Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Xem đối chiếu Anh Việt: Wanli, Taiwan - Ngày 3 tháng 8 năm 1998 »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Wanli, Taiwan - Ngày 3 tháng 8 năm 1998

Donate

(Lượt xem: 8.506)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Font chữ:
Font chữ:



Wanli, Taiwan - Ngày 3 tháng 8 năm 1998

Hãy để Dhamma tỏa chiếu trong sự tinh khiết

Các con Dhamma thân mến của Thầy,

Tất cả các con đều muốn thấy giáo huấn tinh khiết của Bậc Giác Ngộ được hồi phục ở đây, và Thầy cũng mong muốn điều này xảy ra. Tuy nhiên, nếu các con tổ chức những khóa thiền 10 ngày nhưng không chú trọng đến sự quan trọng của việc áp dụng Dhamma trong cuộc sống, khóa thiền sẽ trở thành một loại nghi thức, nghi lễ, tế tự và sẽ không có hiệu quả đáng lẽ phải có.

Qua Vipassana ta biết cách áp dụng sila trong cuộc sống, và sila bắt đầu bằng samma-vacca, lời nói chân chính. Lời nói chân chính có nghĩa là tránh nói không đúng sự thật, tán gẫu và nói sau lưng. Do đó, ở bất cứ nơi đâu Vipassana được giảng dạy, chúng ta được khuyên là, nếu có người tìm thấy lỗi ở một người anh hay chị Dhamma thì không nên nói với một ai mà nên gặp riêng người đó và giải thích một cách lịch sự, “Tôi không nghĩ là hành động của bạn phù hợp với Dhamma.”

Các con có thể bày tỏ quan điểm của mình một hay hai lần. Nếu người dó vẫn không hiểu các con có thể nói, “Tôi sẽ thông báo cho thiền sư cao cấp là chúng ta có ý khiến khác nhau về việc này.” Đây là đường lối đúng đắn để đối xử với người mà các con có ý kiến bất đồng. Ngay lúc các con nói xấu người khác mà không có mặt của họ, các con đã phạm sila, một sila quan trọng trong samma-vacca.

Các con nên tự xét mình. Nếu các con nói đã nói xấu một anh hay chị em Dhamma, hãy tự sửa càng nhanh càng tốt. Hãy tới gặp và xin lỗi, nói, “Tôi đã phạm lỗi, tôi đã nói xấu bạn mà đáng lẽ ra tôi phải tới gặp và nói với bạn.”

Đây là một sangha, một gia đình của những người hành thiền Vipassana. Nói xấu người khác sẽ tạo ra xung khắc và chia rẽ. Vài người có thể chấp nhận những gì họ nghe, có người không chấp nhận, và dần dần xung khắc bắt đầu, nó hoàn toàn trái ngược với Dhamma. Đức Phật nói rất rõ ràng là một số hành động hết sức bất thiện và đưa đến hậu quả rất tai hại; tạo ra chia rẽ trong sangha là một hành động trong số ít những hành động tai hại này.

Chắc chắn phải có những ý kiến khác nhau khi những người trong gia đình sống chung hay hành thiền hay phục vụ chung với nhau; không có gì sai quấy trong việc này cả. Các con không thể đi theo người khác một cách mù quáng cho dù người đó có kỳ cựu đến đâu đi nữa. Nhưng ý kiến khác nhau không nên đưa tới sự chia rẽ trong sangha.

Thầy lúc nào cũng dạy rằng mọi thành viên trong gia đình Dhamma, gia đình Vipassana phải không có gì ngoài ánh mắt yêu thương đối với nhau, không bao giờ nên tức giận hay thù ghét dù chỉ chút ít.

Có những tổ chức chính trị và xã hội là nơi có người khao khát quyền lực và địa vị muốn tạo ra một nhóm người đi theo và lên án người khác. Nhưng những hành vi như thế không phù hợp trong lãnh vực Dhamma. Ngay khi con nhận thấy có một nhóm người đi theo con và một nhóm khác không theo, con phải lập tức nhận ra, “Có cái gì sai quấy trong tôi, đó là lý do tại sao tôi muốn mọi người phải làm theo ý muốn của mình. Ồ, ngã mạn của tôi cao đến thế! Tôi không xứng đáng để phục vụ Dhamma chứ đừng nói đến hướng dẫn trong Dhamma. Tốt hơn hết là tôi phải rút lui và thực hành Dhamma trong lúc này.”

Trừ khi ta bắt đầu chấp nhận sự thật là bản ngã của mình quá cao, và sự ràng buộc vào bản ngã của mình quá mạnh, ta không bao giờ có thể thoát khỏi thói quen xấu của việc thấy lỗi của người khác. Ngay lúc ta nhận ra, “Hãy xem, ta đã có hành động này bởi vì ngã mạn của mình,” rồi thì ngã mạn bắt đầu tan biến, tan rã. Nhưng nếu các con lúc nào cũng biện hộ cho hành động của mình, dù bằng lời nói hay việc làm, thì ngã mạn mỗi lúc một cao hơn.

Sáng nay Thầy nghe thấy, trong một vụ việc mới xảy ra gần đây. Một hay hai con gái Dhamma của Thầy trở nên bất mãn vì sơ đồ chỗ ngồi ở thiền đường không được như ý. Đây là một tình huống rất đáng buồn. Với thái độ này thì Dhamma ở đâu? Ngã mạn quá sức quan trọng đối với những người này. Thầy cảm thấy rất thương xót họ. Họ phải tiến triển trong Dhamma để họ có được tình thương và lòng trắc ẩn cho người khác, thay vì chỉ thấy lỗi của họ.

Đây chỉ là một sự kiện nhỏ nhoi nhưng đó là cách bất tịnh khởi sự và phát triển. Nếu chúng ta không nói một lời nào chống lại loại bất tịnh này, các con sẽ làm cho ngã mạn của mình mạnh hơn và tạo ra chán ghét cho người khác.

Vài tai hại khác khiến Thầy chú ý: Truyền thống truyền dạy Vipassana chỗ nào cũng giống nhau khắp thế giới; các con không được phép thay đổi phương pháp. Thầy có một lịch sử Vipassana trước mắt. Vipassana đã hoàn toàn biến chỉ trong vòng năm trăm năm ở Ấn Độ bởi vì người ta ở những tông phái khác nhau bắt đầu thêm một số điều từ tông phái của họ. Dần dần những thứ được thêm vào trở nên chiếm ưu thế và Vipassana bị nhạt nhòa. Sự tinh khiết được duy trì suốt 2300 năm tại Miến Điện, nơi Thầy sinh trưởng, lưu truyền từ thầy tới trò. Nếu họ thêm gì vào, cái thêm vào sẽ chiếm ưu thế và Vipassana sẽ mai một; nhưng họ đã giữ phương pháp được tinh khiết và đây là tại sao chúng ta nhận được ngày nay. Chúng ta không được làm hư hỏng phương pháp nhân danh sự cải thiện. Mọi người làm phương pháp hư hỏng nói, “Tôi cải thiện phương pháp!” – làm như người này thông thái hơn Đức Phật hay truyền thống. Đây là chiều hướng nguy hiểm, ta phải hết sức cẩn trọng.

Bởi vậy cho nên, những người mong muốn Dhamma tinh khiết nảy sinh bây giờ được duy trì hằng thế kỷ phải hiểu rằng chúng ta có một trách nhiệm lớn lao. Chúng ta không có quyền thay đổi điều lệ, giáo huấn hay hướng dẫn cách thực hành. Nếu các con thực sự muốn thay đổi cái gì đó, hãy gởi đề nghị của mình đến Thầy. Chỉ khi nào Thầy đồng ý thì mới được thay đổi. Nếu các con cảm thấy rằng mình thông thái hơn Thầy và thay đổi sự giảng dạy theo ý mình, các con sẽ làm hại truyền thống, các con sẽ làm hại sự truyền bá Dhamma.

Một điểm khác cần phải được rõ ràng: Pháp thoại buổi tối, hướng dẫn thực hành hằng ngày và Anapana và Vipassana đã được dịch ra hơn ba mươi thứ tiếng và chúng ta phải đảm bảo sự dịch thuật phải chính xác. Một sự phiên dịch không đúng sẽ đưa ra những hướng dẫn sai lạc trong nhiều năm cho những người dùng ngôn ngữ đó.

Một khi dịch xong, một hay hai thiền sinh thông thạo ngôn ngữ đó phải xác nhận lại. Sau đó Thầy sẽ gởi mẫu giọng nói của một số thiền sinh từ quốc gia đó, và từ đó Thầy sẽ chọn một giọng nói có sự rung động thích hợp. Cuối cùng thiền sinh đó phải tới Igatpuri để thâu âm. Nhiều người đã đến từ Indonesia, Mã Lai, Mông Cổ và Nga. Việc thâu âm phải được thâu tại Igatpuri hay những trung tâm phát triển gần bằng Igatpuri bởi vì những rung động của môi trường rất là quan trọng. Giọng thâu sẽ mang những rung động của môi trường xung quanh. Nếu sự rung động này không được lành mạnh, những gì các nói, cho dù con đã dịch đúng một trăm phần trăm, cũng không có kết quả như mong muốn. Chúng ta đã thấy sự khác nhau trong sự thâu âm nên những điều lệ này mới được đặt ra.

Đối với những khóa thiền, chúng ta muốn thiền sinh được củng cố trong phương pháp bằng cách ngồi nhiều khóa mười ngày trước khi tham dự khóa Satipatthana. Khóa Satipatthana đem lại sự hiểu biết trí thức về sự thực hành và xác định những gì chúng ta thực hành phù hợp với những lời của Đức Phật.

Người ta thường thích hiểu Dhamma ở mức độ trí thức hơn là thực hành. Nhưng trong Dhamma sự thực hành quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác. Chúng ta không thể nhân nhượng ở đây. Nếu khóa Satipatthana là khóa đầu tiên của thiền sinh thì người này thực sự thực hành cái gì? Người này chỉ chơi trò chơi trí thức.

Nếu chúng ta tiếp tục cho những thiền sinh chỉ thích chơi trò chơi trí thức tham dự những khóa Satipatthana, chúng ta làm hại những thiền sinh này, tạo ra hàng rào ngăn cản sự tiến bộ của họ. Họ sẽ không bao giờ thực hành một cách nghiêm túc bởi vì họ vui với trò chơi trí thức. Dhamma không phải là một trò chơi trí thức. Hãy hết sức cẩn thận.

Một hôm Thầy biết một sự kiện nhỏ khác: Thiền sinh được yêu cầu ngồi thiền và tụng niệm trước giờ báo chí tới để phỏng vấn. Thật là sốc khi phô trương sự hành thiền; điều này trái với Dhamma.

Trong bài pháp thoại vào ngày cuối cùng của khóa thiền mười-ngày Thầy nói, “Hãy hành thiền ở nhà một tiếng vào buổi sáng và buổi tối, và khi các con đi xe buýt hay xe lửa hãy quan sát nội tâm với cặp mắt mở.” Ngay lúc con nhắm mắt ở chỗ công cộng, các con đang phô trương với người khác, “Hãy xem, tôi là người hành thiền giỏi. Ngay cả khi tôi đang di chuyển tôi cũng hành thiền!”

Phô trương về Dhamma chứng tỏ là các con đã không hiểu Dhamma.

Khi nào Thầy thấy một người phô trương là một người đạo hạnh với dấu ấn trên trán hay trang sức hay loại quần áo nào đó, Thầy biết người này không có một chút Dhamma nào. Nếu Dhamma có mặt thì cần gì phải phô trương Dhamma? Hành vi của các con sẽ cho thấy các con là một người Dhamma tốt.

Khi nào Thầy diễn thuyết trước công chúng ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, thiền sinh tới trước một tiếng và hành thiền tại sảnh đường. Mười lăm phút sau giờ hành thiền, công chúng sẽ tới và diễn văn bắt đầu. Trong lúc thiền sinh đang hành thiền, không một người nào không phải là thiền sinh được phép tham dự; bằng không sự hành thiền chỉ là một sự phô trương. Đây là những chi tiết nhỏ nhặt nhưng rất quan trọng bởi vì ta bắt đầu lơi lỏng với một lỗi nhỏ, và rồi ta tiếp tục lơi lỏng càng ngày càng nhiều. Trong quá khứ đây là cách Dhamma bị hủy hoại như thế nào, không những chỉ tại Ấn Độ mà còn ở những nước khác.

Các con đều là những người lãnh đạo Vipassana ở đây. Thật là tốt khi sự kiện đặc biệt đó xảy ra trong lúc họp báo, nó thuyết phục đượcThầy rằng bây giờ là thời điểm tốt để giải thích cho những con trai và con gái của Thầy rằng đây không phải là cách làm việc Dhamma. Nếu Thầy tránh không giải thích vì người không được hài lòng, Thầy không phải là người thầy tốt. Đây là trách nhiệm của Thầy để giải thích những điều này. Bất cứ khi nào Thầy tìm thấy những lỗi lầm như thế, Thầy chỉ ra những lỗi lầm với tình thương và lòng trắc ẩn; lỗi lầm được sửa đổi rồi thì Dhamma bắt đầu trôi chảy trong sự tinh khiết.

Thầy thấy tiềm năng lớn để Dhamma tinh khiết nảy sinh tại đây. Ước mơ của Thầy là một ngày nào đó, nước Trung Hoa và Ấn Độ vĩ đại sẽ chấp nhận Dhamma tinh khiết, và toàn thể thế giới sẽ chấp nhận Dhamma và sẽ có lợi lạc lớn lao cho những người đau khổ.

Bởi vậy, không những chỉ vì lợi ích cho các con mà cũng vì lợi lạc cho toàn thể nhân loại, hãy chắc rằng các con duy trì được sự tinh khiết của phương pháp, sự tinh khiết của kỷ luật, sự tinh khiết của điều lệ và nội quy. Chúng được đặt ra để giữ cho phương pháp được tinh khiết, giữ cho Dhamma được tinh khiết.

Đây là con đường của Dhamma tinh khiết. Chúng ta ở đây không phải là để làm vừa lòng mọi người. Chúng ta ở đây để phục vụ họ, giúp họ thoát khỏi khổ đau. Cho dù có ít hay nhiều thiền sinh cũng không thành vấn đề. Dhamma tinh khiết phải truyền dạy để họ có thể phát triển và thoát khỏi khổ đau. Điều đó quan trọng hơn là việc đếm đầu người.

Trong mười bốn năm Thầy sống gần sư phụ, Thầy thấy Ngài dạy Dhamma với kỷ luật nghiêm ngặt. Trong hai mươi chín năm Thầy dạy Dhamma, sự thành công có được chỉ nhờ vào kỷ luật nghiêm ngặt. Người ta cảm thấy khóa thiền của Goenka rất là khó, nhưng có được thành quả và người ta tham dự.

Thầy chắc chắn là các con sẽ duy trì được sự tinh khiết của Dhamma và truyền bá Dhamma trong sự tinh khiết, vì lợi lạc của chính các con và cũng vì lợi lạc của nhiều người khác, không những cho thế hệ này mà còn cho những thế hệ mai sau.

Nguyện cho Dhamma tăng trưởng trong sự tinh khiết. Nguyện cho càng ngày càng có nhiều người hưởng được lợi lạc từ Dhamma.

Bhavatu sabba mangalan

Wan-Li, Taiwan August 3, 1998

LET DHAMMA GLOW IN ITS PURITY

Dhamma to Spread


My dear Dhamma children:

You are all eager to see the pure teaching of the Enlightened One revived here, and I too am eager for this to happen. However, if you arrange ten-day courses but do not emphasize the importance of applying Dhamma in life, the courses will become just another type of rite, ritual or ceremony, and they will not have the effect they should.

With Vipassana one learns how to apply sīla in life, and sīla starts with sammā-vācā, right speech. Right speech means abstaining from false statements, chatter and backbiting. So wherever Vipassana is taught we advise that if anyone finds fault with a Dhamma brother or a Dhamma sister, they should not say a word about it to others, but meet the brother or sister privately and politely explain, "I do not think your action is according to Dhamma."

You can explain your view politely once or twice, and if the person still has not understood you can say, "I am going to inform a senior or the Teacher that we have a different understanding of this situation." This is the proper way of dealing with people with whom you have a difference of opinion. The moment you start talking ill of another in his or her absence you are breaking sīla, the first important sīla of sammā-vācā.

You should examine yourself. If you have said something bad about a Dhamma brother or sister, correct it as quickly as possible. Go and ask pardon, saying, "I made this mistake, I said bad things about you when I should have come and talked with you."

This is a sangha, a family of Vipassana meditators. Speaking ill of others will create friction and divisions. Some may accept the information they hear and others may not, and gradually conflict will start, which is totally against Dhamma. The Buddha stated clearly that some actions are extremely unwholesome and give very harmful results; creating a division in the sangha is one of these few very harmful actions. There are bound to be differences of opinion when family members live together or meditators serve together; there is nothing wrong in that. You should not blindly follow one student, however senior this person may be. But this difference of opinion should not lead to a split in the Vipassana sangha.

I keep teaching that all the members of the Dhamma family, the Vipassana family, must have nothing but love in their eyes towards each other, with never a trace of anger or hatred.

There are political and social organizations where people who crave power and status try to create a group of their own followers and to denounce others, but such behaviour is not appropriate for the field of Dhamma. The moment you realize that there is a group which follows you and another group which does not, you should immediately realize, "There is something wrong with me, that is why I want everyone to fulfil my wishes. Oh, my ego is so strong! I am not fit to serve Dhamma, let alone to lead in Dhamma. I’d better retreat and practise Dhamma at this time." Unless one starts accepting the fact that one’s ego is strong, and one’s attachment to the ego is strong, one can never come out of this bad habit of finding fault with others. The moment one realizes, "Look, I have said these words and taken this action because of my ego," then the ego automatically starts dissolving, dissolving. But if you keep justifying your actions, either vocal or physical, then the ego becomes stronger and stronger.

This morning I heard that at a recent event one or two of my Dhamma daughters became upset because their seating plan was not followed. This is such a sorry situation. Where is Dhamma in this attitude? The ego is so important to these people. I have so much compassion for them. They must grow in Dhamma so that they have love and compassion for others, instead of finding fault.

This is a minor incident but it is how impurity starts and develops. If we don’t say a word against this kind of impurity, you will make your ego stronger and generate aversion for others.

Something else damaging has come to my attention: The traditional teaching of Vipassana is the same everywhere in the world; you are not permitted to make any change in it. I have the history of Vipassana before my eyes. Vipassana was totally lost within 500 years in India because people from different sects started to add something from their own tradition to it. Gradually whatever was added became predominant and Vipassana faded out. The purity has been maintained for 2,300 years in the land of my birth, Burma; handed down from teacher to pupil. If they had added anything to it, the addition would have become predominant and Vipassana would have been lost; but they kept it pure and this is why we have received it today. We must not start spoiling it in the name of improvement. Everybody who spoils it says, "I am improving it!"—as if he or she is much wiser than the Buddha or the tradition. This is a dangerous tendency; one has to be very careful.

Therefore, those who wish the pure Dhamma that is arising now to be maintained for centuries must understand we have a great responsibility. We have no authority to change the discipline, the teaching or the instructions. If you really want to change something, send the main Teacher your suggestion, and only if the Teacher agrees can the change be made. If you feel you are wiser than the Teacher and you can alter the teaching according to your own wisdom, you will harm the tradition, you will harm the spread of Dhamma.

Another point should be clear: The evening discourses, the daily instructions and the teaching of Anapana, Vipassana and Metta have been translated into more than thirty languages and we have to ensure these translations are made correctly. An incorrect translation will give wrong instructions for years to come to those who speak that language.

Understand the process: Once a translation has been completed, one or more students who are well versed in both the relevant languages must verify it. Then I am sent samples of the voices of several students from that country, and from these I select the voice that has the proper vibration. Finally, that person has to come all the way to Igatpuri to record the tapes. People have come from far-off places like Mongolia, Indonesia and Russia. The recordings must be done only at Igatpuri or at a centre that is nearly as developed as Igatpuri because the vibration of the atmosphere is very important. Your input on the tape carries the vibration of the atmosphere around you. If this vibration is not healthy, whatever you say, even if you are giving a hundred-percent correct translation, will not have the effect it should have. We have seen the difference in recordings, and that is why these rules have been made.

Regarding the courses, we want people to get established in the technique by sitting several ten-day courses before they take a Satipatthāna course. The Satipatthāna course provides an intellectual understanding of the practice and confirms that what we are practising does indeed accord with the words of the Buddha.

Generally people are more interested in understanding Dhamma at the intellectual level than practising it, but in Dhamma the practice is much more important than anything else. We can’t make any kind of concession here. If the Satipatthāna course becomes a student’s first course what will this person actually practise? He or she will only play intellectual games.

If we keep giving Satipatthāna courses to students who are only interested in playing intellectual games, we are harming these people, creating a barrier to their progress. They will never practise seriously because they are happy playing intellectual games. Dhamma is not for intellectual games. Be careful.

The other day I came to know of another small incident: Students were asked to sit, meditate and chant just before the press arrived for an interview. It is shocking to make an exhibition of our meditation; this is against Dhamma.

On the last day of the ten-day course discourses I say, "Meditate at your home for an hour in the morning and evening, and when you are travelling in a bus or a train observe the truth within with open eyes." The moment you close your eyes in public you are making a show for others, "Look, I am a great meditator, even while travelling I meditate!" Making an exhibition of Dhamma means you have not understood Dhamma.

Whenever I see somebody making a show that he is a religious person with a mark on the forehead or an ornament or a certain kind of cloth, I understand this person has no trace of Dhamma. If Dhamma is present, what need is there to make an exhibition of it? Your behaviour will say that you are a good Dhamma person. Whenever I give a public talk anywhere in the world, students arrive about an hour earlier and meditate in the hall. About fifteen minutes after the meditation is over the public arrives and the discourse begins. While the students are meditating, no non-meditators are allowed in; otherwise their meditation would become a show.

These are small details but they are important because one always starts to slip because of a small inattentiveness, and then one keeps slipping further and further down. In the past this is how Dhamma deteriorated, not only in India but also in other countries.

You are all leaders of Vipassana here. It is good that particular incident happened during the press conference; it convinced me that now is the time to explain to my sons and daughters that this is not a Dhammic way to work. If I were to refrain from explaining, in case somebody becomes unhappy, I would not be a good teacher. It is my duty to explain these things. Wherever I have found such mistakes, I point out the errors with love and compassion; the mistakes are rectified and then the Dhamma starts glowing in its own purity.

I see great potential for the pure Dhamma to arise here. My dream is that one day the great nations of China and India will take up Dhamma in its purity, and the entire world will accept it, and there will be great benefit to miserable people. So not only in your interest but also in the interest of all humanity, see that you maintain the purity of the technique, the purity of the discipline, the purity of the rules and regulations. They are all framed to keep the technique pure, to keep the Dhamma pure.

This is the path of pure Dhamma. We are not here to please people, we are here to serve them, to help them come out of their misery. Whether there are fewer or more students doesn’t matter. Pure Dhamma should be given so that they can develop and come out of misery. That is more important for us than counting heads.

In the fourteen years I was with my teacher, I saw how he taught Dhamma with strong discipline. In the twenty-nine years I have been teaching Dhamma, success has come only because of the strong discipline. People feel a Goenka course is hard, but good results come from it and they attend.

I am sure all of you will maintain the purity of Dhamma and spread Dhamma in its purity—for your good and for the good of many, not only of this generation, but of the coming generations.

May Dhamma grow in its purity. May more and more people benefit by Dhamma.

Bhavatu sabba mangalam

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.69.247 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...