Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt,
luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Phẩm 54: NHÂN DUYÊN ƯU-ĐÀ-DI
(Phần 1)
Bấy giờ Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:
-Này Xá-lợi-phất, Ta sắp du hành các nước, trước tiên sẽ đến mảnh đất tươi đẹp, nơi quê hương của Ta.
Xá-lợi-phất liền rời tòa đứng dậy, sửa y phục, bày vai bên phải, chắp tay bạch Phật:
-Thưa Thế Tôn, khi nào Đức Thế Tôn du hành các nước để quán sát xóm làng?
Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:
-Này Xá-lợi-phât, vào tháng này, khi kỳ Bố tát giữa tháng xong, sau đó Ta sẽ du hành các nước.
Sau khi Đức Thế Tôn Bố-tát giữa tháng xong, Ngài cùng các Tỳ-kheo đi bộ trải qua các nước. Khi Đức Thế Tôn đến thành Vương xá, Ngài thọ trai xong, xoay lại đưa chân bước lên cửa ngoài thành. Khi ấy quả đất chấn động sáu cách, động rồi lại động, nổi lên chìm xuống, nổi lên.
Lúc ấy vua Tần-bà-sa-la cùng với dân chúng nước Ma-già-đà liền đi đến chỗ Phật rồi theo Phật du hành các quốc gia để quán sát các xóm làng. Khi ấy trên hư không có vô lượng ngàn ức chư Thiên thấy Đức Phật sắp du hành các nước, họ đều nhóm họp vui mừng hớn hở cả toàn thân không thể tự chế. Miệng họ xướng lên những âm thanh rất hay, ca hát, huýt gió vui nhộn, kêu la rộn rịp, ngồi xoay tròn, múa tay áo, tung rải Thiên y, lại tung rải các loại hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen trắng lớn trên mình Đức Phật, lại đem các loại phấn thơm, dầu thơm và các tràng hoa thơm rải đi rải lại trên mình Đức Phật.
Lúc bấy giờ, quốc gia xứ sở nào mà Đức Thế Tôn quang lâm đến thì tất cả dân chúng ở vùng ấy đều cung kính tôn trọng cúng dường. Như Lai đến chỗ nào đều được các thứ y phục tốt đẹp, đồ ăn uống, thuốc thang, mền mùng, giường nệm... tất cả những vật như vậy không thể kể xiết, lợi dưỡng tuyệt vời không thể thiếu một món gì. Danh tiếng đồn khắp thế gian, nhưng Đức Phật đối với danh dự và lợi dưỡng này không sinh tâm tham đắm, giống như hoa sen mọc nơi bùn lầy.
Bấy giờ vô lượng oai đức của Thế Tôn như vậy, so với tất cả oai đức tối thắng trong thế gian, thì oai đức của Ngài thù thắng đệ nhất.
Bấy giờ Đức Như Lai, Ứng Cúng, Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn, ở thế giới này hay thế giới khác, đối với chư Thiên hay Ma, Phạm thiên, Sa-môn, Bà-la-môn..ề.đối với tất cả cảnh giới thiên nhân, Ngài đều dùng thần thông chứng biết, nên Đức Thế Tôn vì thế gian mà thuyết pháp bằng văn nghĩa hay đúng, trước, giữa và sau đều hoàn hảo, khiến chúng sinh được đầy đủ phạm hạnh thanh tịnh.
Đức Thế Tôn biết chúng sinh nào có khả năng nhận sự giáo hóa thì Ngài liền giáo hóa, nơi nào nên kiến lập Phật pháp thì Ngài dạy bảo kiến lập, tùy họ ở các xứ sở đều được thành tựu. Ai nên thọ Tam quy thì Ngài trao cho pháp Tam quy. Ai nên thọ Ngũ giới thì Ngài trao cho pháp Ngũ giới. Ai nên thọ pháp Bát quan trai thì Ngài trao cho pháp Bát quan trai. Ai nên thọ pháp Thập thiện thì Ngài trao cho pháp Thập thiện. Ai nên xuất gia thì Ngài độ cho xuất gia. Ai nên thọ giới Cụ túc thì Ngài trao cho giới Cụ túc. Cứ như vậy, lần lượt trên hành trình, Ngài đến thành Ca-tỳ-la Bà-tô-đô dừng chân trong hoa lâm viên.
Khi Đức Thế Tôn đã về đến thành Ca-tỳ-la Bà-tô-đô, ngự trong hoa lâm viên Ni-câu-đà. Có kệ trình bày những sự việc hết sức huyền diệu trong khi Ngài du hành qua các nước:
Như Lai họ Thích sư tử chúa
Cù-đàm Bậc Oai Đức Tối Thắng
Thành ấp, xóm làng Ngài đi đến
Đều hiện rất nhiều điều kỳ lạ.
Xóm làng, thành ấp Ngài sắp đến
Vừa thấy Như Lai Đại Thánh Sư
Tất cả dân chúng khắp mọi xứ
Cung kính, tôn trọng đến rước Ngài.
Xóm làng, thành ấp Ngài sắp đến
Vừa thấy Như Lai Đại Thánh Sư
Bao nhiêu cây cỏ, hoa cùng lá
Tất cả nghiêng mình lễ Thế Tôn.
Cho đến ngang qua dưới các cây
Thế Tôn an nghỉ hoặc đứng đi
Cây ấy tự nhiên tuôn hoa xuống
Vùng đất nơi đây rực cả hoa.
Dưới những tàng cây Như Lai đến
Bất cứ nơi nào Phật nghỉ ngơi
Quả ngọt cây này tự nhiên rụng
Cành lá uốn mình rủ sát chân.
Có cây cao độ cỡ tầm tay
Hoa quả xen nhau trông đẹp mắt
Thế Tôn Cù-đàm Đại Thánh Sư
Du hành cảm ứng việc như vậy.
Có cây người ta không vói tới
Hoa thắm quả ngọt tự nhiên rơi
Cù-đàm dũng mãnh Đại Thánh Sư
Du hành cảm ứng việc như vậy.
Chư Thiên hiện ở trên hư không
Mưa xuống loài hoa Cương-ca-la
Cù-đàrn dũng mãnh Đại Thánh Sư
Du hành cảm ứng việc như vậy.
Chư Thiên hiện ở trên hư không
Mưa xuống loài hoa Mạn-thù-sa
Cù-đàm dũng mãnh Đại Thánh Sư
Oai đức cảm ứng việc như vậy.
Chư Thiên hiện ở trên hư không
Rải các loài hoa đẹp tuyệt trần
Cù-đàm dũng mãnh Đại Thế Tôn
Oai thần cảm ứng việc như vậy.
Chư Thiên hiện ở trên hư không
Rải các loài hoa Mạn-dà-la
Cù-đàm dũng mãnh Đại Thánh Sư
Oai đức cảm ứng việc như vậy.
Chư Thiên hiện ở trên hư không
Rải xuống loài hoa Ba-lợi-da
Cù-đàm dũng mãnh Đại Thánh Sư
Du hành càm ứng việc như vậy,
Chư Thiên hiện ở trên hư không
Rải xuống loài hoa Tỳ-bà-la
Sư tử Cù-đàm Đại Thánh Sư
Du hành cảm ứng việc như vậy.
Chư Thiên hiện ở trên hư không
Rải xuống loài hoa thơm bậc nhất
Sư tử Cù-đàm trời người trọng
Du hành oai đức việc như vậy.
Chư Thiên hiện ở trên hư không
Rải xuống loài hoa thơm bát ngái
Đại thánh Cù-đàm mắt trời người
Du hành oai đức việc như vậy.
Chư Thiên hiện ở trên hư không
Rải xuống hoa thơm tỏa khắp nơi
Cù-đàm dũng mãnh Đại Tôn Thánh
Du hành oai đức việc như vậy.
Chư Thiên hiện ở trên hư không
Rải xuống hoa vàng màu tuyệt diệu
Cù-đàm dũng mãnh Đại Thánh Sư
Du hành oai đức việc như vậy.
Chư Thiên hiện ở trên hư không
Rải xuống hoa báu màu tuyệt diệu
Đại Thánh Cù-đàm Đấng Thập Lực
Du hành oaửi đức việc như vậy.
Chư Thiên hiện ở trên hư không
Rải hoa cộng báu màu tuyệt đẹp
Cù-đàm dũng mãnh mắt trời người
Du hành oai đức việc như vậy.
Chư Thiên hiện ở trên hư không
Rải hoa sen xanh màu tuyệt đẹp
Cù-đàm dũng mãnh Thầy trời người
Du hành oai đức việc như vậy.
Chư Thiên hiện ở trên hư không
Rải bột trầm thủy thơm bát ngát
Cù-đàm ba cõi trời người trọng
Oai đức cảm ứng việc như vậy.
Chư Thiên hiện ở trên hư không
Rải xích chiên-đàn hương vi diệu
Sư tử Cù-đàm Đại Thánh Sư
Du hành oai đức việc như vậy.
Chư Thiên hiện ở trên hư không
Rải bột ngưu đầu thơm bát ngát
Cù-đàm dũng mãnh Đại Thế Tôn
Du hành oai đức việc như vậy.
Chư Thiên hiện ở trên hư không
Trổi lên các bản âm nhạc trời
Cù-đàm dũng mãnh Đại Thánh Tôn
Du hành oai đức việc như vậy.
Phi nhân hiện ở trên hư không
Tung rải các loại Thiên y đẹp
Sư tử Cù-đàm Đại Thánh Sư
Du hành cảm ứng việc như vậy.
Chư Thiên hộ vệ đi theo Phật
Đều đem theo hoa đầy hương sắc
Vì Bậc Đại Thánh trời trong trời
Đi theo rải hoa ngập đầu gối.
Lúc ấy khí hậu trời ấm áp
Không có muỗi mòng cùng trùng độc
Đại Thánh nhiệm mầu nhất chư Thiên
Cảm ứng phát sinh việc như vậy.
Tất cả cõi đất đều bằng phẳng
Núi non, gò nổng chẳng gồ ghề
Cù-đàm mười lực Đại Thánh Tôn
Du hành cầm ứng việc như vậy.
Khắp cõi đại địa thật trong sạch
Không có bụi bặm cùng gai độc
Cù-đàm oai đức nhất trời người
Du hành cảm ứng việc như vậy.
Khắp cõi đại địa đều chuyển động
Sông dài biển cả với núi non
Cù-đàm cao tột nhất ba cõi
Du hành cảm ứng việc như vậy.
Tất cả vua chúa, Bà-la-môn
Cùng hàng Tỳ-xá, Thủ-đà-la
Số ấy lớp lớp ngàn vận chúng
Luôn luôn hầu cận Đức Thế Tôn.
Lại trời Địa cư đẹp hơn hết
Sắc đẹp, sức lực thật oai nghiêm
Cù-đàrn dũng mãnh Đại Thế Tôn
Đi đứng, nghĩ ngơi đều hầu Phật.
Lại có bốn vua trời Hộ thế
Đều có oai lực hơn tất cả
Cù-đàm vi diệu Đại Thánh Tôn
Đi đứng, nghỉ ngơi đều hầu Phật.
Vua trời Đế Thích đảnh Tu-di
Cho đến Phạm vương, vua Ta-bà
Cù-đàm đặc biệt thật tối thắng
Chúng ấy luôn luôn hầu bên Phật.
Lại có chư Thiên cảnh giới Dục
Cho đến Tứ thiền, chúng sắc giới
Cù-đàm oai mãnh Đại Thánh Sư
Chúng ấy luôn luôn hầu bên Phật.
Lại có loài rồng, chim cánh vàng
Thần Càn-thát-bà, A-tu-la
Cho đến Dạ-xoa, chúng La-sát
Cùng nhau theo hầu Đức Như Lai.
Bao nhiêu chúng sinh ở thế gian
Đã kể ở trên hoặc chưa kể
Tất cả theo hầu Đức Thế Tôn
Du hành các nước và thành ấp.
Như vậy, Thế Tôn khi du hành
Giáo hóa vô lượng chúng trời người
Thương mến quê hương cùng thân tộc
Về lại thành xưa Ca-tỳ-la.
Lúc ấy hai vị Trưởng lão Ưu-đà-di và Xa-nặc đồng đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân rồi đứng lui về một bên, bạch Phật:
-Thưa Thế Tôn, vua Thâu-đầu-đàn không có tín tâm, không có tịnh tâm, không muốn thấy các vị Tỳ-kheo...
Thế Tôn biết sự việc này nên bảo các Tỳ-kheo:
-Này các Tỳ-kheo, thầy nào có khả năng đến giáo hóa vua Thâu-đầu-đàn, khiến nhà vua sinh tâm thanh tịnh?
Lúc ấy trong chúng có một Tỳ-kheo bạch Phật:
-Bạch Đức Thế Tôn, Trưởng lão Xá-lợi-phất có khả năng đến chỗ vua Thâu-đầu-đàn dùng phương tiện giáo hóa, khiến nhà vua sinh tâm tín kính.
Lại có Tỳ-kheo bạch Phật:
-Bạch Đức Thế Tôn, Trưởng lão Mục-kiền-liên có khả năng đến chỗ vua Thâu-đầu-đàn dùng phương tiện giáo hóa khiến nhà vua sinh tâm tín kính.
Lại có Tỳ-kheo bạch Phật:
-Bạch Đức Thế Tôn, Trưởng lão Ma-ha Ca-diếp có khả năng đến giáo hóa, khiến nhà vua sinh tâm kính tín.
Lại có Tỳ-kheo bạch Phật:
-Bạch Đức Thế Tôn, Trưởng lão Ca-chiên-diên có khả năng đến giáo hóa khiến nhà vua sinh tâm tín kính.
Lại có Tỳ-kheo bạch Phật:
-Trong chúng này có Trưởng lão Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp có khả năng đến giáo hóa khiến nhà vua sinh tâm kính tín.
Lại có Tỳ-kheo bạch Phật:
-Bạch Đức Thế Tôn, trong chúng này có Trưởng lão Na-đề Ca-diếp có khả năng đến giáo hóa khiến nhà vua sinh tâm tín kính.
Lại Có Tỳ-kheo bạch Phật:
-Bạch Đức Thế Tôn, Trưởng lão Ưu-ba-tư-na có khả năng đến chỗ vua Thâu-đầu-đàn dùng phương tiện giáo hóa khiến nhà vua sinh tâm kính tín.
Bấy giờ Đức Thế Tôn báo Ưu-đà-di:
-Này Ưu-đà-di, lúc này thầy có thể đến chỗ vua Thâu-đầu-đàn giáo hóa, khiến nhà vua sinh tâm kính tín hay không?
Ưu-đà-di bạch Thế Tôn:
-Thưa Thế Tôn, con có thể làm được việc này.
Đức Phật liền bảo:
-Này Ưu-đà-di, thầy nên đến vua Thâu-đầu-đàn dùng phương tiện giáo hóa khiến nhà vua sinh tâm kính tín.
Khi ấy, Trưởng lão Ưu-đà-di nghe Thế Tôn dạy như vậy liền bạch Phật:
-Dạ vâng. Thưa Thế Tôn, y như lời Ngài dạy, con xin làm theo.
Vào sớm mai, mặt trời vừa ló dạng, Ưu-đà-di đắp y, mang bình bát, đi đến cung điện của vua Thâu-đầu-đàn. Đến nơi, ngài hỏi người lính gác cổng:
-Thưa nhân giả, người có biết hiện giờ Đại vương Thâu-đầu-đàn ngự ở đâu chăng?
Tên lính gác thưa:
-Hiện giờ nhà vua ngự tại cung điện Trị lý vương vụ.
Khi ấy Ưu-đà-di đi đến chỗ vua Thâu-đầu-đàn. Đến nơi, đứng yên tại hiên nhà. Lúc ấy các vị đại thần tả hữu thấy ưu-đà-di đứng một bên hiên, liền bảo lính gác bốn cửa:
-Mau đến đuổi người xuất gia kia đi ra, không được đứng ở đây. Đừng để nhà vua thấy mà khó chịu.
Lính gác cửa nghe các đại thần nói như vậy, vội đến chỗ người xuất gia. Khi đến nơi mới phát hiện vị này là con của Quốc sư mà thuở thiếu thời là bạn thân tình và luôn luôn giao du vui chơi bên cạnh Thái tử Tất-đạt-đa, nên không nỡ đuổi và đi trở vào.
Khi ấy, các đại thần hỏi người giữ cửa:
-Tại sao các ngươi không đuổi người xuất gia kia ra khỏi chỗ này?
Lính gác cửa đáp:
-Thưa các đại thần, vị ấy là con của Quốc sư. Từ khi sinh ra cho đến ngày nay là bạn tâm giao thường lui tới vui chơi với Thái tử Tất-đạt-đa. Vì vậy chúng tôi không nỡ đuổi đi.
Khi vua Thâu-đầu-đàn ở nơi cung điện bàn việc chánh trị xong rồi, nhà vua đứng dậy, sắp ra khỏi cửa, các đại thần hộ vệ hai bên đưa vào nội cung. Lúc ấy Ưu-đà-di vội đi thẳng đến và nắm lấy tay vua Thâu-đầu-đàn. Nhà vua im lặng không nói, chỉ suy nghĩ: “ Nếu nay ta bảo thì người gác cổng sẽ đuổi người này ra. Người gác cổng lại nghĩ: “Các đại thần tự phải đuổi đi.” Các đại thần lại nghĩ: “Kẻ giữ cửa nội cung phải ngăn chận đuổi ra.” Những kẻ giữ cửa nội cung lại nghĩ: “Người này vốn được Đại vương thương tưởng, nay lại cầm tay nhau mà đi.” Họ đều có ý nghĩ như vậy nên không có người nào chịu đuổi đi cả.
Đại vương Thâu-đầu-đàn tiến lần vào thâm cung rồi lên nội điện ngự trên ngai vàng. Khi ấy Ưu-đà-di thấy nhà vua vào nội cung rồi thẳng lên nội điện thì Trưởng lão cũng đi vào điện này, đứng trước mặt nhà vua chẳng bao xa. Vua Thâu-đầu-đàn thấy Ưu-đà-di đứng cách trước mặt mình chẳng bao xa, thấy vậy tâm sinh bực dọc, thầm than:
-Ôi thôi, đau khổ thay! Con ta hình dung cũng gầy ốm như thế này chăng? Thật đáng nhàm chán! Các người nên mau đuổi kẻ xuất gia này. Kẻ nào đã cho phép nó vào đây?
Lúc ấy các đại thần tâu:
-Tâu Đại vương, theo bọn hạ thần chúng tôi, đối với việc này không nên làm như vậy. Đại vương không nên đuổi người xuất gia này đi. Vì lý do gì? Vì người này là con của Quốc sư, lại là bạn thâm tình, thường giao du với Thái tử từ thuở nhỏ.
Khi ấy Ưu-đà-di dùng lời kệ buồn thương mà không làm phật ý nhà vua nói:
Muốn lúa tốt cần cày, giống tốt
Muốn tìm châu báu phải vào biển
Ý ta đến đây, ở mãi đây
Chỉ mong việc ấy mau thành tựu.
Con đường như vậy thường lợi ích
Hết nỗi buồn lo, hưởng an lạc
Muốn đến tha phương cầu lợi ích
Cần đến Cù-đàm, thành tựu lợi.
Mọi người luôn luôn cày đất ấy
Luôn luôn gieo giống trong ruộng này
Chư Thiên luôn luôn mưa cam lộ
Quốc gia luôn luôn ngũ cốc đầy,
Khất sĩ luôn luôn hành khất thực
Thí chủ luôn luôn hành bố thí
Đời này luôn luôn làm bố thí
Luôn luôn được quả tốt trên trời.
Bò sữa luôn luôn vú căng sữa
Bê con luôn luôn bên mẹ mình
Đàn bà luôn luôn mang thai nghén
Sinh nở luôn luôn bị khổ đau.
Thây ma luôn luôn chôn nghĩa địa
Thân thích buồn tiễn thường khóc vang
Nếu chứng thánh đạo hết luân hồi
Ở trong phiền não chẳng thọ sinh.
Bấy giờ vua Thâu-đầu-đàn nghe Ưu-đà-di đọc những lời kệ buồn thương như vậy, nhưng vẫn còn chút ít nghi ngờ, liền hỏi Ưu-đà-di:
-Tôn giả xuất gia ở nơi vị nào? Đại sư của Tôn giả là ai? Ưu-đà-di dùng kệ đáp lời vua Thâu-đầu-đàn:
Cha Thầy ta: Vua Thâu-đầu-đàn
Mẹ của Thầy ta tên Ma-da
Mang Thầy trong thai qua mười tháng
Sinh xong mẹ chết, sinh Đao-lợi.
Như vậy, Thầy ta sinh nhà Ngài
Đại Thánh đức lớn trời trong trời
Nhà này bảy đời thường cứu tế
Danh tiếng lưu truyền khắp mười phương
Trong hàng Trượng phu thật ít có
Lại không sinh vào nhà nào khác
Đại Thánh chỉ sinh nhà như vậy.
Nhà này hưởng phước thật an nhàn
Thân tộc họ Thích danh tiếng lớn
Ngài được trăm phước trang nghiêm thân
Thích tử như vậy hơn loài trời
Ta ở bên Ngài xin xuất gia.
Lúc ấy vua Thâu-đầu-đàn lại hỏi Trưởng lão Ưu-đà-di:
-Hay thay! Này Tỳ-kheo, thầy thật sự theo người nào xuất gia, mà vị Thầy ấy có chánh tín, có chánh ý tu phạm hạnh hay không? Thầy của Tôn giả ngồi dưới gốc cây vắng vẻ, tâm có được an lạc hay không?
Trưởng lão Ưu-đà-di lại dùng kệ đáp lời vua Thâu-đầu-đàn:
Vua hỏi theo ai được xuất gia?
Vị này chánh tín tu phạm hạnh
Ở đâu, Ngài cũng chẳng lo sợ
Ngồi dưới gốc cây thường an lạc
Không sợ tiếng khác, như sư tử
Không bị lưới ngăn, như gió mạnh
Chỉ dạy người học, mình không học
Cứu khổ cho người, mình không khổ.
Vua Thâu-đầu-đàn lại hỏi Trưởng lão ưu-đà-di:
-Vị Tỳ-kheo như vậy nay ở đâu?
Ưu-đà-di đáp:
-Theo lời hỏi của Đại vương thì hiện giờ Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác hiện đang ngự trong vườn Ni-câu-đà, nơi thành Ca-tỳ-la này.
Lúc ấy vua Thâu-đầu-đàn nghĩ: “Ưu-đà-di là đệ tử của con ta. Vì vậy ta phải bảo các đại thần mời ưu-đà-di ngồi.” Rồi nhà vua bảo:
-Này các khanh, nay các khanh nên mời vị Tỳ-kheo này lên tòa an tọa.
Các đại thần nghe vua dạy như vậy, liền tâu:
-Thưa Đại vương, chúng tôi không dám trái lời.
Các quan liền mời Ưu-đà-di ngồi. Vua Thâu-đầu-đàn lại bảo các quan:
-Này các khanh, nên dọn cơm cho vị Tỳ-kheo này ăn. Các quan nghe lời vua dạy, liền mang nước sạch cho Ưu-đà-di rửa tay rồi dâng thức ăn cho Ưu-đà-di. Ưu-đà-di nhận thức ăn mà không ăn, ý định đem thức ăn này về cúng cho Thế Tôn.
Vua Thâu-đầu-đàn lại hỏi Trưởng lão Ưu-đà-di:
-Tại sao thầy không ăn cơm? Ưu-đà-di đáp:
-Thức ăn này tôi để dành dâng cúng Thế Tôn, vì vậy mà không ăn.
Khi ấy vua Thâu-đầu-đàn lại càng áo não, buồn khóc, nước mắt ràng rụa mà than:
-Ôi thôi! Con ta thân thể mềm mại, xưa ở trong cung thường hưởng khoái lạc, thân không bị các khổ. Ngày nay vì cớ gì bị khổ như vậy? Đến nỗi bảo Tỳ-kheo đi khất thực, được đồ ăn về mới có ăn!
Vua Tịnh Phạn cất tiếng than vãn như vậy, buồn khóc nghẹn ngào, lại bảo Ưu-đà-di:
-Thầy cứ dùng phần ăn này. Ta sẽ cho người lấy một phần ăn khác đem cho Thầy của thầy.
Ưu-đà-di lại tâu Đại vương:
-Như thế này, thưa Đại vương, phần ăn này tôi đã có ý định dâng cúng Thế Tôn rồi, thì bất cứ chúng sinh nào ăn phần ăn này đều không tiêu. Tại sao vậy? Vì Đức Thế Tôn giới hạnh hơn mọi người, thiền định hơn mọi người, trí tuệ cũng hơn mọi người.
Khi ấy vua Thâu-đầu-đàn bảo các đại thần:
-Các khanh nên đem phần ăn khác dâng cho Tỳ-kheo này và dặn Tỳ-kheo ăn xong nên mau đem phần ăn này cho Thái tử.
Các đại thần lập tức đem phần ăn khác dâng cho Ưu-đà-di. Khi ưu-đà-di ăn xong, lại tâu vua:
-Đúng vậy! Thưa Đại vương, Đức Như Lai Thế Tôn, Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác là Bậc được hàng vua chúa cho đến vô lượng vô biên chúng sinh đều cung kính. Như vậy, ngày nay Đại vương cũng nên đến đó.
Ưu-đà-di nói như vậy rồi, liền rời chỗ ngồi, định ra khỏi hoàng cung. Vua Thâu-đầu-đàn lại bạch Trưởng lão Ưu-đà-di:
-Tôn giả về trước báo cho Thái tử Tất-đạt-đa là chẳng bao lâu ta sẽ đến thăm Thái tử.
Ưu-đà-di cung kính nhận lời vua. Ưu-đà-di mang phần cơm ra khỏi thành, về lại rừng Ni-câu-đà. Đến nơi, ngài bạch Phật:
-Bạch Đức Thế Tôn, con đã giáo hóa vua Thâu-đầu-đàn, khiến nhà vua hoan hỷ nên Đại vương sắp đến thăm Đức Thế Tôn.
Khi ưu-đà-di vừa rời khỏi hoàng cung, vua Thâu-đầu-đàn lại bảo các đại thần:
-Này các khanh phải biết, ngày nay Thái tử Tất-đạt-đa đã đến thành này rồi. Chúng ta phải làm gì bây giờ?
Các đại thần tâu:
-Lành thay! Tâu Đại vương, nếu có các Sa-môn khác đến thành của Đại vương, chúng ta còn phải cúng dường, cung cấp, huống nữa nay là Thái tử Tất-đạt-đa cùng với bản thân chúng ta không khác, đâu được thản nhiên không sinh tâm cung kính. Chúng ta chỉ theo ý của Đại vương, rồi sau mới đến đó.
Vua Thâu-đầu-đàn liền ra lệnh rung chuông thông báo mọi người trong nội thành đều hay biết. Thông báo rằng: “Ta nay sắp đi đến quán sát chỗ ở của Thái tử Tất-đạt-đa. Mọi người đều phải trang hoàng một cách hoàn bị, rồi đi theo ta.”
(Đây là lời nói của các thầy thuộc bộ Ca-diếp-di. Theo các thầy thuộc bộ Ma-ha Tăng-kỳ lại nói: “Lúc bấy giờ vua Thâu-đầu-đàn bạch Ưu-đà-di:
-Theo ý của Tỳ-kheo thì nên làm những món ăn gì để cúng dường Thái tử?
Ưu-đà-di thưa Đại vương:
-Như thế này, thưa Đại vương, nếu muốn làm thức ăn cho Thế Tôn, thì nên làm món ăn ngon ngọt, trong sạch thanh khiết.
Khi ấy vua Thâu-đầu-đàn ra lệnh các đại thần:
-Các khanh phải biết, vì Thái tử các khanh nên mau mau làm các thức ăn ngon, trong sạch thanh khiết.
Các đại thần nghe vua phán như vậy, lại tâu:
-Y như lời Đại vương dạy, chẳng dám sai trái.
Họ cùng nhau làm các món ăn uống sơn hào hải vị ngon ngọt thơm tho, trong sạch thanh khiết, làm xong giao cho Ưu-đà-di. Khi Ưu-đà-di ăn xong, mang các thức ăn uống sơn hào hải vị ngon ngọt thơm tho, trong sạch thanh khiết vừa mới làm xong, ra khỏi thành Ca-tỳ-la Bà-tô-đô, trở về rừng Ni-câu-đà. Sau khi đến nơi, Trưởng lão bạch Phật:
-Thưa Thế Tôn, con đã giáo hóa vua Thâu-đầu-đàn, khiến nhà vua sinh tâm hoan hỷ. Ngài sắp đến thăm Phật. Xin Phật nhận lãnh món ăn như pháp này).
Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch Phật:
-Hy hữu thay! Bạch Thế Tôn, tại sao Trưởng lão Ưu-đà-di giáo hóa được vua Thâu-đầu-đàn, khiến cho nhà vua được hoan hỷ? Lại có thể khiến nhà vua làm các món ăn uống sơn hào hải vị ngon ngọt thơm tho, trong sạch thanh khiết đem về dâng cho Thế Tôn?
Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
-Này các thầy, Ưu-đà-di chẳng chỉ ngày nay giáo hóa được vua Thâu-đầu-đàn và đem món ăn uống ngon ngọt cho Ta, mà thuở xưa cũng giáo hóa khiến vua Thâu-đầu-đàn sinh tâm hoan hỷ và đem món ăn ngon ngọt dâng cho Ta.
Khi ấy các Tỳ-kheo lại bạch Phật:
-Việc ấy như thế nào, cúi xin Đức Thế Tôn vì chúng con mà kể rõ. Chúng con nay nguyện muốn nghe.
Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
-Ta nhớ vào đời quá khứ lâu xa, tại nước Ba-la-nại có một con chim chúa tên là Tô-phất-đa-la (nhà Tùy dịch là Thiện tử) cùng bầy chim tám vạn con hòa hợp với chim chúa đồng sống tại nước này. Chim chúa có một chim mái tên là Tô-phất-thất-lợi (nhà Tùy dịch là Thiện nữ). Thuở ấy, chim mái giao hợp với chim chúa đã có mang, chim mái bỗng sinh ý nghĩ: “Ta muốn được thức ăn uống thơm ngon, trong sạch như thức ăn của vua loài người ngày nay vậy.” Nhưng vì sợ mơ ước không toại nguyện nên chim mái lần lần buồn rầu, thân thể tiều tụy ốm o, đứng run rẩy không vững. Chim chúa Thiện Tử thấy vợ mình lăn lộn trên đất, buồn rầu tiều tụy ốm o, đứng run rẩy không vững nên hỏi: “Vì lý do gì nàng lăn lộn trên đất, thân thể tiều tụy ốm o, đứng run rẩy không vững như vậy?”
Chim mái đáp: “Lành thay! Thưa thánh tử, thiếp đang có mang, bỗng nghĩ muốn được thức ăn sơn hào hải vị thơm ngon trong sạch như thức ăn nhà vua vậy.”
Lúc ấy chim chúa than với vợ: “Lạ thay! Này hiền thê, ta làm sao được thức ăn uống thơm ngon như vậy. Cung vua thì kín đáo sâu xa, không thể đến được. Nếu ta có vào đó sẽ sa vào tay họ, nhất định bỏ thây.”
Chim mái lại thưa với chim chúa: “Này thánh tử, nếu ngày nay thiếp không được thức ăn uống như vậy, nhất định sẽ chết và bào thai nhất định sẽ không còn sống.”
Chim chúa lại nói với chim mái: “Lạ thay! Này hiền thê, ngày chết của nàng sắp đến, nên mới nghĩ đến thức ăn khó được như vậy.” Chim chúa nói như vậy rồi, ưu sầu khổ não đứng suy nghĩ: ‘Theo ý ta nghĩ, thức ăn uống thơm ngon trong sạch như thức ăn của nhà vua, thật là khó được.”
Lúc ấy trong bầy chim của chim chúa có một con thấy sự việc này, bay đến chỗ chim chúa thưa: “Lạ thay! Thưa thánh giả, vì cớ gì ngài đứng suy tư sầu não như vậy?”
Chim chúa Thiện tử nói rõ chi tiết nguyên nhân sự việc vừa qua. Chim kia lại thưa với chim chúa Thiện tử: “Lành thay! Thưa thánh tử, xin chớ ưu sầu. Tôi nay sẽ vì ngài đi tìm thức ăn sơn hào hải vị thơm ngon khó tìm của nhà vua.”
Lúc ấy, chim chúa lại nói: “Lành thay! Này thiện hữu, nếu người có năng lực vì ta làm việc này, ta sẽ đền đáp công đức ấy.”
Lúc bấy giờ chim nọ từ chỗ của chim chúa bay vọt lên hư không, thẳng đến cung vua Phạm Đức, đậu trên đọt cây, cách nhà bếp chẳng bao xa để quán sát thức ăn của vua nơi nhà bếp. Chim thấy thức ăn nhà vua nấu xong, có một phụ nữ chuẩn bị đầy đủ các thứ sơn hào hải vị. Đến giờ ăn, nàng mang sớt vào đồ bằng bạc đầy ắp thức ăn uống, sắp dâng lên nhà vua. Ngay lúc ấy chim nọ từ trên cây cao hạ cánh đậu trên đầu người phụ nữ, dùng mỏ mổ vào mũi cô ta. Nàng này lỗ mũi bị chim mổ đau nhức nên lỡ tay làm đồ ăn rơi xuống đất. Khi ấy chim vội đớp lấy thức ăn bay về cho chim chúa. Chim chúa được thức ăn liền đem cho chim vợ Thiện nữ. Chim vợ được thức ăn liền ăn no nê, thân thể an ổn, sau đó sinh nở.
Chim nọ vào những ngày khác, thường lui tới cung vua đoạt lấy thức ăn dâng cho chim chúa. Khi ấy, vua Phạm Đức thường thấy xảy ra việc này nên mới suy nghĩ: “ Quái lạ thay! Tại sao con chim này thường đến đây làm ô uế thức ăn của ta? Lại dùng móng mỏ làm phụ nữ ta bị thương!” Nhà vua không chịu nổi việc này, liền kêu thợ bẫy chim đến bảo:
-Các khanh mau mau đi đến đó, bắt sống con chim này cho ta.
Các thợ bẫy chim nghe lời vua phán, liền tâu:
-Y như lời Đại vương dạy, chúng tôi không dám sai trái.
Các thợ bẫy chim đến nơi, bắt sống được con chim này đem giao cho vua Phạm Đức. Vua Phạm Đức hỏi chim:
-Vì cớ gì ngươi thường đến đây làm ô uế thức ăn của ta? Lại dùng mỏ móng làm thương tổn phụ nữ của ta?
Chim đáp:
-Lành thay! Tâu Đại vương, xin nhà vua nghe tôi kể việc ấy, ngài sẽ bằng lòng.
Khi ấy vua Phạm Đức hoan hỷ, vì lại nghĩ thế này: “Việc này thật hy hữu. Tại sao loài chim lại biết nói tiếng người?” Nghĩ như vậy rồi, nhà vua bảo chim:
-Hay thay! Hay Thay, người nên vì ta nói ý nghĩa việc này để ta được hoan hỷ.
Bấy giờ chim dùng kệ đáp lời vua Phạm Đức:
Vua phải biết, thành Ba-la-nại
Có chim chúa thường ngày ở đó
Cùng chim bạn tám vạn bủa vây
Đều tuân thủ lệnh của vua chim.
Vợ chim chúa có điều mơ ước
Hướng đến chồng bày tỏ khúc lòng
Nàng ước ao cao lương mỹ vị
Đúng là thức ăn của Đại vương.
Vì vậy tôi thường bay đến đây
Đoạt thức ăn mỹ vị của ngài
Nay vì phục vụ chúa chim tôi
Đến nỗi bị Đại vương bắt giữ.
Lành thay! cầu mong đại thánh vương
Mở lòng từ bi thả tôi ra
Bởi vì tôi phụng sự vợ vua chim
Thường cướp lấy thức ăn của ngài.
Nhớ từ nhỏ cho đến bây giờ
Chưa bao giờ làm điều như vậy
Xin được lệnh Đại vương dung thứ
Mãi về sau không dám tái phạm.
Khi vua Phạm Đức nghe chim nói như vậy, trong lòng hoan hỷ nói: “Việc này thật hy hữu! Loài người đối với chủ nhân còn không có tâm ái trọng như loài chim này vậy.”
Nói như vậy rồi, vua Phạm Đức nói kệ:
Nếu có những đại thần như vậy
Biết đáp ân nặng lộc phong hầu
Giống như chim nọ thật dũng kiện
Vì chủ tìm mồi chẳng tiếc thân.
Vua Phạm Đức nói kệ rồi, lại bảo chim:
-Lành thay! Này chú chim, từ nay trở đi ngươi hãy thường tới đây lấy thức ăn mỹ vị. Nếu có người nào ngăn đón không cho, ngươi hãy đến báo ta biết, ta sẽ cho ngươi phần ăn của ta để ngươi đem về.
Đức Phật nói với các Tỳ-kheo:
-Các thầy phải biết, con chim chúa thuở ấy là thân Ta ngày nay. Chim đi ăn cắp thức ăn thuở ấy là Ưu-đà-di ngày nay. Còn vua Phạm Đức thuở ấy tức là vua Thâu-đầu-đàn ngày nay. Thuở ấy, Ưu-đà-di làm cho nhà vua hoan hỷ và cũng vì Ta đi tìm thức ăn. Ngày nay cũng lại như vậy, Ưu-đà-di làm cho vua Thâu-đầu-đàn sinh tâm hoan hỷ và lại vì Ta mang thức về.
Sau đó, vua Thâu-đầu-đàn mới ra lệnh rung chuông, rung linh thông báo tất cả dân chúng trong thành Ca-tỳ-la Bà-tô-đô không được một ai đến thăm Thái tử trước. Ai muốn đi thăm Thái tử sẽ cùng đi theo vua đến đó yết kiến.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.22.75.247 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.