Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Bổn Hạnh Tập Kinh [佛本行集經] »» Bản Việt dịch quyển số 41 »»

Phật Bổn Hạnh Tập Kinh [佛本行集經] »» Bản Việt dịch quyển số 41

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.42 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.56 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Bản Hạnh Tập

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44 | 45 | 46 | 47 | 48 | 49 | 50 | 51 | 52 |
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 44: BA ANH EM CA-DIẾP
(Phần 2)

Bấy giờ độc long thấy bốn mặt nhà thờ thần lửa cùng một lúc lửa tràn ngập bốc cháy ngùn ngụt, chỉ riêng chỗ ngồi của Như Lai bình yên, không có một ánh lửa. Thấy vậy, độc long lần lần hướng đến chỗ Phật, liền phóng mình chui vào trong bát của Như Lai.
Có kệ nói:
Nếu người trăm ngàn vạn ức năm
Thành tâm cúng tế hỏa thần này
Hạng ấy không sao diệt được sân
Như nay Thế Tôn tối nhẫn nhục.
Tất cả trời, người trong thế gian
Thế Tôn duy nhất Đại Trượng Phu
Ai bị bệnh sân nó ràng buộc
Thế Tôn ban cho thuốc nhẫn nhục.
Phần cuối đêm đã hết, trời vừa hừng sáng, Đức Thế Tôn tay bưng bình bát có chứa độc long, đi đến chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đang ngồi. Đến nơi, Ngài liền nói với Ca-diếp:
-Thưa Nhân giả Ca-diếp, con độc long này làm các vị sợ không dám vào nhà thờ thần lửa. Con độc long này đã bị oai lực của Ta diệt trừ lửa độc của nó, nên nay Ta mang đến cho các người thấy.
Các vị Phạm chí nói kệ:
Thuở ấy phần đêm vừa qua khỏi
Như Lai đến chỗ ngài Ca-diếp
Tay bưng bình bát chứa độc long
Đặt trước Ca-diếp đại chúng tường.
Lúc ấy ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp suy nghĩ: “Đại độc long này tự nó chui vào trong bình của Sa-môn, hay do thần lực của Sa-môn bảo độc long vào trong đó?.”
Đức Thế Tôn biết tâm niệm của Ca-diếp, liền khi đó chiếc bát ở trên tay Ngài bỗng nhiên chuyển hướng đến chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-điếp. Lúc ấy độc long chín đầu cất cổ to, muốn bò đến chỗ ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp. Ca-diếp thấy rồng muốn bò đến chỗ mình, tâm sinh sợ hãi, co mình đứng yên, lấy hai tay che mặt.
Đức Thế Tôn nói với ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp:
-Này Nhân giả Ca-diếp, cớ gì mà co mình như vậy? Tâm ông kinh hãi, hoảng hốt như vậy sao?
Ca-diếp trả lời:
-Đúng vậy! Đúng vậy! Thưa Đại đức Sa-môn, tôi thật sự rất sợ.
Đức Phật nói với Ca-diếp:
-Này Nhân giả Ca-diếp, người đừng có sợ.
Rồi Ngài dùng kệ nói với Ca-diếp:
Hôm qua rồng này tôi giáo hóa
Dạy nó không nên khủng bố người
Nếu nay nó muốn hại Nhân giả
Thế gian việc ấy hoàn toàn không.
Giả sử mặt trời rơi xuống đất
Ví dầu quả đất nát thành tro
Tu-di chuyển động, rời chỗ củ
Lời nói chư Phật thật không ngoa.
Bấy giờ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp suy nghĩ: “Vị Sa-môn này có sức đại thần thông, có đại công năng mới có thể dùng ngọn lửa thần lực như vậy để tiêu diệt được ngọn lửa độc ác của độc long. Việc ấy tuy như vậy nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Lúc đó Đức Thế Tôn bắt độc long thả ngoài biển cả, nơi núi Thiết vi. Khi ấy Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp bạch Phật:
-Thưa Đại đức Sa-môn, hiện nay độc long này sẽ để nó sống ở đâu?
Đức Phật bảo Ca-diếp:
-Này Nhân giả Ca-diếp, con độc long ấy ta đã thả nó nơi núi Thiết vi rồi.
Ca-diếp thấy Đức Phật hiện thần thông như vậy lấy làm hoan hỷ, liền bạch Phật:
-Thưa Đại đức Sa-môn, xin Ngài ở luôn nơi đây, tôi sẵn sàng cúng dường thức ăn.
Đức Thế Tôn im lặng nhận lời mời của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp.
(Hoặc lại có Sư nói Đức Phật bảo Ưu-lâu-tần-loa Ca-cliếp: “Nếu các nhân giả có thể đến giờ ăn đến báo cho Ta, nếu được vậy Ta sẽ nhận lời mời của Nhân giả. ” Ca-diếp thưa: “Chúng tôi sẽ báo giờ ăn cho Sa-môn”).
Chư Thiên Tịnh cư cõi sắc liền nói kệ:
Do lòng đại từ của Thế Tôn
Có tài hàng phục đại độc long
Ba tiên Ca-diếp thờ thần lửa
Bao sức tinh tấn sẽ tiêu diệt.
Khi Đức Thế Tôn thọ thực ở nhà ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong, Ngài tản bộ từ từ đi đến khu rừng Sai-ni-lê-ca (nhà Tùy dịch là Chước Chi Tức Xuất Nhũ Trấp), cách chỗ ở của Ca-diếp chẳng bao xa. Ngài đi kinh hành và nghỉ trong khu rừng này. Vào lúc nửa đêm hôm ấy có bốn vị Đại thiên vương trấn bốn phương giáng xuống trần gian, ánh sáng từ thân Thiên vương chiếu sáng khắp khu rừng. Các Thiên vương bay đến chỗ Đức Phật, đến nơi chắp tay đảnh lễ dưới chân Ngài, rồi lui đứng về một bên, khom lưng cúi đầu hướng về Đức Phật đảnh lễ, giống như khôi lửa lớn phát ra ánh sáng chiếu khắp khu rừng Ni-ca.
Đêm hết, bình minh xuất hiện, Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp liền đi đến chỗ Đức Phật, thưa:
-Bạch Đại đức Sa-môn, giờ ăn sắp đến, thức ăn dọn xong. Và kính thưa Sa-môn, không biết bốn vị đêm hôm qua là ai mà thân sáng rực, vào nửa đêm đi đến chỗ Sa-môn, chiếu sáng cả rừng cây này. Họ chắp tay cúi đầu đứng yên cung kính, giống như khối lửa tỏa ánh sáng chói lọi?
Đức Phật bảo Ca-diếp:
-Này Nhân giả Ca-diếp, bốn vị ấy là bốn vị Thiên vương. Họ đến với Ta vì muốn thưa hỏi giáo pháp. Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Vị Đại Sa-môn này có oai thần lớn, có oai đức to mới có bốn vị Thiên vương giáng hạ đến bên Ngài học hỏi giáo pháp. Tuy Sa-môn có oai lực như vậy, nhưng chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Hôm sau Đức Thế Tôn cũng đi đến chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thọ thực. Sau khi thọ trai xong, Ngài trở vào trong rừng đi kinh hành và an trú trong tịch tĩnh. Nửa đêm hôm đó Đế Thích, vua trời Đao-lợi, đi đến chỗ Đức Phật, thân phóng hào quang tối thượng vi diệu làm sáng cả rừng cây. Đến nơi, vị ấy lễ dưới chân Đức Phật rồi lui về một bên, đứng yên, chắp tay hướng về Thế Tôn, giống như đống lửa lớn phát ra ánh sáng rực rỡ gấp bội phần ánh sáng của thân hình Tứ Thiên vương đêm trước, ánh sáng chói lọi không gì sánh bằng.
Đêm ấy qua rồi, Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đi đến chỗ Phật, bạch Phật:
-Thưa Đại đức Sa-môn, giờ ăn đã đến, thức ăn đã dọn xong. Và kính thưa Sa-môn, không biết nửa đêm vừa rồi, người tỏa ra ánh sáng hết sức chói lọi, đi đến đảnh lễ Ngài rồi chắp tay đứng về một bên... ánh sáng rực rỡ gấp bội phần ánh sáng trên thân hình Tứ Thiên vương, là người nào vậy?
Đức Phật đáp lời Ca-diếp:
-Này Nhân giả Ca-diếp, đó là Đế Thích, chủ cõi trời Đao-lợi, đi đến chỗ Ta để nghe giáo pháp.
Ca-diếp thầm nghĩ: “Vị Đại Sa-môn này có oai đức lớn, cho đến trời Đế Thích cũng đến nghe pháp. Tuy có oai lực như vậy nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Rồi ngày hôm sau, khi Đức Thế Tôn thọ trai ở chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong, Ngài trở lại trong rừng, đi kinh hành và an trú trong đó. Vào nửa đêm hôm đó có trời Dạ-ma, thân phóng hào quang chói lọi, đi đến chỗ Phật, chắp tay đảnh lễ, rồi lui về một bên (nói sơ lược).... “Đại Sa-môn này có nhiều oai lực, có đại oai thần khiến đến nỗi trời Dạ-ma đến xin nghe pháp. Tuy có oai đức như vậy, nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Hôm sau, khi Đức Thế Tôn thọ trai ở chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong, trở lại trong rừng đi kinh hành và an trú trong đó. Nửa đêm hôm ấy có trời Đâu-suất, thân phóng hào quang, đi đến chỗ Đức Phật... (nói sơ lược...) “Đại Sa-môn này có oai lực lớn, có đại oai thần khiến đến nỗi trời Đâu-suất-đà đến xin nghe pháp. Tuy có oai đức như vậy, nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Lại hôm sau, Đức Thế Tôn thọ trai nơi Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong, Ngài trở vào trong rừng, đi kinh hành và an trú trong đó. Vào nửa đêm hôm đó có trời Hóa lạc, thân phóng hào quang, đi đến chỗ Phật... (nói sơ lược) “Đại Sa-môn này có đại oai thần, khiến đến nỗi trời Hóa lạc đến nghe pháp. Tuy oai đức như vậy, nhưng vị ấy vẫn chưa chứng A-la-hán.”
Khi Đức Thế Tôn thọ trai ở chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong rồi, Ngài trở vào trong rừng đi kinh hành và an trú trong đó. Vào nửa đêm hôm ấy có trời Tha hóa tự tại, thân phóng hào quang đi đến chỗ Đức Phật... (nói sơ lược)... “Đại Sa-môn này có đại oai thần, có đại oai lực, khiến đến nỗi trời Tha hóa tự tại đến xin nghe pháp. Tuy oai đức như vậy, nhưng vị ấy chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Hôm sau nữa, khi Đức Thế Tôn thọ trai ở chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong, Ngài trở lại vào rừng rừng đi kinh hành và an trú trong đó. Vào nửa đêm, có Đại phạm Thiên vương, chủ thế giới Ta-bà, thân phóng hào quang tỏa khắp khu rừng, đi đến chỗ Phật, chắp tay đảnh lễ rồi lui về một bên, đứng yên lặng hướng về Phật, giống như khôi lửa lớn, phát ra ánh sáng chói lòa, sáng hơn gấp trăm ngàn lần ánh sáng chư Thiên cõi Dục nói ở trước. Không có ánh sáng nào sánh bằng.
Đêm đã đi qua, Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đi đến chỗ Đức Phật, đến nơi bạch:
-Thưa Đại đức Sa-môn, giờ ăn đã đến, thức ăn đã dọn xong. Và thưa Đại Sa-môn, không biết đêm vừa rồi, người phát ra hào quang chói lọi, sáng cả khu rừng đi đến chỗ Sa-môn chắp tay đảnh lễ, rồi lui đứng về một bên... hơn ánh sáng chư Thiên cõi Dục ở trước, là người nào vậy?
Đức Thế Tôn liền bảo Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp:
-Này Nhân giả Ca-diếp, người đến đó là Đại phạm Thiên vương, chủ thế giới Ta-bà này, đến chỗ Ta muốn nghe giáo pháp.
Ca-diếp thầm nghĩ: “Vị Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần lực, khiến đến nỗi Đại phạm Thiên vương, chủ thế giới Ta-bà đến cầu xin nghe pháp. Tuy oai đức như vậy, nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Hôm sau, khi Đức Thế Tôn thọ trai ở chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong, Ngài trở vào trong rừng đi kinh hành và nghỉ lại trong đó. Hôm sau, gặp ngày thường niên, Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp và người xứ đó lập pháp tế tự. Thời giờ đã đến, tất cả dân chúng nước Ma-già-đà mang đến đủ thứ ẩm thực thượng vị, như đồ nuốt, đồ nhai, đồ liếm, đồ nhấm... Sáng hôm đó họ đều muốn đến chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp.
Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp trong đêm trước hôm ấy, ở trong phòng một mình, suy nghĩ: “Ngày mai tất cả dân chúng nước Ma- già-đà sắm đầy đủ vô lượng thức ăn uống, tập trung bên ta cầu pháp tế tự, mà Đại Sa-môn Cù-đàm này xuất hiện trước chúng hội, hiển bày các pháp thần thông thù thắng như bấy lâu nay. Nếu vậy thì danh dự và lợi dưỡng của ta đều dồn về người, thì đôi với ta sẽ bị giảm bớt. Cúi xin Đại Sa-môn, Ngài dùng phương tiện sáng mai đừng về đây.”
Lúc ấy Đức Thế Tôn biết tâm niệm của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nên sáng ra Ngài đi đến châu Uất-đơn-việt, khất thực xong, Ngài đi đến bờ ao lớn A-nậu-đạt thọ thực. Ăn xong, Ngài ở bên bờ ao này tĩnh lặng nhiếp tâm trong chốc lát rồi trở về khu rừng cũ, đi kinh hành và an trú trong đó.
Qua ngày tiếp theo, Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp sau giờ ăn mới đi đến chỗ Phật, đến nơi liền bạch Phật:
-Thưa Đại đức Sa-môn, giờ ăn đã tới, thức ăn cũng dọn xong, không biết vì cớ gì Sa-môn không đến. Tuy vậy, tôi vẫn không quên, có bao nhiêu thức ăn thượng vị, tôi nay vì Nhân giả vẫn để lại một phần.
Đức Thế Tôn bảo Ca-diếp:
-Này Nhân giả Ca-diếp, đêm hôm qua ông ngồi một mình trong phòng yên tĩnh, có phải ông suy nghĩ thế này chăng: “Ngày mai chỗ ở của ta theo thường niên tổ chức pháp tế tự, tất cả dân chúng nam nữ nước Ma-kiệt-đà đem đủ thứ ẩm thực đến dâng cho ta mà e Đại Tỳ-kheo Cù-đàm này ở trước chúng hội xuất hiện thần thông, hiển bày pháp thượng nhân thì bao nhiêu danh dự, lợi dưỡng của ta đều dồn về Đại Sa-môn này, ta sẽ bị giảm bớt”? Trong tâm ông muốn Ta sáng ngày chớ đến. Này Nhân giả Ca-diếp, Ta ngay lúc ấy biết tâm niệm của ông như vậy nên sáng ngày hôm sau bay đến châu Uất-đơn-việt, khất thực xong, Ta đến bờ ao A-nậu-đạt như pháp mà thọ trai. Tùy thời gian nhiều ít, Ta đi kinh hành nơi đó rồi trở về khu rừng này an nghỉ cho đến giờ này.
Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Vị Đại Sa-môn này có đại thần lực, có đại oai quyền. Tuy cảm biết và biến hóa như vậy nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.” (Đoạn này Ni-sa-tắc nói).
Bấy giờ, ở chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp hằng năm có một ngày đại hội gọi là ngày Dực tú. Ngày hội này dân chúng nước Ma-già-đà tụ tập số đến ngàn vạn người. Nhưng ngày hội này cũng có ngày hội chợ để dân chúng tùy ý mua sắm. Lúc ấy Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp suy nghĩ: “Ngày mai nơi đây nếu có Sa-môn đến, tất cả dân chúng đều chiêm ngưỡng người, chẳng vì ta sắm các món trai soạn.” Suy nghĩ như vậy rồi, liền đi đến chỗ Đức Phật bạch:
-Thưa Đại đức Sa-môn, sáng mai chỗ Ngài tu hành trong rừng của tôi sẽ tổ chức đại hội, có trăm ngàn dân chúng tập họp đông đúc, hết sức huyên náo, mà Đại Sa-môn thì thích cảnh vắng vẻ, thường đi kinh hành chỗ thâm u thanh tịnh, nên Sa-môn có thể rời chỗ này đi tìm chỗ vắng lặng mà an trụ. (Đoạn này Tăng-kỳ nói)
Đức Thế Tôn từ khu rừng của Ca-diếp liền dời đến rừng Sai-lê-ca. Đến nơi, tâm Ngài nghĩ đến bốn vua Ca-lâu-la tên là Khả Xúc, bốn Long vương Đề-đầu-lại-tra, bốn rồng thủy thần, Tứ đại Thiên vương, Thiên chủ Đế Thích và tất cả chư Thiên Dục giới; Đại Phạm thiên, chủ thế giới Ta-bà...
Lúc ấy bốn vua Ca-lâu-la Khả Xúc... biết tâm niệm của Đức Phật liền xuất hiện trận cuồng phong, từ chỗ ở của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp phi hành trên hư không, lập tức đến rừng Sai-lê-ca. Đến nơi, họ đảnh lễ dưới chân Đức Phật, chắp tay đứng lui về một bên, từ xa hướng về Đức Phật mà đảnh lễ.
Bốn Long vương Đề-đầu-lại-tra, bốn vua thủy thần cũng biết ý Đức Phật, kéo mây đổ trận mưa lớn, từ chỗ ở của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp bay trên hư không, hướng về rừng Sai-lê-ca. Đến nơi, họ đảnh lễ dưới chân Đức Phật, chắp tay lui về một bên, từ xa hướng về Phật cung kính.
Tứ đại Thiên vương ở bốn phương cũng biết ý Phật, hiện hình hết sức đoan chánh, mọi người thích trông ngắm, oai quang hiển hách, tự thân chiếu sáng, đều cỡi bạch tượng từ dưới đất vọt lên, từ chỗ ở của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đi đến rừng Sai-lê-ca. Đến nơi, họ đảnh lễ dưới chân Thế Tôn, từ xa cung kính chắp tay hướng về Đức Phật.
Đế Thích, vua trời Đao-lợi, chư Thiên cõi Dục và Đại phạm Thiên vương, chủ thế giới Ta-bà đều biết ý Phật, thân phóng hào quang chiếu sáng cõi đất này, từ chỗ ở của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp cùng một lúc bay trên hư không, đi đến rừng Sai-lê-ca. Đến nơi, họ đảnh lễ dưới chân Thế Tôn, từ xa cúi đầu cung kính Phặt.
Bấy giờ tất cả dân chúng ở nơi đây thấy những hiện tượng của chư Thiên, Long..., tâm họ sợ sệt, toàn thân dựng chân lông, liền đồng đến hỏi Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp:
-Thưa Đại đức Hòa thượng, những hiện tượng kỳ lạ này là do những vị thần nào biến hóa? Phải chăng là điều tai ương? Hoặc có tật dịch gì chăng? Hoặc có điều khủng bố dữ dội nào chăng? Hoặc báo hiệu xảy ra đại chiến chăng? Hoặc quỷ Ca-tra Phú-đơn-na và quỷ Hắc Ám muốn đến đây chăng?
Lúc ấy Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nghĩ: “Việc này chắc là do oai lực của Đại Sa-môn thể hiện thần thông biến hóa như vậy”, liền bảo quần chúng:
-Này tất cả mọi người, chớ nên sợ sệt, chớ nên kinh hãi. Đây chẳng phải là tai biến, cũng không phải tật dịch, cũng không phải các quỷ mị đến đấu tranh. Sẽ không có điều gì phải sợ hãi, sẽ hết sức an ổn, không có điều quái lạ xảy ra, cũng không có điều khủng bố và tật bệnh. Này các người, những hiện tượng đó hết sức an ổn, không có các điều khổ. Những hiện tượng đó hết sức tốt đẹp.
Rồi Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Ta nay cũng nên đi đến chỗ Đại Sa-môn để xem xét việc này, cần phải biết lý do gì xảy ra cắc hiện tượng như vậy.” Ông ta suy nghĩ như vậy rồi liền đi đến chỗ Thế Tôn. Khi sắp gần đến nơi, Đức Như Lai bỗng nhiên hiện sức thần thông biến thành một hòn núi cao lớn chắn ngang trước mặt Ca-diếp. Ông ta muốn qua nhưng không tài nào qua được, nên đến chân núi rồi quay trở về. Qua đến ngày hôm sau Ca-diếp đi đến chỗ Đức Phật, đến nơi ông bạch Phật:
-Thưa Đại đức Sa-môn, tại sao ngày hôm qua xuất hiện những hiện tượng kỳ lạ như vậy? Tôi từ xưa đến nay ở nơi đây chưa từng thây việc này.
Đức Thế Tôn vì Ca-diếp nói rõ việc này Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nghe việc này cho là điều quá ư đặc biệt, hết sức hy hữu: “Ta nhiều năm ở đây luôn luôn tế tự thần lửa, chưa từng có ngọn gió lốc đến bên ta, huống hồ là các vị thần khác. Nhưng hôm nay Sa-môn Cù-đàm có đại oai đức, tất cả chư Thiên hướng đến bên Người.” Thầm nghĩ như vậy rồi, đối với Đức Phật ông sinh tâm kính tín, sinh tâm hy hữu, liền thỉnh Phật bằng tâm niệm: “Kính xin Đại Sa-môn giờ ăn sáng mai xin Ngài đến chỗ tôi thọ cúng dường thức ăn uống vi diệu. Nếu Phật là Bậc Nhất Thiết Trí, sẽ biết tâm tôi.”
Khi ấy Đức Như Lai biết tâm niệm của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm thỉnh như vậy nên Ngài im lặng nhận tâm thỉnh của Ca-diếp. Ca-diếp về lại chỗ ở của mình. Sáng hôm sau bảo các đồng tử: -Các người hãy đến chỗ Đại Sa-môn xem thử Đại Sa-môn đang đắp y sắp đi khất thực hay an tọa im lặng?
Các đồng tử vâng lời Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp, liền đi đến rừng Sai-lê-ca. Đến nơi, thấy Đức Phật ngồi im lặng tư duy dưới gốc cây trong rừng, thân tỏa hào quang sáng khắp một vùng. Đối với việc ăn tự lấy biết đủ, yên lặng mà ngồi, không đi khất thực.
Các vị đồng tử thấy vậy liền tiến đến gần Đức Phật, đến nơi họ đồng bạch Phật:
-Thưa Đại Sa-môn, Nhân giả ngày nay sao không đi khất thực? Đức Thế Tôn bảo các đồng tử:
-Này các đồng tử, Ta nay có người thỉnh rồi.
Các đồng tử lại hỏi:
-Thưa Đại đức Sa-môn, người thỉnh đó là ai?
Đức Phật đáp:
-Người thỉnh đó là Hòa thượng của các ông.
Các đồng tử hết sức ngạc nhiên, cho việc thật hy hữu, thật hy hữu! Vị Sa-môn này đối với điều chưa nói thành lời mà biết được trong tâm niệm người ta. Mọi người hết sức vui mừng hớn hỡ tràn ngập châu thân, không thể tự chế.
Các đồng tử quay trở về chỗ ở của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp về đến nơi, họ thưa:
-Bạch Hòa thượng Tôn sư, chúng con biết chắc rằng vị Đại Sa- môn này là Bậc Nhất Thiết Trí. Vì Hòa thượng im lặng dùng tâm niệm thỉnh Ngài, Ngài liền biết ý Hòa thượng nên đã nói với chúng con: “Ta đã nhận tâm thỉnh của Hòa thượng các ông.”
Khi Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nghe thưa lời như vậy liền trải tòa rộng lớn, trải xong liền phát tâm: “Nếu ngày nay Sa-môn Cù-đàm quả thật là Bậc Nhất Thiết Trí, liền ứng với tâm niệm của tôi, hiện ngay nơi tòa này!”
Lúc ấy Đức Thế Tôn liền biết tâm niệm của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp, liền khi ấy hiện thân ngồi tại tòa. Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thấy Đức Thế Tôn ngồi đoan trang trên tòa, hết sức hoan hỷ, tự tay mang lấy đủ các đủ các thức ăn thượng vị, nào là đồ cứng, đồ mềm, đồ cắn, đồ nhấm... dâng cúng cho Đức Phật tùy ý thọ dụng. Rồi lại nghĩ: “Thật hy hữu! Thật hy hữu! Đại Sa-môn này có đại oai đức, có đại oai thần mới có thể biết được tâm niệm của ta. Tuy có oai thần như vậy nhưng vị ấy chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Đức Thế Tôn thọ thực ở chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong, Ngài trở lại trong rừng Sai-lê-ca, đi kinh hành và an trú trong đó. Thuở ấy, chiếc ca-sa đắp trên mình của Thế Tôn đã rách nát. Ngay lúc ấy có một người thuộc thôn của Bà-la-môn Binh Tướng mạng chung, người nhà đem bỏ nơi rừng tử thi. Bấy giờ Đức Thế Tôn ở trong rừng thấy vậy liền đến nhặt chiếc áo phấn tảo của tử thi. Đức Thế Tôn lấy rồi lại thầm nghĩ: “Ta nên giặt sạch chiếc áo phấn tảo này ở chỗ nào?” Khi ấy vua trời Đao-lợi biết được tâm niệm của Thế Tôn nên Đế Thích ở trước Đức Phật dùng tay đào đất thành một cái ao nước trong sạch. Ao hoàn thành, Đế Thích lại bạch Phật:
-Hay thay! Bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài dùng nước ao này giặt áo phấn tảo.
Đức Thế Tôn thấy nước trong ao rồi thầm nghĩ: “Nay tuy có nước rồi, không biết giặt áo trên cái gì?” Đế Thích biết ý Đức Phật nên mang một tảng đá lớn từ núi Thiết vi đặt nơi ao trước mặt Đức Phật. Đặt tảng đá rồi, Đế Thích lại bạch Phật:
-Xin Đức Thế Tôn giặt chiếc áo trên tảng đá này.
Đức Thế Tôn lại thầm nghĩ: “Nay tuy có tảng đá rồi, không biết vin vào cái gì để đứng đạp giặt chiếc áo này?.” Lúc bấy giờ bên bờ ao sẵn có một cội cây từ trước, tên là Ca-câu-bà (nhà Tùy dịch là Phong). Lúc ấy nơi cội cây này có một thọ thần biết ý Đức Phật nên đè một cành cây cong sát đất, rồi bạch Phật:
-Cúi xin Đức Thế Tôn vin vào cành cây này để đạp giặt áo phấn tảo.
Đức Phật lại nghĩ: “Ta giặt xong chiếc áo này lại phải phơi trên cái gì?.” Bấy giờ Đế Thích biết ý Đức Phật liền mang một tảng đá hết sức rộng lớn từ núi Thiết vi đến đặt trước mặt Đức Phật. Đặt xong, vị ấy liền bạch Phật:
-Cúi xin Đức Thế Tôn phơi chiếc áo trên tảng đá này. Khi đó Đức Thế Tôn liền đem chiếc áo phấn tảo phơi trên tảng đá. Sáng hôm sau, Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đi đến chỗ Đức Phật. Đến nơi, bạch Phật:
-Thưa Đại đức Sa-môn! Giờ ăn đã đến. Thức ăn đã dọn xong.
Rồi lại bạch Phật:
-Thưa Đại đức Sa-môn, nơi đây trước kia không có cái ao này, vì cớ gì hôm nay bỗng nhiên có cái ao đầy nước? Nơi đây vốn trước kia không có hai tảng đá, nay lại từ đâu đến? Cây này trước kia không có cành cong xuống, ngày nay vì lý do gì cành rũ xuống như vậy? Không biết nguyên do gì bỗng nhiên có những hiện tượng như vậy?
Ca-diếp thưa hỏi những lời như vậy rồi đứng im lặng. Đức Thế Tôn bảo Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp: I
-Này Nhân giả Ca-diếp, ở nơi đây Ta được chiếc áo phấn tảo.
Lúc bấy giờ Ta thầm nghĩ: “Lấy nước ở đâu giặt chiếc áo phấn tảo này?”, thì ngay lúc ấy trời Đế Thích biết được ý Ta, người dùng tay đào đất thành cái ao này. Rồi người thưa Ta: “Xin Thế Tôn dùng nước ao này giặt áo phấn tảo (Vì lý do này nên truyền đến ngày nay, gọi là Ao tay Đế Thích đào).
Sau khi có nước ao, Ta lại thầm nghĩ: “Ta sẽ giặt chiếc áo phấn tảo trên cái gì?” Lúc ấy trời Đế Thích biết ý Ta, người mang một tảng đá lớn từ núi Thiết vi đến đặt nơi đây và thưa với Ta: “Cúi xin Thế Tôn giặt chiếc áo trên tảng đá này.” (Vì lý do đó mà ngày nay gọi tảng đá này là Tảng đá phi nhân ném). Lúc bấy giờ Ta lại thầm nghĩ: Tay Ta vin vào cái gì để đạp giặt chiếc áo này?” Lúc ấy có vị thần cây Ca-câu-bà biết được tâm niệm Ta, người dùng tay đè cành cây này cong xuống và thưa với Ta: “Cúi xin Đức Thế Tôn, tay Ngài vin vào cây này, dùng gót chân đạp chiếc áo.” Vì nguyên do này, cành cây từ trên cao cong xuống như vậy.
Có cành để vin rồi, Ta thầm nghĩ: “Nay phơi chiếc áo này trên cái gì?.” Lúc bây giờ Đế Thích biết được ý Ta, người mang một tảng đá rộng lớn từ nơi núi Thiết vi đến đặt trước mặt Ta và thưa: “Cúi xin Đức Thế Tôn, chiếc áo giặt xong đem phơi trên tảng đá này.” (Vì lý do này, ngày nay người ta đặt tên là Tảng đá phi nhân ném).
Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Vị Đại Sa-môn này có oai lực lớn, có sức thần thông lớn, đến nỗi chúa trời Đế Thích đến cung phụng. Tuy có sự biến hiện như vậy, nhưng vị Sa-môn này chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Khi Đức Thế Tôn thọ trai ở chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong, Ngài trở về rừng, đi kinh hành và an trú trong đó.
Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp sáng ngày hôm sau đi đến chỗ Đức Phật. Đến nơi, vị ấy thưa:
-Bạch Đại Sa-môn, giờ ăn đã đến, thức ăn đã dọn xong. Đức Thế Tôn bảo Ca-diếp:
-Này Nhân giả Ca-diếp, người về trước, Ta sẽ đi sau.
Khi Đức Thế Tôn bảo Ca-diếp ra về rồi, Ngài liền vận thần thông bay đến núi Tu-di. Lúc ấy nơi núi này có một cây Diêm-phù. (Do nhân duyên cây Diêm-phù này bởi vậy mới có danh từ Diêm-phù- đề). Ngài hái quả cây này rồi trở về trước, ngồi đoan nghiêm trong nhà thờ thần lửa của Ca-diếp, mà sau đó Ca-diếp mới về. Ca-diếp thấy Như Lai đã ngồi san trong nhà thờ thần lửa, hết sức ngạc nhiên, liền bạch Phật:
-Thưa Đại Sa-môn, sau khi tôi ra về, Nhân giả còn ở trong rừng, không biết Nhân giả đi đường nào mà bỗng nhiên về trước tôi,
an tọa trong nhà thờ thần lửa như vậy?
Đức Phật bảo Ca-diếp:
-Này Ca-diếp, sau khi ông ra về, Ta đến núi Tu-di, nơi đó có một cây tên là Diêm-phù, do vậy nên cõi này đặt tên là Diêm-phù-đề. Trên cây này có quả, Ta hái mang về để trong nhà này.
Rồi Đức Phật chỉ cho Ca-diếp thấy quả Diêm-phù hình dáng đẹp đẽ, màu sắc tươi tốt, hương vị thơm tho, ăn thật tuyệt vời. Ông nay có thể lấy quả ngọt này mà ăn thử.
Ca-diếp liền bạch Phật:
-Thưa Đại đức Sa-môn, việc này không nên. Nhân giả phải ăn quả ngọt này, còn tôi không được phép.
Liền lúc ấy Ca-diếp lại nghĩ: “Đại Sa-môn này có đại thần thông, có đại oai đức mới có thể bảo ta về trước rồi sau đó người đi đến núi Tu-di hái quả Diêm-phù, rồi trở về ngồi trong nhà thờ thần lửa trước ta. Tuy việc ấy như vậy nhưng vị ấy chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Khi Đức Thế Tôn thọ trai ở chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong, Ngài vội trở về trong rừng, đi kinh hành.
Qua ngày hôm sau, khi trời hừng sáng, Ca-diếp đi đến chỗ Đức Phật, bạch:
-Thưa Đại đức Sa-môn, nếu Ngài thấy đúng giờ, cơm nước đã dọn xong.
Đức Thế Tôn bảo Ca-diếp:
-Này Ca-diếp, Nhân giả về trước, Ta sẽ đến sau.
Khi ấy Đức Phật bảo Ca-diếp về trước, sau đó Ngài trở lại núi Tu-di, cách cây Diêm-phù chẳng bao xa có một cội cây tên là Am-bà-la, Ngài hái một quả Am-bà-la rồi trở về trước, ngồi trong nhà thờ thần lửa của Ca-diếp, mà sau đó Ca-diếp mới về. Ca-diếp thấy Thế Tôn an tọa trong nhà thờ thần lửa như vậy, liền bạch Phật:
-Thưa Đại đức Sa-môn, Ngài đi đường nào mà về ngồi trong nhà thờ thần lửa trước tôi?
Đức Phật bảo Ca-diếp:
-Ta bảo người về trước rồi sau đó ta đi đến núi Tu-di hái trái Am-bà-la đem về đây....
...bảo Ca-diếp ăn quả này. Ca-diếp bạch Phật:
-Tôi không dám ăn.
Lúc ấy Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ thế này: “Vị Đại Sa-môn này có đại thần thông, có đại oai lực... mới có thể bảo ta về trước rồi sau đó người đi đến núi Tu-di hái trái Am-bà-la, về ngồi trong nhà thờ thần lửa của ta. Tuy việc ấy như vậy, nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Khi Đức Thế Tôn thọ trai ở nhà Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong, Ngài trở lại trong rừng đi kinh hành.
Qua ngày sau, khi trời hừng sáng, Ca-diếp đi đến chỗ Đức Phật bạch:
-Thưa Đại Sa-môn, nếu Ngài thấy đúng giờ, cơm nước đã dọn xong.
...Cách cây Diêm-phù chẳng bao xa có cây Ha-lê. Ngài hái quả cây này rồi về trước, ngồi trong nhà thờ thần lửa của Ca-diếp...
... “Đại Sa-môn có đại thần thông. Tuy việc ấy như vậy nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Rồi ngày tiếp theo, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong trở lại trong rừng đi kinh hành... cách cây Diêm-phù chẳng bao xa có một cây tên là Tỳ-lê-lặc, Ngài hái một quả cây này, rồi về trước, ngồi trong nhà thờ thần lửa... như đã nói ở trước... “Vị Đại Sa-môn này có đại thần thông, bảo ta về trước, sau đó người đi hái quả. Tuy việc ấy như vậy, nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Hôm sau, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong, trở vào trong rừng đi kinh hành... cách cây Diêm-phù chẳng bao xa lại có một cây tên là Am-ma-lặc. Ngài hái quả cây này rồi trở về trước, ngồi trong nhà thờ thần lửa... “Vị Sa-môn này có Đại thần thông, bảo ta về trước, sau đó người đi hái quả trở về ngồi trong nhà thờ thần lửa. Tuy việc ấy như vậy nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”
Qua ngày kế tiếp, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong, trở lại trong rừng đi kinh hành.
Qua ngày hôm sau, Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đi đến chỗ Phật. Đến nơi, bạch Phật:
-Thưa Đại đức Sa-môn, nếu biết đúng giờ, cơm nước đã dọn xong.
Đức Phật bảo Ca-diếp:
-Ông về trước, Ta sẽ về sau.
Khi Đức Thế Tôn bảo Ca-diếp đi rồi, Ngài đi đến châu Cù-da-ni. Đến đây, Ngài xin đầy bát sữa rồi trở về trước, ngồi trong nhà thờ thần lửa. Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thấy vậy, bạch Phật:
-Thưa Đại đức Sa-môn, Ngài đi đường nào về ngồi trong nhà thờ thần lửa trước tôi như vậy?
Đức Phật bảo Ca-diếp:
-Ta bảo người đi rồi, sau đó Ta đi đến châu Cù-da-ni xin được một bát sữa đầy rồi về ngồi ở đây. Này Ca-diếp, sữa này màu sắc vi diệu, hương vị thơm ngon. Nếu ý ông muốn, nên lấy sữa này mà dùng.
Ca-diếp bạch Phật:
-Tôi không dám uống, xin Sa-môn hãy tự dùng.
Lúc ấy Ca-diếp thầm nghĩ: “Vị Đại Sa-môn này có đại oai thần, bảo ta về trước rồi sau đó người đi đến nước Cù-da-ni xin một bát sữa đầy rồi về ngồi trong nhà thờ thần lửa trước ta. Tuy việc ấy như vậy, nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phúc trình A/5630


Hai Gốc Cây


Công đức phóng sinh


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.14.142.131 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập