ đi vào hậu trường. Điều này chắc chắn sẽ xảy ra.
Quốc gia này, nơi phương pháp tuyệt vời này khởi nguồn, đã đánh mất nó trong vòng năm trăm năm bởi vì những người khùng điên bắt đầu thêm nhiều thứ khác vào đó. Nó trở nên ô nhiễm, bất tịnh, và sự hữu hiệu của nó bị suy giảm và dần dần nó biến mất. Nó cũng mất đi theo cùng một kiểu cách tại những quốc gia khác.
Chúng ta rất may mắn, một nước láng giềng đã bảo tồn nó trong sự tinh nguyên từ thế hệ này sang thế hệ khác; đó là lí do tại sao chúng ta nhận được nó. Chúng ta có trách nhiệm để bảo đảm nó sẽ được duy trì cho thế hệ mai sau trong cùng một sự tinh khiết như vậy. Mọi người nên nghĩ, “Tôi nhận được nó trong sự tinh nguyên, và tôi sẽ trao truyền nó cho thế hệ kế tiếp trong sự tinh nguyên ấy.” Bằng cách này, nó sẽ tiếp tục giúp người khác thoát khỏi khổ đau ít ra là trong vài thế kỷ.
Ta cũng nên tự xem xét mình: “Có phải địa vị trong quá khứ vẫn còn rất quan trọng hay không? Bạn muốn phục vụ Dhamma và vẫn nói, “Tôi thuộc về truyền thống đặc biệt này và truyền thống này là nhất”; Nếu như thế các con đã không tuân phục Dhamma, trái lại suy nghĩ phải nên là ekāyano maggo, “Tôi tin tưởng rằng đây là con đường duy nhất để loại trừ những bất tịnh nằm sâu trong tâm, Trừ khi những phức cảm và những sự bất tịnh tiềm ẩn này được loại khỏi tâm, tôi sẽ không bao giờ được giải thoát. Không ai có thể giải thoát được. Đây là con đường và là con đường duy nhất.” Chỉ khi nào các con có sự tin tưởng này, các con mới nên tình nguyện để phục vụ Dhamma trong bất cứ vị trí nào.
Các con là người tốt nhất để tự xét mình. Nếu các con đã có ước nguyện rằng Dhamma phải được lan truyền, rằng càng ngày càng có nhiều người đau khổ sẽ có lợi lạc từ Dhamma, hãy giữ chủ ý này. Nhưng không nên nhận một chức vụ quan trọng nào nếu các con vẫn bị ràng buộc vào những truyền thống cũ hay đức tin hay giáo điều. Đừng nhận bất cứ trách nhiệm nào, hãy đợi một thời gian.
Thầy biết rất nhiều người trong các con đã có chủ ý đó. Các con có thể có công đức trong việc phục vụ những người đau khổ khắp thể giới bằng nhiều cách khác nhau. Đối với những người có chủ ý như thế nhưng chưa được vững mạnh lắm, hãy làm cho các con vững mạnh trong Dhamma. Khi các con tự làm chính mình vững mạnh trong Dhamma, các con đang làm điều đó cho chính mình, chứ không phải cho Thầy, cho Đức Phật hay cho bất kì ai khác. Đó là bởi vì sự lợi lạc của chính mình và sự tốt lành của chính mình.
Sayagyi thường nói với những thiền sinh của ngài, những người có thể nhập niết bàn bất cứ lúc nào: “Các con đã có sự hiến tặng lớn nhất cho trung tâm này, những rung động tuyệt vời liên quan đến những trải nghiệm về niết bàn.” Bởi vậy, nếu các con phục vụ không ở trong bất cứ một chức vụ nào, và chỉ là một thiền sinh, thì nên chỉ hành thiền. Dù các con có đạt tới giai đoạn niết bàn hay không cũng không thành vấn đề. Bất cứ sự tinh khiết nào các con tạo ra sẽ lan truyền và bầu không khí sẽ tràn đầy những rung động tinh khiết. Điều đó sẽ là sự hiến tặng lớn nhất. Một người có thể hiến tặng hàng triệu đồng nhưng không tạo ra những rung động tốt lành và một người khác có thể tạo ra rung động tốt nhưng không hiến tặng tài vật; sự hiến tặng những rung động tốt lành quan trọng hơn rất nhiều.
Và rồi các con có thể phục vụ trong bất cứ chức vụ nào, không cần thiết phải trở thành một thiền sư, một thiền sư phụ tá, một thủ quỹ, một chủ tịch, một tổng thư kí, một thành viên ban điều hành - hãy hành thiền. Hãy hành thiền vì sự tốt lành của chính các con và vì sự tốt lành của người khác. Hãy tạo ra những rung động tốt vì sự tốt lành cho chính mình và cho những người khác.
Nguyện cho tất cả các con, từ bất cứ quốc gia nào, cộng đồng nào, giai cấp nào, phát triển trong Dhamma. Các con có một cơ hội tuyệt vời bây giờ vì các con đã tiếp xúc với Dhamma. Hãy phát triển trong Dhamma! Thoát khỏi khổ đau và là một gương sáng cho người khác để họ được tiếp xúc với Dhamma, để thoát khỏi khổ đau và ràng buộc.
Nguyện cho tất cả các con được hạnh phúc thật sự. Nguyện cho tất cả những người khác cũng được hạnh phúc thật sự. Nguyện cho tất cả các con được bình yên thật sự. Nguyện cho tất cả những người khác được bình yên thật sự. Nguyện cho các con được giải thoát. Nguyện cho tất cả những người khác cũng được giải thoát.
Bhavatu sabba mangalam.
Dhamma Dana
Dhamma meditators of the world:
You have once again assembled here to see how you can help Dhamma to spread, how you can help suffering people around the world to come in contact with Dhamma so that they emerge from their misery. This is a wonderful Dhamma volition.
Anyone who has really tasted Dhamma knows that it is wonderful. Out in the world, when you taste something delicious you feel like sharing it with your friends and family; this is natural. But there is nothing more delicious than Dhamma— Dhammarasaṃ sabbarasaṃ jināti—and someone who has really tasted Dhamma will start to feel ehi-passiko—Oh, it is so wonderful! Everyone should taste this! Whether this feeling of ehi-passiko has started developing in the mind or not is one yardstick by which progress in Dhamma is measured.
Suppose the feeling has arisen, and one wants Dhamma to be tasted by more and more people, but if one is not yet properly developed in Dhamma there is every likelihood of making mistakes. One may think, "I want more people to come to the path of Dhamma, certainly, but what will my position be?" Or a really degraded person might start calculating how much money he or she should receive, "Certainly I will help people to practise Dhamma, but I must get at least this amount for it. After all, I am giving my time, my life." Or someone may not look for either position or payment, but deep inside there is a strong craving that others should appreciate one’s service, "They should thank me, bow down before me and give me great respect." These people have not understood Dhamma. They are not fit to serve others because at the deep level their only aim is to serve themselves.
I remember one of my Muslim Dhamma brothers at Sayagyi’s centre. He was an assistant professor or professor at Rangoon University. After he had taken a few courses a volition arose, "I must serve. But how should I serve so that my ego does not manifest itself? If my ego becomes inflated, the service is not service." For a number of days we didn’t know what he was doing. He came to the course in the evening—he was not participating in it—and when the students went to sleep, he also slept somewhere. Then, at about ten-thirty, when everybody was asleep, he got up, took a bucket of water and a broom, went to the lavatories, and cleaned them for an hour or two. Then he went to sleep. He didn’t want anyone to know of his service.
That is the type of job which others didn’t like to do, but Sayagyi did not allow non-meditators to come and do it. And the professor felt, "I am a fit person, I’d better do that." This is the spirit of service. He didn’t expect anything in return, he didn’t even want people to appreciate that he was serving. This is the purity of Dhamma service. Each individual has to examine oneself, "When this enthusiasm to serve comes in my mind, is it tinged with the colour of selfishness, do I want something?" When this "I want something" goes away, you may serve in whatever capacity is needed. "If I am asked to clean the toilets, I will do that. If I am asked to stand at the gate and be the gatekeeper, I will be the gatekeeper. If the next day I am asked to sit on the Dhamma seat and teach Dhamma, yes, I will do that. I am only here to serve." If that is your thought, you are fit to serve.
With my teacher, occasionally someone would very generously offer, "Sayagyi, I will put a building here that people can stay in very comfortably. This is my donation to the centre. Let others come and make use of it, but whenever I or a member of my family comes it should be reserved for us." And Sayagyi was Sayagyi, he would shout, "Mad fellow, learn Dhamma! We don’t take donations from people who have not taken Dhamma, and I don’t want donations even from people who have taken Dhamma but not understood it!"
This is a healthy, pure tradition. This purity alone will keep Dhamma powerful and this pure Dhamma will serve people properly. If Dhamma becomes degraded and a rich person tries to buy or influence Dhamma it will become a commodity of the market. How will it help anybody? So everybody, now and in the future, who has the responsibility of running such Dhamma centres, here or around the world, should keep in mind the purity of Dhamma. Make a resolution that you won’t allow the purity of Dhamma to be spoiled or defiled.
It doesn’t matter if the facilities are less extensive, if fewer people come to such Dhamma centres. Dhamma should be given in a proper way. If someone who thinks, "By my dāna others are receiving benefit," that person feels joyful to see others joyful. This is the biggest reward that one can get from donation and service. If someone does not understand Dhamma in that way, it’s better not to take any donation from this person although he might have taken a number of courses. This guideline is not only for the present management, the present Teacher, the present assistant teachers, but for generations in the future.
Out of madness someone will say, "Well, Vipassana is wonderful. But this exercise is also good, why not add it?" Or someone might say, "Oh, this is wonderful! But why not add a little of our belief? Add this, and you will find a large number of people from my community will come." No! If it becomes polluted it will stop helping people. Any addition is bound to defile the technique. Sayagyi used to say that if you start any other activity in a Dhamma centre, Māra is very clever and will start clapping, "Ah wonderful, this is very good! Look, there must also be yoga āsanas here, wonderful! There must also be a nature cure centre, oh wonderful!" Māra will draw all attention to this secondary activity, and Vipassana will fall into the background. This is bound to happen.
This country, where this wonderful technique originated, lost it within five hundred years because mad people started adding various things to it. It became polluted, defiled, and then its efficacy lessened and it slowly died away. In other countries also, in the same way, it died away.
We are fortunate that one neighbouring country kept it in its pristine purity from generation to generation; that is why we have it. We have the responsibility to ensure that it is maintained for future generations in the same purity. Everyone should feel, "I was given it in its pristine purity and I will hand it over to the next generation in its pristine purity." In this way, at least for a few centuries, it will keep on helping people to come out of their misery.
Also examine yourself: Is past conditioning still very important? You want to serve Dhamma, and still say, "I am from this particular tradition and this is the highest"; if so, you have not submitted to Dhamma. Instead the thought should be ekāyano maggo, "I am confident that this is the only way to take out the deep-rooted impurities from the mind. Unless the deep-rooted complexes and impurities are taken out of the mind, I will never be liberated. Nobody can be. This is the one and only way." Only when you have this confidence should you offer yourself to serve Dhamma, in whatever capacity.
You are your own best judge. If you really have a volition that Dhamma should spread, that more and more suffering people should benefit from Dhamma, keep this volition. But don’t accept a position where you come in the limelight when you still have attachment to your past traditions, your beliefs, your dogmas. Wait a little, don’t take any responsibility.
Quite a few amongst you have that volition, I know. May you gain the merits of serving suffering people around the world, in different capacities. Those who have such volition but are not yet strong enough, make yourselves strong in Dhamma. By making yourselves strong in Dhamma you are not doing something for your Teacher, the Buddha, or anybody else, you are doing something for yourselves. It is for your own good, for your own benefit.
My Sayagyi used to say to those of his students who could go into the nibbānic stage at will, "You give the biggest donation to this centre: the wonderful vibration associated with the experience of nibbāna." So if you serve in no other capacity but that of a meditator, just meditate. Even if you can’t reach the stage of nibbāna, it doesn’t matter; whatever purity you generate will spread and the atmosphere will be charged with the vibration of purity. That will be your greatest contribution. One person may give millions of rupees in donation but not generate good vibrations and another may generate good vibrations but give nothing materially; the donation of good vibrations is much greater.
Then you can serve in any capacity. It is not necessary to become a Teacher, an assistant teacher, a treasurer, a president, a secretary, a trustee—meditate. Meditate for your own benefit and for the benefit of others. Generate good vibrations for your own good and for the good of others.
May all of you, of whatever country, community or caste, develop in Dhamma. You have a wonderful opportunity now that you have come in contact with Dhamma. Develop in Dhamma! Come out of your misery and be a shining example for others, so that they are attracted towards Dhamma and come out of their misery, their bondages.
May you all be really happy. May all others also be really happy. May you all be really peaceful. May all others also be really peaceful. May you all be liberated. May all others also be liberated.
Bhavatu sabba maṅgalaṃ
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.79.191 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập