Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về  ]            [ Trangchủ ]
ĐẠI VIỆT SỬ THI
Hồ Ðắc Duy
 
QUYỂN 9
DƯƠNG NHẬT LỄ (1369 - 1370 )

Trước khi chết vua sai đi đón(1369)
Nhật Lễ về bất kể khuyên can
Lễ là con của Dương Khương
Mẹ là con hát đào nương diễn tuồng

Khi đào nương mang thai mấy tháng
Đại vương Dục lại muốn làm chồng
Dục là con trưởng Minh Tông
Hiến Từ không rõ nên tôn lên làm
 
Mới đăng quang giết ngay thái hậu(1369)
Cùng Nhật Hạch ước dấu với nhau
Họ Dương sẽ đổi thay vào
Vương triều chuyển họ bắt đầu qua năm
 
Dương Nhật Lễ ô dâm tà đạo
Quan đại thần phải chịu chết oan
May thay nhờ có Ngô Lang(1370)
Họp cùng Vương Phủ thân vương họ Trần
 
TRẦN NGHỆ TÔNG ( 1370 - 1372 )
 
Giết Nhật Lễ quần thần mừng rỡ
Trên điện vàng tiếp nối tiền nhân
Xưng danh vương hiệu Nghệ Tông(1370)
Cứ theo phép cũ để dùng trị dân
 
Mẹ Nghệ Tông : Minh Từ hoàng hậu
Cũng là người cô ruột Quý Ly
Cho nên găp dịp mỗi khi
Vua ban chức tước cho Ly lên dần
 
Trần Nghệ Tông có công khôi phục
Dựng nghiệp nhà trong lúc ngả nghiêng
Sau ba năm chẵn cầm quyền (1372)
Nhường ngôi cho Kính là em của mình
 
Nước Chiêm Thành sáu lần xâm lấn 
(1361, 62, 65, 66, 68, 71)
Phá thành trì vua chẳng quan tâm
Cung vua phút chốc tan tành
 
Quân Chiêm đánh úp, miếu đình tiêu vong
Quân giặc đến mặc lòng cướp bóc
Phá thành trì, giết chóc chẳng chừa
Hận thù tích lũy từ xưa
 
Bây giờ có dịp thừa cơ trả thù
Chúng vơ vét những đồ quý giá
Đập tan tành, phá cả miếu cung
Sổ sách thư tịch gom chung (1371)
 
Phó cho ngọn lửa cháy bùng thành tro
Lửa cháy thiêu cả nền văn hóa
Nhà Tàng Thư chốc đã tan hoang
Quân dân chưa kịp bàng hoàng
 
Giặc đà rút hết xuôi nam trở về
Kể từ đó mỗi khi tra cứu
Biết tìm đầu tài liệu mà tra
Rối ren nhiều chuyện sinh ra
 
Vì mất sổ gốc nên ta nhọc lòng
Vua sai người thi công sửa chữa
Xây những gì bị cháy ra tro
Cung thất tiết giảm cốt cho (1371)
 
Giữ phần nghiêm chỉnh khi vua nghị bàn
Vua lại sai Lang Trung soạn chế
Sách Quốc Triều Thống Chế, lễ nghi (1371)
Ruộng vườn đo đạc tấc ni (1371)
 
Tịch điền làm lại bởi vì cháy tan (1372)
Khi ngự triều vua ban chiếu chỉ
Cho dân khai lý lịch của mình
Bởi gì sổ bộ , Chiêm Thành
 
Đốt mất tất cả tan tành hết trơn
Giặc Chiêm Thành thâm hơn Mông Cổ
Đập thành trì, đốt bỏ sách chương
Cháy tiêu Văn Khố cội nguồn
 
Bao nhiêu di tích, vô phương phục hồi
Lê Quý Ly làm nơi Mật Viện (1371)
Nên thường ngày diện kiến với vua
Bao nhiêu công việc bấy giờ
 
Trong triều ngoài nội phải nhờ tay Ly
Cha Quý Ly vua kêu bằng cậu (1371)
Bà Minh Từ thân mẫu Nghệ Tông
Huy Ninh em gái góa chồng
Vua đem gả lại cho không Thượng hầu
 
TRẦN DUỆ TÔNG (1372 - 1377 )
 
Nhường ngôi cao cho Hoàng thái tử
Tên là Kính con thứ Minh Tông
Long Khánh niên hiệu, Duệ Tông
Một người kiệt xuất, anh hùng đời xưa
 
Vua Duệ Tông là người thấy được
Họa Chiêm Thành lúc trước qua đây
Hỏa thiêu tất cả đền đài
Ván sách văn khố bỏ ngay vào lò
 
Với ý đồ vô cùng nham hiểm
Cuộc chiến tranh hủy diệt văn minh
Chận ngay kế hoạch cố tình
Duệ Tông ra lệnh phải dành ưu tiên
 
Xuống chiếu truyền cho dân cả nước (1373)
Rèn kiếm cung, dự trữ binh lương
Phân chia đội ngũ rõ ràng
Đặt ra quân hiệu tước hàm phân minh
 
Quan văn võ chia thành thứ bậc (1374)
Chọn người tài hạng nhất trong dân (1374)
Đều cho làm tướng coi quân
Ngày đêm huấn luyện dần dần tinh thông
 
Vua bỏ lệ, trước không được tuyển
Kẻ nghèo nàn hay phận dân đen (1375)
Từ đây chỉ kể người hiền
Không dành đãi ngộ cho riêng loại nào
 
Để chuẩn bị khai đao hỏi tội
Bởi tính tình tráo trở của Chiêm
Vua sai sửa soạn chiến thuyền
Khai thông đường xá lấy thêm người vào
 
Bổ sung vào quân nhân mạnh khỏe
Dạy tân binh để thế lớp già
Cho đắp đường đến Hà Hoa (1375)
Chọn ngày xuaất phát tiến qua Chiêm Thành
 
Năm Bính Thìn vào đầu tháng chạp (1376)
Vua thân chinh quyết dẹp Nam Man
Quân : mộⴠtrăm hai chục ngàn
Và nhiều chiến cụ quân lương lên đường
 
Động Ỷ Mang dừng quân hạ trại(1377)
Chế Bồng Nga sai tới trá hàng
Thưa rằng thành đã trống trơn
Xin vua kíp lấy để đừng lở cơ
 
Ý của vua " Dụng binh thấn tốc"
Bèn cho quân đánh thốc càng nhanh
Để cho giặc khó điều binh
Đáng nhanh , đánh mạnh dể thành công hơn
 
Ngựa Nê Thông hí vang giữa trận
Áo huyền bào thấp thoáng bóng vua
Thúc ngang lưng ngựa cướp cờ
Ào ào gió cuốn bụi mù cát bay
 
Quân qua khỏi lọt ngay vào trận
Chế Bồng Nga gài sẳn từ lâu
Bốn bên giặc đánh thẳng vào
Chia cắt đội ngũ trước sau hai phần
 
Vua vung gươm tìm đường thóat hiễm
Mở vòng vây quyết chiến tới cùng
Nửa ngày đường máu mở xong
Vừa công vừa thủ trông chừng viện binh
 
Cánh hậu ứng, Tử Bình không đến
Để cho vua thế cạn đường cùng
Nạp Hoa vung mấy thước gươm
Mong cho Thánh Thượng an toàn tấm thân
 
May nhờ có tướng quân Đỗ Lễ
Đem tài ba bảo vệ cho người
Huyền Linh Hành Khiển vòng ngoài
Lấy khiên đỡ đạn lần hồi kết hơi
 
Đỗ Tử Bình một người trí trá
Trên lừa vua dưới đã lạm quyền
Đáng ra thì việc trước tiên
Là cho tốc chiến đánh liền mặt sau
 
Cánh hậu quân đánh vào kẻ địch
Chắc chắn là phá được phục binh
Khốn thay tên Đỗ Tử Bình
Mưu cầu sự sống riêng mình : rút êm
 
Lê Quý Ly nghe tin vua chết
Cũng chuồn về, bỏ hết quân binh
Nhân dân ở khắp kinh thành
Nặng lời chưởi rủa đích danh lũ này
 
Duệ Tông chết nhưng ngài vẫn sống
Nếu quần thần như thuở Nhân tông
Quan quân nhất quyết một lòng
Thì dù nguy khốn cũng không thế này..
TRẦN PHẾ ĐẾ ( 1377 - 1388 )
 
Thái tử Hiến lên ngôi kế vị
Xưng Giản Hoàng cai trị muôn dân
gôi hơn được mười năm
Bị quân gian ác mưu thâm hại người
 
Vừa lên ngôi ban ngay đại xa
Xuống lệnh truyền cho cả thần dân
Chỉnh trang thuyền chiến binh quân
các nơi xung yếu phải tuần tra thêm
 
Trong mươi năm cầm quyền trị nước
Việc triều đình cắt đặt các quan quân
Thường do quyết định Nghệ Tông
Và quan Phụ Chính kề gần bên vua
 
Nước Chiêm Thành bấy giờ hùng mạnh
Cứ hàng năm tiến đánh quân ta
Chúa Chiêm là Chế Bồng Nga
Một người dũng lược trông xa thấy gần
 
Tập hợp dân bảo ban dạy dỗ
Thay đổi dần thói cũ thời xưa
Trở nên can đảm có thừa
Hình thành mối họa nỗi lo vua Trần
 
Thành Thăng Long ba lần bị chiếm
Có thật nhiều những chuyện xảy ra
Quân Chiêm đốt hết cửa nhà
Phá tan đền miếu chẳng tha mạng người
 
An Phủ Sứ họ Lê bị bắt
Nếu muốn sống thì giặc bảo quỳ
Lê Giốc chưởi , lũ man di
-"Ta quan nước lớn sao quỳ trước bây"
 
Giặc nổi giận giết ngay Phủ Sứ
Đốt kinh thành thiêu hủy văn thư
Nghệ Tông quá sợ kẻ thù
Tìm đường trốn đến Tiên Du lánh mình
 
Sợ Chiêm Thành đem tiền đi giấu
Chở tiền đồng vào núi chôn sâu
Đem tiền giấu dưới Tháp Rùa
Giấu luôn tượng đá các vua nhà Trần
 
Năm Canh Thân, Xương Phù thứ bốn (1380)
Vào tháng hai ở chốn Nghệ An
Quân Chiêm cướp của làm càng
Vua sai Đại Sứ, Tử Bình tảo thanh
 
Quân Chiêm Thành xuất quân ra đánh
Ngao quay thuyền hòng tránh tiến công
Quý Ly nổi giận đùng đùng
Chém đầu Ngao để rao cùng trong quân
 
Năm Quý Hợi (1383); xuất quân tiến đánh
Lê Quý Ly thống lĩnh thủy binh
Dong buồm hướng tới Chiêm Thành
Nữa đuờng gặp bãnên đành quay lui
 
Vua Nhà Minh luôn đời cống phẩm
Khi đòi lương cho lính Lâm An
Khi đòi sư sải tăng nhân
Lại đòi cây trái, lần lần đòi voi
 
Năm mươi voi cống cho lũ giặc
Phải sai người đưa tới Vân Nam
Muỗi mòng nước độc sơn lam
Nhiều người mất mạng kêu than muốn về
 
Lê Quý Ly trổ nghề thao túng
Giữa triều đình ngầm chống lại vua
Các quan lắm kẻ theo hùa
Như Trần Nguyên Đán lại nhờ nuôi con
 
Đán giao con nhờ Ly nâng đỡ
Chỉ cốt là tránh chỗ hiểm nguy
Đán từng nói bóng Quý Ly
Là loại quạ dữ khác gì sát tinh
 
Vua bàn mưu với riêng Thái Úy
Chuyện lộng hành quá thể của Ly
Vua bàn phải giết ngay đi
Để lâu mang họa sau thì khó khăn
 
Ly nghe được định tâm tự tử
Luận, Phương bàn xin thử Nghệ Tông
May ra ngài cứu được ông
Lựa lời nói khéo lấy lòng ông đi
 
Chuyện xảy ra như y lời Luận
Trần Nghệ Tông ngu xuẩn bắt vua
Các quan tướng sĩ bất ngờ
Đem quân định cướp lấy vua đem về
 
Vua ngăn lại, truyền đi ra hết
Viết hai chữ "giải giáp" trao cho
Thượng hoàng bảo nhỏ với vua
Thái Dương phủ đệ bảo vua đi cùng
 
Vừa đến nơi dùng dây siết cổ
Rồi giáng xuống Lịch Đức mà thôi
Lập cho con út lên ngôi
Thuận Tông Hoàng Đế thay người để lên
TRẦN THUẬN TÔNG (1388 - 1398 )
 
Trong mươi năm nắm quyền cai trị
Năm năm đầu thì có Nghệ Tông
Quyền hành đã tóm thu dần
Vào tay Phụ Chính Đại Thần Quý Ly
 
Năm Kỷ Ty (1389), Quý Ly làm tướng
Đem binh đi chận đánh Chiêm Thành
Quân Chiêm gài sẵn phục binh
Quý Ly thua chạy về thành thăng Long
 
Binh bỏ lại như ong vỡ tổ
Giặc giết gần bảy chục tướng quân
Bao nhiêu còn lại chết dần
Ấy mà Ly cứ vững chân như thường
 
Qua năm sau Chiêm Vương lại dẫn
Trăm chiến thuyền lảng vảng ngoài xa
Trước thuyền vua Chế Bồng Nga
Đăm đăm quan sát quân ta trên bờ
 
Trần Khát Chân được nhờ chỉ điểm
Liền truyền quân súng chĩa vào nơi
Bồng Nga đang ở trên đài
Ngàn ngàn đạn nổ, giết người chết ngay
 
Quan Chiêm Thành vừa hay vua chết
Liền vội vàng rút hết lui sau
Bồng Nga bị cắt lấy đầu
Do tên Nguyên Diệu đã đầu vua Chiêm
 
Phạm Nhữ Lạc giết luôn Nguyễn Diệu
Gởi về triều để báo lên vua
Rằng quân ta đã mới vừa
Đánh tan lũ giặc kẻ thù nhiều năm
 
La Ngại dẫn số quân còn lại
Đến sông Lô hỏa táng xác vua
Ngày đêm bọn đạo quanh co
Chiêm quốc nắng quá mịt mù ngàn năm
 
Nghệ Tông chết cuối năm Quý Dậu
Là một người hèn nhát u mê
Nghe hơi giặc, vội chuồn đi
Giết con, giết cháu chẳng hề động tâm
 
Lại là kẻ gieo mầm sụp đổ
Đưa nhà Trần đến chỗ suy vong
Việc triều chẳng chút bận tâm
Chỉ ưa tán tụng của quân nịnh thần
 
TRẦN THIẾU ĐẾ ( 1398 - 1400 )
 
Lê Quý Ly vô nhân tác quái
Manh dã tâm chẳng đoái tình người
Giết ngay con rể như chơi
Loạn thần tặc tử cướp ngôi nhà Trần
 
Ở Đốn Sơn hội quân thề ước
Trần Khát Chân tính nước giết đi
Định làm đảo chính Quý Ly
Nhưng vì do dự nên chi hại người
 
Ly biết được ra oai khủng bố
Bắt con trai một tuổi trở nên
Đem di dìm nước chết liền
Hoặc cho chôn sống, truy tìm trảo nha
 
Là một kẻ ranh ma quỷ quyệt
Một tay mình đã giết biết bao
Giết người kể cả trước sau
Năm trăm mạng sống năm nào còn ghi
 
Người đời chê Quý Ly thơ dở
Lại học đòi giải nghĩa kinh Thư 
Chép thiên Vô Dật diễn nôm
Văn chương lạng quạng tính đem dạy đời
 
Bao kẻ sĩ đương thời phê phán
Ly bắt người kết án đày xa
Phê bình quyền của người ta
Nhưng mà chê dỡ truy ra giết liền.
Q 1: Thời đại Hồng Bàng
Q 2: Thời đại Bắc thuộc (227-540)
Q 3: Ngô Quyền (938-944) Q 4: Lý Thái Tổ (1010-1028)
Q 5: Lý Nhân Tông (1072-1127) Q 6: Trần Thái Tông (1226-1258)
Q 7: Trần Nhân Tông (1278-1293)
Q 8: Trần Anh Tông (1293-1394)
Q 9:  D N Lễ - Trần Thiếu Đế (1369-1400) Q 10: Hồ Quí Ly - Giản Định Đế (1400-1409)
Q 11: Lê Thái Tổ (1423-1433) Q 12: Lê Thái Tông (1433-1442) - Thánh Tông (1460-1497
Q 13: Lê Hiến Tông (1497)/Mạc Phúc Nguyên (1546) .Quyển 14: Lê Trung Tông (1548) đến Nguyễn Phúc Nguyên (1613)
Quyển 15: Lê Thần Tông (1619-1643) đến Lê Dụ Tông (1705-1728) Quyển 16: Trịnh Cương (1709) đến Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777)
Quyển 17: Trung Ương hoàng đế (1778 – 1793) Quyển 18: Quang Trung hoàng đế (1788-1792)
Quyển 19: Cảnh Thịnh hoàng đế (1792-1802) Quyển 20: Gia Long hoàng đế (1802-1820)
Quyển 21: Minh Mạng hoàng đế (1820-1841) Quyển 22: Thiệu Trị hoàng đế (1841-1847) đến Tự Đức (1847-1885)
Quyển 23: Pháp chiếm Gia Định (1859) và chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Quyển 24: Các cuộc kháng chiến của nghĩa quân miền Nam
Quyển 25: Pháp chiếm Hà Nội (1882) đến Hòa ước Giáp Thân (1884) Quyển 26: Pháp lập Liên bang Đông dương – các phong trào bình Tây sát Tả
Quyển 27: Đồng Khánh (1885...) – các phong trào sĩ phu yêu nước Quyển 28: Vua Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916)
Quyển 29: Trần Cao Vân (VN QPH) – các phong trào kháng chiến toàn quốc  Quyển 30: Khải Định (1916-25) Bảo Đại (1925-45) – anh hùng Nguyễn Thái Học