Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ, ngày 21 tháng 1 năm 1995 »»
Hỏi: Vipassana giữ vai trò quan trọng trong sự thay đổi xã hội, thầy đã thực hiện sự truyền bá Vipassana từ năm 1969. Tuy nhiên, kì thị chủng tộc, xứ sở, tông phái vẫn không ngừng gia tăng. Thầy có đề xuất cách nào để loại trừ cái xấu này?
Đáp: Chỉ có một cách duy nhất, ekāyano maggo, là phải thay đổi mỗi cá nhân. Khi muốn thay đổi xã hội, phải thay đổi cá nhân. Sau cùng, xã hội không có gì ngoài sự tập hợp của những cá nhân, mà mỗi một người là quan trọng nhất. Và khi các con nói tới một người, người đó không là gì ngoài sự phối hợp giữa thân và tâm, và tâm thì quan trọng nhất.
Do đó chúng ta nên giúp người khác hiểu vì tâm quan trọng nhất nên mỗi một cá nhân phải thay đổi khuôn mẫu thói quen ở trong tâm họ, để thoát khỏi những khổ đau từ sự kỳ thị giai cấp, tông phái và chủng tộc. Người ta phải được chỉ ra rằng chính họ đang tạo ra những bất tịnh từ những điều xấu trong xã hội như thế nào.
Khi các con học Vipassana và nhìn vào trong nội tâm, các con hiểu rằng, “Hãy nhìn này, ngay khi tôi tạo ra thù ghét, tôi bắt đầu tự hại mình. Trước khi tôi làm hại ai khác, hãy xem, tôi bắt đầu đau khổ”.
Người ta không muốn đau khổ, nhưng họ không nhận ra rằng mỗi khi tạo ra những điều tiêu cực trong tâm, họ bắt đầu hại chính họ. Nạn nhân đầu tiên là chính ta khi ta tạo ra bất tịnh. Nếu càng ngày càng có nhiều người nhận ra điều này, họ sẽ thoát khỏi khổ đau. Tuy nhiên, cần phải có thời gian.
Ấn Độ là một quốc gia với dân số rất lớn; các con không thể trông đợi cả nước thay đổi chỉ trong vòng 25 hay 26 năm. Nhưng thầy rất hi vọng vì bước đầu khởi sự này. Trong 2000 năm qua, chúng ta đã đánh mất Dhamma - quy luật tự nhiên kỳ diệu. May mắn thay, quốc gia lân cận đã duy trì nó trong trạng thái tinh khiết nguyên sơ từ thế hệ này sang thế hệ khác; dù chỉ trong một thiểu số người, nhưng nhờ thế mà bây giờ chúng ta đã nhận được hình thức tinh khiết này.
Bây giờ thầy chắc chắn rằng kết quả mà chúng ta bắt đầu thấy sẽ có ảnh hưởng tới xã hội. Nếu toàn thể khu rừng bị héo úa, và các con muốn nó xanh tươi trở lại, thì mỗi một cái cây phải trở nên xanh tươi. Mỗi một cái cây phải được tưới nước đầy đủ từ gốc rễ. Khi từng cây đã trở nên tươi tốt, toàn thể khu rừng sẽ trở nên tươi tốt. Nếu mỗi cá nhân trở nên lành mạnh, xã hội sẽ trở nên lành mạnh. Vipassana vẫn đang thực hiện điều đó, nhưng cần phải có thời gian,không thể vội vã. Nhưng kết quả đang tới, thầy rất hi vọng rằng nó sẽ thay đổi xã hội.
Hỏi: Chúng con được nghe rằng thầy đang viết những lời chỉ dẫn chi tiết về Tipitaka (Tam tạng kinh điển), giáo huấn của Đức Phật, đang làm hứng khởi những người hành thiền. Thầy có thể nói rõ hơn về nó cũng như thời điểm phát hành?
Đáp: Thầy đã thực hiện công việc này dù có sự hiểu biết hạn hẹp về tiếng Pāli. Nhưng khi thầy đọc những lời Đức Phật bằng chính ngôn ngữ ngài nói, thầy cảm thấy rất được khích lệ. Trước khi thầy tiếp xúc với Vipassana, hay lời của Đức Phật, có thể nói thầy không biết gì về Đức Phật hoặc giáo huấn của ngài. Thật là xấu hổ khi thầy tham dự khóa thiền đầu tiên, thầy đã không đọc quyển Dhammapada (Kinh pháp cú) thầy đã không biết gì về giáo huấn này.
Do đó thầy hoàn toàn hiểu được rằng, dù một số lớn người ở Ấn Độ kính trọng Đức Phật (họ nói ngài là hiện thân của Thượng đế), nhưng họ không biết gì về giáo huấn của ngài. Khi tới khóa thiền Vipassana, họ rất kinh ngạc bởi giáo huấn tuyệt vời này, họ muốn biết thêm. Tuy nhiên, đối với hầu hết thiền sinh, học được tiếng Pāli và đọc được lời của Đức Phật là một công việc khó khăn. Cho nên thầy muốn làm điều gì đó đối với giáo huấn này để khích lệ thiền sinh. Thầy không phải là nhà văn chuyên nghiệp, nhưng sẽ cố gắng viết.
Hiện tại, quyển thứ nhất cho rất nhiều thông tin về Đức Phật, không chỉ là hình dáng mà còn có pháp thân, phẩm chất của ngài. Ví dụ, Iti’pi so bhagava araham… thầy cố giải thích ý nghĩa của araham và làm sao Đức Phật thể hiện phẩm chất này. Bằng cách này, mỗi một phẩm chất của Đức Phật sẽ được giải thích cùng với những sự kiện liên quan, để có những thông tin chi tiết về Tipitaka theo nhiều hướng khác nhau.
Quyển kế tiếp sẽ về Dhamma, giải thích như thế nào về việc Đức Phật không phải là nhà sáng lập ra tôn giáo hay tông phái nào. Những gì ngài giảng dạy là luật tự nhiên mà ngài khám phá ra. Thầy muốn nói ngài là một nhà khoa học siêu việt. Những nhà khoa học đương đại chỉ muốn làm cho chúng ta được thoải mái. Nhưng nhà khoa học siêu việt này tìm cách diệt trừ tất cả mọi khổ đau của chúng ta theo một đường lối khoa học. Các con thấy đó, Dhamma không phải là Phật giáo. Đức Phật không bao giờ giảng dạy Phật giáo, ngài không có gì liên quan tới Phật giáo cả. Ngài giảng dạy Dhamma, ngài gọi những người đi theo và thực tập giáo huấn của ngài là dhammiko, dhammattho, dhammim, dhammacari, dhamma-vihari, ngài không bao giờ dùng chữ Baudda hay Buddhism (Phật giáo). Điểm này phải được thiền sinh hiểu rõ. Đây là mục đích của phẩm thứ hai.
Quyển thứ ba sẽ nói về Sangha, thường được hiểu là người đã mặc một bộ quần áo đặc biệt nào đó. Đúng thế, không còn gì phải nghi ngờ nữa, đây là Sangha. Nhưng khi Đức Phật nói tới ai trở thành một Sangha, ngài nói rằng người này phải đạt được một giai đoạn nào đó, một thánh nhân, một ariya. Và chỉ sau đó người ấy mới là một Sangha. Nhiều người đã trở thành Sangha qua sự giáo huấn của ngài. Điều này tạo ra hứng khởi cho thiền sinh. Họ sẽ nghĩ rằng, “Có thể ta xuất thân từ một truyền thống đặc biệt, hay niềm tin đặc biệt nào đó. Nhưng khi ta thực hành Dhamma, ta bắt đầu thanh lọc tâm mình trong một phương cách rất khoa học, tâm sẽ mỗi lúc một tinh khiết và thanh tịnh hơn. Ta đang đi trên con đường tới mục đích thanh lọc hoàn toàn tâm.” Đây là quyển thứ ba, gồm ví dụ của những người đã trở thành Sangha.
Do đó thầy đang cố. Thầy không biết mình sẽ thành công tới đâu, hay công việc khi nào sẽ xong, với tất cả những trách nhiệm nặng nề cần phải có thời gian. Thầy sẽ cố hết sức.
Hỏi: Hằng năm tại cuộc hội thảo, ngài đều giải thích nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của thiền sư phụ tá, người phục vụ Dhamma, thành viên ban quản trị hay tín viên. Xin thầy vui lòng giải thích một lần nữa về điểm này để tất cả ba nhóm trên có thể thực hiện nhiệm vụ của họ một cách đúng đắn?
Đáp: Dù ta là một người phục vụ Dhamma, là quản lý khóa thiền hay là tín viên, hoặc phục vụ trên cương vị thiền sư Dhamma (thiền sư cho trẻ con, thiền sư phụ tá, thiền sư kỳ cựu hay thiền sư) không có gì khác nhau cả. Ta đang phục vụ người khác. Động cơ, toàn thể mục đích phải là phục vụ người khác mà không đòi hỏi được đền đáp bất cứ thứ gì. Trông đợi bất cứ thứ gì liên quan tới tiền bạc hoàn toàn không phải là Dhamma, hoàn toàn ngược lại với Dhamma. Không một ai nên thương mại hóa Dhamma bằng không nó sẽ trở nên xuống cấp và bị ô nhiễm. Nó sẽ không còn là Dhamma nữa. Nhưng ngay cả trông đợi sự vinh danh hay sự kính trọng của người khác cũng bị cấm. Các con phục vụ với tinh thần không trông mong bất cứ điều gì từ người khác.
Các con đã nhận được rất nhiều lợi lạc khi các con thấy người khác có được lợi lạc từ phương pháp này. Khi mới tới khóa thiền, người ta thường tư lự và mang theo buồn bã trên khuôn mặt. Và sau 10 ngày, các con thấy rằng họ ra về với gương mặt rạng rỡ và sáng lạn. Các con cảm thấy hạnh phúc, vì các con đã phục vụ một cách tốt đẹp và người ta đã có được nhiều lợi lạc. Sau này, khi các con nhận hay nghe được từ họ rằng họ vẫn tiếp tục được lợi lạc bằng cách đi trên con đường này, các con cảm thấy rất hạnh phúc. Đây là phần thưởng cho các con, phần thưởng rất quý giá. Parami mà các con đã đạt được, công đức các con có được sẽ có lợi ích cho các con. Khi phục vụ thiền sinh, đừng trông đợi bất cứ điều gì khác.
Dù các con phục vụ với bất cứ vai trò nào, một cảm xúc biết ơn nên được phát triển trong con. Đừng bao giờ trông đợi người khác cảm ơn các con, nhưng riêng với các con, phải phát triển lòng cảm kích, cũng như sự kính trọng lớn lao, lòng thành tín đối với Bậc Giác Ngộ. Đức Phật đã bỏ rất nhiều công sức thay cho chúng ta. Từ vô lượng thời gian này tới vô lượng thời gian khác Ngài không ngừng phát triển Pāramī của ngài, cố gắng nỗ lực để tìm lại phương pháp tuyệt diệu đã từng mất đi với cả nhân loại này. Nếu ngài không bỏ ra công lao ấy thì làm sao chúng ta nhận được nó? Do đó, một lòng cảm kích phải được phát triển đối với ngài. Còn hơn nữa, nếu ngài đã quyết định không ban phát cho người khác sau khi giác ngộ, làm sao chúng ta có thể nhận được nó? Nhưng vì lòng từ bi vô lượng, ngài không ngừng ban phát giáo huấn này suốt cuộc đời của ngài. Lòng biết ơn vô lượng phải được phát triển đối với Bậc Giác Ngộ.
Rồi từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ thầy tới trò, từ Bậc Giác Ngộ cho tới Sayagyi U Ba Khin, nhờ họ mà phương pháp này được giữ gìn dưới hình thức tinh khiết. Chúng ta phải có lòng biết ơn với tất cả những người đã giữ gìn phương pháp, dù có thể nó đã mất đi ở những quốc gia khác, giống như ở Ấn Độ. Tuy nhiên những người ở Miến Điện, dù chỉ có số ít người, đã giữ được phương pháp. Chúng ta phải có một lòng cảm ơn sâu sắc với họ, bằng không làm sao chúng ta nhận được nó.
Lòng biết ơn là phẩm chất rất quan trọng, cho thấy rằng một người đang phát triển trên con đường Dhamma. Hãy phục vụ mà không đòi hỏi được đền đáp bất cứ thứ gì, và phải chắc rằng lòng biết ơn không ngừng gia tăng trong các con.
Bây giờ trong số các con, cho dù ta là một người phục vụ, một tín viên hay một thiền sư, ta không nên tạo ra ngã mạn. Không phải cái ngã mạn cảm thấy rằng, “Bây giờ ta đã trở thành một thiền sư,” hoặc cái ngã mạn nghĩ rằng, “Ồ, ta chỉ là một người phục vụ Dhamma thấp hèn.” Tất cả các con đang phục vụ, chỉ phục vụ bằng nhiều cách khác nhau. Toàn thể mục đích, toàn thể ý tưởng là chỉ để phục vụ người khác.
Do đó các con phải có những cảm nghĩ tốt lành đối với nhau. Nếu thiện ý bị mất đi, nó sẽ tạo ra một gương xấu. Nó chứng tỏ rằng các con đã không hiểu Dhamma một chút nào cả. Do đó, hãy luôn luôn ghi nhớ điều này trong tâm. “Bất cứ trong cương vị nào mà tôi đang phục vụ, mục đích chỉ để phục vụ nhân loại đang đau khổ, chỉ có vậy thôi.”
Hỏi: Trong tương lai, thầy có thể hướng dẫn một khóa thiền đặc biệt dành cho trẻ em nói tiếng Anh không?
Đáp: Thầy không thể nói thầy có thể tự mình làm được điều đó, nhưng thầy sẽ cố bởi vì có một nhu cầu rất lớn. Chúng ta đã có sẵn những tài liệu dành cho trẻ em Ấn Độ, và những tài liệu thích hợp cho trẻ em nói tiếng Anh sẽ sớm được soạn thảo.
Ở Ấn Độ, những người hành thiền, cũng như không hành thiền, đã gởi con cái của họ tới khóa thiền và rất mãn nguyện với kết quả. Những việc tương tự như thế phải xảy ra phương Tây, mặc dù khởi đầu thầy nói với những thiền sinh phương Tây là chỉ con em của người hành thiền mới được tham gia. Bằng không, cha mẹ là những người không hành thiền sẽ hiểu lầm những gì chúng ta đang giảng dạy.
Hỏi: Có phải thầy đang nghĩ tới việc dạy một khóa thiền Vipassana dành riêng cho thiếu niên không?
Đáp: Chắc chắn là như thế. Có một nhu cầu rất lớn về việc này, chúng ta nhìn về những thế hệ mới, được lớn lên trong Dhamma. Dhamma rất tốt cho mọi người, trẻ hay già đều tốt. Nhưng thầy muốn chú tâm tới người trẻ, điều này đảm bảo rằng Dhamma sẽ tiếp tục truyền bá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi thầy bắt đầu tổ chức khóa thiền, có nhiều khó khăn vì giới trẻ Ấn Độ rất ít em tham gia. Nhưng bây giờ đã có đông người hơn, chúng ta nên có những khóa thiền đặc biệt dành cho các em.
Hỏi: Một thiền sinh hỏi, “Con gặp khó khăn khi thực hành sampajañña khi không ngồi hành thiền. Thầy có thể nói rõ làm sao thực hành nó khi không ngồi thiền?”
Đáp: Theo giáo huấn của Đức Phật, phải có sự liên tục về ý thức của Anicca trong phạm vi cơ thể. Điều này phải được duy trì trong khi đi, ngồi, ăn, uống, trong mọi tư thế, trong mọi cử động. Các con lúc nào cũng phải duy trì được sự ý thức, điều này sẽ mang các con tới bề sâu của tâm, giúp diệt các bất tịnh ngủ ngầm nơi đó. Ngay khi ở nhà, hành thiền buổi sáng và buổi tối, sampajañña rất quan trọng. Nhưng khi các con đang làm công việc hàng ngày, sampajañña không cần thiết, các con không hành thiền lúc đó. Và nếu các con cố giữ sự nửa sự chú tâm vào cảm giác, nửa sự chú tâm vào công việc, các con sẽ không được thành công trong cả hai.
Hỏi: Một cái tháp hoành tráng đã được xây dựng ở Dhamma Giri, cái đó có liên hệ gì với sự thực tập Vipassana của chúng ta?
Đáp: Để xem. Những sự trang trí của tháp giống như sự trang trí của một cái bánh. Hương vị của cái bánh quan trọng, chứ không phải là trang trí bên ngoài. Do đó, cái tháp quan trọng cho người hành thiền Vipassana ở trong thất. Sự trang trí cho tháp là biểu lộ sự biết ơn. Khi Dhamma được đi từ quốc gia này, tới các quốc gia lân cận, dân chúng ở đó chấp nhận kiến trúc Ấn Độ là một cách để nhớ tới Dhamma phát xuất từ Ấn Độ, vùng đất của Đức Phật. Cho tới ngày nay, dân chúng có sự biết ơn tới Ấn Độ vì điều này. Khi Dhamma đi tới Miến Điện, tháp nguyên thủy được xây ở đó theo kiểu của Sanchi gần đó, mặc dù sau này có những loại văn hoa khác để trang trí.
Bây giờ, cũng tương tự như thế, sau 25 thế kỉ, Dhamma đã từ Miến Điện trở về. Điều này cũng hợp lý, người ta phải hiểu điều này, và tạo ra lòng biết ơn đối với Miến Điện. Miến Điện là một quốc gia Dhamma rất tuyệt, nó đã duy trì sự tinh khiết của phương pháp. Do đó, tất cả những thiết kế, những kiến trúc này là để nhắc nhở người ta rằng phương pháp Vipassana đến với họ từ Miến Điện, và đây là lý do vì sao họ có được lợi lạc từ đó.
Hỏi: Nhưng thưa thầy, một điều nguy hiểm nằm trong việc này là cái tháp quá đẹp, nó có thể còn vương vấn trong tâm của chúng con khi ngồi thiền.
Đáp: Để coi, nó đẹp vì Dhamma là đẹp, là biểu tượng của Dhamma. Nếu nó tới khi các con ngồi thiền, nó sẽ cho các con biết ý nghĩa đằng sau biểu tượng: anicca, anicca, anicca, thay đổi, thay đổi, thay đổi.
Hỏi: Chơi âm nhạc, nhảy múa, hoặc hội họa có thể tạo ra ngã mạn không? Ta có thể thực sự bộc lộ chính mình trong nghệ thuật với sự bình tâm không?
Đáp: Sự bình tâm rất cần thiết. Nhưng tới một giai đoạn khi các con không còn ngã mạn, ngã mạn đã hoàn toàn bị tiêu trừ, cần phải rất nhiều thời gian. Khi ta tới giai đoạn của ānagāmī thì tại bề sâu của tâm, ngã mạn đã tiêu trừ đi rất nhiều và tới giai đoạn arahant sẽ không còn chút nào nữa. Nhưng đối với một người hành thiền Vipassana bình thường, ít nhất họ cũng phải đoan chắc rằng họ đã bắt đầu làm tiêu tan bản ngã. Bất cứ nghệ sỹ nào đang thực hành Vipassana đúng đắn, sẽ thấy một sự thay đổi lớn lao trong lãnh vực nghệ thuật, bất cứ nghệ thuật nào. Nghệ thuật sẽ trở nên tinh khiết, với ý nghĩa rằng, nó sẽ không bao giờ dùng để tạo ra đam mê trong tâm người khác, hay tạo ra nóng giận, thù ghét. Với sự thực hành Vipassana, ta sẽ trở nên một nghệ sỹ tốt hơn với một hiệu ứng là, qua sự trung gian của nghệ thuật, người nghệ sỹ khiến cho người ta có cảm giác bình an, hài hòa. Ta phải xét xem những chiều hướng tốt lành này có được phát triển hay là không.
Hỏi: Có phải truyền thống của chúng ta là truyền thống Dhamma tinh khiết duy nhất?
Đáp: Hãy hiểu, Dhamma tinh khiết là gì: Luật tự nhiên, sự thật về tâm và thân và sự liên hệ giữa chúng, cũng như cách làm sao thân và tâm ảnh hưởng lẫn nhau, và cách chứng nghiệm được điều này. Đây không phải là một trò chơi trí thức vô ích, Đức Phật muốn chúng ta chứng nghiệm Dhamma.
Khi các con chứng nghiệm được sự thật ở bề sâu của tâm, các con thấy rằng nó giống nhau đối với mọi người. Không phải chỉ ở trên bề mặt, paritta citta, cái tâm nhận thức, mà là ở bề sâu của tâm. Những khó khăn nằm ở bề sâu của tâm, nơi bắt đầu của khuôn mẫu thói quen phản ứng. Có một tiếng Pāli “ nati” là khuynh hướng, tại bề sâu của tâm khi có khuynh hướng đối với sự phản ứng, tiến trình bất thiện sẽ bắt đầu. Ví dụ, phản ứng bằng sự tức giận được kích hoạt bởi khuynh hướng này, và ta sẽ tiếp tục phản ứng với sự giận dữ này trong một thời gian dài. Khi điều này được lặp đi lặp lại, khuôn mẫu thói quen của phản ứng với sự nóng giận được tăng cường, điều này cũng xảy tương tự đối với đam mê hay bất cứ bất tịnh nào khác.
Các con chịu trách nhiệm về việc hành xử như thế này. Không có một quyền lực bên ngoài nào tạo ra những hành vi này. Các con đang làm bởi vì vô minh. Bây giờ, với Vipassana các con bắt đầu hiểu, “Hãy nhìn cái trò chơi tôi đang chơi, tôi đang làm hại chính tôi, tôi đang làm cho tôi trở thành tù nhân của khuôn mẫu thói quen của tôi.” Nếu con bắt đầu quan sát tiến trình này ở tại bề sâu trong tâm, các con sẽ thấy nó chấm dứt một cách tự nhiên và cuối cùng các con sẽ tới một giai đoạn mà tại đó ngay như cả khuynh hướng đối với việc phản ứng sẽ không nảy sinh. Ngoài Dhamma tinh khiết không gì có thể làm được.
Nếu các con thực tập chỉ với trên bề mặt hời hợt của tâm, hay một tầng lớp sâu hơn gì đó, hoặc chuyển sự chú tâm tới một đối tượng nào khác trong nỗ lực để thoát khỏi những khuôn mẫu phản ứng, các con sẽ thấy rằng tâm sẽ trở nên an tĩnh. Nhưng điều này là ở bề mặt của tâm, nhưng ở sâu bên trong, khuynh hướng phản ứng vẫn còn mạnh mẽ, trừ phi các con tới giai đoạn này, làm sao các con thực sự thay đổi khuôn mẫu thói quen này được? Vipassana là một cách để đạt tới tầng lớp đó và quan sát sự thật đúng như thật. Nếu các con không cố gắng thay đổi nó, nó sẽ thay đối nếu các con chỉ quan sát mà thôi. Bằng cách này, các con sẽ thoát khỏi những ngục tù, thoát khỏi những ràng buộc. Đây là lý do tại sao nó là một đường lối duy nhất. Dhamma tinh khiết, ekāyano maggo.
Hỏi: Thông điệp nào mà thầy muốn gởi tới Ấn Độ và thế giới trong tình hình hiện tại?
Đáp: Hãy tận dụng sự tuyệt diệu của Dhamma. Hãy hiểu Dhamma là gì. Không lấy đó là Dhamma của Ấn Giáo, hay Dhamma Phật giáo, hay Dhamma của đạo Jain, nó không có gì liên quan tới tổ chức tôn giáo. Dhamma hoàn toàn tách biệt với các tổ chức tôn giáo, nó là một cách sống, làm cho chúng ta hiểu được luật tự nhiên phổ quát.
Đây là Dhamma: Tâm và thân liên quan mật thiết với nhau như thế nào với những chuyển động, chuyển động qua lại, chuyển động ngầm; và làm sao, bởi vì vô minh chúng ta tiếp tục phản ứng theo kiểu cách làm cho chúng ta khổ sở. Bằng cách quan sát tất cả điều này, các con nhận ra rằng làm sao luật tự nhiên này áp dụng cho mọi người. Nếu các con không cảm thấy thích thú việc mình bị thiêu đốt, thì các con không đặt tay vào lửa. Bằng cách phản ứng mù quáng, các con đang đốt chính mình, hại chính mình. Hãy chứng nghiệm điều này, chỉ có nói suông như thế này không hữu hiệu, hãy để cho người ta chứng nghiệm được nó. Càng ngày càng nên có nhiều người nhận ra tính thực tế của Dhamma, hiểu được rằng Dhamma phải được chứng nghiệm và rằng nó không phải là một trò chơi tri thức. Và để chứng nghiệm được nó, thì đã có phương pháp tuyệt vời này, phương pháp sẽ đưa các con tới bề sâu của tâm. Tới nơi mà thân và tâm đang ảnh hưởng tới nhau, và là nơi các con có thể áp dụng trí tuệ, để diệt trừ những thói quen phản ứng đang thực sự làm hại các con. Bằng cách áp dụng trí tuệ này, các con làm cho tâm của mình mỗi lúc một thanh tịnh hơn, để sống một cuộc đời hạnh phúc hơn, hài hòa hơn.
Hỏi: Với chiều hướng ngày càng lan tỏa rộng rãi của Vipassana, và sự quan trọng của nó đối với nhân loại, thầy có dự định nào để tiếp tục truyền bá Dhamma trong sự tinh khiết trong tương lai, ngay cả khi thầy không còn đây nữa?
Đáp: Để coi, những người có trách nhiệm trong việc truyền bá Dhamma phải hiểu rằng, sự tinh khiết của phương pháp là điều quan trọng nhất cho sự ảnh hưởng của nó. Ấn Độ đã mất phương pháp tuyệt diệu này trong vòng 500 năm sau thời Đức Phật, điều này xảy ra vì nhiều nguyên do, nhưng nguyên do chính là vì sự trộn lẫn phương pháp với các nghi thức, nghi lễ, triết lý, giáo lý khác nhau. Sau một thời gian những nghi lễ, nghi thức này trở nên chiếm ưu thế hơn Vipassana và kết quả là nó đánh mất sự hiệu quả.
Do đó chúng ta phải hết sức cẩn trọng để điều này không xảy ra một lần nữa. Chúng ta đã mất nó 2000 trước đây, và bây giờ nó xuất hiện trở lại trong hình thức tinh khiết, và chúng ta phải duy trì sự tinh khiết để nó có hiệu quả trong thời gian càng lâu càng tốt. Giây phút mà người ta bắt đầu làm cho nó bất tịnh, nó sẽ bắt đầu mất đi kết quả tốt. Người ta tới từ nhiều truyền thống khác nhau, từ rất nhiều nơi trong cuộc đời, họ không nên cố áp đặt niềm tin hay truyền thống của họ vào phương pháp này. Nếu người ta nhận ra điểm quan trọng này, thì có dù thầy có ở đây hay không, phương pháp này sẽ tiếp tục được duy trì và giúp đỡ người khác.
Annual Meeting: Dhamma Giri, India January 21, 1995
Questioner: Vipassana plays an important role in social change. You have been carrying out its propagation since 1969. However, casteism, communalism and sectarianism are constantly on the rise. Would you like to suggest something that could eliminate these evils?
Goenkaji: There is only one way, ekāyano maggo, and that way is to change each individual. When you want to change society you have to change the individual. After all, society is nothing but a mass of individuals. Each man matters most. And when you talk of man, who is nothing but the combination of mind and matter, mind matters most.
So we should help people understand that since mind matters most, each individual has to change the behaviour pattern of his or her own mind in order to come out of the misery resulting from all this casteism, sectarianism and communalism. People must be shown how they are generating such negativity because of these evils of society.
When you learn Vipassana and look inside yourself you understand, "Look, as soon as I generate hatred I start harming myself. Before harming anyone else, look, I start suffering."
People don’t like to suffer, but they don’t realize that every time they generate negativity in their minds they are harming themselves. The first victim is oneself when one generates negativity. If more and more people begin to realize this they will start coming out of suffering. However, it takes time.
India is a country with such a large population; you should not expect the entire country to have changed in only these last twenty-five or twenty-six years. But I am very hopeful because a beginning has been made. For the last 2,000 years this wonderful law of nature, the Dhamma, has been lost to us. Fortunately the neighbouring country maintained it in its pristine purity from generation to generation, although among very few people. Now we have got it in its pure form. Now I am sure that the results we are beginning to see will have an impact on society. If a whole jungle has withered away and you want to see it green again, each individual tree has to become green. Each tree must be watered properly at its root. When each individual tree becomes healthy, the entire jungle will become healthy. If individuals become healthy, society becomes healthy. Vipassana is doing its own job. It may take time, that can’t be helped. But the results are coming and I am quite hopeful it will change society. §
We have heard that you are writing a detailed introduction to the Tipiṭaka, the teachings of the Buddha, which will inspire meditators. Would you like to throw some light on this and also say when it is likely to be in print?
Well, I’ve taken up this job knowing full well my limited knowledge of the Pāli language. But when I read Buddha’s words in the language spoken by him I feel so inspired. Before I came to Vipassana, before I came in contact with the Buddha’s words, I should say I knew nothing about Buddha or about his teaching. It is shameful that when I took my first course I had not even read the Dhammapada. I had no knowledge at all of these teachings.
So I can quite understand that although large numbers of people here in India have respect for Buddha (of course, some say he is an incarnation of God), they know nothing about his teaching. When they come to Vipassana courses they are amazed and are so fascinated by such a wonderful teaching that they want to know more. However, for most students, to learn Pāli in order to read the Buddha’s words is too large an undertaking. So I just wanted to give the gist of the teachings to inspire students. I am not a professional writer, but still I try to write.
Now the first volume will give as much information as possible about the Buddha. Not just about his physical appearance, but the Dhamma body of the Buddha, the qualities of the Buddha. For example, Iti’pi so bhagava araham… I try to explain the meaning of the quality araham and how Buddha displayed this quality. In this way, each quality of the Buddha is explained along with related incidents in order to give detailed information about the Tipiṭaka under different headings.
The next volume will be about Dhamma, to explain how Buddha was not a founder of any religion or any sect. What he taught was the law of nature; he discovered the law of nature. I would say that he was a super-scientist. Modern science seeks only our comfort. But this super-scientist sought to eliminate all our miseries in a scientific way. You see, Dhamma is not Buddhism. Buddha never taught Buddhism. He had nothing to do with Buddhism. He taught Dhamma. He called those who were following his teachings dhammiko, dhammattho, dhammim, dhammacari, dhammavihari. He never used the words Baudda or Buddhism. This point should be well understood by students. This is the purpose of the second volume.
The third volume will be about Sangha. It is commonly understood that anyone who wears a particular robe is Sangha. Well yes, this is apparent Sangha, no doubt. But when Buddha refers to one who has become Sangha he means that this person has reached a certain stage and has become a saint, an ariya. Only then is one Sangha. So many became Sangha through his teachings. This should give inspiration to the students. They will think, "I may come from a particular tradition, with a particular belief, but once starting to practise Dhamma I begin purifying my mind. In a very scientific way it is becoming more and more pure. I am on the way toward the goal of totally purifying my mind." This third volume will include examples of persons who became Sangha.
So I am trying. I don’t know how successful I will be nor can I say when the work will be completed. With all the other responsibilities it will take time. But I will do my best. §
Each year at the Annual Conference you explain the duties and responsibilities of assistant teachers, Dhamma servers and trust members. Kindly touch on these points once again so that all three groups can perform their duties in the right spirit. Whether one is a Dhamma server or managing the organization as a trust member or serving as a Dhamma teacher (junior assistant teacher, assistant teacher, senior or teacher), it makes no difference; one is serving people. The motivation, the whole aim, should be to serve people without expecting anything in return. Expecting any kind of monetary gain is out of the question and is totally against Dhamma. No-one should commercialize Dhamma; otherwise it will be degraded and get spoiled, it will not remain Dhamma. But even expecting some kind of honour or respect from others is also prohibited. You serve without expecting anything from others.
You already get so much when you see people benefit from the technique. People come to courses with so much melancholy and sadness on their faces. And after ten days you find them leaving with blooming, bright faces. You feel so happy that you have given good service and that people have benefited so much. Later on when you get word from them that they are continuing to benefit from walking on the path you feel so happy. This is your reward, and a very good reward it is. The pāramī that you earn, the merits that you gain, will benefit you. Don’t expect anything else from the students when you are serving.
And while serving in any capacity, a feeling of gratitude should develop within you. Never expect others to have gratitude toward you, but you yourself must be developing gratitude as well as great respect and devotion toward the Enlightened One. Buddha took great pains for us. For aeons and aeons he kept on developing his pāramī, making efforts to discover this wonderful technique which had been lost to humanity. If he had not taken those pains how would we have got it? So a feeling of gratitude should develop towards him. What’s more, if he had decided not to teach others after becoming enlightened, how would we have received it? But out of infinite compassion he kept distributing this technique throughout his life. A boundless feeling of gratitude should develop towards the Enlightened One.
And then from generation to generation, from teacher to pupil, right from the Enlightened One to Sayagyi U Ba Khin the technique was maintained in its pristine purity. We should have a feeling of gratitude towards all of those who preserved the technique. Though it went to other countries, eventually it was lost, as happened in India. However, people in Burma, although few in number, maintained it. We should have a deep feeling of gratitude towards them. Otherwise how would we have received it?
This feeling of gratitude is a very important quality indicating that a person is developing on the path. Serve without expecting anything in return and see that gratitude is ever increasing in you.
Now, amongst yourselves, whether one is a server or a trust member or a teacher, one should not generate ego. Not the ego of feeling, "Now I have become a teacher," nor the ego of feeling, "Oh, I am just a lowly Dhamma server." You are all serving, just serving in different ways. The whole aim, the whole idea is just to serve people. So you should have good feelings towards each other. If this feeling of goodwill is missing it will set a bad example. It shows that you have not understood Dhamma very well at all. So always keep this in mind: In whatever capacity you are serving the aim is just to serve suffering humanity, that’s all. §
Would you be able to conduct a course exclusively for English-speaking children in the near future?
I can’t say whether I will be able to personally do that, but I’ll try because there is again a big need. We already have course material designed for Indian children and suitable material for English-speaking children should come up.
In India, meditators as well as non-meditators are sending their children to these courses and they are quite happy with the results. Similar things should happen in the West; although initially I told the Western students that only children of meditators should participate in the children’s courses. Otherwise those parents who have not meditated with us might misunderstand what we are teaching. §
Are you thinking of conducting a Vipassana course exclusively for teenagers?
Certainly. There is a great need for this. We look towards the new generation to come up in Dhamma. Dhamma is good for everyone, young and old, but I want to give more attention to the young because this will ensure that Dhamma will continue to spread from generation to generation. When I started it was difficult because so few Indian youths participated. But now they are coming to courses in larger numbers. We should have courses with special discourses for them. §
A student asks, "I have trouble working with sampajañña when not sitting in meditation. Could you please offer some suggestions for working with it outside of meditation?"
According to the teaching of Buddha there must be a continuity of awareness of anicca within the framework of the body. This should be maintained while walking, sitting, eating, drinking; in every position, in every posture. You have to remain aware of it all the time. This takes you to the depth of your mind and helps you to eradicate deep-lying impurities there. Even at home, meditating in the morning and evening, sampajañña is important. But when you are engaged in your day-to-day responsibilities sampajañña is not necessary. You are not meditating at that time, and if you try to keep half your attention on sensations and the other half on your work you won’t be successful at either activity. §
A magnificent pagoda has been built at Dhamma Giri. What connection does it have with our practice of Vipassana?
Well the decoration on the pagoda is like the decoration on a cake. It is the taste of the cake which is important, not merely its decoration. So the pagoda is important for the Vipassana meditators who meditate in the cells. The decoration of the pagoda is a demonstration of gratitude. When Dhamma went from this country to neighbouring countries, the people there adopted Indian architecture as a way of remembering that this Dhamma came from India, the land of the Buddha. To this day people have so much respect and gratitude towards India because of this. When Dhamma went to Burma the original stupas built there were in the Sanchi style found near here, though later on different decorations evolved.
Similarly now, after twenty centuries Dhamma has returned from Burma. It is fitting that people here should understand this and generate feelings of gratitude towards Burma. Burma is such a wonderful Dhamma country; it maintained the purity of the technique. So all this architectural design is to remind people that the Vipassana technique comes to them from Burma and this is the reason why they’re able to benefit from it.
But Guruji, one danger envisaged in this is that the pagoda is so beautiful that it might linger in our minds while meditating.
Well, it is beautiful because Dhamma is beautiful. It is a symbol of Dhamma. If it comes in your mind while meditating it will teach you the meaning behind the symbol: anicca, anicca, anicca; changing, changing, changing. §
Is it possible to play music, dance or create art without being ego-centred? Can one truly express oneself artistically with a balanced mind?
A balanced mind is very necessary. But a stage where you are totally free from ego, where the ego is totally dissolved, takes a long time. When one has reached the stage of anāgāmī, then at the depth of the mind the ego has significantly melted away, and at the stage of arahant there is no ego at all. But for ordinary Vipassana meditators, at least they have to make sure that they have started dissolving their egos. Any artist who is practising Vipassana properly will see a big change in their field of art, whatever it may be. The art will become pure in the sense that it will never be used to arouse passion in the minds of others, or anger or hatred. With the practice of Vipassana one will become a better artist with the effect that through the medium of art one will be able to give people a sense of peace and harmony. One has to judge whether this wholesome direction is developing or not. §
Is our tradition the only tradition of pure Dhamma?
Understand what pure Dhamma is: The law of nature, the truth about mind and matter and their interaction, how mind and matter are influencing each other and how this can be experienced. It is not the play of useless intellectual games. Buddha wanted us to experience Dhamma.
When you start experiencing the truth at the depth of the mind, you find that it is the same with everyone. Not just at the surface level, the paritta citta, the conscious mind, but at the depth. The problem lies at the depth of the mind where the behaviour pattern of reaction begins. There is a Pāli word, nati, which means inclination. At the depth of the mind where there is an inclination towards reaction, the unwholesome process begins. For example, the reaction of anger is triggered by this inclination and one continues to react with this anger for a long time. As this repeats itself over and over again, the behaviour pattern of reacting with anger is strengthened. This happens similarly with passion or any other defilement.
For behaving like this you are responsible. No outside power is producing this behaviour. You are doing it out of ignorance. Now, with Vipassana you begin to understand, "Look at this game I’m playing. I am harming myself. I am making myself a prisoner of my own behaviour patterns." If you start observing this process deep within yourself, you will find that naturally it stops, and eventually you’ll reach the stage where even this inclination towards reaction does not arise. What else can pure Dhamma be than this?
If you work at only the superficial level of the mind and either give it a good layer or else divert the attention to some other object in the attempt to come out of this pattern of reaction, you do find that the mind becomes calm. But this is only at the surface of the mind. Deep inside the same inclination towards reaction is still going on and unless you reach that point how will you really change this behaviour pattern? Vipassana is the way to reach that level and observe the reality as it is. Without your trying to change it, it will get changed if you simply observe it. In this way you are coming out of your prison, out of your bondage. This is why it is the only way, pure Dhamma, ekāyano maggo. §
What is your message to India and the world in the present context?
Make use of wonderful Dhamma. Understand what Dhamma is. Don’t take it as Hindu Dhamma or Buddhist Dhamma or Jain Dhamma. It has nothing to do with these organized religions. Dhamma is totally apart from these organized religions; it is a way of life enabling us to understand the universal law of nature.
This is Dhamma: How mind and matter interact, with their currents, cross-currents and undercurrents; and how, out of ignorance we keep on reacting in ways that make us so miserable. By observing all this you realize how this law of nature applies to everyone. If you don’t enjoy burning yourself, then you keep your hand out of the fire. By reacting blindly you are burning yourself, harming yourself. Experience this.
Merely talking like this won’t help. Let people experience it. More and more people should realize the reality of Dhamma, understanding that Dhamma has to be experienced and that it is not an intellectual game. And for experiencing it, well, here is this wonderful technique which will take you to the depth of your mind to the point where mind and matter are interacting, and where you can apply the wisdom to take you out of the habit of reaction which is actually harming you. By applying this wisdom you are making your mind purer and purer in order to live a happier life, a more harmonious life. §
In view of the vast expansion of our Vipassana work and its importance to humanity, do you have a vision of how it can continue to spread in its purity in the future, even after you are not here?
Well, the people who are responsible for the spread of Dhamma must understand that the purity of the technique is the most important part of its efficacy. India lost this wonderful technique within 500 years of the Buddha. This was due to a number of reasons, but the main reason was the mixing of the technique with different rites, rituals, philosophical beliefs, etc. After some time those rituals and beliefs became more predominant than Vipassana itself, and as a result it slowly lost its efficacy. So we have to be very careful that this should not happen again. We already lost it 2,000 years ago and now that it has come again in its pure form we should maintain the purity so that it gives good results for as long as possible. The moment people start making it impure they will begin to lose the good results. People come from different traditions, from different walks of life. They should not try to impose their beliefs or their traditions on this technique. If people realize this important point then whether I am here or not, this technique will long continue to help people. §
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.171.96 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập