Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Bổn Hạnh Tập Kinh [佛本行集經] »» Bản Việt dịch quyển số 42 »»

Phật Bổn Hạnh Tập Kinh [佛本行集經] »» Bản Việt dịch quyển số 42

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.44 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.56 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Bản Hạnh Tập

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44 | 45 | 46 | 47 | 48 | 49 | 50 | 51 | 52 | 53 |
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 44: BA ANH EM CA-DIẾP
(Phần 3)

Bấy giờ Đức Thế Tôn thọ trai xong, trở lại trong rừng đi kinh hành.
Ngày hôm sau, Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đi đến chỗ Đức Phật. Đến nơi, ông bạch:
-Thưa Đại đức Sa-môn, nếu thấy đúng giờ, cơm nước đã dọn xong.
Đức Phật bảo Ca-diếp:
-Nhân giả về trước, Ta sẽ đến sau.
Đức Thế Tôn bảo Ca-diếp đi về trước rồi, Ngài liền lên cung trời Đao-lợi. Đến nơi, Thế Tôn lấy một cành hoa Ba-lê-xà-đa-ca (nhà Tùy dịch là Bỉ Ngạn Sinh). Lấy rồi về đến nhà thờ thần lửa trước. Ca-diếp đến sau, thấy Đức Phật đã an tọa, liền bạch:
-Thưa Đại đức Sa-môn, Ngài đi đường nào về nhà thờ thần lửa trước tôi?
Đức Phật bảo Ca-diếp:
-Ta bảo Nhân giả về trước, rồi sau đó Ta lên cung trời Đao-lợi lấy một cành hoa Ba-lê-xà đem về nơi nhà thờ thần lửa này. Cành hoa Ba-lê-xà-đa-ca này màu sắc tuyệt đẹp, hương khí thơm tho. Nếu ông thích nên lấy hoa này thưởng thức hương khí.
Ca-diếp bạch Phật:
-Thưa Đại Sa-môn, mùi thơm hoa này vi diệu, tinh hảo. Sa-môn tự cất lấy, tôi không được phép ngửi.
Khi ấy, Ca-diếp thầm nghĩ: “Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông mới có thể bảo ta về trước, rồi sau đó người lên cung trời Đao-lợi lấy một cành hoa Ba-lê-xà-đa-ca rồi trở về ngồi trong nhà thờ thần lửa trước ta. Tuy nhiên, vị ấy vẫn chưa chứng
quá A-la-hán như ta ngày nay.”
Bấy giờ các vị Phạm chí Loa kế ở chỗ Ca-diếp muốn bửa một cây củi mà không được. Nếu dựng thì cây chẳng đứng, nếu để nằm thì cây chẳng thẳng, nếu dùng búa bửa thì bửa chẳng ra. Các Phạm chí Loa kế suy nghĩ: “Đây là do thần thông của Đại Sa-môn, không còn gì phải nghi ngờ. Làm cho bọn ta ngày nay không thể bửa cây cải này, hết sức cực nhọc.”
Đức Thế Tôn bảo tất cả các Phạm chí của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp:
-Này các đồng tử, nay các người muốn bửa cây củi này phải không?
Ca-diếp bạch Phật:
-Thưa Đại đức Sa-môn, chúng tôi thật sự muốn bửa cây củi này mà không làm sao bửa được.
Khi Đức Thế Tôn hỏi lời như vậy rồi thì liền sau đó các Phạm chí bửa một cách dễ dàng. Lúc ấy Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông. Tuy vậy nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Hôm sau, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong, liền trở về trong rừng đi kinh hành. Lúc ấy các Phạm chí ở chỗ của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp muốn đốt lửa nhưng không cháy. Các Phạm chí Loa kế suy nghĩ: “Việc này là do thần thông của Đại Sa-môn tạo ra, không còn gì phải nghi ngờ, khiến chúng ta cực nhọc đốt lửa không được.”
Đức Thế Tôn bảo các Phạm chí Loa kế của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp:
-Các người muốn đốt lửa phải không?
Các đồng tử của Ca-diếp thưa:
-Thưa Đại đức Sa-môn, chúng tôi muốn đốt lửa.
Khi Đức Phật hỏi rồi, lửa liền cháy thành năm trăm đống.
Bấy giờ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông, có thể khiến vật đốt cháy được làm cho không cháy. Nếu Sa-môn muốn cháy thì bùng cháy. Tuy vậy, vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Hôm sau, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong, Ngài về lại trong rừng đi kinh hành. Khi các Phạm chí Loa kế muốn tắt lửa mà không tắt được. Các Phạm chí Loa kế đều nghĩ: “Đây là do sức thần thông của Đại Sa-môn, khiến ta tắt lửa không được.”
Lúc ấy Đức Thế Tôn bảo các đồng tử của Ca-diếp:
-Này các đồng tử, có phải các người muốn tắt ngọn lửa này chăng?
Ca-diếp bạch Phật:
-Thưa Đại đức Sa-môn, tôi nay muốn dập tắt ngọn lửa này mà không được.
Khi Đức Phật hỏi lời này rồi, năm trăm ngọn lửa liền dập tắt. Ca-diếp thầm nghĩ: “Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông. Sức của người muốn lửa tắt thì tắt, muốn lửa cháy thì liền cháy. Tuy việc ấy như vậy nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Ngày kế tiếp, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong, Ngài trở về trong rừng, đi kinh hành và an trú trong đó. Thuở ấy vào mùa đông, trời hết sức giá lạnh; khí trời vào nửa đêm hay phần sau đêm lạnh buốt. Các Phạm chí Loa kế xuống sông Ni-liên-thiền cúi tắm trong đó. Lúc ấy Đức Thế Tôn dùng thần lực biến thành năm trăm đông lửa cháy đỏ rực trên bờ sông. Các Phạm chí Loa kế lên sông, lạnh run lập cập, đều đến các đông lửa trên bờ để sưởi ấm. Tâm họ đều nghĩ: “Năm trăm đông lửa này bỗng nhiên xuất hiện là do sức thần thông của Đại Sa-môn biến hóa nên ngọn lửa không khói, để chúng ta từ dưới nước lạnh lên, đến sưởi ấm.”
Lúc ấy Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông nên mới hóa ra năm trăm lò lửa không khói này để cho năm trăm đệ tử Loa kế từ dưới sông lạnh lên, đến ngồi sưởi ấm. Tuy việc ấy như vậy nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Hôm sau, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong, Ngài trở lại trong rừng đi kinh hành và an trú trong đó. Bấy giờ các Phạm chí Loa kế mỗi người cầm bình nước và bình quân trì đi lấy nước nhưng không sao cầm lấy bình được, nên các Phạm chí đều nghĩ: “Việc này là do Đại Sa-môn khiến chúng ta không thể cầm bình nước và bình quân trì được.” Lúc ấy Đức Thế Tôn bảo Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp và năm trăm Phạm chí Loa kế:
-Này Ca-diếp, các ông muốn cầm bình nước và bình quân trì đi lấy nước, phải không?
Ca-diếp bạch:
-Hay thay! Thưa Sa-môn, năm trăm Phạm chí Loa kế muốn cầm bình nước và bình quân trì đi lấy nước.
Đức Phật hỏi như vậy rồi thì năm trăm Phạm chí Loa kế đều cầm bình nước và bình quân trì lấy được nước. Lúc ấy Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Hy hữu thay! Hy hữu thay! Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông mới có thể khiến cho năm trăm Phạm chí Loa kế cho lấy nước liền múc được nước, không cho thì không lấy được. Tuy nhiên vị ấy vẫn chưa chứng được quá A-la-hán như ta ngày nay.”
Ngày tiếp theo, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong, trở về trong rừng đi kinh hành và an trú trong đó. Bấy giờ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp theo thường lệ trước khi tế tự thần lửa, lên ngồi trên cây Thất-đa-la, rồi sau đó mới cúng tế, nay muốn leo lên cây Thất-đa-la lại không thể leo lên được. Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Nhất định việc này là do thần thông của Đại Sa-môn, không còn gì phải nghi ngờ, không cho ta leo lên cây Đa-la tế thần lửa.”
Ca-diếp lại suy nghĩ tiếp: “Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông mới có thể không cho chúng ta leo lên cây thì chúng ta không thể leo lên được. Tuy nhiên vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Hôm sau, Đức Thế Tôn thọ trai xong, Ngài trở lại trong rừng đi kinh hành và an trú trong đó. Khi ấy Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp lên cây Thất-đa-la để tế tự. Lên rồi nhưng ngồi chỗ cũ không được an ổn. Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Việc này nhất định là do thần thông của Đại Sa-môn, không còn gì phải nghi ngờ, khiến ta ngày nay ngồi không an ổn nơi chỗ cũ trên cây Thất-đa-la.” Ông ta bạch Thế Tôn:
-Lành thay! Thưa Sa-môn, xin Ngài cho chúng tôi ngồi vào chỗ cũ trên cây Thất-đa-la này để tế thần lửa.
Khi đó Đức Phật nói:
-Được rồi!
Ca-diếp và các Phạm chí liền ngồi an ổn trên cây Thất-đa-la.
Lúc bấy giờ ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Vị Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông mới có thể cho ta ở trên cây thì ta mới ở được trên cây, còn không cho thì không được. Tuy vậy vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Hôm sau, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong, Ngài trở lại trong rừng đi kinh hành và an trú trong đó.
Khi ấy Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp tế thần lửa xong, muốn phủ lấp ngọn lửa nhưng không thể được. Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Việc này là do thần thông của Sa-môn Cù-đàm khiến chúng ta không phủ lấp được ngọn lửa.” Khi đó Ca-diếp liền bạch Phật:
-Hay thay! Thưa Sa-môn, xin Ngài cho chúng tôi phủ lấp ngọn lửa này.
Nói lời này rồi liền dập tắt được ngọn lửa. Lúc ấy Ca-diếp thầm nghĩ: “Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông, cho phép thì ta dập tắt được ngọn lửa, còn không cho phép thì không dập tắt được. Tuy nhiên vị ấy chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Ngày kế tiếp, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong liền trở vào khu rừng cũ đi kinh hành và an tru trong đó. Khi Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đang tế thần lửa thì các dụng cụ dùng để tế thần di động khắp đó đây, không nằm yên một chỗ. Lúc ấy Ca-diếp thầm nghĩ: “Việc này nhất định là do Sa-môn Cù-đàm làm ra, khiến những dụng cụ tế thần lửa chạy khắp đó đây, giống như bị người rượt đuổi, không thể ở yên.” Vị ấy liền bạch Phật:
-Lành thay! Thưa Sa-môn, xin Thế Tôn khiến cho những dụng cụ tế thần của chúng tôi đứng yên một chỗ.
Đức Phật bảo Ca-diếp:
-Như ý các ông muốn.
Liền khi ấy các dụng cụ tế thần lửa an trụ một chỗ. Do vì nhân duyên này, Ca-diếp thầm nghĩ: “Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông nên mới có thể cho phép các đồ tế thần lửa đứng yên thì mới đứng yên, còn không cho thì không đứng yên. Tuy nhiên, vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Hôm sau, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong, Ngài trở về trong rừng, đi kinh hành và an nghỉ trong đó.
Lúc ấy ở xứ này không phải là mùa mửa mà bỗng nhiên trên hư không nổi đám mây đen khổng lồ, giáng xuống trận mưa dữ dội nhưng chỗ ngồi của Phật không có một giọt nước. Bấy giờ Đức Thế Tôn thầm nghĩ: “Ta nay có thể biến nước mênh mông mà thấy Ta ở trong đó đi kinh hành qua lại nơi đất khô ráo nổi bụi.” Nghĩ như vậy rồi, Đức Phật hiện chỗ khô ráo nổi bụi như đã nói ở trên, Ngài đi kinh hành qua lại trong đó.
Ca-diếp nghĩ: “Nay không nhằm thời tiết mưa, tại sao trong hư không tự nhiên nổi mây giáng xuống trận mưa to như vậy? Có lẽ chỗ ở của Phật cũng bị nước tràn ngập không khác.” Nghĩ như vậy rồi lại bảo các Phạm chí Loa kế dùng thuyền đi khắp mọi nơi, lần đến chỗ Phật, đến nơi họ đứng yên. Ca-diếp thấy bốn bên chỗ Phật đầy nước, chỉ riêng khoảng đất Đức Phật đang đi kinh hành là khô ráo nổi bụi. Thấy vậy Ca-diếp bạch Phật:
-Thưa Đại đức Sa-môn, hiện giờ Ngài ở trong nước tràn ngập phải không?
Đức Phật đáp:
-Ta nay đang đứng nơi đây.
Nói lời này rồi, Ngài liền bay lên hư không rồi hạ xuống đứng trên thuyền của Ca-diếp. Vì nguyên nhân này Ca-diếp thầm nghĩ: “Vị Sa-môn này có đại thần thông, có đại oai lực mới có thể ở trên nước biến ra con đường đi như vậy. Tuy nhiên vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Ma-ha Tăng-kỳ nói: “Đức Như Lai vì Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp và các Phạm chí hiện năm trăm phép thần thông mà Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đối với mỗi lần thị hiện thần thông đều cho rằng: ‘Đại Sa-môn này cố đại oai lực, có đại thần thông. Tuy có khả năng biến hiện như vậy vị ấy hoàn toàn không chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Bấy giờ Đức Thế Tôn nghĩ: “Người ngu si này đối với vô lượng lần đều có ý nghĩ: ‘Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông, Tuy nhiên chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay’, nên nay Ta vì Ca-diếp và các đệ tử của ông ta khiến họ mở con mắt tuệ, phát sinh tâm xa lìa tà chấp.” Rồi Đức Thế Tôn bảo Ca-diếp:
-Này Ca-diếp, ông nay chẳng phải là A-la-hán, cũng chưa từng đi trên con đường để đến A-la-hán, mà ông thật chưa phải tướng A-la-hán, huống lại là ở trong quả A-la-hán.
Vì lời nói này, lúc ấy Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp sinh tâm hổ thẹn, toàn thân dựng chân lông, đảnh lễ dưới chân Phật mà bạch:
-Hay thay! Bạch Đức Thế Tôn, xin cho con xuất gia và được thọ giới Cụ túc.
Đức Thế Tôn bảo Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp:
-Này Đại Ca-diếp, năm trăm Phạm chí Loa kế sống y chỉ vào ông, thuận theo pháp hạnh của ông, ông có thể cùng họ thảo luận phải trái và báo cho họ biết điều này. Nếu như tâm ý họ hoan hỷ việc xuất gia như vậy thì ông mới xuất gia.
Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nghe lời Đức Phật chỉ dạy như vậy, liền đi đến chỗ năm trăm vị Phạm chí Loa kế, đến nơi bảo họ:
-Này năm trăm đồng tử Phạm chí, từ xưa đến nay các ông nương theo ta sống ở nơi đây. Hiện giờ nhà thờ thần lửa và các dụng cụ tế tự tùy ý các ông phân chia sử dụng. Còn ta ngày nay hướng về Đại Sa-môn tu phạm hạnh.
Năm trăm đệ tử Phạm chí Loa kế đồng thưa Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp:
-Thưa Hòa thượng, từ khi thầy gặp Sa-môn Cù-đàm cho đến nay chúng con đã nhiều lần tâm muốn hướng về Đại Sa-môn tu phạm hạnh, mà do vì trong tâm còn kính mến Hòa thượng nên chưa bộc lộ thành lời. Nếu nay Hòa thượng muốn hướng về Đại Sa-môn tu phạm hạnh thì chúng con cũng xin theo thầy đồng hướng về Sa-môn, nương vào giáo pháp của Ngài.
Rồi Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp và các đệ tử của ông đồng đi đến chỗ đức Phật, đến nơi đứng lui về một bên. Lúc ấy Đức Phật bảo Ca-diếp và các đệ tử:
-Này các Phạm chí, các ông hãy bỏ chiếc áo nai, bình quân trì, gậy và các tạp vật trên búi tóc cùng các bồn dùng tế lễ thần lửa. Thu dọn tất cả mang đến bờ sông Ni-liên-thiền, vứt xuống nước.
Các Phạm chí bạch Phật:
-Chúng tôi sẽ y theo lời Đại Đức Sa-môn dạy, không dám làm trái.
Liền khi ấy các Phạm chí đem áo da nai cho đến thu dọn cắc đồ vật, đi đến bờ sông, ném tất cả vào nước. Khi các vật ném xuống dòng nước rồi, phát ra đủ thứ tiếng, hoặc “tất tất”... rồi theo dòng sông cuốn đi. Các Phạm chí Loa kế thấy những việc kỳ lạ như vậy trong tâm càng thêm hoan hỷ, đồng đảnh lễ dưới chân Phật mà bạch:
-Cúi xin Đức Thế Tôn cho chúng con được xuất gia và thọ giới Cụ túc.
Đức Thế Tôn bảo các Phạm chí:
-Này các Tỳ-kheo, đến đây, vào trong pháp của Ta tu phạm hạnh, dứt sạch các khổ!
Lúc ấy năm trăm vị Trưởng lão ứng theo lời Phật nói liền thành người xuất gia thọ giới Cụ túc.
Bấy giờ Phạm chí Loa kế Na-đề Ca-diếp đang tu bên bờ sông, nơi hạ lưu sông Ni-liên-thiền, thấy các vật áo da nai và những đồ tế tự thần lửa trôi ven bờ sông. Thấy vậy, tâm rất đổi kinh hãi, bồi hồi lo sợ mà la lên:
-Chao ôi, việc quái lạ! Chỗ ở của anh ta phải chăng bị giặc cướp? Phải chăng đồ chúng bị giặc giết hết? Ta nay phải đến đó quan sát xem thử tai họa kỳ quặc gì mà bỗng nhiên xảy ra như vậy!
Na-đề Ca-diếp nghĩ như vậy liền sai các Phạm chí Loa kế:
-Hãy đi ngược dòng đến đó trước, quan sát lành dữ thế nào, dò xem có điều quái lạ gì? Việc ấy như thế nào, trở về báo lại cho ta biết.
Các đệ tử Phạm chí vâng lệnh liền đi đến nơi quán sát rồi trở về báo cáo:
-Tất cả các vị đều được bình an và đang phụng thờ Cù-đàm.
Sau đó Na-đề Ca-diếp đem ba trăm đệ tử hầu hạ hai bên, đồng đi đến chỗ Trưởng lão Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp. Đến nơi, thấy thầy trò ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đã cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa. Thấy vậy, trong tâm hết sức bất bình. Đối với người anh, Ca-diếp nói kệ:
Thần lửa anh bỏ chẳng phụng thờ
Pháp tu khổ hạnh cũng bỏ qua
Ngày nay đã bỏ khổ hạnh này
Giống như rắn nọ bị lột da.
Phạm chí Loa kế Na-đề Ca-diếp liền hỏi anh mình là Trưởng lão ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp:
-Pháp này tối thắng sao? Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đáp:
-Pháp này thật sự tối thắng. Nên tu hạnh này vì hạnh này tối diệu.
Phạm chí Loa kế Na-đề Ca-diếp bảo ba trăm vị Phạm chí Loa kế, đệ tử của mình:
-Này các đồng tử Phạm chí Loa kế, chỗ ở của ta có bao nhiêu suôi ao và tất cả đồ dùng, tự ý các ông phân chia. Ta nay muốn ở bên Đại Sa-môn tu phạm hạnh.
Ba trăm vị đệ tử Phạm chí Loa kế thưa bổn sư Na-đề Ca-diếp: -Bạch Hòa thượng, nếu nay Hòa thượng muốn theo Đại Sa-môn tu phạm hạnh thì chúng con cũng xin theo Hòa thượng cùng đi đến chỗ Đại Sa-môn tu phạm hạnh.
Na-đề Ca-diếp và các đệ tử đồng đi đến chỗ Phật, đến nơi đứng lui về một bên. Đức Phật bảo các Phạm chí:
-Này các Phạm chí, ngày nay có thể đem các áo da nai trên thân các ông, bồn và các dụng cụ tế tự thần lửa có thể ném xuống dòng sông Ni-liên-thiền hay không?
Các Phạm chí liền bạch Phật:
-Chúng con y theo lời chỉ dạy của Sa-môn, không dám làm trái. Rồi các Phạm chí này cũng như các Phạm chí trước, đem tất cả các đồ dùng ném trong dòng nước, phát ra tiếng “tất tất”, theo dòng nước cuốn đi. Lúc ấy các Phạm chí Loa kế thấy việc hy hữu như vậy, lòng càng thêm phấn khởi... Các Trưởng lão Tỳ-kheo này ứng theo lời Phật nói liền thành người xuất gia thọ giới Cụ túc.
Bấy giờ Phạm chí Loa kế Già-da Ca-diếp sống ở hạ lưu sông Ni-liên-thiền, chợt thấy áo da nai, bồn và tất cả dụng cụ tế tự thần lửa cuốn theo dòng sông. Thấy vậy, tâm rất đổi kinh hãi mà la lên: -Chao ôi, việc quái lạ! Chỗ ở của anh ta có thể đã bị giặc cướp phá hoại chăng? Hay bị giết hại chăng? Ta nay phải đi đến chỗ đó quan sát tai họa như thế nào.
Nói vậy rồi liền bảo một số đệ tử Phạm chí Loa kế ngược dòng đi đến xem trước:
-Các ông nên quán sát có điều quái lạ, việc ấy thế nào, lành dữ ra sao, về đây báo lại cho ta biết.
Các đệ tử vâng lời ra đi, rồi trở về báo cáo giống như ở trước. Sau đó, Phạm chí Loa kế Già-da Ca-diếp đem hai trăm đệ tử của mình hầu hạ hai bên, đồng đi đến chỗ Trưởng lão Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp và Na-đề Ca-diếp. Đến nơi, thấy hai anh mình cạo bỏ râu tóc, thân đắp ca-sa. Thấy vậy, trong tâm rất đổi bất bình, nên vị ấy đôi với hai anh Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp và Na-đề Ca-diếp nói kệ:
Thần lửa từ trước anh không thờ
Pháp tu khổ hạnh cũng bỏ qua
Ngày nay hai anh bỏ pháp ấy
Giống như rắn nọ bị lột da.
Lúc ấy hai Trưởng lão Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp và Na-đề Ca-diếp đều dùng kệ trả lời người em:
Thần lửa từ trước ta không thờ
Pháp tu khổ hạnh cũng bỏ qua
Ngày nay chúng ta bỏ pháp ấy
Thật như rắn nọ bị lột da.
Lúc ấy Phạm chí Loa kế Già-da Ca-diếp lại hỏi ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp và Na-đề Ca-diếp:
-Thưa hai anh, pháp này tối thắng sao?
Hai Trưởng lão Ca-diếp đồng trả lời:
-Pháp này thật tối thắng! Nên tu pháp này. Pháp này tối diệu.
Phạm chí Loa kế Già-da Ca-diếp bảo hai trăm vị đệ tử Phạm chí:
-Này các đồng tử Phạm chí, chỗ ở của ta có bao nhiêu suối ao và tất cả đồ dùng, tự ý các ông phân chia sử dụng. Ta nay muốn ở chỗ Đại Sa-môn tu phạm hạnh.
Hai trăm vị đệ tử Phạm chí Loa kế đồng thưa bổn sư, Phạm chí Loa kế Già-da Ca-diếp:
-Bạch Hòa thượng, nếu nay Hòa thượng muốn theo Đại Sa-môn tu phạm hạnh thì chúng con cũng xin theo Hòa thượng cùng đến chỗ Đại Sa-môn tu phạm hạnh.
Phạm chí Loa kế Già-da Ca-diếp và các đệ tử cùng đi đến chỗ Đức Phật. Đến nơi, đứng lui về một bên mà bạch Phật:
-Thưa Đại Sa-môn, thầy trò chúng tôi ngày nay muốn ở trong giáo pháp của Sa-môn. Đối với tất cả pháp, chúng tôi sẽ y theo đó mà vâng giữ.
Đức Thế Tôn bảo các Phạm chí Loa kế:
-Các ông hãy làm các việc là đem áo da nai, bồn và dụng cụ tế tự thần lửa của tất cả các ông, tất cả thứ đó đều ném xuống dòng sông Ni-liên-thiền.
Các Phạm chí Loa kế đáp:
-Chúng tôi y theo lời chỉ dạy của Sa-môn, không dám làm trái.
Tất cả Phạm chí Loa kế liền đem áo da nai và tất cả dụng cụ tế thần lửa ném xuống sông. Khi các vật như áo da nai, bình quân trì, bình nước rửa... ném xuống sông, cuộn theo dòng nước, chúng phát ra các âm thanh “tất tất”, “xướng hu”. Các Phạm chí thấy việc hy hữu như vậy, trong lòng lại càng thêm phấn khởi mà bạch Phật:
-Lành thay! Bạch Thế Tôn, xin cho chúng con được xuất gia và thọ giới Cụ túc.
Đức Phật liền bảo:
-Này các Tỳ-kheo, đến đây! Vào trong pháp của Ta tu hành phạm hạnh để dứt các khổ.
Ứng với lời nói của Phật, các Trưởng lão ấy liền thành người xuất gia đầy đủ giới Cụ túc.
Trong khoảng thời gian qua, Đức Thế Tôn ở trong thôn của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp, giờ đây không muốn ở nơi đây nữa, nên Ngài đi dần về thành Già-da. Như Lai đem theo một ngàn đồ chúng Tỳ-kheo lên ở trên núi Tượng đầu, dạy tu tập ba loại thần thông: Thân thần thông, khẩu thần thông và ý thần thông.
Bấy giờ Đức Như Lai muốn thị hiện thân thần thông, nghĩa là: Đối với một thân hiện thành nhiều thân, rồi nhiều thân trở lại thành một thân; ẩn phương trên, hiện phương dưới; ẩn phương dưới, hiện phương trên; ẩn phương Đông, hiện phương Tây; ẩn phương Tây, hiện phương Đông; ẩn phương Nam, hiện phương Bắc; ẩn phương Bắc, hiện phương Nam. Chui qua gộp nũi vách đá không chướng ngại, vào trong đất như vào trong nước, đi trên nước như đi trên đất. Ngồi kiết già dưới đất bay thẳng lên hư không giống như chim bay, thân tỏa khói lửa như đống lửa lđn. Hết tỏa lửa rồi phun ra nước, hết phun nước rồi phun ra lửa. Năng lực mặt trời, mặt trăng như vậy mà Ngài dùng tay va chạm hay nắm lấy, cho đến hành động tự do như Phạm thiên. Đây là thân thần thông biến hóa của Như Lai.
Đức Phật dạy:
-Này các Tỳ-kheo, nay lẽ ra các thầy phải biết phân biệt như thế này, lẽ ra chẳng sinh phân biệt như thế này, lẽ ra phải biết quán sát tư duy như thế này, lẽ ra chẳng nên quán sát tư duy như thế này. Này các Tỳ-kheo, nên làm thế này, chẳng nên làm thế này. Đây là Như Lai hiện khẩu nghiệp thần thông.
Này các thầy Tỳ-kheo, nay các thầy phải biết, Như Lai hiện ý thần thông là: đối với tất cả các pháp đều thiêu đốt. Ta nói là thiêu đốt nghĩa là nhãn căn cũng thiêu đốt, sắc chất cũng thiêu đốt, nhãn thức cũng thiêu đốt. Nhãn căn tiếp xúc sắc trần thiêu đốt. Do nhãn căn tiếp xúc sắc trần, sinh các cảm thọ hoặc vui, hoặc khổ, hoặc chẳng khổ chẳng vui. Những cảm thọ này cũng thiêu đốt. Tại sao đốt chấy như vậy? Tại vì lửa phiền não Dục thiêu đốt, tại vì lửa phiền não Sân thiêu đốt, tại vì lửa phiền não Ngu si thiêu đốt. Ta nói các đau khổ của nhãn căn như vậy.
Cũng vậy, nhĩ căn thiêu đốt, thanh trần thiêu đốt. Nói sơ lược cho đến tỷ căn và hương trần thiêu đốt, thiệt căn và vị trần thiêu đốt, thân căn và xúc trần thiêu đốt, ý căn và phấp trần thiêu đốt. Nguyên nhân ý căn tiếp xúc pháp trần sinh cấc cảm thọ hoặc khổ, hoặc vui, hoặc chẳng khổ chẳng vui... những cảm thọ này cũng thiêu đốt. Tại sao bị thiêu đốt? Tại vì lửa phiền não Dục thiêu đốt, tại vì lửa phiền não Sân hận thiêu đốt, tại vì lửa phiền não Ngu si thiêu đốt. Ta nói sự đau khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân căn và các trần như vậy.
Lại nữa, có người học rộng, có thể quán sát sâu xa thế này: người này có thể xa lìa nhãn căn, xa lìa nhãn thức, xa lìa tác dụng của nhãn căn. Hoặc nhân nơi nhãn căn tiếp xúc với sắc trần sinh các cảm thọ hoặc khổ, hoặc vui, hoặc chẳng khổ chẳng vui. Trong các cảm thọ đó cũng nên xa lìa. Đây gọi là lìa nhãn căn.
Lại nữa, xa lìa nhĩ căn, xa lìa thanh trần. Nói sơ lược cho đến xa lìa tỷ căn và hương trần, xa lìa thiệt căn và vị trần, xa lìa thân căn và xúc trần, xa lìa ý căn và pháp trần. Hoặc do ý căn tiếp xúc pháp trần sinh ra cảm thọ: hoặc khổ, hoặc vui, hoặc chẳng khổ chẳng vui. Những cảm thọ này cũng phải xa lìa. Đã xa lìa rồi tức không đắm nhiễm. Đã không đắm nhiễm liền được giải thoát. Đã được giải thoát rồi, liền bên trong có trí tuệ thanh tịnh. Tự biết thế này: “Ta nay đã dứt sinh tử, việc làm đã xong, không thọ thân đời sau.” Đây là ý thần thông của Như Lai.
Khi Đức Thế Tôn nói ba loại thần thông để giáo hóa các Tỳ-kheo như vậy, đồ chúng này gồm một ngàn Tỳ-kheo các lậu đều dứt sạch, chứng pháp vô vi, đối với các pháp tâm được giải thoát, mà có kệ:
Khô dòng ái dục, dứt sinh tử
Phạm hạnh đã thành, được tự lợi
Việc làm của mình đã hoàn tất
Lại không thọ lấy thân đời sau.
Lúc bấy giờ một ngàn vị Tỳ-kheo nghe Đức Thế Tôn nói lời như vậy xong, đối các pháp hữu lậu không tạo tác, trong tâm liền được giải thoát hoàn toàn, xả bỏ các pháp Phạm chí, được gọi là Thanh văn Tăng.
Phẩm 45: ƯU-BA-TƯ-NA
(Phần 1)

Thuở ấy, ba anh em Ca-diếp có người cháu kêu bằng cậu là Phạm chí Loa kế tên Ưu-ba-tư-na (nhà Tùy dịch là Tối Thượng Chinh Tướng) sống trên một hòn núi tên là A-tu-la, thường cùng với hai trăm năm mươi đệ tử Phạm chí Loa kế tu học đạo tiên. Ưu-ba-tư-na nghe ba người cậu của mình và các đệ tử đi đến bên Đại Sa-môn, tất cả đều cạo bỏ râu tóc xuất gia. Nghe vậy, vị ấy hết sức kinh ngạc, rất đổi bất bình mà la lên:
-Các ông cậu ta thật lạ thay! Bao năm nay tế tự thần lửa, giờ đây bỗng nhiên theo làm đệ tử Sa-môn. Ta nay đến đó quở trách mới được. Vì cớ gì làm điều bất thiện như vậy?
Rồi vị ấy đi đến chỗ ba người cậu với trong lòng hậm hực, cổ họng nghẹn ngào không nói thành lời. Đến nơi thấy ba người cậu đã cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa. Thấy vậy, vị ấy đối với ba người cậu mà nói kệ:
Các cậu thờ lửa chẳng trọn đời
Lại không tu hành pháp khổ hạnh
Ngày nay đồng bỏ pháp tu này
Giống như rắn nọ bị lột da.
Lúc ấy ba người cậu Ca-diếp dùng kệ đáp lại người cháu Ưu-ba-tư-na:
Thần lửa từ xưa nay không thờ
Pháp tu khổ hạnh cũng bỏ qua
Ngày nay chứng ta bỏ pháp ấy
Thật như rắn nọ bị lột da.
Phạm chí Loa kế Ưu-ba-tư-na nghe kệ rồi lại hỏi ba cậu:
-Pháp này tối thắng thật vậy sao?
Ba người cậu trả lời:
-Pháp này thật tối thắng, nên tu pháp này vì pháp này vi diệu.
Bấy giờ Phạm chí Loa kế Ưu-ba-tư-na bảo hai trăm năm mươi vị đệ tử Phạm chí Loa kế:
-Này các đồng tử Phạm chí, bao nhiêu vật sở hữu chỗ ở của ta như suối, ao và các vật dụng, các ông tùy ý phân chia. Ta nay muốn theo Đại Sa-môn tu phạm hạnh.
Hai trăm năm mươi vị Phạm chí Loa kế đồng bạch Phạm chí Loa kế Ưu-ba-tư-na:
-Nếu ngày nay Hòa thượng muốn theo Đại Sa-môn tu phạm hạnh, chúng con cũng theo Hòa thượng đồng đi đến Đại Sa-môn cùng tu phạm hạnh.
Phạm chí Ưu-ba-tư-na và đồ chúng đồng đi đến chỗ Đức Phật. Đến nơi, Phạm chí bạch Phật:
-Thưa Đại đức Sa-môn, ngày nay con cùng đồ chúng xin vào trong pháp của Sa-môn. Đối với tất cả giáo pháp của Ngài, chúng con y theo đó mà vâng giữ.
Đức Thế Tôn bảo các Phạm chí Loa kế:
-Nếu các ông có thể làm được các việc như thế này: phải đem tất cả áo da nai của các ông và những dụng cụ tế tự thần lửa vứt bỏ hoàn toàn.
Các Pham chí thưa:
-Đúng như lời dạy của Sa-môn, chúng con không dám trái ý.
Rồi các Phạm chí trở về chỗ ở của mình, vứt bỏ tất cả dụng cụ thờ thần lửa. Sau khi Phạm chí đã vứt xong những dụng cụ ấy, liền trở lại chỗ Phật, đến nơi đảnh lễ dưới chân Thế Tôn mà bạch:
-Thưa Thế Tôn, lành thay! Xin Thế Tôn cho chúng con xuất gia thọ giới Cụ túc.
Đức Phật bảo các Phạm chí:
-Này các Tỳ-kheo, lại đây! Hãy vào trong pháp của Ta tu phạm hạnh để diệt các khổ.
Ứng với lời nói của Đức Phật, họ liền thành hai trăm năm mươi Trưởng lão xuất gia thọ giới Cụ túc. Đức Thế Tôn vì các Trưởng lão này lại thuyết thêm giáo pháp, cũng lại như trên, dùng ba loại thần thông chỉ dạy, được lợi ích an vuiế Lúc ấy các Tỳ-kheo diệt sạch các lậu, ở trong pháp vô vi, tâm được giải thoát.
Bấy giờ Đức Thế Tôn lần đầu tiên tập họp chúng Tỳ-kheo gồm đủ một ngàn hai trăm năm mươi người, tất cả đều từ dòng Phạm chí xuất gia, tất cả đều được tự lợi, chứng quả A-la-hán, luôn luôn theo hầu bên Phật, có mặt trong các hội thuyết pháp.
Lại nữa, về sau có các Tỳ-kheo bạch Phật:
-Hay thay! Bạch Thế Tôn, thầy trò các Phạm chí Loa kế trong đời quá khứ trồng căn lành gì mà ngày nay được xuất gia thọ giới Cụ túc, tất cả đều chứng quả A-la-hán? Xưa tạo nghiệp gì mà ngày nay được phước báo như vậy? Lại nữa, tại sao Trưởng lão Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đối với năm trăm vị Phạm chí Loa kế, chỉ có một mình Trưởng lão là người đứng đầu tối diệu, tối thắng, tối thượng, tối tôn? Tại sao Na-đề Ca-diếp đối với ba trăm đệ tử, người là bậc đứng đầu tuyệt diệu hơn hết? Tại sao Già-da Ca-điếp đối với hai trăm đệ tử, người là bậc đứng đầu tuyệt diệu hơn hết? Lại nữa, Trưởng lão Ưu- lâu-tần-loa Ca-diếp thuở xưa tạo nghiệp gì mà ngày nay Đức Thế Tôn đem các pháp khai thị, giáo hóa khó khăn như vậy? Ngoài ra các Phạm chí khác thì giáo hóa dễ dàng?
Thưa lời này rồi, các Tỳ-kheo đứng yên lặng chờ Đức Phật chỉ dạy. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các thầy Tỳ-kheo:
-Này các thầy, hãy chú ý lắng nghe. Ta nhớ thuở quá khứ, lại cũng ở trong Diêm-phù-đề này, có một ngàn thương nhân, trong số thương nhân này có ba anh em đều là thương chủ. Thương chủ thứ nhất cũng có tên là Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp chỉ huy năm trăm thương nhân. Thương chủ thứ hai cũng có tên là Na-đề Ca-diếp chỉ huy ba trăm thương nhân. Thương chủ thứ ba cũng có tên là Già-da Ca-diếp, cũng chỉ huy hai trăm thương nhân.
Thuở ấy, ba vị đại thương chủ và các thương nhân cùng nhau đi vào biển. Để cuộc hành trình được an toàn, nên họ phải chuẩn bị lương thực và các dụng cụ trang bị. Tổn phí cuộc hành trình lên đến ba trăm ngàn vạn tiền vàng gồm: Một trăm ngàn vạn lo về lương thực. Một trăm ngàn vạn lo cho các thương nhân để dùng vào việc trả công mướn tay nghề. Một trăm ngàn vạn dùng vào việc sắm các vật dụng trên thuyền buồm.
Trang bị đầy đủ rồi, họ lần lần đi đến bờ biển. Khi đến nơi, thiết lễ cúng tế thần Đại Hải. Ngoài việc sắm sửa thuyền buồm, còn thuê năm người với giá gấp bội để lo vào các việc là một người có tài sửa chữa tàu bè. Một người quán sát bốn phương. Một người chuyên lặn dưới nước. Một người chuyên bơi ở trên mặt nước. Một người điều chỉnh buồm.
Sau khi thuê xong năm người như vậy, ba thương chủ đồng xướng lớn tiếng: “Ai có khả năng vào biển?” (Nói như vậy ba lần ) Sau khi xướng lớn tiếng ba lần như vậy, liền ngồi trong thuyền đồng ra khơi. Vì tìm bảo vật nên đoàn người đã đi sâu vào đại dương. Bỗng gặp trận cuồng phong, trận gió thổi giạt chiếc thuyền tấp vào một hòn đảo mà tàu vẫn đứng yên ổn...

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.228.162 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập