Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về  ]            [ Trangchủ ]
ĐẠI VIỆT SỬ THI
Hồ Ðắc Duy
 

QUYỂN 16


TRỊNH CƯƠNG (1709- 1729 )
 

Năm Kỷ Sửu (1709) theo vâng lệnh chúa
Lấy Trịnh Cương,chắt của Khang vương 
Lên ngôi nối dõi tông đường 
Nắm quyền phủ chúa đảm đương việc triều
 
Phép thuế theo Tô Dung Điện học
Luật thuế này Trung quốc đem sang
Ngõ hầu hạn chế thuế quan 
Hiện không thích hợp mà đang được dùng
 
Ở Đàng Trong chúa sai đo đạc (1711)
Diện tích vùng bãi cát Trường Sa
Đồng Hồ Bố Chính đặt ra
Dùng đo viễn độ khoảng xa lộ trình
 
Xuống lệnh truyền quan viên nội phủ (1711)
Phải du hành đến đó mà xem
Đắp đường tu sửa lẫm kinh
Ngăn ngừa lụt lội dân sinh thế nào
 
Ba năm sau,tháng hai Giáp Ngọ (1714)
Vua Nặc Yên xứ nọ Đàng Trong
Xin quân cứu viện vì không
Đủ phương chống trả rất mong cứu nàn
 
Thợ khắc làng Liễu Chàng dâng sách
Dâng cho chúa kiệt tác bấy giờ
Một của Tuệ Tỉnh thiền sư
Viết về y lý dùng cho các thầy
 
Ông là người Nghĩa Lưu Dạ Cẩm
Được nhà sư ở Cẩm Sơn nuôi
Thi Đình , Hoàng Giáp đổ ngay
Về sau đi sứ bị người giữ luôn
 
Chúa Trịnh Cương thu hồi ván sách (1718)
Sợ kẻ thù reo rắc nội dung
Chống người phủ chúa và cùng
Tham quan ô lại bên trong chính quyền
 
Chúa lại truyền chuyển ba phiên cố
Rút hết quyền sáu bộ bên cung
Để vua hư vị ngồi không
Quyền thì phủ chúa gom chung hết rồi
 
Đổi niên hiệu là đời Thái Bảo (1720)
Đánh thuế đồng,thuế muối,bán buôn
Công ty Đông Ấn tạm ngưng
Triệu hồi toàn bộ khỏi vùng Nghệ An
 
Chúa Trịnh Cương đề ra nguyên tắc
Thì chi thu đảo ngược kịp thời
Định ra lễ phục hẳn hoi
Hủy ngay điều luật chặt tay bấy giờ (1721)
 
Chiếu truyền cho kiểm tra dân số (1723)
Những di dân các hộ ven sông
Ba năm kiểm lại cho xong
Quỹ riêng trường học ruộng công để dành
 
Truyền nộp nhanh bản đồ thủy lợi (1725)
Của mỗi vùng để đợi chỉnh tu
Khơi thông , dẫn thủy , đào hồ
Vét sông tắt nghẽn , đắp bờ lên cao
 
Để chặn đứng cường hào ác bá
Vạch trần ra bè lũ tham ô
Vua cho yết bảng bây giờ
Ơ nơi công cộng để cho dân bàn
 
LÊ DUY PHƯỜNG HOÀNG ĐẾ 
(1729- 1732)
 
Phủ chúa Trịnh muốn thay ngôi đế
Bảo quần thần bàn ép Dụ Tông
Nhường ngôi lui ở trong cung
Duy Phường lên thế để cùng Trịnh Cương
 
Ơ miền Nam Nguyễn vương mở rộng (1697)
Bình Thuận miền đất trống phía Tây
Phan Rang, Phan Rí thu ngay
Lại thêm Đông Phố lựa ngày phân ra
 
Phủ Gia Định :Hòa Đa, An Phúc
Xứ Đồng Nai đóng cột chia vùng
Tân Bình lấy xứ Sài Gòn
Dựng dinh Phiên Trấn coi chung vùng này
 
Năm At Tỵ (1725) chẳng may tạ thế
Nguyễn Phúc Chu được kể lắm con
Cháu chắt nội ngoại đích tôn
Con hơn trăm rưởi , vợ hơn chục bà

NGUYỄN PHÚC CHÚ (1725-1738)
 
Nguyễn phúc Chú con bà vợ cả
Lên ngôi vương lúc đã ba mươi
Đặt ra quan hệ nước ngoài
Tổ chức thi cử nhân tài lựa ra
 
Đặt ra khoa dành cho môn toán
Ở Đàng Ngoài có khoảng trăm ba
Lại cho thi tuyển chuyên khoa
Chọn người giỏi võ lập ra môn này
 
Cấm ngoại quốc đào khai kim loại 
Khu mỏ đồng khai thác của ta
Báo cho vua nước Trung Hoa 
Phải đem trả lại gọi muốn mà kết thân

TRỊNH GIANG (1729- 1740 )
 
Năm Kỷ Dậu (1729) Trịnh Cương tạ thế
Lấy Trịnh Giang lên kế ngôi vương
Một người tư cách tầm thường
Khó lòng trị nước cầm cương giữ gìn
LÊ THUẦN TÔNG HOÀNG ĐẾ 
(1732- 1735)
 
Khi Trịnh Giang cầm quyền phủ chúa
Đưa Duy Tường lên kế ngôi vua
Thuần Tông đế hiệu bấy giờ
Long Đức niên kỷ kể từ hôm nay
 
Trịnh Giang người ưa điều quái dị 
Lại là người rất dễ gièm pha
Tính tình nhiễm thói ba hoa 
Áo quần diêm dúa xa hoa vào mình 
 
Cũng viết câu, phê bình văn sách
Cũng xây chùa, cung thất xa hoa 
An chơi nhiều thói trăng hoa 
Cưởng dâm cung nữ của cha chẳng chừa
 
LÊ Ý TÔNG HOÀNG ĐẾ 
(1753- 1740)
 
Thế ngai vua, đưa ngay Duy Thận
Giử ngôi cao cán đáng việc triều
Ý Tông vâng lệnh nghe theo
Là con cháu ngoại được yêu bấy giờ
 
Thù, giết vua , làm điều quái đản
Sét đánh cho, sau loạn tâm thần
Triều đình quyết định năm Thân(1740)
Trịnh Doanh được chọn thế chân cầm quyền
 
Ở đàng ngoài nhiều miền thay đổi
Tân Mĩ vùng Đông Phố đất ta
Từ Châu Định Viễn lập ra(1732)
Long Hồ Dinh trấn hiện là Cửu Long
 
Ở Đàng Trong quốc vương Chân Lạp
Cất quân vào đàn áp Hòa Đa 
Vĩnh Phúc chúa phái đem ra
Quân binh đánh chúng, đuổi xa khỏi thành
 
Ở Đàng Ngoài tiến hành soạn quyển 
Sách "Quốc triều hội điển" vừa xong (1731)
Tức Uông tạo sĩ bách cung
Làm pho binh pháp để dùng trong quân
 
Sai nha quan tìm mua sách cũ (1731)
Sửa lại kho Tích Cổ Tàng Thơ
Ngũ Kinh in mới dâng vua
Tứ Thư Chư Sử dạy cho học trò (1734)
 
Lại y theo đồng hồ ngoại quốc (1733)
Nguyễn Văn Tư bắt chước làm ra
Tự cung trong nước để mà
Đặt nơi dinh trấn dân ta coi giờ
 
Chúa Nguyễn cho con trai Mạc Cửu (1736)
Làm Đô Đốc trấn giữ Hà Tiên
Một tay nổi tiếng chiêu hiền
Lập Chiêu Anh Các giao duyên tao đàn
 
Trịnh Giang bệnh :tâm thần phân liệt 
Làm dân lành bao xiết khổ đau
Nhiều nơi lắm kẻ cầm đầu 
Dấy lên nổi loạn chia nhau cát quyền

TRỊNH DOANH (1740- 1767)
 
Chúa Trịnh Giang trao quyền nhiếp chính
Cho Trịnh Doanh quyết định mọi điều 
Đầu tiên từ bọn quan liêu
Giết ngay Công Phụ và nhiều kẻ gian
 
Truyền quan quân lên đường dẹp loạn
Tuyển ưu binh lực lưỡng dễ dùng 
Trưng thu đến cả hồng chung
Để đúc binh khí kiếm cung tàu thuyền (1740)
 
LÊ HIỄN TÔNG HOÀNG ĐẾ 
( 1740- 1786)
 
Lê Duy Niên được nhường ngôi đế
Vì Trịnh Doanh muốn thế Ý Tông
Vời ngay thái tử đông cung
Trở về nhận lảnh trung hưng mối giềng
 
Dân Đàng Ngoài triền miên thiếu đói (1730,1735,1740) 
Ruộng bỏ hoang đồng cỏ xác xơ
Thiên tai, dịch bệnh bấy giờ
Nhiều năm hạn lụt mất trơ mùa màng
 
Số giáo dân bao gồm cả nước (1737)
Đến bây giờ kiểm được xong xuôi
Hai trăm năm chục ngàn người
Nhà thờ giáo sứ nhiều nơi cát quyền
 
Cả hai miền đều cho cấm đạo (1737)
Sợ gây mầm khuynh đảo trong dân
Truyền cho giáo sĩ ngoại nhân
Phải ra khỏi nước không cần lệnh vua
 
Nhà sư tên Dương Hưng khởi nghĩa 
Ở Tam Đảo và giữ một vùng
Lại thêm tù trưởng Quách Công
Chiếm vùng Lạc Thổ vẫy vùng một phương 
 
Người nhà Lê thân vương tôn thất
Họp lại cùng Duy Mật hưng binh (1738)
Mong làm đảo ngược tình hình
Tấn công đốt phá kinh thành tan hoang
 
Mưu bị lộ tìm đường chốn thoát
Vì nghĩa binh khinh thất coi thường
Nên nhiều người đã chết oan
Bị quân họ Trịnh dẹp tan tức thì
 
Lê Duy Mật chạy về Thanh Hóa (1740)
Cùng nông dân đã hóa vùng này
Thành nơi dựng trại , tuyển nguời
Dân binh gia nhập mỗi ngày một đông
 
Khi tiến công khi vây Phúc Lộc 
Vượt sông Đà đánh thốc sông Thao
Lôi Dương ngấp nghé tiến vào
Ngọc Lâu còn dấu chiến hào thân vương
 
Thành Trình Quan ba mươi năm ấy
Nét oai hùng còn thấy về sau
Bị quân phản bội bắc cầu
Ong đành tự vẫn tránh vào tay quân (1770)
 
Ơ Đàng Ngoài nhân dân chống lại
Bọn kiêu binh và lũ tham tàn (1741)
Công Chất cát cứ Sơn Nam (1739)
Tuyển, Cừ, Trác, Oánh chiếm đàng Hải Dương (1741)
 
Ơ Bắc Phương dư đồ nhà Mạc (1744)
Chiếm Cao Bằng, Hưng Hóa, Tuyên, Quang
Ngân Gia lại có Đình Dung (1740)
Tế Bồng thủ lĩnh chiếm vùng Sơn Tây
 
Nguyễn Hữu Cầu cho xây dinh trại (1742)
Kiểm soát miền duyên hải Đồ Sơn
Ngũ Phúc tướng Trịnh bị dồn (1744)
Bị quân vây hãm cuống cuồng lo âu
 
Nguyễn Danh Phương cầm đầu lực lượng (1744)
Mười vạn quân cả tướng và binh
Lấy vùng Thanh Lãng xây thành
Cuối cùng bị bắt tử hình nơi đây
 
Nguyễn Phúc Chu trên ngai phủ chúa
Ơ Đàng Trong hơn được mười năm
Giữa năm Mậu Ngo (1738) thì băng
Khoát lên nối nghiệp đăng quan lúc này
 
NGUYỄN PHÚC KHOÁT 
(1738- 1756)
 
Nguyễn Phúc Khoát xuống ngay chiếu chỉ 
Lập lễ đài ở Huế đăng quang
Sai người đúc ấn Quốc Vương
Đặt ra triều phục , kỷ cương khi chầu
 
Xây kinh đô, điền đài, cung điện
Gác Dao Trì nội viện Triều Dương
Thuyền rồng đậu ở sông Hương
Cái quan đắp rộng dể dàng cho dân
 
Ơ trấn Biên có quân tạo phản (1747)
Chúa Nguyễn sai dẹp loạn thật nhanh
Được tin giặc cỏ Long Xuyên
Vua sai cai đội đem thuyền đi ngay
 
Lại xuống chiếu chọn ngày đúc súng (1747)
Làm thêm tiền kẽm cứng lưu thông
Cộng chung với cả tiền đồng
Định ra luật lệ tiêu dùng dễ phân
 
Năm Giáp Tuất (1754) đem quân tiến đánh
Đuổi Chân lạp đến tận Nam Vang
Nặc Nguyên dâng biểu đầu hàng (1755)
Từ nay thần phục xin làm phiên vương 
 
Dưới thời này văn chương kiệt xuất 
Nhiều thi thơ trước thuật tài tình 
Nguyễn Kiều một thuở lưu danh 
Sử Hoa Tùng Vịnh để dành người xem
 
Chinh phụ ngâm chuyện tình cay đắng
Bảng hán văn của Đặng Trần Côn
Bà Đoàn diễn lại thơ Nôm
Văn chương man mác nỗi buồn phu thê
 
Là tác phẩm thiên về nghệ thuật
Một áng thơ tuyệt tác bấy giờ
Nghe qua não nuột tựa hồ
Xót xa vạn dặm mờ mờ đau thương

TRỊNH SÂM ( 1767- 1782)
 
Ở Đàng Ngoài Trịnh Sâm nguyên soái
Được tiến phong lên nối ngôi vương
Đổi ngay triều nội kỷ cương
Không theo pháp cũ triều đường khi xưa
 
Chúa Trịnh Sâm thay vua quyết đoán
Đã một lần làm tướng xuất quân
Đã từng chiếm lấy Phú Xuân
Đuổi quân chúa Nguyễn Phúc Thuần vào Nam
 
Lê Quí Đôn một người tài lực (1752)
Để lại đời Tiểu Lục Kiến văn
Lê Triều Thông Sử trăm trang
Một nhà bác học thuộc hàng quán quân
 
Đất Hải Dương có Lê Hữu Trác (1724)
Là một người uyên bác y khoa
Y Tông Tâm Lĩnh viết ra
Vệ sinh yêu quyết thật là ích dân
 
Làng Đan Loan có Phạm Đình Hổ (1768)
Chuyên tâm vào nghiên cứu điễn văn
Vũ Trung tùy bút, Tang Thương
An Nam Chí Lược trăm trang để đời 
 
Từ Tân Dậu (1741) kéo dài cho tới
Năm Đinh Hợi (1767) cả ở hai miền
Có nhiều sự kiện khó quên 
Khoát mất, Thuần thế, Trịnh Sâm đang ngoài
 
NGUYỄN PHÚC THUẦN 
(1765- 1777)
 
Nguyễn Phúc Thuần nối ngôi nghiệp chúa
Trương Phúc Loan lấn cả quyền hành
Trong triều có Nguyễn Cư Trinh
Cũng không ngăn được tình hình rối ren
 
Trương Phúc Loan lấy quyền Quốc Phó (1765)
Xem triều đình chẳng có một ai
Chuyên quyền lại giết người ngay
Tóm thâu công việc trong ngoài vào tay
 
Ơ Đàng Ngoài Trịnh doanh bố cáo (1754)
Cấm người Au truyền đạo Gia Tô (1746)
Cấm người Trung Quốc bấy giờ
Lim, Trắc gỗ quý không cho đem về
 
Ơ hai miền dân quê ly tán
Bởi mất mùa, lụt hạn triền miên
Gian manh làm giả bạc tiền
Khiến cho mất giá dân thêm đói nghèo
 
Biển Hà Tiên có nhiều hải sản
Lắm ghe thuyền lai vãn mưu sinh
Ngư dân ngoại quốc cố tình
Đánh bắt tôm cá nước mình mang đi
 
Việc trấn thủ lắm khi quá yếu (1758)
Muốn tuần tra lại thiếu chiến thuyền
Cuối năm bảy mốt vua Xiêm (1771)
Cất quân đánh chiếm Hà Tiên mấy ngày
 
Mạc Thiên Tứ sai người dụ địch
Tống Phước Hiệp đột kích sau lưng
Dồn quân giặc cướp tới cùng
Vượt qua biên giới tấn công mới về
 
Vua Xiêm bèn gửi ngay sứ giả
Sang cầu hòa vì đã bộigiao
Hứa rằng nay trở về sau
Có gì xích mích cùng nhau nghị bàn
 
Vùng Hội An thuyền buôn tấp nập
Tàu nước Anh, Pháp, Nhật, Java
Thuế quan thâu vốn được là
Ba mươi ngàn lẻ tiền đà nhập kho
 
Tiền thu vô Phúc Loan chiếm đoạt
Thuế mười phần chỉ được một hai 
Chuyên quyền Loan lại tác oai 
Nhân dân đói khổ không ai không thù
 
Đồng bỏ hoang , ruộng khô cỏ cháy
Có nhiều làng chẳng thấy luỹ tre
Nhân dân đói khổ não nề
Nhiễu nhương trộm cướp lắm bề tang thương
 
Trước bối cảnh thê lương đổ nát
Đất Tây Sơn Nguyễn Nhạc hưng binh
Nêu cao danh nghĩa của mình
Loạn thần phải diệt, dành quyền về dân
 
Vào tháng tám nghĩa quân chiếm cứ (1773)
Ở Quy Nhơn , tuần phủ Đắc Tuyên
Vội vàng tháo chạy xuống thuyền
Dong buồm trốn thẳng ra miền Hóa Châu
 
Binh Tây Sơn thọc sâu vào chiếm (1773)
Đánh mạnh vào cứ điểm Bình Khang
Rồi cho áp sát phía Nam
Lấy vùng Bình Thuận như tằm ăn dâu
 
Quân chúa Nguyễn hai đầu bị ép (1774)
Bị cắt đường khó tiếp tế nhau
Lại thêm lính tráng ốm đau
Phúc Thuần ra lệnh rút vào Trấn Biên (1775)
 
Thấy Đàng Trong khắp miền nộichiến
Chúa Trịnh Sâm hạ lệnh động binh (1774)
Hành quân Chúa tự thân chinh
Giương cờ Nam tiến nắm quyền chỉ huy
 
Hoàng Ngũ Phúc sai đi tiền trạm
Vượt sông Gianh vây hãm Phú Xuân
Vợ con gia quyến Phúc Thuần
Dắt dìu bồng bế tránh quân Đàng Ngoài
 
Thành Phú Xuân lọt tay Chúa Trịnh
Nguyễn Phúc Thuần chạy lánh vào Nam
Để con trấn ở Quảng Nam
Bị Tây Sơn đuổi bắt làm con tin
 
Phe Tây Sơn dưới quyền Nguyễn Nhạc (1775)
Cùng Lập Đình ngầm ước với nhau
Cẩm Sơn buộc Trịnh đối đầu
Giao tranh mấy trận tiến vào Phú Xuân
 
Đổi sách lược với quân Lê -Trịnh
Tạm nghị hòa để tránh giao tranh
Tây Sơn đoán trước tình hình
Đương đầu Trịnh –Nguyễn khó giành phần hơn (1775)
 
Trịnh phong Nhạc: Tây Sơn hiệu trưởng
Trấn giữ vùng đất Quảng trở vô
Lữ-Huệ, Nhạc lại giao cho (1775)
Coi quân giữ đất kể từ Phú Yên
 
Nguyễn Khoa Kiên bị Huệ bắt sống
Sự kiện này rúng động ba quân
Đại binh chúa Nguyễn lần lần
Nếm mùi thất bại rút dần vào Nam
 
Ở Quảng Nam xẩy ra dịch bệnh (1775)
Phía Trịnh quân binh lính chết nhiều
Ngũ Phúc không dám đánh liều
Rút lui ra khỏi chân đèo Hải Vân
 
Tôn Thất Xuân mộ quân chiếm lại (1775)
Vùng đất mà Trịnh phải buông tay
Quân Xuân giữ được mấy ngày
Bị binh Nguyễn Nhạc đuổi ngay khỏi thành
 
Năm Bính thân (1776) Tây Sơn thừa thắng
Chiếm Long Hồ, đánh thẳng Trấn Biên
Lấy Sài Gòn, rồi lại đem
Quân vào Gia Định trăm thuyền trịch thu
 
Quân Tây Sơn dưới cờ Nguyễn Lữ
Vỗ yên dân , cắt cử nha quan
Thu gom khí giới kho tàng
Kiểm kê tài sản sai mang đem về
 
Triều đình Lê-Trịnh dần suy yếu
Gặp thiên tai lại thiếu tài nguyên
Mặc cho Nguyễn Nhạc lấn quyền
Tóm thâu lãnh thổ nguyên miền Đàng Trong
Q 1: Thời đại Hồng Bàng
Q 2: Thời đại Bắc thuộc (227-540)
Q 3: Ngô Quyền (938-944) Q 4: Lý Thái Tổ (1010-1028)
Q 5: Lý Nhân Tông (1072-1127) Q 6: Trần Thái Tông (1226-1258)
Q 7: Trần Nhân Tông (1278-1293)
Q 8: Trần Anh Tông (1293-1394)
Q 9:  D N Lễ - Trần Thiếu Đế (1369-1400) Q 10: Hồ Quí Ly - Giản Định Đế (1400-1409)
Q 11: Lê Thái Tổ (1423-1433) Q 12: Lê Thái Tông (1433-1442) - Thánh Tông (1460-1497
Q 13: Lê Hiến Tông (1497)/Mạc Phúc Nguyên (1546) .Quyển 14: Lê Trung Tông (1548) đến Nguyễn Phúc Nguyên (1613)
Quyển 15: Lê Thần Tông (1619-1643) đến Lê Dụ Tông (1705-1728) Quyển 16: Trịnh Cương (1709) đến Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777)
Quyển 17: Trung Ương hoàng đế (1778 – 1793) Quyển 18: Quang Trung hoàng đế (1788-1792)
Quyển 19: Cảnh Thịnh hoàng đế (1792-1802) Quyển 20: Gia Long hoàng đế (1802-1820)
Quyển 21: Minh Mạng hoàng đế (1820-1841) Quyển 22: Thiệu Trị hoàng đế (1841-1847) đến Tự Đức (1847-1885)
Quyển 23: Pháp chiếm Gia Định (1859) và chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Quyển 24: Các cuộc kháng chiến của nghĩa quân miền Nam
Quyển 25: Pháp chiếm Hà Nội (1882) đến Hòa ước Giáp Thân (1884) Quyển 26: Pháp lập Liên bang Đông dương – các phong trào bình Tây sát Tả
Quyển 27: Đồng Khánh (1885...) – các phong trào sĩ phu yêu nước Quyển 28: Vua Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916)
Quyển 29: Trần Cao Vân (VN QPH) – các phong trào kháng chiến toàn quốc  Quyển 30: Khải Định (1916-25) Bảo Đại (1925-45) – anh hùng Nguyễn Thái Học