Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay.
Kinh Bốn mươi hai chương
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Phẩm 45: ƯU-BA-TƯ-NA
(Phần 2)
Lúc ấy thương chủ và các thương nhân đã đến một hải đảo, gặp được đủ thứ châu báu, họ nhặt lấy chứa đầy các thuyền, rồi đoàn người trở lại bờ biển, thu xếp bảo vật, sắp sửa trở về bổn quốc.
Trên đường về, gặp được báo tháp thờ xá-lợi của Đức Thế Tôn Ca-diếp Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác. Tháp này bị đổ nát, nền móng và các tầng đều bị sụp đổ. Thấy vậy, vị thương chủ trưởng đoàn bảo hai vị thương chủ kia và các thương nhân: “Này các anh em, như các người đã biết, chúng ta vì tìm châu báu nên hy sinh thân mạng đi vào biển cả. Ngày nay ở trên biển ta được nhiều tài lợi. Trên đường về đến đây, nay chúng ta cũng nên cùng nhau tạo nhân duyên thiện nghiệp để lại lợi ích cho đời tương lai. Như bậc trí đời xưa có kệ dạy:
Sức mạnh phước đức thành nhiều lợi
Thường tình được lợi sinh phóng dật
Phóng dật thì tâm không kiềm chế
Do vậy đời sau đọa địa ngục. ”
Thương chủ đọc bài kệ như vậy rồi, lại bảo: “Các anh em phải biết, do vì nhân duyên này, ngày nay chúng ta động viên tinh thần, tùy ý mỗi người đóng góp ít nhiều tiền của để lo trùng tu ngôi bảo tháp của Đức Phật Ca-diếp.”
Hai thương chủ kia và các thương nhân đồng thưa vị thương chủ trưởng đoàn: “Hay thay! Đại thương chủ, ngài là người đứng ra thu nhận tiền đóng góp, sẽ đứng ra làm chủ công trình, còn chúng tôi tùy tâm hưởng ứng ít nhiều.”
Vị thường chủ trưởng đoàn nói: “Một mình ta không đủ sức trông coi việc xây cất. Vì sao? Vì ta còn bận nhiều công việc, không thể một mình đứng ra trùng tu ngôi tháp đổ nát này. Nếu ta đứng ra trông coi việc trùng tu này thì công việc sinh hoạt gia đình ta sẽ bỏ phế.”
Hai thương chủ kia và các thương nhân nhiều lần cùng nhau ân cần nài nỉ thưa thỉnh vị thương chủ trưởng đoàn đứng ra coi tái thiết.
Lúc ấy các thương nhân hăng hái tùy sức đóng góp nhiều ít tiền của giao nộp cho vị thương chủ trưởng đoàn.
Bấy giờ thương chủ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp lãnh trách nhiệm trùng tu bảo tháp. Tầng thứ nhất riêng ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp trang trí. Tầng thứ hai do Na-đề Ca-diếp trang trí. Tầng thứ ba do Già-da Ca-diếp trang trí.
Thứ lớp các tầng tháp xá-lợi của Phật Ca-diếp là do tiền của ba thương chủ và các thương nhân cùng nhau xây dựng. Ngôi tháp đổ nát lúc ấy đã được hoàn thành hết sức trang nghiêm, không khác nào ngôi tháp thuở trước.
Xây cất xong, ba thương chủ và các thương nhân phát nguyện: “Chúng tôi nguyện ở trong đời vị lai lại cùng nhau gặp được Đức Như Lai như thế này. Sau khi gặp được, sẽ ở trong giáo pháp của Đức Thế Tôn đó, chúng tôi nguyện mau chứng ngộ và nguyện đời đời kiếp kiếp không đọa vào ba ác bốn thú.”
Đức Phật bảo các thầy Tỳ-kheo:
-Các thầy phải biết, ba thương chủ Ca-diếp và một ngàn thương nhân thuở ấy, nay là ba Trưởng lão và một ngàn Tỳ-kheo này. Lại nữa, này các thầy Tỳ-kheo, thương chủ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thuở ấy do vì nhiều thương nhân ân cần thưa thỉnh mới chịu đứng ra chỉ huy xây dựng bảo tháp. Vì nguyên nhân ấy mà ngày nay đối trước mặt Ta, Ta phải bỏ rất nhiều thời gian người mới nhận sự giáo hóa của Ta.
Thuở ấy thương chủ Na-đề Ca-diếp và Già-da Ca-diếp cùng các thương nhân vừa nghe lời nói ‘Tùy tâm nhiều ít”, họ sốt sắng đóng góp tiền của xây dựng bảo tháp. Do nguyên nhân này nên ngày nay họ vâng lãnh sự giáo hóa của Ta một cách dễ dàng.
Thuở xưa ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp làm vị thương chủ trưởng đoàn, trước tiên dùng bảo vật cúng dường trên tầng tháp xá-lợi thứ
nhất Đức của Như Lai Thế Tôn Ca-diếp. Do nhân duyên này, nay được phước báo đối với năm trăm Phạm chí là người tối thắng, tối diệu, tối tôn đệ nhất.
Na-đề Ca-diếp do nhân duyên dùng bảo vật cúng dường tầng tháp xá-lợi thứ hai của Đức Như Lai Thế Tôn Ca-diếp nên ngày nay được phước báo đứng đầu trong nhóm ba trăm Phạm chí.
Già-da Ca-diếp do nhân duyên dụng bảo vật cúng dường tầng tháp xá-lợi thứ ba của Đức Như Lai Thế Tôn Ca-diếp nên ngày nay đứng đầu trong nhóm hai trăm Phạm chí.
Thuở ấy thương chủ và các thương nhân đồng phát nguyện: “Ta nguyện đời đời kiếp kiếp ở vị lai không rơi vào các đường ác, cho đến địa ngục.” Do nhân duyên này họ được phước báo không đọa vào các đường ác cho đến địa ngục, thường được sinh vào loài trời và loài người, thọ hưởng khoái lạc. Lại nữa, họ đồng thấy tháp của Đức Ca-diếp đổ nát, cùng nhau tu sửa được trang nghiêm như cũ. Và họ lại đồng phát tâm: “Chúng tôi nguyện đời vị lai lại gặp được Đức Thế Tôn như vậy. Nếu gặp được rồi, chúng tôi nghe Thế Tôn thuyết pháp mau chứng ngộ.” Do vì nhân duyên này, ngày nay họ gặp được Ta, liền được xuất gia thọ giới Cụ túc, chứng quả A-la-hán.
Bấy giờ các Tỳ-kheo lại bạch Phật:
-Hy hữu thay! Bạch Thế Tôn, tại sao Thế Tôn biết được Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp rơi vào tà đạo nên Thế Tôn mới dùng phương tiện thị hiện năm trăm phép thần thông để giáo hóa, rồi sau đó họ mới chứng quả A-la-hán?
Thưa lời này xong, các Tỳ-kheo đứng yên lặng chờ Phật chỉ dạy. Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
-Này các thầy Tỳ-kheo, chẳng phải chỉ có ngày hôm nay Ta mới thấy Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp rơi vào tà đạo mà Ta tinh cần dũng mãnh thị hiện năm trăm phép thần thông giáo hóa để thu nhiếp, mà ngay cả trong thời quá khứ ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đã từng rơi vào tà đạo, Ta cũng chịu khó nhọc giáo hóa nhiếp phục được.
Các thầy Tỳ-kheo liền bạch Phật:
-Hay thay! Bạch Thế Tôn, việc ấy thế nào, xin Ngài dạy rõ.
Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
-Này các thầy, hãy chú tâm lắng nghe. Ta nhớ vào thời quá khứ có một quỗc gia tên là Tỳ-đề-hà (nhà Tùy dịch là Phi chánh thân) được trị vì bởi dòng vua Sát-đế-lợi tên là Ương-già-đà (nhà Tùy dịch là Thân Phần) làm lễ quán đảnh lên ngôi. Nhà vua có thế lực mạnh, có nhiều binh chủng, kho tàng đầy ấp của cải, tiền tài, lúa gạo...
Thuở ấy Quốc vương sinh tâm tà kiến. Vào một đêm rằm trăng tròn, ánh sáng chiếu diệu. Đầu đêm hôm ấy, vua ra lệnh họp các đại thần, trong số này có ba vị đại thần đứng đầu. Vị đại thần thứ nhất tên là Tỳ-xà-da (nhà Tùy dịch là Nan Thắng), vị đại thần thứ hai tên là Tô-ma-na (nhà Tùy dịch là Thiện Ý), vị đại thần thứ ba tên là A-la-ba-đa (nhà Tùy dịch là Tiền Ngôn).
Nhà vua ra lệnh triệu tập tất cả các vị đại thần rồi phán: “Này các khanh, suốt đêm nay chúng ta cùng nhau vui chơi không ngủ và mỗi khanh phải phát biểu ý kiến của mình.”
Đại thần Tiền Ngôn tâu vua: “Theo thiển kiến của hạ thần thì cần phải tổ chức bốn binh chủng một cách hoàn chỉnh. Những lân bang nào chưa hàng phục thì ngày nay phải hàng phục. Còn quốc gia nào đã hàng phục rồi thì ngày nay đặt nền thống trị.”
Đại thần Thiện Ý lại tâu vua: “Theo thiển ý của hạ thần, ngày nay đối với tất cả nước thù địch, tất cả đều đã hàng phục xong, không còn gì phải lo sợ, nên việc làm hôm nay của chúng ta là mặc tình thọ hưởng thú vui ngũ dục.”
Đại thần Nan Thắng lại tâu vua: “Đại vương phải biết, ngũ dục là việc tầm thường, chúng ta thọ hưởng hằng ngày, có gì hy hữu, có gì đặc biệt? Nhưng ngày nay Đại vương tìm được một vị Sa-môn hay Bà-la-môn trì giới tinh tấn, đầy đủ phạm hạnh, trí tuệ đa văn, nếu tìm được người như vậy, Đại vương nên tôn thờ, cúng dường. Tại sao phải làm như vậy? Do vị này mang sự giác ngộ cho mọi người.”
Quốc vương liền bảo đại thần Nan Thắng: “Chỉ có lời nói này của khanh là đại thiện, là hay hơn hết. Vậy nay khanh nên quan sát và dò xét tường tận, ở đâu có vị Sa-môn hay Bà-la-môn tuyệt hảo, trì giới tinh tấn, trí tuệ đa văn như vậy, trẫm sẽ đến đó tôn thờ, cúng dường.”
Đại thần Tiền Ngôn liền thưa nhà vua: “Nếu Đại vương cần người như vậy thì nay hạ thần biết chỗ ở của một người như vậy. Hiện nay ở tại vườn Nai có một vị tinh tấn, đa văn tên là Ca-diếp, thuộc phái tu lõa hình. Người dạy nhiều pháp môn vi diệu. Đại vương có thể đến đó tôn thờ.”
Bây giờ nhà vua cho trang hoàng xe tứ mã hết sức lộng lẫy, rồi nhà vua ngồi trên xe với y phục màu trắng, thân mang chuỗi anh lạc bằng bạch ngọc. Quần thần hầu hạ hai bên cũng phục sức toàn thân màu trắng theo hầu nhà vua. Chân nhà vua mang giày trắng, tay cầm thủ phất trắng, cán được nạm bằng ngọc ma-ni trắng để tạo oai thế cho nhà vua. Đức vua cùng các quần thần hộ vệ trước sau đồng đi đến chỗ tu sĩ lõa hình Ca-diếp. Khi đến nơi, nhà vua cung kính đảnh lễ rồi ngồi về một bên để thưa hỏi những điều chưa biết.
Trước hết vua Ương-già-đà vấn an tôn sư Ca-diếp lõa hình: “Thưa Tôn giả, tứ đại có an ổn không? Trải qua bốn mùa có hòa thuận không? Đời sống vật chất có đầy đủ không? Áo cơm được dễ dàng, không bị thiếu hụt phải không? Không bị nhiễu loạn phải không?”
Lúc ấy tôn sư Ca-diếp lõa hình liền trả lời vua Ương-già-đà: “Thưa Đại vương, tôi nay hoàn toàn không bị thiếu thốn, thân tôi cũng được an ổn, không có bệnh hoạn. Còn thân Đại vương đi lại có được an hòa hay không? Việc thiện lợi có tăng trưởng không? Dân chúng trong nước có sung túc, an lạc không? Việc chính trị của nhà vua thi hành có được nghiêm chỉnh công bằng không?”
Sau khi vua Ương-già-đà cùng đạo sư hỏi thăm sức khỏe, trong tâm nhà vua có điều nghi, người liền thưa hỏi: “Thưa Tôn giả, tất cả các vị Sa-môn, Bà-la-môn đều có chủ thuyết riêng của mình. Vậy trong đó có gì chí chân, xin Tôn giả hãy vì trẫm mà giải bày.”
Khi nghe lời hỏi như vậy tôn sư Ca-diếp lõa hình, liền bảo nhà vua: Xin Đại vương chú ý lắng nghe. Đây là nghĩa chân thật trong chỗ chí chân thật của giáo pháp. Tôi nay sẽ nói mà trong đó có những câu kệ người độn căn không thể hiểu:
Thế gian tăm tối kẻ ngu si
Hoặc thật, hoặc hư, hoặc vọng ngữ
Do vì người đời không trí tuệ
Nói năng không thể luận rõ ràng.
Tất cả nghiệp nhân đều không có
Quả báo thiện ác cũng trống không.
Dạ-xoa các loài cũng chẳng thật
Huống lại chư Thiên ở cõi trời.
Song thân phụ mẫu lại cũng không
Đời này đời sau đều dứt tuyệt
Tất cả Sa-môn, Bà-la-môn
Hai hạng người này thảy đều không.
Sư trưởng thế gian lại không có
Lại không có gì để điều phục
Hạng người ngu si dạy người làm
Người trí nghe vậy tâm không phục.
Nếu hay khéo gạt lấy của người
Họ thật ngu si khoe rằng trí
Những gì phải chết nó tự chết
Bố thí rồi sau không quả báo.
Thân này tiếp diễn được thường tổn
Nếu nói đoạn diệt thật chẳng đúng
Bao nhiêu đất, nước và gió, lửa
Không khổ, không vui và khổ vui.
Thứ bảy là gốc của sinh mạng
Thứ này làm sao mà sát hại
Ở giữa thân căn và mạng sống
Binh khí từ trong tự vận hành.
Người ngu thế gian không hay biết
Nói rằng tánh mạng bị thương vong
Người ngu không trí sợ như vậy.
Nếu được mệnh danh người trí tuệ
Trải qua tám vạn bốn ngàn đời
Mới được thoát ra vòng luân chuyển
Như vậy phiền não mới diệt trừ.
Giáp vòng tám vạn bốn ngàn đời
Thời gian lưu chuyển không thay đổi
Giống như ba đào nương nước biển
Pháp ấy thứ lớp nói như vậy
Ngày nay Đại vương cần phải biết.
Đại thần Tiền Ngôn sau khi nghe bài kệ như vậy liền bạch đại
Sư Ca-diếp lõa hình: “Đúng như vậy! Đúng như vậy! Thưa đại nhân Ca-diếp, đúng như lời ngài đã nói. Tại sao như vậy? Thưa Tôn giả, vì tôi biết đời trước của tôi: Nhớ thuở xưa tôi ở thành Câu-thiểm-di, từng làm kẻ đồ tể. Lúc ấy tôi sát hại vô lượng vô biên bò, trâu, dê, heo, dê đen, ngựa, bán thịt chúng để sinh sống. Tôi tạo ác nghiệp như vậy, sau khi bỏ mạng ấy, nay được sinh vào nhà Đại tướng đầy đủ của cải, vì cớ ây nên tôi biết không có quả báo thiện ác.”
Lúc ấy vị đại thần thứ nhất của vua Ương-già-đà tên là Nan Thắng đang đứng sau lưng nhà vua, nghe nói lời như vậy buồn khóc rơi lệ, nghẹn ngào ấm ức. Vua Ương-già-đà mới hỏi đại thần: “Vì cớ gì khanh buồn khóc như vậy?”
Đại thần Nan Thắng thưa: “Tâu Đại vương, ngài phải biết ý nghĩa bài kệ của đạo nhân Ca-diếp và lời nói của đại thần Tiền Ngôn không sai. Đại vương phải biết, hạ thần cũng nhớ trong thời quá khứ, ở tại thành Câu-thiểm-di, hạ thần đã từng làm vị trưởng giả, lại là đại thí chủ, có bao nhiêu tiền của đều phân phát cho người khác tiêu dùng và vào các ngày ba mươi, mùng tám, mười bốn và rằm của mỗi tháng không trăng và có trăng, luôn luôn thọ trì bát quan trai giới, siêng năng tinh tấn giữ gìn thân khẩu ý, hạ thần lúc ấy tạo nghiệp thanh tịnh như vậy, nay đầu thai trong nhà nô tỳ hạ tiện, lớn lên làm tôi tớ. Đại vương phải biết, do đó hạ thần nghe lời nói của hai vị đạo nhân Ca-diếp và đại thần Tiền Ngôn, liền buồn khóc không cầm được nước mắt. Thế nên biết thế gian không có thiện đạo.”
Vua Ương-già-đà nghe đạo nhân Ca-diếp lõa hình nói lời như vậy liền rời chỗ ngồi trở về hoàng cung. Qua hôm sau nhóm họp tất cả đại thần bá quan mà bảo: “Này ba đại thần và tất cả các khanh, ta nay tuyển chọn ba vị đại thần Nan Thắng, Thiện Ý và Tiền Ngôn làm người thay thế cho ta lo việc triều chính vì ba vị này trí tuệ thông minh. Từ nay trở đi, nếu có các việc thiện ác, trộm cắp... xảy ra, nhớ chớ tâu ta.”
Vua Ương-già-đà tuyên bố lời như vậy rồi, nhà vua vào sống trong một cung điện tên là Diệu sắc. Nơi đây nhà vua trải qua bảy ngày mặc tình thọ hưởng thú vui ngũ dục. Mãn sau bảy ngày, công chúa Ý Hỷ của vua Ương-già-đà với y phục màu sắc sặc sỡ cùng với chuỗi anh lạc bằng bảy báu trang điểm trên thân, đi đến cung điện Diệu sắc, nơi phụ vương đang ở. Đến nơi, công chúa đảnh lễ dưới chân phụ vương rồi lui ra ngồi một bên giữ vẻ im lặng.
Khi ấy vua Ương-già bảo công chúa: “Hay thay! Này ái nữ Ý Hỷ, con đã từng du ngoạn trong hoa lâm viên hay chưa? Trong đó có nhiều hoa thơm cỏ lạ, cây côi nặng trĩu hoa quả, lại có nhiều cầm thú kêu hót. Ý con có thích vào trong đó không? Ý con muốn những gì hãy nói cho cha biết, cha sẽ làm vừa lòng con.”
Nhà vua hỏi những sự cần dùng của công chúa như vậy. Lúc bấy giờ công chúa Ý Hỷ bạch phụ vương: “Hay thay! Thưa phụ vương, trên thân con gái của cha không thiếu vật gì, chỉ xin phụ vương một việc. Cúi xin phụ vương cho phép con trình bày.”
Rồi nàng nói kệ:
Phụ vương, con nay muốn bố thí
Vào ngày mười lăm, tháng có trăng
Cho con số đến ngàn tiền vàng
Bố thí Sa-môn, Bà-la-môn.
Vua Ương-già-đà nghe con mình nói lời như vậy, liền dùng kệ bảo công chúa Ý Hỷ:
Thiện nữ, con nay lắng tai nghe Cha nghe bậc trí nói thế này:
Dù có bố thí nhiều tiền của
Tất cả đều không quả báo gì
Con nay vì sao nghĩ như vậy?
Mê hoặc người ngu ở thế gian
Hiện tại, vị lai đều vô bổ
Cần gì con phải chịu nhọc nhằn
Con sao nay chẳng nghe người nói:
Ca-diếp thuyết pháp chẳng sai lầm
Nghiệp nhân người tạo thảy đều không
Quả báo thiện ác cõi trời người
Dạ-xoa, quỷ, thần đều chẳng có,
Cha mẹ, quyến thuộc lại cũng không
Nói tóm, tám vạn bốn ngàn đời
Phiền não như vậy mới diệt sạch.
Nếu vượt tám vạn bốn ngàn này
Lưu chuyển tâm không bị rối loạn
Giống như sóng biển chẳng định kỳ
Trong đó chưa đến không đoán trước
Mặc cho trôi nổi đợi thời gian
Cố gắng làm chi đời rắc rối.
Lời nói Ca-diếp con phải thông
Việc này chân thật chẳng điêu ngoa
Hiện tại, vị lai đều không có
Nay con chớ tự làm khổ mình.
Công chúa Ý Hỷ nghe phụ vương nói như vậy, trong lòng chẳng vui, lại dùng kệ thưa:
Cha nay làm chủ quốc gia này
Nên dùng chánh pháp trị dân chúng
Ác thần dua nịnh lời bất chánh
Khuyên cha thờ phụng kẻ ngu si
Ba vị đại thần cùng Ca-diếp
Lời nói của họ thiếu chánh chân.
Thưa cha, họ đều ác tri thức
Nay giả hiện trò kẻ thông minh
Mình tu tà đạo lại dụ người
Hạ tiện ngu si nào có khác
Chẳng mang an lạc đến cho vua
Ngược lại bày vua hành bất thiện.
Con xưa từng biết việc thế này
Hiện tại thân con tự chứng biết
Vì cớ ngu si sinh đến đó
Thân sau cũng lại bị ngu si
Ra khỏi tối tăm, vào tăm tối
Rồi sau trở lại chỗ tối tăm.
Ca-diếp đã là kẻ vô trí
Ý người ngu si hợp lời nói
Phụ vương lãnh chúa trị bốn phương
Thông hiểu thế gian các nghĩa lý
Tại sao chẳng khác bọn trẻ thơ
Đi vào đường hẻm hành tà đạo?
Ý cha tùy thuận người thân cận
Học hỏi với nhau bị xấu lấy
Như tên máu làm nhơ bẩn
Buộc chung tên khác lại dính lây.
Người trí giao du cẩn thận trọng
Đối với bạn ác phải đề phòng
Tuy mình không làm điều tội lỗi
Nhưng thường gần ác, thành kẻ ác
Gần gũi lâu ngày thành thói quen
Về sau tự nhiên lấy tánh ác.
Giống như mô đất tập bắn kia
Người trí sợ lấy ác cũng vậy
Chẳng nên giao kết bọn ác tri
Nên thường gần gũi thiện trí tuệ.
Thân nghiệp chúng sinh nếu thanh tịnh
Trải qua tám vạn bốn ngàn đời
Với tên đồ tể giết sinh mạng
Cùng người săn thú, kẻ thả câu
Ca-diếp nào khác hạng người này
Hạng này cũng như lũ Ca-diếp
So sánh cả hai đồng một loại
Không hơn không kém, chẳng khác nhau.
Do vì Ca-diếp không tỏ ngộ
Ngu si mờ mịt uổng xuất gia
Lấy nhân giả dối cho thanh tịnh
Mãn phần tám vạn bốn ngàn đời
Điên đảo sai lầm hành bất chính
Vô trí ngu si tâm mê muội.
Nếu khi chúng sinh hành thanh tịnh
Chẳng thọ tám vạn bốn ngàn đời
Còn như giặc cướp hại người vật
Làm ác cùng nhau tạo oán thù.
Ca-diếp với họ chẳng hơn kém
Họ cùng Ca-diếp không có khác.
Chúng sinh nếu tu nhân thanh tịnh
Tại sao tám vạn bốn ngàn đời
Còn như hạng người hành thiện ác
Gieo nhân tốt xấu với trung bình
Tất cả ngang nhau không hơn kém
Đời sống lại cũng không khác nhau?
Nếu nói chúng sinh tu thanh tịnh
Trải qua tám vạn bốn ngàn đời?
Người ấy ngu si, không trí tuệ
Giống như Ca-diếp uổng xuất gia.
Ví như lửa hồng thiêu nóng bỏng
Đốt sạch tất cả vật cúng thờ
Do vì vô trí ngu si vậy
Tự đốt tất cả núi công đức.
Đại thần Tiền Ngôn biết vị lai
Làm điều tội lỗi không quả báo
Đời trước chúng sinh tu phước thiện
Nên nay tâm được hưởng an vui.
Nếu trước người làm điều tội lỗi
Hết phước tự nhiên thọ tai ương
Như thuyền lênh đênh trên mặt nước
Chìm sâu chẳng nổi vì chở nặng.
Người nào không thể vượt lên bờ
Chìm sâu trong nước đều tan rã
Giống kẻ thường xuyên gây tội ác
Gây mãi chẳng thôi, tội chất chồng
Người ấy chết rồi đọa địa ngục
Thưa cha, Tiền Ngôn này cũng vậy
Do tội ông ta chưa chín muồi
Chín muồi tự biết chẳng mấy hồi
Tội thành liền rơi vào địa ngục
Giống như thuyền nọ chìm trong nước
Bị lớp rêu xanh phủ bên ngoài
Lớp rêu tự mọc không thể cản
Thuyền lâu như vậy càng dày đặc
Người tạo tội lỗi chắng khác nào
Càng lâu tội lỗi càng thêm nặng
Còn như người tạo nghiệp nhân lành
Người ấy mau sinh lên Thiên giới.
Xưa làm tất cả điều tội lỗi
Ngày nay như giống gieo trên đất
Tội nghiệp hết rồi lại liền sinh
Nếu như thiện nghiệp được vun trồng
Tức được quả lành sinh Thánh cảnh.
Sau khi công chúa Ý Hỷ nói kệ rồi, lại một lần nữa tâu phụ vương:
-Xin phụ vương biết cho, con tự tư duy cũng biết kiếp quá khứ. Việc ấy thế nào? Việc ấy thế này: “Con nhớ trong thời quá khứ đã bảy lần sinh trong thành Vương xá, thuộc nước Ma-già-đà. Lúc đó do ác tri kiến lôi cuốn, con làm nhiều điều tội lỗi, hành tà hạnh, xâm phạm trinh tiết thê thiếp của người, thọ vui như cõi trời. Đại vương nên biết, lúc ấy con tạo các nghiệp dữ, che giấu tội lỗi mà sông, giống như lửa lấp trong tro.
“Lại nữa thưa phụ vương, sau khi mãn báo thân ở thành Vương xá, con lại đầu thai vào một nhà phú quý thuộc làng Kim cang. Sống ở nơi đây con gặp được thiện tri thức, thường vào các ngày mùng tám, mười bốn và rằm cửa mỗi nửa tháng không trăng và có trăng, thọ trì tám pháp trai giới thanh tịnh. Phụ vương phải biết, khi con ở nơi đây đã tạo các thiện nghiệp, ví như chôn giấu kho tàng khắp nơi cho đến mé biển, niêm phong kiên cố, lại cứ như vậy mà thi hành.
“Lại nữa thưa phụ vương, con cũng bỏ thân mạng nơi làng Kim cang. Do nhân duyên quá khứ tạo ác nghiệp còn lại nên liền khi đó đọa vào địa ngục Kêu la. Ở trong địa ngục này chịu cực khổ trải qua nhiều ngàn năm.
“Lại nữa thưa phụ vương, khi tội địa ngục hết rồi, bỏ thân này liền thọ thân con dê đực trắng ở trong nước Tần-na-câu-tra, sống ở nơi đây hoặc bị kéo xe, hoặc bị thắng yên cương để các vương tử cỡi.
“Lại nữa thưa phụ vương, con sống ở nước Tần-na-câu-tra đã thoát khỏi thân dê đực trắng lại sinh vào nước Đà-tỳ-la, cũng mang lấy thân dê. Ở nơi đây thân dê chết rồi lại thọ lấy thân trâu. Cũng ở nơi đấy xả báo thân trâu, lại thọ lấy thân khỉ, sống trong rừng núi.
“Lại nữa thưa phụ vương, khi con ở trong rừng núi, xả bỏ thân khỉ, trở lại sinh trong nước Kim cang thọ thân người chẳng phải nam chẳng phải nữ. Sau khi nghiệp báo hết rồi, xả thân phi nam phi nữ ở nước Kim cang, liền sinh trong hoa viên Hoan hỷ, nơi cung trời Đao-lợi, làm người hộ vệ cho trời Đế Thích.
“Lại nữa thưa phụ vương, sau khi con xả báo thân nơi cung trời Đao-lợi, do xưa mỗi tháng giữ gìn lục trai thanh tịnh nên ngày nay được sinh vào nhà Đại vương, của cải dẫy đầy chẳng thiếu thứ gì. Ngày nay phụ vương không tự quán nhân duyên này, không biết từ đâu mà được công đức như vậy, không thể không do đời trước tạo nghiệp mà ngày nay thọ phước báo như thế này hay chăng?”
Trong khi vua Ương-già-đà và công chúa Ý Hỷ đối thoại như vậy, ngay lúc đó có một Thiên tiên tên là Bất-na-la-đà (nhà Tùy dịch là Bất Khiếu Hoán) từ Thiên giới giáng xuống quán sát cõi Diêm-phù-đề, từ trên hư không từ từ hạ xuống, nhằm chính cung điện của nhà vua Ương-già-đà.
Khi công chúa Ý Hỷ thấy Thiên tiên từ trên hư không giáng xuống như vậy, liền đứng dậy đi tôn trí một tòa cao lớn mời Thiên tiên an tọa trên đó. Khi Thiên tiên an tọa xong, công chúa đảnh lễ dưới chân Thiên tiên rồi chắp tay hướng về Thiên tiên thưa:
-Thưa Tôn giả Thiên tiên, ở trong thế gian tạo các nghiệp có các quả báo thiện ác hay không? Có các loài Dạ-xoa và chư Thiên hay không? Có cha mẹ không? Có đời này, đời khác không? Cúi xin Thiên tiên vì tôi giải thích rõ ràng, vì phụ vương tôi không tin các việc ấy.
Đại tiên Bất-na-la-đà lại hỏi vua Ương-già-đà:
-Thưa Đại vương, ngày nay Đại vương thật sự không tin những việc như vậy phải không?
Nhà vua liền đáp:
-Tôi tin việc ấy là như vậy.
Thiên tiên nói tiếp:
-Đại vương phải biết, tất cả quả báo thiện ác đều có và cho đến cũng có chư Thiên, Dạ-xoa, cha mẹ, đời này, đời sau, Sa-môn, Bà-la-môn... Đại vương phải biết, ta từ Thiên giới giáng xuống đây.
Vua Ương-già-đà nói với Thiên tiên:
-Thưa Tôn giả Thiên tiên, nếu có đời sau thì ngày hôm nay xin Tôn giả cho tôi mượn năm trăm tiền vàng, rồi vào đời sau tôi sẽ trả lại Tôn giả đến một ngàn tiền vàng.
Thiên tiên Ba-na-la-đà đối với nhà vua nói kệ:
Ta nay cho vua năm trăm tiền
Thân vua cần phải giữ cấm giới
Tâm vua nếu không hành thiện pháp
Lấy gì đời sau trả ngàn tiền?
Đời này có người nói dua nịnh
Đời sau mong sống cảnh giới nào?
Người trí không bạn với người này
Như vậy làm sao hòng vay mượn.
Sau đọa địa ngục cháy phừng phừng
Hoặc bị loài chim bao vây mổ
Sau lại làm sao trả nợ ta?
Khi đọa địa ngục chịu các khổ
Dao bén cắt xén chẳng toàn thây
Phân thây từng mảnh máu tuôn trào
Khổ não triền miên không tạm nghĩ
Làm sao ngàn tiền trả cho ta?
Tay cầm dao bén lột da gân
Chặt chẻ xác thân như róc mía
Thân phần cơ thể nát tơi bời
Làm sao trả ta tiền gấp bội?
Chó đen hung dữ thân nhơ nhớp
Rảo đi khắp xứ xé thịt ăn
Làm cho tội nhân thân không thịt
Đời sau làm sao trả bội phần?
Địa ngục có chỉa lớn bén nhọn
Ngục tốt thường rượt phóng lên thân
Tội nhân trong ngục bị treo ngược
Làm sao trả ta một ngàn tiền?
Địa ngục có rừng nhiều dao kiếm
Mỗi kiếm trên đầu mười sáu dao
Trên đó thân thủng chẳng tạm dừng
Làm sao trả ta tiền gấp bội?
Địa ngục sông tro nước nóng sôi
Chảy nhanh như gió, như tên bắn
Rơi vào trong đó chịu khổ đau
Làm sao trả ta tiền gấp bội?
Ở trong địa ngục hòn sắt nóng
Hoặc là địa ngục nước đồng sôi
Trong đó tội nhân khổ bức xúc
Làm sao trả ta tiền gấp bội?
Địa ngục có tay như mưa xổi
Đều phóng lửa nóng cháy phừng phừng
Cắt xẻ từng phần không tạm nghỉ
Làm sao trả ta tiền gấp bội?
Địa ngục tăm tối thật kinh hoàng
Nhật nguyệt sáng soi không chiếu đến
Ngu si vô trí sống ở trong
Làm sao trả ta tiền gấp bội?
Đại vương nên bỏ điều phi pháp
Vua nên thực hiện pháp chánh chân
Pháp ấy như vậy vua tu tập
Mai sau địa ngục khỏi sa vào.
Sa-môn Phạm chí khắp bốn phương
Hễ họ đến cầu xin vật thực
Vua dâng ẩm thực thật dồi dào
Y phục, thuốc thang, phòng, đồ ngủ
Vì bậc Phạm hạnh hành tinh tấn.
Lời nói Sa-môn, Bà-la-mốn
Có thể giúp vua khỏi khổ não
Giống như tàng lọng che mưa nắng.
Khi vua thực hiện thiện nghiệp này
Có nhiều bằng hữu theo tùy hỷ
Đi đường hoàn mỹ đến an lành
Trong các thần thông đây trên hết.
Như trâu lội nước thẳng ngang sông
Ai nắm đuôi trâu cũng qua được
Tất cả thế gian đều như vậy
Gieo nhân tà chánh, quả tà chánh
Ở trong số người hành chánh pháp
Hễ ai thực tập kẻ đó hơn.
Khi vua ương-già-đà nghe nói như vậy, lại dùng kệ thưa Thiên tiên Na-la-đà:
Thiên tiên Đại phạm thương xót tôi
Giống như cha mẹ thương con đỏ
Cúi xin vì tôi thường lai vãng
Gặp được người trí thấy điều lành.
Cúi xin Tôn giả bày lối thoát
Phiền não biển sâu con hụp lặn
Con nay như người không đất đứng
Xin ngài cho con về tựa nương.
Cúi xin Đại phạm cứu hộ con
Nay con mờ mịt rơi hố thẳm
Hằng sa địa ngục khổ vô cùng
Nay vâng Tôn giả chẳng dám sai.
Lúc ấy Đại tiên Na-la-đà lại dùng kệ bảo vua ương-già-đà:
Vua nay tạo tội nếu chẳng thôi
Ganh ghét Sa-môn và Phạm chí
Điên đảo chấp đoạn lại chẳng trừ
Ta không bao giờ gặp trở lại.
Nếu vua ra sức hành chánh pháp
Phụng thờ Sa-môn, Bà-la-mổn
Tinh tấn, trì giới, bố thí, thiền
Ta, vua cùng nhau thường hội ngộ.
Khi Thiên thần đại tiên Na-la-đà vì vua ương-già-đà thuyết pháp, giảng dạy khiến cho nhà vua sinh chánh kiến, nhà vua hồi tâm, ý rất họan hỷ, chắp tay đảnh lễ Thiên tiên, đi nhiễu quanh bên phải ba vòng, rồi Na-la-đà rời khỏi chỗ ngồi, từ giã vua ương-già-đà trở về Thiên giới.
Khi ấy Đức Phật bảo các thầy Tỳ-kheo:
- Này các thầy, Thiên tiên Na-la-đà thuở ấy tức là thân Ta ngày nay, còn vua ương-già-đà thuở ấy nay là ông ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp.
Rồi Đức Phật nói tiếp:
-Này các thầy, thuở xưa Ta thấy ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp tà kiến quá nặng, rơi vào con đường điên đảo. Ta lúc ấy phát tâm tinh tấn giáo hóa khiến người đi vào chánh đạo. Ngày nay cũng vậy, Ta thấy ông ta điên đảo, rơi vào tà kiến, nên Ta phát tâm đại tinh tấn, thị hiện năm trăm phép thần thông biến hóa để giáo hóa, khiến ông ta an trú Vô thượng Bồ-đề, không còn sinh tử, đạt đến cảnh giới vô úy, chứng quả Niết-bàn.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.42.34 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.