Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Phẩm 54: NHÂN DUYÊN CỦA ƯU-ĐÀ-DI
(Phần 2)
Bấy giờ, vua Thâu-đầu-đàn đem tất cả những người trong cung của mình, những người trong cung của Thái tử Tất-đạt-đa, ngoài ra còn đem theo các quyến thuộc khác, là đồng tử dòng họ Thích và các thuộc hạ, lại đem bốn binh chủng, trăm quan đại thần, các tướng soái hộ vệ và các cư sĩ, trưởng giả kỳ cựu nơi các xóm làng, thành ấp. Để thể hiện oai thế của nhà vua và hiển bày tinh thần đức độ của mình nên nhà vua đem theo các đại thần, thân tộc, binh chủng hộ vệ chung quanh như vậy.
Bấy giờ tôn tộc của họ Thích có chín vạn chín ngàn người, cùng dân chúng trong thành Ca-tỳ-la-bà-tô-đô muốn đến chiêm ngưỡng Như Lai.
Đức Như Lai trông thấy Đại vương Thâu-đầu-đàn cùng với quần chúng hàng ngũ chỉnh tề đang hướng đến, nên suy nghĩ: “Nếu Ta thấy phụ vương mà không đứng dậy nghênh tiếp thì người ta sẽ cho rằng: “Người này không đủ đức hạnh quả báo làm người. Tại sao thấy cha mà không đứng dậy nghênh tiếp?”
Nếu Ta thấy phụ vương và đại chúng mà đứng dậy nghênh tiếp thì họ sẽ bị vô lượng tội lớn.
Nếu Ta giữ tư thế ngồi yên như cũ thì họ đối với Ta không sinh tâm cung kính.”
Như Lai suy xét ba trường hợp như trên, thấy mỗi trường hợp đều có khuyết điểm như vậy. Như Lai suy nghĩ ý nghĩa của ba trường hợp như vậy rồi, Ngài từ chỗ ngồi dùng sức thần thông bay vọt lên hư không, ở trong hư không, Ngài hóa hiện các thứ thần thông, hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặc nằm, hoặc ngủ, hoặc tỏa khói, hoặc phóng lửa ngọn, hoặc ẩn, hoặc hiện...
Các vị thần ở thành Ca-tỳ-la-bà-tô-đô như thần bảo vệ thành, thần giữ cổng... hiện ra trước mặt vua Thâu-đầu-đàn rồi đằng vân lên hư không, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi đứng lui về một bên, nói kệ thưa Thế Tôn:
Hôm đêm Thái tử đi xuất gia
Các thần Dạ-xoa hộ mở cửa
Vua Tỳ-sa-môn dẫn dường đi
Thế Tôn là Bậc Công Đức lớn.
Khi ấy Thái tử ra khỏi cửa
Phát đại thệ nguyện như thế này:
“Nếu chẳng thu phục được ma quân
Thành này, Ta không vào trở lại. ”
Ngày nay nguyện ấy đã thành công
Thế Tôn thu phục lũ ma quân
Chứng quả Bồ-đề Vô thượng đạo
Nguyện xưa nay đã được viên thành.
Phật vì làm phước hiện ra đời
Đã chứng Bồ-đề Vô thượng đạo
Do vì thương mến hàng thân tộc
Vì vậy ngày nay lại vào thành.
Khi ấy vua Thâu-đầu-đàn từ xa trông thấy Thế Tôn dùng sức thần thông bay lên hư không, thể hiện các thứ thần thông biến hóa, nên suy nghĩ: “Ta nhớ thuở trước Thái tử Tất-đạt-đa xả tục xuất gia, mà nay đã thành Bậc Đại Tiên có nhiều oai đức, có đại thần thông.” Vua Thâu-đầu-đàn suy nghĩ như vậy rồi liền xuống xe đi bộ đến chỗ Phật. Khi nhà vua từ từ tiến gần đến chỗ Phật ngồi thì Đức Phật cũng từ hư không từ từ hạ xuống. Khi vua Thâu-đầu-đàn đến sát chỗ ngồi của Phật, thì ngay lúc đó Đức Phật cũng từ hư không đã đến chỗ ngồi của mình.
Vua Thâu-đầu-đàn thấy trên đầu Phật không có mão thiên quan, lại cạo bỏ râu tóc, thân đắp ca-sa, vì lòng thương con nên nhà vua ngã xỉu. Trong giây lát mới tỉnh dậy, vua nằm lăn trên đất buồn khóc, nước mắt đầm đìa. Lúc ấy chín vạn chín ngàn người trong hoàng gia cùng với tất cả dân chúng trong thành cũng như ngoài thành đều ngã xỉu trên đất, buồn khóc lăn lộn, nước mắt ràn rụa cả mặt mày, buồn rầu áo não, đau khổ vô cùng.
Khi ấy đại chúng nói kệ:
Đại vương dẫn chúng đến bên Phật
Phụ vương thấy Phật chưa thăm hỏi
Vua muốn gọi con nhưng e ngại
Muốn gọi Tỳ-kheo cũng ngượng ngùng.
Vua thấy Thái tử dạng Sa-môn
Tự ở ngôi vua thấy hổ thẹn
Than ngắn thở dài lòng tức giận
Xỉu ngã trên đất, kể đủ điều.
Như Lai im lìm ngồi thiền định
Vua thấy như vậy vẫn ưu sầu
Giống người khát nước từ xa đến
Đã thấy nước rồi, vẫn chịu khát.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nghĩ: “Hoàng gia họ Thích rất tự thị cống cao ngã mạn. Nếu đặt đầu xuống đất để lễ Ta thì họ chẳng muốn làm.” Ngài nghĩ như vậy, liền bay lên hư không cách đất khoảng một trượng. Ngài lại nghĩ: “Nay Ta ở cách cất chừng ấy, để họ đủ khom người cúi đầu làm lễ.”
Có kệ:
Phật biết vua tôi lòng ngã mạn
Bay lên hư không cao một trượng
Thương mến tất cả người đến đây
Vì vậy Ngài trú nơi hư không.
Khi ấy vua Thâu-đầu-đàn từ dưới đất ngồi dậy, đảnh lễ dưới chân Phật và nói kệ:
Ta lạy ba lần Đấng Chân Như
Lễ Phật khi vừa mới đản sinh
Khỉ xưa trong cung tướng sư đoán
Khi ngồi gốc cây che mát thân
Nay thấy thể hiện việc hơn người
Mặt mày tươi sáng như hoa nở
Khiến thân tâm ta rất vui mừng
Thế nên ta nay lễ ba lạy.
Bấy giờ, vua Thâu-đầu-đàn đảnh lễ dưới chân Phật, rồi sau đó tuần tự quyến thuộc hai cung đều lễ Phật. Kế đến quyến thuộc bên ngoại cũng lễ dưới chân Phật. Các đồng tử dòng họ Thích cũng lễ dưới chân Phậtễ.Các tướng sĩ hộ vệ và trăm quan đại thần cũng tuần tự lễ Phật. Những cư sĩ dòng đại tộc cũng đảnh lễ dưới chân Phật. Tuần tự những vị kỳ túc đại phú trưởng giả cũng lễ dưới chân Phật.
Đức Thế Tôn có những giáo pháp sâu xa vi diệu nhưng e ngại đại chúng chưa sinh tâm hoan hỷ, khát ngưỡng, chưa sinh ý tưởng hy hữu đặc biệt nên Như Lai chưa nói pháp này.
Bấy giờ Đức Thế Tôn muốn đại chúng hiện tiền sinh tâm hoan hỷ kính tin nên Ngài vận dụng thần thông bay lên hư không, trụ tại phương Đông cao khoảng một cây Đa-la, rồi Ngài biến hiện các thần thông: một thân hiện ra nhiều thân, hoặc nhiều thân hợp thành một thân, đi lại chân không đụng đất, từ dưới đi lên, từ trên đi xuống, đi xuyên qua núi, vách đá không bị chướng ngại, vào trong đất như vào trong nước, đi trên mặt nước như trên mặt đất, ngồi kiết già trên hư không an nhiên bất động, hoặc đi kinh hành giống như chim bay, hoặc trên thân bốc khói, dưới thân phun nước, hoặc thân như đổng lửa lớn, như vầng nhật nguyệt có oai đức lớn, có thần thông lớn, oai đức lẫy lừng quang minh chiếu khắp, hoặc có khi dùng tay nắm bắt mặt trời, mặt trăng, thân hình cao lớn đụng đến cõi Phạm thiên...
Sau khi hiện những thần thông như trên, Ngài lại hiện cùng một lúc hai thần thông đối nhau, nghĩa là nửa thân phía trên bốc khói, nửa thân phía dưới phun lửa. Hoặc nửa thân phía dưới bốc khói, nửa thân phía trên phun lửa. Hoặc hông bên trái phun lửa, hông bên phải tỏa khói. Hoặc hông bên phải phun lửa, hông bên trái tỏa khói. Hoặc lại nửa thân phía trên bốc khói, nửa thân phía dưới phun nước lạnh trong mát. Hoặc nửa thân phía trên phun nước lạnh trong mát, nửa thân phía dưới bốc khói. Hoặc hông bên trái bốc khói, hông bên phải phun nước lạnh trong mát. Hoặc trong chốc lát hông bên phải bốc khói, hông bên trái phun nước lạnh trong mát. Hoặc nửa thân phía dưới bốc lửa nóng, nửa thân phía trên phun nước mát lạnh. Hoặc nửa thân phía trên bốc lửa nóng, nửa thân phía dưới phun nước trong mát lạnhễ Hông bên trái phun lửa, hông phải phun nước mát. Hoặc hông bên trái bốc lửa, hông bên phải phun nước trong mát lạnh. Hoặc hông bên trái phun nước mát lạnh, hông bên phải bốc ra lửa đỏ. Hoặc toàn thân bốc lửa, khoảng giữa hai con mắt phun nước mát lạnh. Hoặc khoảng giữa hai con mắt bốc lửa đỏ, toàn thân phun nước mát lạnh.
Bấy giờ Đức Như Lai để hiện nửa thân phía dưới, ẩn mất nửa thân phía trên mà thuyết pháp. Rồi để hiện nửa thân phía trên, ẩn mất nửa thân phía dưới mà thuyết pháp.
Như Lai nhập vào định Hỏa quang, trên mỗi lỗ chân lông phát ra các đạo hào quang; có loại hào quang màu xanh, có loại hào quang màu vàng, có loại hào quang màu đỏ, có loại hào quang màu trắng, có loại hào quang màu cỏ biếc, có loại hào quang màu pha lê..
Như Lai có khi ở trên hư không, cách mặt đất chừng một cây Đa-la mà hiện thần thông, có khi cách đất khoảng hai cây Đa-la, hoặc ba, hoặc bốn, hoặc năm, hoặc bảy cây Đa-la, ở trong hư không mà hiện thần thông. Những thần thông hiện ra là một thân hiện ra nhiều thân... hào quang màu pha lê.
Bấy giờ Như Lai ẩn thân nơi phương Nam, xuất hiện nơi phương Tây, cao cách mặt đất khoảng một cây Đa-la, biến hóa đủ các thứ thần thông. Hoặc Thế Tôn ẩn thân ở phương Tây, hiện nơi phương Bắc, cao cách đất khoảng một cây Đa la, rồi trụ trong hư không biến hóa đủ các loại thần thông. Những thần thông đó như: một thân phân thành nhiều thân... phóng hào quang màu pha lê. Cho đến mỗi phương khác cũng như vậy, đều trụ trong hư không cao cách mặt đất khoảng một cây Đa-la... bảy cây Đa-la, biến hóa đủ các loại thần thông. Những thần thông đó như: một thân phân ra nhiều thân... phóng hào quang màu pha lê.
Bấy giờ, đại chúng thấy Đức Thế Tôn thể hiện những thần thông như vậy, liền sinh tâm hoan hỷ, tín kính Đức Phật, cho là việc chưa từng có.
Khi thấy đại chúng đã hoan hỷ, tín kính, cho là việc chưa từng có rồi, Đức Thế Tôn mới từ hư không hạ xuống, trải tọa cụ ngồi trước đại chúng, rồi vì đại chúng, tuần tự giảng các pháp. Ngài nói: “Chúng sinh từ lâu ở trong phiền não”, khiến cho người nghe xa lìa phiền não. Do vậy, Ngài khuyên tu các pháp bố thí, giữ giới, tinh tấn, nhẫn nhục sẽ được sinh vào thiện xứ. Ngài lại dạy xa lìa dục lậu, hữu lậu... để được thoát ly phiền não. Ngài cũng ca ngợi công đức xuất gia. Ngài tán thán các pháp giải thoát như vậy.
Khi Đức Như Lai thuyết pháp, Ngài biết đại chúng vui mừng hớn hở, nhu hòa và tâm không phóng dật.
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn cũng thuyết các pháp truyền thừa của chư Phật như Khổ, Tập, Diệt, Đạoễ...
Khi Đức Thế Tôn vì đại chúng theo phương tiện thị hiện thần thông, tuyên dương chánh pháp, thì có vô lượng trăm ngàn ức chúng sinh ngay tại chỗ ngồi xa lìa trần cấu, không còn phiền não, đoạn các kết sử, được pháp nhãn thanh tịnh, đốì với pháp tập khởi đều diệt các tướng, chứng được thật trí. Ví như y phục sạch, không chút vết nhơ, có thể tùy ý nhuộm màu sắc gì thì thành màu sắc đó.
Đức Phật nói những pháp như vậy rồi, trong đại chúng có vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức các chúng sinh, ngay tại chỗ ngồi xa lìa trần câu, không còn phiền não, đoạn các kết sử, được pháp nhãn thanh tịnh... tịch diệt tất cả tướng, chứng trí như thật. Đại chúng này tự thấy các pháp, đã được các pháp, đã chứng các pháp, đã nhập vào các pháp, vượt qua các nghi, các hoặc đã diệt, không còn tâm nghi, đã được vô úy, tất cả nhân duyên sinh ra thân kiến đều diệt sạch. Họ biết như vậy rồi quy y Phật, Pháp, Tăng, thọ trì năm giới cấm, làm người cư sĩ.
Vua Thâu-đầu-đàn vì lưới phiền não thương con bao phủ nên không chứng quả, ngồi trước Thế Tôn, buồn thương than thở, nghẹn ngào ấm ức mà nói kệ:
Mũ bằng bảy báu xưa con đội
Trang nghiêm đẹp đẽ bỏ nơi nào?
Minh châu trong tóc lạc đi đâu
Đầu trần hủy thể không oai đức?
Xưa mặc Ca-thi áo tuyệt vời
Nay con cũng bỏ nó ở đâu?
Y phục vứt bỏ thô xấu này
Con yêu của ta sao lại mặc?
Đức Thế Tôn dùng kệ đáp lời vua Thâu-đầu-đàn:
Trung thần danh tiếng của Đại vương
Ta gởi thiên quan cho bạn ấy
Vì muốn trừ bỏ tâm ngã mạn
Lại muốn thành tựu pháp cam lộ.
Chế ra ca-sa y hoại sắc
Do vậy Ta bỏ áo Ca-thi
Thân này lại mặc y hoại sắc
Chứng quả Vô thượng diệu Bồ-đề.
Đại vương Thâu-đầu-đàn lại dùng kệ bạch Như Lai:
Ta xưa tại cung cầu trăm nguyện
Nguyện được sinh con làm Chuyển luân
Nay thấy cạo đầu, tay bưng bát
Con nói với ta được hơn gì?
Đức Thế Tôn dùng kệ đáp lời vua Thâu-đầu-đàn:
Luân vương được cả vẫn không chán
Tuy được sống lâu không tự tại
Tâm Ta tự tại không biên giới
Muốn con Luân vương thật không hay.
Đại vương Thâu-đầu-đàn lại dùng kệ bạch Thế Tôn:
Giày da bảy báu xưa con mang
Nệm êm chăn mịn đủ loại hàng
Cung điện lầu gác nơi an ổn
Trên đầu được che tàng lọng trắng
Chân trắng mềm mại như hoa sen
Làm sao chịu nổi gai, cát sỏi.
Đức Thế Tôn dùng kệ đáp lời vua Thâu-đầu-đàn:
Ta đã chứng Bậc Nhất Thiết Trí
Không nhiễm các pháp, như hoa sen
Vượt qua các cõi không tham đắm
Như vậy, khổ ấy Ta chẳng còn.
Vua Thâu-đầu-đàn lại dùng kệ bạch Phật:
Xưa ở cung điện dùng chiên-đàn...
Với các hương thơm mát như trăng
Tùy thời thoa ướp trên thân thể .
Thoa xong thân thể thấy lâng lâng.
Ngày nay hạ đến, bị nóng bức
Rừng vắng đi bộ khổ dường nào
Xưa ở nội cung nhạc êm dịu
Nay không thể nữ vui với ai?
Đức Thế Tôn dùng kệ đáp lời vua Thâu-đầu-đàn:
Tôi có ao pháp nước trong mát
Người trí hân hoan, chỗ an lạc
Ao báu công đức rửa sạch thân
Không bị đắm chìm, lên bờ giác.
Vua Thâu-đầu-đàn dùng kệ nói:
Xưa ở trong cung mặc Ca-thi
Thân xông Chiêm-bặc với hương sen
Nhiều lớp hoa mềm lót trong áo
Ngự trong cung điện thật oai nghiêm.
Nay mặc áo gai vải vứt bỏ
Màu sắc tùy xứ nhuộm vỏ cây
Chỉ để che thân thật xấu hổ
Bậc Đại Trượng Phu sao chẳng chán?
Đức Thế Tôn lại dùng kệ trả lời vua Thâu-đầu-đàn:
Y phục, đồ nằm, thức ăn uống...
Xưa Ta tham đắm các thứ này
Thân hình kiều diễm sắc đáng yêu
Ta nay chánh niệm nên không dùng.
Vua Thâu-đầu-đàn dùng kệ nói:
Xưa ở trong cung vật bảy báu
Đồ dùng, bàn ăn nạm bạc vàng
Sơn hào hải vị thơm ngon ngọt
Vương tử tùy ý mặc sức dùng.
Nay thức ăn dở, lại hôi ê
Nhạt nhẽo chẳng ngon sao ăn được?
Tại sao chẳng chê thức ăn này
Chẳng sinh ý giận vật hôi thối?
Đức Phật lại dùng kệ đáp lời vua Thâu-đầu-đàn:
Tương truyền quá khứ đến ngày nay
Cùng đời vị lai, các Thánh giả
Tuy ăn đồ dở, vị chẳng ngon
Thương xót thế gian nên không chê.
Vua Thâu-đầu-đàn lại dùng kệ nói:
Khi xưa người ở trong điện ta
Nằm ngồi trên chỗ thật êm dịu
Vượt trội thế gian không ai sánh
Tựa gối vừa ý, chẳng chê bai.
Nay nằm trên đất, đồ nhám nhúa
Chỉ trải cỏ rác với lá cây
Tại sao nằm nguủmà không chê
Thân thể mềm mại chẳng đau sao?
Thế Tôn dùng kệ đáp lời vua Thâu-đầu-đàn:
Ta đã chứng được trí tự tại
Thoát khỏi tất cả các khổ đau
Đã nhổ các gai phiền não khổ
Thương mến người đời nên chẳng chê.
Vua Thâu-đầu-đàn lại dùng kệ nói với Phật:
Thuở xưa người ở nhà vừa ý
Trên sàn rải các loài hoa đẹp
Phòng kín không gió, đèn sáng choang
Cho đến lầu gác và cửa sổ
Vòng hoa anh lạc trang điểm thân
Thê thiếp đoan trang như ngọc nữ
Nói năng dịu ngọt theo hầu hạ
Kính ngưỡng chẳng trái lệnh phu quân.
Thế Tôn lại dùng kệ đáp lời vua Thâu-đầu-đàn:
Phụ vương, Ta có pháp tân học
Phạm hạnh vi diệu trong cõi trời
Do Ta chứng được tâm tự tại
Những gì Ta muốn đều thành tựu.
Vua Thâu-đầu-đàn lại dùng kệ nói:
Tiếng trống, không hầu cùng đàn sắt
Ca ngâm tuyệt diệu làm người thức
Giống như Đế Thích tại Thiên cung
Người ở trong cung xưa cũng vậy.
Đức Phật lại dùng kệ đáp lời vua Thâu-đầu-đàn:
Lời kinh, liếng kệ âm vi diệu
Như ý giải thoái giác ngộ Ta
Ta có thiện hữu hạnh thanh tịnh
Đại vương, Ta sống giữa chúng này.
Vua Thâu-đầu-đàn lại dùng kệ nói:
Thống lãnh biên cương cùng sông núi
Hưởng dục đủ cả ngàn người con
Bảy báu tuyệt vời sao chẳng tưởng
Tại sao tu lấy hạnh Sa-môn?
Đức Phật dùng kệ đáp lời vua Thâu-đầu-đàn:
Tam-muội trí tuệ đất của Ta
Ngàn pháp thiền định là con Ta
Bảy báu giác chi là thất bảo
Đại vương, pháp ấy Ta chứng đắc.
Vua Thâu-đầu-đàn lại dùng kệ nói:
Xưa con đi xe với tuấn mã
Xe ấy trang hoàng bằng các báu
Tàng lọng như tuyết để che thân
Quạt lụa trắng tinh, cán bằng ngọc.
Đức Phật lại dùng kệ đáp lời vua Thâu-đầu-đàn:
Tôi lấy chánh cần làm ngựa giỏi
Lấy tuệ, tư, tàm quý làm xe
Vận chuyển tinh tấn, dũng mãnh tu
Ta cỡi xe này vào vô úy.
Vua Thâu-đầu-đàn lại dùng kệ nói:
Người xưa tại cung cỡi Kiền-trắc
Bạch mã trắng tinh hơn tất cả
Yên cương trang trí bằng bảy báu
Cỡi ngựa này đi theo ý muốn.
Đức Phật dùng kệ đáp lời Đại vương:
Bao nhiêu loài ngựa trong thế giới
Vô số thế gian người cỡi nó
Chúng nó đều bị luật vô thường
Quán xong, tùy ý cỡi thần thông.
Vua Thâu-đầu-đàn lại dùng kệ nói:
Khi xưa người ở trong cung điện
Lầu gác khác nào cảnh chư Thiên
Cung tên, giáo mác cầm hộ vệ
Thân mặc chiến bào thật oai nghi.
Nay ở trong rừng không ai hộ
Dạ-xoa, La-sát thật hãi hùng
Thú rừng gầm hét trong đêm tối
Làm sao ở mà không sợ hãi.
Đức Phật lại dùng kệ đáp lời nhà vua:
Bao nhiêu Dạ-xoa, Tỳ-xá-giá
Những loại thú dữ đáng sợ kia
Trong rừng đêm tối luôn đi lại
Không thể động đến một lông Ta
Không sợ tiếng gầm, dù sư tử
Như gió không thể bị lưới ngăn
Cũng như hoa sen không dính nước
Ta ở thế gian nào ô trược.
Bấy giờ vô lượng đại chúng: Trưởng lão Mục-kiền-liên, Trưởng lão Ma-ha Ca-diếp, Trưởng lão Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp, Na-đề Ca-diếp, Già-da Ca-diếp, Ma-ha Câu-hy-la, Thôn-đà-la, Ly-bà-đa... ngồi hai bên Đức Phật. Các Đại đức trưởng lão này do tu khổ hạnh nên thân thể không tươi sáng, ốm gầy uể oải, sắc diện kém tươi, khí lực sút giảm, chỉ còn da bọc xương. Lúc ấy, vua Thâu-đầu-đàn bạch Đức Phật:
-Thưa Thế Tôn, những vị ngồi bên phải Thế Tôn, họ từ đâu theo Thế Tôn xuất gia?
Lúc ấy Đức Phật đưa cánh tay màu vàng chỉ từng vị Tỳ-kheo và nêu danh tánh giới thiệu cho vua biết:
-Đây là Xá-lợi-phất, đây là Ma-ha Ca-diếp, đây là Ưu-lâu-tần- loa Ca-diếp, đây là Na-đề Ca-diếp, đây là Già-da Ca-diếp, đây là Ưu-ba-tư-na, đây là Ly-bà-đa. Những vị đó đều thuộc dòng họ đại quý tộc Bà-la-môn ở nước Ma-già-đà.
Vua Thâu-đầu-đàn lại hỏi:
-Hiện giờ những vị ngồi bên trái là ai? Từ đâu đến theo Thế Tôn xuất gia?
Đức Phật bảo vua:
-Đây là Ma-ha Mục-kiền-liên, đây là Ma-ha Ca-chiên-diên, đây là Ma-ha Thuần-đà... Những vị ấy cũng thuộc dòng đại quý tộc thuộc nước Ma-già-đà.
Khi vua Thâu-đầu-đàn nghe Đức Phật giới thiệu như vậy, trong lòng buồn bã chẳng vui, lại suy nghĩ: “Con ta tuy thật là đồng tử thuộc dòng đại quý tộc Sát-đế-lợi, hình dung khôi ngô giống như tượng vàng, người ta trông thấy không chán. Nhưng đã là đồng tử dòng đại tộc Sát-đế-lợi mà để hàng Bà-la-môn hầu hạ hai bên là điều phi lý. Đã là đồng tử dòng Sát-đế-lợi cao quý thì lẽ ra phải có hàng Sát-đế-lợi hầu hạ chung quanh mới phải lẽ.”
Nghĩ như thế rồi, vì muốn việc này được thành tựu, nhà vua liền rời chỗ ngồi, đứng dậy trở về hoàng cung. Phẩm 55: NHÂN DUYÊN CỦA ƯU-BA-LY
(Phần 1)
Sau khi vua Thâu-đầu-đàn trở về hoàng cung, liền có một đồng tử tên là Ưu-ba-ly, từ đại chúng ở trước đi đến chỗ Phật. Người mẹ dắt tay đồng tử đi đến Đức Phật. Bà ta cất tiếng nói:
-Ưu-ba-ly này đã từng cạo râu tóc cho Thế Tôn.
Khi đó Ưu-ba-ly liền cạo râu tóc cho Thế Tôn.
Mẹ đồng tử Ưu-ba-ly bạch Phật:
-Thưa Thế Tôn, đồng tử Ưu-ba-ly cạo râu tóc cho Phật có khéo không?
Đức Phật bảo người mẹ của đồng tử Ưu-ba-ly:
-Tuy cạo bỏ râu tóc đã sạch nhưng thân đồng tử cúi quá thấp. Khi ấy mẹ đồng tử Ưu-ba-ly lại nói với Ưu-ba-ly:
-Này ưu-ba-ly, con cạo bỏ râu tóc cho Như Lai, chớ nên cúi quá thấp khiến tâm Tôn Giả loạn động.
Ngay khi ấy Ưu-ba-ly nhập vào Sơ thiền.
Mẹ đồng tử Ưu-ba-ly lại bạch Phật:
-Bạch Đức Thế Tôn, đồng tử Ưu-ba-ly đã cạo râu tóc cho Thế Tôn có khéo léo không?
Đức Phật liền bảo mẹ đồng tử Ưu-ba-ly:
-Tuy đã cạo bỏ râu tóc nhưng đồng tử ngước quá cao.
Mẹ đồng tử Ưu-ba-ly bảo đồng tử:
-Này ưu-ba-ly, chớ ngước quá cao, khiến tâm Tôn Giả loạn động.
Khi ấy Ưu-ba-ly nhập vào Thiền thứ hai.
Mẹ Ưu-ba-ly lại bạch Phật:
-Bạch Đức Thế Tôn, đồng tử Ưu-ba-ly cạo bỏ râu tóc có khéo léo không?
Đức Phật bảo mẹ đồng tử Ưu-ba-ly:
-Tuy đã cạo bỏ râu tóc nhưng hơi thở vào quá gấp.
Mẹ đồng tử Ưu-ba-ly lại bảo đồng tử:
-Con cạo bỏ râu tóc cho Như Lai chớ nên thở vào quá gấp, khiến cho tâm Tôn Giả loạn động.
Liền khi ấy Ưu-ba-ly nhập vào Thiền thứ ba.
Mẹ đồng tử Ưu-ba-ly lại bạch Phật:
-Bạch Đức Thế Tôn, đồng tử Ưu-ba-ly cạo bỏ râu tóc có khéo léo không?
Đức Phật bảo mẹ đồng tử Ưu-ba-ly:
-Tuy khéo cạo bỏ râu tóc nhưng hơi thở ra quá gấp.
Khi ấy mẹ đồng tử Ưu-ba-ly nói với đồng tử:
-Con cạo bỏ râu tóc cho Như Lai, chớ nên thở ra quá gấp như vậy, khiến tâm Tôn Giả loạn động.
Liền khi ấy Ưu-ba-ly nhập vào Thiền thứ tư.
Lúc ấy Đức Phật bảo các thầy Tỳ-kheo:
-Này các thầy, các thầy nên mau đến lấy con dao cạo trong tay Ưu-ba-ly, chớ để rơi xuống đất. Tại sao? Vì đồng tử đã nhập vào Thiền thứ tư.
Khi ấy mẹ Ưu-ba-ly liền lấy con dao từ nơi tay đồng tử.
Khi vua Thâu-đầu-đàn về đến thành Ca-tỳ-la Bà-tô-đô, liền triệu tập tất cả hoàng tộc nơi đại điện và tuyên cáo:
-Này tất cả các vị, các vị cần phải biết: Thái tử Tất-đạt-đa con của trẫm nếu không xuất gia nhất định sẽ làm Chuyển luân thánh vương thì các khanh phải phục vụ. Nay, Thái tử xuất gia thành Bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đã chuyển pháp luân Vô thượng hơn tất cả trời người. Đã là Vương tử dòng Sát-đế-lợi, có dung nhan đoan chánh giống như tượng vàng, mọi người thích trông ngắm, tại sao người lại dùng người dòng Bà-la-môn làm đệ tử hầu hạ. Điều này thật chẳng đúng pháp. Đã là Vương tử dòng họ Thích Sát-đế-lợi phải có Sát-đế-lợi họ Thích hầu hạ mới đúng pháp.
Bấy giờ hoàng tộc cùng nhau tâu vua Thâu-đầu-đàn:
-Thưa Đại vương, ngày nay ý Đại vương muốn chúng tôi trước phải làm gì?
Lúc bấy giờ vua Thâu-đầu-đàn bảo các vị Thích tử:
-Này các người dòng họ Thích, nếu các khanh thấy hợp thời thì mỗi gia đình cần có một người xuất gia. Hay gia đình họ Thích nào có năm anh em trai thì cho ba người xuất gia, hai người ở nhà. Nếu có bốn người thì hai người xuất gia, hai người ở nhà. Nếu gia đình có ba anh em trai thì hai người xuất gia, một người ở nhà. Nếu gia đình có hai anh em trai thì một người xuất gia, một người ở nhà. Nếu gia đình nào chỉ có một con trai thì không được xuất gia. Vì sao? Vì không được để dòng họ Thích tuyệt tự.
Bấy giờ hoàng gia họ Thích đồng tâu vua Thâu-đầu-đàn:
-Thưa Đại vương, nếu như vậy thì phải lập giấy tờ rõ ràng.
Vua Thâu-đầu-đàn liền triệu tập hoàng gia và tuyên bố:
-Con ta đã xuất gia, có ai theo con ta xuất gia hay không? Nếu ai muốn xuất gia thì nêu tên mình để ghi danh.
Bấy giờ có năm trăm đồng tử họ Thích đều tự ghi danh theo Thái tử xuất gia. Năm trăm đồng tử này bỏ chuỗi anh lạc trang sức trên thân ra và bàn với nhau:
-Ai là người xứng đáng để nhận lấy chuỗi anh lạc của chúng ta?
Rồi họ nghĩ: “Ưu-ba-ly từ xưa đã trải qua thời gian dài khó nhọc phụng sự chúng ta nên Ưu-ba-ly là người xứng đáng nhận chuỗi anh lạc của chúng ta.” Bấy giờ tất cả năm trăm đồng tử đều cởi chuỗi anh lạc trao cho Ưu-ba-ly. Sau khi trao xong, mỗi đồng tử trở về gia đình mình thưa cha mẹ để từ giã.
Khi ấy Ưu-ba-ly suy nghĩ: “Nay cấc đồng tử họ Thích đã cởi bỏ châu báu và chuỗi anh lạc, nếu ta nhận dùng thì điều này không nên. Các vị đồng tử họ Thích có oai đức thế lực lớn, đã xả bỏ của báu và địa vị quan quyền trọng vọng để đi xuất gia, còn ta ngày nay vì lý do gì mà không xuất gia?.”
Thuở ấy Ưu-ba-ly là thợ cắt tóc, thấy các đồng tử về thưa cha mẹ để từ giã. Ưu-ba-ly cũng bỏ lại tất cả chuỗi anh lạc đã được các đồng tử bố thí, đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Ngài rồi đứng lui về một bên. Sau khi đứng lui về một bên, Ưu-ba-ly bạch Phật:
-Lành thay! Bạch Thế Tôn, xin Ngài cho con được theo Phật xuất gia.
Khi ấy Đức Phật cho phép Ưu-ba-ly xuất gia và thọ giới Cụ túc. Nói về năm trăm đồng tử họ Thích, sau khi về nhà từ giã cha mẹ rồi liền trở lại triều đình thưa vua Thâu-đầu-đàn:
-Tâu Đại vương, nay Đại vương có thể cùng chúng tôi đi đến chỗ Thế Tôn. Thái tử xuất gia thì chúng tôi cũng nên theo Thái tử xuất gia.
Vua Thâu-đầu-đàn cùng với năm trăm đồng tử họ Thích đồng đi đến chỗ Đức Phật. Đến nơi, họ đảnh lễ dưới chân Ngài và lui ngồi về một bên. Sau khi an tọa xong, vua Thâu-đầu-đàn bạch Phật:
-Thưa Thế Tôn, lành thay Đại Đức! Dòng Sát-đế-lợi không nên dùng người dòng Bà-la-môn hầu hạ chung quanh, điều này thật không đúng phép. Ngày nay Thế Tôn lẽ ra đem dòng Sát-đế-lợi trở lại hầu hạ chung quanh Sát-đế-lợi mới là phải phép. Nay, dòng họ Thích của Thế Tôn có năm trăm đồng tử muốn ở trong giáo pháp của Thế Tôn xin xuất gia thọ giới Cụ túc. Xin Thế Tôn thương mến cho phép họ được xuất gia thọ giới Cụ túc.
Bấy giờ, năm trăm đồng tử được Thế Tôn cho phép xuất gia thọ giới Cụ túc. Ngài lại dạy cho họ các oai nghi và bảo:
-Này năm trăm Tỳ-kheo họ Thích, các thầy đều phải đến đảnh lễ Tỳ-kheo Thượng tọa Ưu-ba-ly.
Khi ấy năm trăm vị Tỳ-kheo trước đảnh lễ dưới chân Phật, rồi sau đảnh lễ Tỳ-kheo Thượng tọa Ưu-ba-ly. Đảnh lễ xong, họ theo thứ lớp an tọa.
Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với vua Thâu-đầu-đàn:
-Nay Đại vương nên đảnh lễ Ưu-ba-ly, rồi theo thứ lớp đảnh lễ năm trăm Tỳ-kheo.
Lúc bấy giờ, nhà vua nghe Thế Tôn dạy như vậy, liền thưa:
-Thưa Thế Tôn, vâng, trẫm không dám trái lời.
Rồi nhà vua liền đảnh lễ dưới Phật, kế đó lễ Tỳ-kheo Thượng tọa Ưu-ba-ly và cuối cùng theo thứ lớp đảnh lễ năm trăm vị Tỳ-kheo. Đức vua theo thứ lớp đảnh lễ xong, lại trở về ngồi chỗ cũ.
Lúc ấy nhan sắc của Thế Tôn tươi sáng, Ngài nói:
-Ngày nay dòng họ Thích đã tự chiến thắng được lòng tự kiêu về dòng họ quý phái và phá tan sự ngạo mạn về bản thân.
Khi ấy các Tỳ-kheo bạch Phật:
-Hy hữu thay! Bạch Thế Tôn, ngày nay Ưu-ba-ly nhờ Thế Tôn nên được năm trăm Tỳ-kheo họ Thích và Đại vương Thâu-đầu-đàn cung kính tôn trọng đảnh lễ.
Nghe các Tỳ-kheo nói như vậy, Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
-Này các Tỳ-kheo, Ưu-ba-ly không chỉ riêng đời này nhờ Ta mà được năm trăm Tỳ-kheo họ Thích và Đại vương Thâu-đầu-đàn cung kính tôn trọng lễ bái. Này các Tỳ-kheo, trong quá khứ, Ưu-ba-ly cũng nhờ Ta mà đã từng được năm trăm đại thần quỳ lạy và cũng được vua Phạm Đức thuở ấy cung kính lễ bái.
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
-Việc này như thế nào, cúi xin Thế Tôn vì chúng con nói rõ bổn nghiệp của Ưu-ba-ly.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
-Ta nhớ thời quá khứ, tại nước Ba-la-nại, có hai người bạn thân, họ đều nghèo hèn, không có tên tuổi trong xã hội. Một hôm, hai người này mang theo một thăng đậu xanh từ nhà mình ra khỏi thành Ba-la-nại để đi làm mướn. Bấy giờ có một vị Bích-chi-phật thường lui tới thành Ba-la-nại.
Vào buổi sớm, vị Bích-chi-phật đắp y, mang bình bát vào thành khất thực. Hai người bạn nghèo này từ xa trông thấy vị Bích-chi-phật đi đến, thân đắp y Tăng-già-lê tề chỉnh ngay ngắn, tay bưng bình bát, ung dung chậm rãi, im lặng nhìn thẳng, tiến tới trước. Hai người thấy vậy sinh tâm thanh tịnh, kính tin Bích-chi-phật, tâm họ hết sức vui mừng nói với nhau:
-Ngày nay chúng ta bần cùng, do đời trước chưa từng gặp ruộng phước như vậy, hoặc có gặp cũng không chiêm ngưỡng, cung kính, hầu hạ, cúng dường. Nếu khi ấy ta gặp được ruộng phước Vô thượng tối thắng mà biết cung kính cung dường, thì ngày hôm nay chúng ta khỏi bị sự khốn khổ không tài sản, luôn luôn đi làm thuê để độ nhật. Nên hôm nay, ta cần phải đem một thăng đậu xanh này cúng dường cho Tiên nhân. Nếu ngài thương xót nạp thọ thì chúng ta thoát khỏi ách nghèo khổ.
Nghĩ như vậy rồi, họ liền đem thăng đậu xanh cúng cho vị Bích-chi-phật và thưa:
-Cúi xin Tôn giả khởi lòng thương nhận vật cúng dường này của chúng con.
Vị Bích-chi-phật thương mến hai người này nên nhận lấy vật cúng dường. Nhận rồi, nhưng Bích-chi-phật muốn giáo hóa chúng sinh, chỉ có một pháp duy nhất là thị hiện thần thông, ngoài ra không có phương tiện nào khác. Khi ấy vì thương mến hai người này, sau khi thọ sự cúng dường rồi, vị Bích-chi-phật từ ngay mặt đất bay lên hư không mà đi.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.130.185 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.