Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về  ]            [ Trangchủ ]
ĐẠI VIỆT SỬ THI
Hồ Ðắc Duy
 
QUYỂN 20
Năm Kỷ Mùi (1791) Adran lâm nạn
Vua bèn phong tước nhận Quận Công
Mộ phần nằm ở bên hông
Cửa thành Gia Định tượng đồng ghi ân
 
Nguyễn Quang Toản bất thần đột kích (1801)
Ba vạn binh chí quyết trả thù
Theo sông Nhật Lệ tiến vô
Liên minh với bọn tàu Ô phá thành
 
Bọn hải tạc tung hoành cướp bóc
Nên trong dân có khúc hát ngâm :
"Lạy trời cho chóng gió nồm
Để cho chúc Nguyễn giong buồm thẳng ra"
 
Đúng vào lúc người ta oán hận
Bọn cầm quyền tán tận lương tâm
Tàu Ô đi kết làm thân
Làm cho ngao ngán lòng dân bấy giờ
GIA LONG HOÀNG ĐẾ ( 1802- 1820) 
 
Hết tháng tư vào năm Nhăm Tuất (1802)
Giữa triều đình trước mặt muôn dân
Nguyễn Vương làm lễ đăng quang
 
Cáo cùng trời đất tại đàn Nam Giao
Đàn Nam Giao lễ đài chính giữa
Vái với trời đất nước Đại Nam
Gia Long niên hiệu đổi làm
 
Sáu điều ân điển vua ban cho đời
Vua Gia Long cử người đi sứ
Xin nhà Thanh tiến cử phong vương
Cờ trương chuẩn bị lên đường
 
Kéo quân Bắc tiến vượt giòng Linh Giang
Đất Hà Trung Tây Sơn đang giữ
Vua Gia Long bèn cử thủy binh
Với quân bộ chiến thình lình
 
Đột kích đánh phá chiếm thành Nghệ An
Trong mười ngày hành quân tốc thắng
Phe Gia Long chiếm đặng nhiều nơi
Tây Sơn quân tướng rối bời
 
Tìm đường trốn tránh chạy dài thoát thân
Thành Thăng Long dần dần hỗn loạn (1802)
Đám tàn binh từng toán lang thang
Triều đình chẳng thấy bóng quan
 
Ở nơi phủ huyện hoang tàn trống trơn
Lũ bại quân không ai chế ngự
Chúng trở thành thú dữ hại dân
Nghe tin quân Nguyễn đến gần
 
Tướng, quan Cảnh Thịnh vội vàng chuồn ngay
Trong những ngày Tây Sơn di tản
Cả kinh thành tán loạn khắp nơi
Ngã lên Kinh Bắc đầy người
 
Vắng hoe phố thị, một trời tang thương
Ngày Đinh Tỵ trên đường Thượng Trấn
Vua Gia Long yết bản chiêu an
Vỗ về yên ủi lòng dân
 
Xử ngay những kẻ cướp đường lưu manh
Bùi thị Xuân vang danh nữ tướng
Từng cỡi voi giữa chốn ba quân
Điều binh rút đến Thạch Chương
 
Bị quân Nguyễn Ánh đón đường bắt giam 
Vũ văn Dũng chạy ngang Ngọc Xá
Cùng ba người bộ hạ mang theo
Bị dân chận lại trói meo
 
Khiêng về hành trại đánh hèo giam riêng
Nguyễn Quang Toản cùng em qua khỏi
Vượt Nhị Hà gần tới Xương Giang
Mái cong chùa cổ Thọ Xương
 
Dừng chân tạm trú tìm đường rút lui
Vua Gia Long lấy ngày đại thắng (1802)
Để làm ngày quốc thống nước ta
Kinh sư chiếu chỉ ban ra
 
Chiêu an thần tử dĩ hòa muôn dân
Ở Thăng Long còn đang rắm rối
Nguyễn văn Thành bổ tới tận nơi
Phân vùng mười trấn chia ngay
 
Bộ Binh, Hình, Hộ đặt người trông coi
Trong tháng mười vào ngày Kỷ Hợi
Xa giá về vừa tới tỉnh Thanh
Lập đàn tế cáo uy linh
 
Yết lăng Triệu Tổ sinh thành ra vua
Lễ hiến phù đem tù trảm quyết
Ngày hôm sau sai giết bại quân
Xiềng tay, trói ké, cùm chân
 
Vua tôi Cảnh Thịnh chém dần từng tên
Triều Tây Sơn nắm quyền Mậu Tuất (1778)
Đến năm Nhâm Tuất nước mất vào tay (1802)
Gia Long kế tục lên thay
 
Giang sơn thống nhất từ rày về sau
Năm Quý Hợi (1803) bắt đầu đúc pháo
Cho ra lò chín khẩu thần công
Sai người đắp lại Thăng Long
 
Lập đền Văn Miếu, tiền đồng làm ngay
Sửa Phú Xuân dùng tài Văn Yến
Đo đạc rồi nới điện rộng thêm
Vua thân vẽ kiểu đặt nền
 
Duyệt xem kiến trúc, đặt tên công trình
Động Thạch Bích, người Kinh rất ít
Lũ man di lại thích đánh nhau
Tả quân Văn Duyệt quỳ tâu
 
Cho quân đi đánh tóm thu đất này
Truyền Văn Phú ra ngay hải đảo
Cụm Hoàng sa cửa đảc Sa Kỳ
Mộ dân ngoại tịch cho đi
 
Lập thành hải đội phòng khi cần dùng
Sứ nước Anh đem dâng cống vật (1803)
Xin thông thương Vua vẫn không cho
Xiêm La, Chân Lạp mang đồ
 
Sừng tê, sản, quốc thư dâng ngài
Vua Trung Quốc cử ngay sứ giả (1804)
Sang nước ta phù tá tấn phong
Chiếu thư có đoạn ở trong
 
Ban cho quốc hiệu Việt Nam bấy giờ
Để chính danh, truyền cho đúc ấn
Sáu bộ riêng khỏi lẫn vào nhau
Bắc Thành mời các sĩ phu
 
Đem điều lợi hại trước sau luận bàn
Quốc Tử Giám sắc ban thành lập 
Cho học sinh được cấp tiền lương
Chương trình giáo dục tỏ tường
 
Sưu tầm sách vở hiện còn trong dân
Nguyễn Công Trứ đệ dâng mười chuyện (1803)
Trứ là người ở huyện Nghi Xuân
Một người văn võ đa năng
 
Giỏi nghề đánh giặc lại sành khẩn hoang
Người Chà Và nhiễu nhương quấy rối
Bị quân ta đánh đuổi chạy dài
Vào tháng tám rước quan tài
 
Của vua Chiêu Thống di hài về quê (1804)
Đúc Sách Vàng, xây nền xã tắc
Ở Kinh thành sắp đặt nghi trang
Thái hòa thổ mộ sửa sang
 
Chọn ngày tháng tốt đăng quang thiết triều
Chọn niện hiệu Gia Long hoàng đế (1806)
Đánh chuông vàng chiếu chỉ các nơi
Tám điều ân xá thay trời
 
Định ngày sóc vọng quan mời vào cung
Sửa lại thuế hợp lòng dân chúng
Cho lưu dân khỏi đóng ba năm
Định ra phép thử lúa bằng
 
Hai phần trăm lép trừ ngang chỗ này
Để hiểu rõ trong ngoài quan ải
Đất nước mình của cải tài nguyên
Sai Lê Quang Định làm nên
 
Sách "Địa dư chí" trình lên cho Ngài
Sách mười quyển trình bày cặn kẽ
Cảnh núi sông hiểm thế, cầu đường
Thói quen, thổ sản, sơn quan
 
Nguồn sông, cửa biển, mỏ than, mỏ đồng
Tiếp đến việc sắc phong Chân Lạp (1807)
Nặc Ông Chân cống nạp mỗi năm
Phong vua của đất Cao Man
 
Vua ban chiếu chỉ cho làm Quốc Vương
Ở trong nước nhiễu nhương giặc cỏ
Phái người đi phủ dụ hoàn lương
Đặt quan coi giữ đê đường (1809)
 
Thảo ra định lệ thuế buôn thương thuyền
Vua nước Xiêm đem đồ triều cống (1811)
Người Chân Lạp lại tưởng nước ta
Kết giao với nước Xiêm La
 
Vội vàng sai sứ đi qua điều trần
Năm Nhâm Thân (1812) tình hình Chân Lạp
Trong anh em tranh chấp lẫn nhau
Nặc Chân dâng biểu khẩn cầu
 
Vua sai Tả Tướng kéo vào Nam Vang
Mười ba ngàn quân binh thủy bộ
Lê văn Duyệt tới xứ Cao Man
Cho đắp thành mới Nam Vang
 
Lô Yêm cho đặt trữ lương khi cần
Lại giao cho Nặc Chân tiền của
Thêm mười ngàn hộc lúa để ăn
Sau khi ổn định an dân
 
Triệu hồi Tả Tướng đem quân trở về
Trước khi đi, bàn giao Phiên Chúa
Lưu ngàn quân bảo hộ Cao Man
Khiến dân Chân Lạp cùng làm
 
Đào kênh Vĩnh Tế mở đàng giao thông
Xuống chiếu ban đào sông An cựu (1814)
Lại sai người đắp đập Hà Trung (1807) 
Kim Đôi cũng được khởi công (1810) 
 
Tam Khê vét rộng nới thông thêm giòng (1817)
Cũng năm đó đào sông Bảo Định (1817)
Từ Cù Úc cho đến Mỹ Tho
Mã Trường vua lại cấp cho
 
Theo trong bản vẽ đào từ Phiên An
Cho thuyền buôn Ma cao và Pháp
Được ra vào tấp nập tự do
Riêng Ma cao, vua thưởng cho
 
Vì đem dâng bản địa đồ Hoàng Sa
Đội Hoàng Sa quan gia họ Phạm
Lập hải trình khảo thám chung quanh
Đến năm Bính Tý hoàn thành (1816)
 
Cử ngay hãi đội coi riêng vùng này
Việc quốc gia giải bày sau trước
Bộ "Quốc triều thực lục" soạn ra (1815)
Sai Thích, Sàng, Toản bộ ba
Làm quan tu sửa để mà chỉnh biên
Dâng vua xem "Quốc triều luật lệ"
Làm nếp nề giúp dễ cho quen
Cần tra điều luật xét phân
 
Sách 22 quyển rất cần cho dân
"Duyên hải lục" đem dâng ngự lãm
Khảo sát nơi nông cạn xa gần
Men theo bờ biển Việt Nam
 
Trăm bốn ba (143) cửa hải quan rõ ràng
Đất nước ta dần dần thay đổi
Qua ngàn năm chìm nỗi thịnh suy
Bây giờ cột mốc biên thùy
 
Địa đồ hiệu đính , chỉnh qui rõ ràng
Nước Việt Nam thuộc Đông Nam Á
Vị trí ngay tại ngả tư đường
Phía đông thuộc Thái Bình Dương
 
Phía tây Miến Điện , Thái Lan , Miên , Lào
Ở phương bắc đường vào Trung Quốc
Ải Nam Quan cắm mốc phân ranh
Đông Nam nước biễn vây quanh
 
Cà mau , Phú quốc thuộc miền cực nam
Miền Đông Bắc cao nguyên và núi
Những đường mòn giáp giới Trung Hoa
Cao nguyên Quản Bạ , Bắc Hà
 
Sông Hồng đổ xuống chảy qua ViêﴠTrì
Hồ Thất Khê , Lạng Sơn núi đá
Những dãy đồi Cẩm Phả , Tiên Yên
Cát Bà vùng đảo thiên nhiên
 
Hạ Long nước phẳng đất liền chân mây
Miền Tây Bắc Lào Cai Châu Mộc
Núi Sa pa , rừng đất Cúc Phương
Điện Biên , sông Mã , Mường Hum
 
Hoàng Liên Sơn xuống tận vùng Nghệ An
Miền đồng bằng ở vùng châu thổ
Của sông Hồng rất đổi phì nhiêu
Sơn Tây , Hà Nội tiếp theo
 
Hưng Yên , Phả Lại đất nhiều ven sông
Dãy Trường Sơn nhìn từ phía bắc
Thoặt trông như một bức trường thành 
Tạo ra về mặt địa hình
 
Vách sườn của dãy nét riêng mỗi vùng
Trường Sơn Đông dốc thì dựng đứng
Phía sườn Tây thoải xuống lưng chừng
Hoành Sơn đổi hướng tây đông
 
Đèo Ngang một thoáng , Mũi Ròn ngoài khơi
Trường Sơn Nam chạy dài xuống tới
Đất cuối cùng là núi Chứa Chan
Cao Nguyên năm lọai xếp tầng
 
Gia Lai ,Đắc Lắc trải dàn về tây
Lang Biang, mặt quay ra biễn
Vùng Di Linh đất chuyễn địa hình 
Ngã Ba biên Giới cao nguyên
 
Tạo thành khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời
Các đồng bằng vành đai Trung Bộ
Là các vùng châu thổ Thanh Hoa
Vượt suờn núi đá dôi ra
 
Từ Thanh Nghệ Tỉnh chạy qua Quảng Bình
Từ Trị Thiên đến vùng Nam Ngãi
Từ Bình Định cho tới Khánh Hòa
Đồng bằng dàn trải bao la 
 
Đến vùng Ninh Thuận , Kê Gà phía trong
Các núi lửa Miền Đông Nam bộ
Là cao nguyên đất đỏ hiện nay
Lộc Ninh , An Lộc phía tây
 
Chung quanh Long Khánh trải dài Trảng Bom
Hạ lưu sông Đồng Nai rất thoải
Dưới dạng đồi chạy mãi phía đông
Đan dày khe suối và sông
 
Tạo nên khí hậu vô cùng đặc trưng
Sông Cửu Long đồng bằng châu thổ
Đồng Tháp Mười là chổ trũng sâu
Sông Tiền , sông Hậu cùng nhau
 
Mang phù sa lại bồi cao thành giồng
Đất Vĩnh Long , Bến Tre , Sa Déc
Vùng Gò Công, đất sét Trà Vinh
Cần Thơ , Phụng Hiệp , U Minh
 
Hàm Luông , Rạch Giá , Hà Tiên cuối cùng
Cả một vùng phì nhiêu trù phú
Lúa bạt ngàn cây trái xanh um
Ngoài xa hải đảo quanh vùng
 
Phú Quốc , Côn Đảo vòng cung bên ngoài
Gia Long sai Văn Thành tổng trấn
Trở về kinh lãnh ấn trung quân
Có con đậu bảng cử nhân
 
Tên Thuyên là bậc văn nhân có tài
Thơ xướng họa vung tay quá trán
"Đồn rằng châu Ái lắm nhân tài
Trống chiếu lòng riêng những đợi hoài
 
Ngọc phát non kinh nào giấu mãi
Ngựa kỳ, ngựa ký mấy người hay
Lan sanh hang thẳm hương ngàn dặm
Phụng đậu gò cao tiếng khắp nơi
 
Trong núi có ai là Tể tướng
Ra tay giúp đỡ chuyển cơ đồ"
Câu thơ gởi bạn đọc chơi
Nào ngờ thơ ấy đến nơi cung đình
 
Duyệt vốn ghét Văn Thành từ trước
Nhân dịp này vớ được tâu lên
Xin vua buộc tội trước tiên
Bắt Thành tự vận, đem Thuyên chém đầu
 
Đặng Trần Thường bị tâu giấu thuế
Lê Chất nay phát giác việc này
Vua ra lệnh bắt liền tay
Ánh tuyên tội giảo giết ngay trong tù
 
Năm Kỷ Mão (1819) mới vừa tháng Chạp
Vua Gia Long truyền khắp đại thần
Đến bên giường ngự dụ rằng
Thọ mang di chiếu mệnh chung gần kề
 
Xét Gia Long có bề hào kiệt
Người dù xây được nghiệp tổ tiên
Một tay thống nhất ba miền
Quách thành gây dựng một nền Nam Giao
 
Nhà Tôn miếu. Sông đào, đập đắp
Sửa cơ đồ xã tắc an dân
Nhưng mà lòng dạ tiểu nhân,
Đào mồ Nguyễn Huệ, giết oan trung thần
Q 1: Thời đại Hồng Bàng
Q 2: Thời đại Bắc thuộc (227-540)
Q 3: Ngô Quyền (938-944) Q 4: Lý Thái Tổ (1010-1028)
Q 5: Lý Nhân Tông (1072-1127) Q 6: Trần Thái Tông (1226-1258)
Q 7: Trần Nhân Tông (1278-1293)
Q 8: Trần Anh Tông (1293-1394)
Q 9:  D N Lễ - Trần Thiếu Đế (1369-1400) Q 10: Hồ Quí Ly - Giản Định Đế (1400-1409)
Q 11: Lê Thái Tổ (1423-1433) Q 12: Lê Thái Tông (1433-1442) - Thánh Tông (1460-1497
Q 13: Lê Hiến Tông (1497)/Mạc Phúc Nguyên (1546) .Quyển 14: Lê Trung Tông (1548) đến Nguyễn Phúc Nguyên (1613)
Quyển 15: Lê Thần Tông (1619-1643) đến Lê Dụ Tông (1705-1728) Quyển 16: Trịnh Cương (1709) đến Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777)
Quyển 17: Trung Ương hoàng đế (1778 – 1793) Quyển 18: Quang Trung hoàng đế (1788-1792)
Quyển 19: Cảnh Thịnh hoàng đế (1792-1802) Quyển 20: Gia Long hoàng đế (1802-1820)
Quyển 21: Minh Mạng hoàng đế (1820-1841) Quyển 22: Thiệu Trị hoàng đế (1841-1847) đến Tự Đức (1847-1885)
Quyển 23: Pháp chiếm Gia Định (1859) và chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Quyển 24: Các cuộc kháng chiến của nghĩa quân miền Nam
Quyển 25: Pháp chiếm Hà Nội (1882) đến Hòa ước Giáp Thân (1884) Quyển 26: Pháp lập Liên bang Đông dương – các phong trào bình Tây sát Tả
Quyển 27: Đồng Khánh (1885...) – các phong trào sĩ phu yêu nước Quyển 28: Vua Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916)
Quyển 29: Trần Cao Vân (VN QPH) – các phong trào kháng chiến toàn quốc  Quyển 30: Khải Định (1916-25) Bảo Đại (1925-45) – anh hùng Nguyễn Thái Học