Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Kinh Đại Bát Niết-bàn »» Xem đối chiếu Anh Việt: QUYỂN 26 - Phẩm BỒ TÁT QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG - Phẩm thứ mười – Phần sáu »»
Lại nữa, thiện nam tử! Thế nào là Bồ Tát Ma-ha-tát tu hành kinh điển vi diệu Đại Niết-bàn thành tựu trọn vẹn công đức thứ chín?
“Thiện nam tử! Bồ Tát Ma-ha-tát tu hành kinh điển vi diệu Đại Niết-bàn vừa phát khởi năm việc ắt được thành tựu [trọn vẹn công đức thứ chín]. Đó là năm việc gì? Một là đức tin, hai là lòng ngay thẳng, ba là trì giới, bốn là gần gũi bạn lành, năm là [đầy đủ sự] nghe nhiều.
“Thế nào là đức tin? Bồ Tát Ma-ha-tát vững tin nơi Tam bảo, tin rằng việc bố thí có quả báo, tin có hai loại chân lý, tin có đạo Nhất thừa chứ không có thừa nào khác, nhưng vì muốn giúp cho chúng sanh mau được giải thoát mà chư Phật, Bồ Tát phân biệt [nói rằng] có Ba thừa; tin vào Đệ nhất nghĩa đế, tin vào phương tiện khéo léo [giáo hóa chúng sanh]. Đó gọi là [có] đức tin.
“Người có đức tin như vậy, dù là sa-môn hay bà-la-môn, thiên ma, Phạm thiên hay tất cả chúng sanh cũng không thể phá hoại. Nhân lòng tin ấy mà đạt được tánh của bậc thánh, tu hành bố thí dù nhiều hay ít cũng đều được đến gần Đại Niết-bàn, không đọa vào sanh tử. Đối với các pháp tu hành trì giới, đa văn, trí tuệ cũng đều như vậy. Đó gọi là [có] đức tin.
“Tuy có đức tin như vậy nhưng không tự thấy [rằng mình có đức tin]. Đó gọi là Bồ Tát tu hành kinh Đại Niết-bàn thành tựu việc trước nhất [trong công đức thứ chín].
“Thế nào là lòng ngay thẳng? Bồ Tát Ma-ha-tát lấy lòng ngay thẳng mà đối với chúng sanh. Hết thảy chúng sanh khi gặp nhân duyên ắt sanh lòng dối gian dua nịnh. Bồ Tát không như thế. Vì sao vậy? Vì hiểu rõ rằng các pháp đều do nhân duyên. Bồ Tát Ma-ha-tát tuy thấy những lỗi lầm, tội ác của chúng sanh cũng chẳng bao giờ nói ra [với kẻ khác]. Vì sao vậy? Vì e rằng khởi sanh phiền não. Nếu khởi sanh phiền não ắt đọa vào đường ác. Bồ Tát thấy chúng sanh có chút ít việc lành liền ngợi khen xưng tán. Thế nào là việc lành? Đó là nói tánh Phật. Ngợi khen tánh Phật nên khiến cho chúng sanh đều phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.”
Lúc ấy, Đại Bồ Tát Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương bạch Phật: “Thế Tôn! Như Phật vừa nói, Đại Bồ Tát ngợi khen tánh Phật, khiến chúng sanh phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Nghĩa ấy không hợp lý. Vì sao vậy? Khi vừa mở đầu kinh Niết-bàn này, Như Lai dạy rằng có ba loại bệnh nhân. Loại thứ nhất, nếu được gặp thầy cho thuốc, được người săn sóc ắt dễ khỏi bệnh; nếu không thì bệnh không khỏi. Loại thứ hai dù có gặp thầy xem bệnh cho thuốc hay không đều không thể khỏi. Loại thứ ba dù có gặp thầy xem bệnh cho thuốc hay không cũng đều được khỏi.
“Tất cả chúng sanh cũng đều như vậy. Có những người nếu gặp được thiện hữu, chư Phật, Bồ Tát, nghe thuyết pháp nhiệm mầu ắt sẽ phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề; nhưng nếu không gặp thì không thể phát tâm như vậy. Đó là nói hàng Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Phật Bích-chi. Lại có những người tuy gặp được thiện hữu, chư Phật, Bồ Tát, nghe thuyết pháp mầu, nhưng cũng không thể phát tâm; nếu như không gặp cũng không thể phát tâm. Đó là nói hạng nhất-xiển-đề. Lại có những người dù được gặp hay không được gặp [chư Phật, Bồ Tát] cũng đều có thể phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Đó là nói hàng Bồ Tát.
“Nếu nói rằng dù gặp hay không gặp được [chư Phật, Bồ Tát], thảy đều phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, thì tại sao nay Như Lai lại dạy rằng do việc ngợi khen tánh Phật khiến chúng sanh phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề?
“Bạch Thế Tôn! Nếu như gặp được thiện hữu, chư Phật, Bồ Tát, nghe thuyết pháp mầu; hoặc là không gặp được, thảy đều không thể phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, thì nghĩa ấy cũng không hợp lý. Vì sao vậy? Vì những người như vậy sẽ đạt được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Hạng nhất-xiển-đề, vì có tánh Phật nên dù nghe hay không nghe [thì rốt cùng] cũng đều sẽ đạt được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề!
“Bạch Thế Tôn! Theo lời Phật dạy thì thế nào gọi là nhất-xiển-đề? Như nói đó là những kẻ dứt mất căn lành, nghĩa ấy cũng không hợp lý. Vì sao vậy? Vì họ không hề dứt mất tánh Phật. Tánh Phật ấy theo đúng lý là không thể dứt mất, vì sao Phật nói là dứt mất căn lành?
“Như trước đây Phật thuyết Mười hai bộ kinh, dạy rằng pháp lành có hai loại: thường và vô thường. Thường thì không bị dứt mất, vô thường ắt bị dứt mất. Vì các pháp lành vô thường có thể bị dứt mất, nên đọa vào địa ngục; các pháp lành là thường không bị dứt mất, sao không ngăn chặn [được tội vào địa ngục]? Tánh Phật không dứt mất thì không phải là nhất-xiển-đề, vì sao Như Lai nói đó là nhất-xiển-đề?
“Bạch Thế Tôn! Nếu nhân nơi tánh Phật mà phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, vì sao Như Lai phải rộng vì chúng sanh mà thuyết giảng Mười hai bộ kinh?
“Bạch Thế Tôn! Ví như bốn con sông cái đều từ hồ A-na-bà-đạp-đa mà chảy ra. Như có chư thiên, người ta hoặc chư Phật Thế Tôn nói rằng bốn con sông ấy không chảy vào biển cả mà chảy ngược lên nguồn thì lời nói ấy là vô lý! Tâm Bồ-đề cũng vậy, người đã có tánh Phật thì dù có được nghe [pháp] hay không nghe [pháp], có giữ giới hay không giữ giới, có bố thí hay không bố thí, có tu hay không tu, có trí tuệ hay không có trí tuệ, lẽ ra hết thảy [cuối cùng] đều sẽ đạt được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Bạch Thế Tôn! Như mặt trời mọc lên từ núi Ưu-đà-diên, [lệch dần] về hướng nam. Nếu mặt trời nghĩ rằng: ‘Ta không đi về phương tây mà sẽ trở lại phương đông.’ Như vậy thật không có lý! Tánh Phật cũng vậy; nếu như [vì] không nghe [pháp], không giữ giới, không bố thí, không tu tập, không có trí tuệ mà [cuối cùng] không đạt được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề thì không có lý!
“Bạch Thế Tôn! Chư Phật Như Lai dạy rằng tánh của nhân quả là chẳng phải có, chẳng phải không. Nghĩa ấy cũng không hợp lý. Vì sao vậy? Nếu trong sữa tươi không sẵn có tánh của kem sữa thì không thể [làm thành] kem sữa! Như trong hạt ni-câu-đà nếu không sẵn có tánh cao năm trượng thì không thể sanh ra cây [ni-câu-đà] cao năm trượng. Nếu trong tánh Phật không sẵn có cây A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề làm sao sanh ra được cây A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề? Lấy nghĩa này mà so với lời Phật nói rằng nhân quả là chẳng phải có chẳng phải không thì làm sao có thể tương hợp?”
Bấy giờ, đức Thế Tôn khen rằng: “Lành thay, lành thay! Thiện nam tử! Thế gian có hai hạng người rất hiếm gặp, ví như hoa ưu-đàm. Một là hạng người không làm điều ác, hai là hạng người có tội biết hối cải. Những người như vậy thật rất hiếm có!
“Lại có hai hạng người: một là người làm ơn, hai là người biết nhớ ơn.
“Lại có hai hạng người: một là người thưa hỏi và thọ nhận pháp mới, hai là người ôn lại việc cũ chẳng quên.
“Lại có hai hạng người: một là người tạo ra việc mới, hai là người củng cố việc cũ.
“Lại có hai hạng người: một là người ưa nghe pháp, hai là người ưa thuyết pháp.
“Lại có hai hạng người: một là người khéo chất vấn, hai là người khéo giải đáp. Người khéo chất vấn chính là ông đó. Người khéo giải đáp chính là Như Lai.
“Thiện nam tử! Nhờ sự khéo chất vấn này mới có thể chuyển được bánh xe pháp Vô thượng, có thể làm khô cây đại thụ Mười hai nhân duyên, có thể vượt qua con sông lớn sanh tử vô biên, có thể cùng Ma vương Ba-tuần giao chiến, có thể xô ngã ngọn cờ chiến thắng mà ma Ba-tuần đã dựng lên.
“Thiện nam tử! Như trước đây ta có nói về ba loại bệnh nhân. Có loại bệnh nhân dù gặp thầy giỏi cho thuốc tốt, được người săn sóc; hoặc là không [gặp thầy gặp thuốc] thì bệnh vẫn khỏi. Nghĩa ấy là thế nào?
“Dù gặp cũng như không gặp, đó là nói tuổi thọ đã xác định. Vì sao vậy? Những người ấy trong vô lượng kiếp đã từng tu tập ba mức pháp lành: bậc cao, bậc vừa và bậc thấp. Nhờ tu ba mức pháp lành ấy, họ được tuổi thọ xác định. Như người ở châu Uất-đan-việt có tuổi thọ là một ngàn tuổi; khi họ mắc bệnh, dù có gặp thầy giỏi cho thuốc tốt hay không thì bệnh cũng vẫn khỏi. Vì sao vậy? Vì họ có tuổi thọ xác định.
“Thiện nam tử! Như ta nói có những bệnh nhân nếu gặp thầy giỏi cho thuốc tốt, được người săn sóc ắt bệnh dễ lành; nếu không gặp thầy bệnh không thể lành. Nghĩa ấy là thế nào?
“Thiện nam tử! Đối với những người ấy, tuổi thọ không xác định. Dù mạng sống họ chưa dứt nhưng nếu gặp chín loại nhân duyên có thể làm cho chết yểu. Chín nhân duyên ấy là gì? Một là biết thức ăn không tốt nhưng vẫn ăn; hai là [tham] ăn quá nhiều; ba là thức ăn cũ chưa tiêu đã ăn thêm vào; bốn là việc đại, tiểu tiện không tùy lúc thích hợp; năm là khi đang bệnh không nghe theo lời thầy thuốc; sáu là không nghe lời người nuôi bệnh; bảy là cố gượng không chịu nôn mửa; tám là đi đêm, vì đi đêm nên bị quỷ ác tấn công; chín là dâm dục quá độ. Vì duyên cớ ấy, ta nói rằng nếu bệnh nhân gặp thầy, gặp thuốc ắt được khỏi bệnh; nếu như không gặp thì không khỏi bệnh.
“Thiện nam tử! Như trước ta nói có những bệnh nhân dù gặp thầy thuốc hay không gặp thì bệnh cũng không thể khỏi. Nghĩa ấy là thế nào?
“Khi mạng sống người ta sắp dứt, dù cho họ có được gặp thầy thuốc hay không gặp thì bệnh cũng không thể khỏi. Vì sao vậy? Vì mạng sống đã [sắp] dứt. Vì nghĩa ấy nên ta nói rằng có những bệnh nhân dù gặp thầy, gặp thuốc hay không gặp thì bệnh cũng không khỏi.
“Chúng sanh cũng vậy, có những người phát tâm Bồ-đề, nếu gặp được thiện hữu, chư Phật, Bồ Tát, thưa hỏi và thọ nhận giáo pháp sâu xa, hoặc dù không gặp cũng đều sẽ thành tựu. Vì sao vậy? Vì họ có thể phát tâm Bồ-đề, cũng như người ở châu Uất-đan-việt có tuổi thọ xác định.
“Như ta có nói, từ hàng Tu-đà-hoàn cho đến Phật Bích-chi, nếu được nghe thiện hữu, chư Phật, Bồ Tát thuyết giảng giáo pháp thâm sâu ắt sẽ phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề; nếu không được gặp chư Phật, Bồ Tát và chẳng nghe thuyết giảng giáo pháp thâm sâu, ắt sẽ không thể phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Cũng giống như những người không có tuổi thọ xác định, do chín nhân duyên có thể phải chết yểu. Những bệnh nhân ấy nếu được gặp thầy, gặp thuốc thì được khỏi bệnh; nếu không gặp thì không khỏi bệnh. Cho nên ta nói rằng: Nếu họ gặp Phật, Bồ Tát và nghe thuyết giảng giáo pháp thâm sâu ắt sẽ có thể phát tâm. Nếu như không gặp thì họ không có thể phát tâm Bồ-đề.
“Như trước ta nói rằng có những người dù gặp được thiện hữu, chư Phật, Bồ Tát và nghe thuyết giảng giáo pháp thâm sâu, hoặc là không gặp, đều không thể phát tâm Bồ-đề. Nghĩa ấy là thế nào? Thiện nam tử! Hạng nhất-xiển-đề, nếu gặp được thiện hữu, chư Phật, Bồ Tát và nghe thuyết giảng giáo pháp thâm sâu, hoặc là không gặp, đều không lìa bỏ tâm nhất-xiển-đề. Vì sao vậy? Vì họ đã dứt mất pháp lành.
“Hạng nhất-xiển-đề cũng đạt được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Vì sao vậy? Nếu họ có thể phát tâm Bồ-đề thì không gọi họ là nhất-xiển-đề nữa.
“Thiện nam tử! Do duyên cớ gì mà ta nói rằng hạng nhất-xiển-đề cũng đạt được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề? Hạng nhất-xiển-đề thật ra không thể đạt được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Họ như bệnh nhân tuổi thọ đã hết, dù gặp thầy hay, thuốc tốt, được người chăm sóc cũng không thể khỏi bệnh. Vì sao vậy? Vì tuổi thọ đã hết.
“Thiện nam tử! Nhất-xiển nghĩa là đức tin; đề nghĩa là không đủ. Không đủ đức tin nên gọi là nhất-xiển-đề. Tánh Phật không phải đức tin; chúng sanh không phải sự đầy đủ. Vì không có sự đầy đủ, làm sao có thể dứt mất?
“Thiện nam tử! Nhất-xiển nghĩa là phương tiện khéo léo; đề nghĩa là không đủ. Vì tu tập không đầy đủ phương tiện khéo léo nên gọi là nhất-xiển-đề. Tánh Phật không phải việc tu phương tiện khéo; chúng sanh không phải sự đầy đủ. Vì không có sự đầy đủ, làm sao có thể dứt mất?
“Nhất-xiển nghĩa là tiến triển; đề nghĩa là không đủ. Vì tiến tiến triển không đủ nên gọi là nhất-xiển-đề. Tánh Phật không phải sự tiến triển; chúng sanh không phải sự đầy đủ. Vì không có sự đầy đủ, làm sao có thể dứt mất?
“Nhất-xiển nghĩa là niệm tưởng; đề nghĩa là không đủ. Vì niệm tưởng không đủ nên gọi là nhất-xiển-đề. Tánh Phật chẳng phải sự niệm tưởng; chúng sanh không phải sự đầy đủ. Vì không có sự đầy đủ, làm sao có thể dứt mất?
“Nhất-xiển nghĩa là định tâm; đề nghĩa là không đủ. Vì không đủ định tâm nên gọi là nhất-xiển-đề. Tánh Phật không phải sự định tâm; chúng sanh không phải sự đầy đủ. Vì không có sự đầy đủ, làm sao có thể dứt mất?
“Nhất-xiển nghĩa là trí tuệ; đề là chẳng đủ. Vì không đủ trí tuệ nên gọi là nhất-xiển-đề. Tánh Phật không phải trí tuệ; chúng sanh không phải sự đầy đủ. Vì không có sự đầy đủ, làm sao có thể dứt mất?
“Nhất-xiển nghĩa là pháp lành vô thường; đề, là không đủ. Vì không đủ pháp lành vô thường nên gọi là nhất-xiển-đề. Tánh Phật là thường, chẳng phải lành, chẳng phải không lành. Vì sao vậy? Pháp lành là do phương tiện mà được, nhưng tánh Phật không do phương tiện mà được; cho nên tánh Phật không phải pháp lành. Vì sao tánh Phật cũng chẳng phải không lành? Vì có thể đạt được quả lành. Quả lành đó là A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Lại nữa, pháp lành đó sanh ra rồi mới đạt được; nhưng tánh Phật không phải sanh ra rồi đạt được, cho nên chẳng phải pháp lành. Vì dứt mất việc sanh ra đạt được các pháp lành nên gọi là nhất-xiển-đề.
“Thiện nam tử! Như lời ông hỏi: Nếu hạng nhất-xiển-đề có tánh Phật, vì sao không ngăn chặn được tội vào địa ngục?
“Thiện nam tử! Hạng nhất-xiển-đề không có tánh Phật!
“Thiện nam tử! Ví như một vị vua nghe tiếng đàn không hầu trỗi lên thánh thót êm dịu. Lòng vua say mê, vui thích, lưu luyến không muốn rời xa. Vua liền hỏi vị đại thần rằng: ‘Âm thanh êm dịu ấy từ đâu ra vậy?’ Đại thần tâu: ‘Âm thanh êm dịu ấy từ nơi đàn không hầu mà ra.’ Vua bảo: ‘Hãy đem âm thanh ấy đến đây.’ Liền đó, đại thần mang đàn không hầu đến đặt trước vua và tâu rằng: ‘Đại vương! Ngài nên biết rằng vật này chính là âm thanh êm dịu ấy.’ Vua liền bảo cây đàn rằng: ‘Kêu lên đi! Kêu lên đi!’ Nhưng cây đàn im lìm không phát ra tiếng. Vua liền cắt đứt dây đàn, cũng không nghe được tiếng. Vua liền phá tung tất cả vỏ đàn, sườn gỗ, cố tìm âm thanh êm dịu kia mà không được. Lúc ấy, vua liền nổi giận với đại thần: ‘Sao dám nói dối với ta như vậy?’ Đại thần tâu rằng: ‘Muốn nghe âm thanh, không thể làm như vậy. Cần có đủ các duyên và phương tiện khéo léo mới nghe được âm thanh.’
“Tánh Phật của chúng sanh cũng giống như vậy, không có chỗ trụ. Phải dùng phương tiện khéo mới có thể thấy. Nhờ thấy tánh Phật mà đạt được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Hạng nhất-xiển-đề không thấy được tánh Phật, làm sao có thể ngăn chặn những tội đọa vào Ba đường ác?
“Thiện nam tử! Nếu một người nhất-xiển-đề tin rằng có tánh Phật, nên biết rằng người ấy không đọa vào Ba đường ác; cũng không gọi là nhất-xiển-đề nữa. Vì không tự tin mình có tánh Phật nên mới đọa vào Ba đường ác; vì đọa vào Ba đường ác nên mới gọi là nhất-xiển-đề.
“Thiện nam tử! Như lời ông hỏi: ‘Nếu trong sữa tươi không sẵn có tánh của kem sữa, lẽ ra không thể làm thành kem sữa; nếu hạt ni-câu-đà không sẵn có tánh cao năm trượng, lẽ ra không thể mọc thành cây cao năm trượng.’ Chỉ người ngu si mới lập luận như vậy, kẻ có trí chẳng bao giờ nói những lời như thế. Vì sao vậy? Vì thật không có tánh.
“Thiện nam tử! Nếu trong sữa tươi đã sẵn có tánh của kem sữa, lẽ ra không cần đến tác động của các duyên! Thiện nam tử! Ví như pha nước với sữa tươi rồi chờ đến cả tháng cũng không thành kem sữa. Nhưng nếu cho một giọt nhựa cây vào sữa, liền thành kem sữa. Nếu trong sữa tươi vốn có kem sữa, cần gì phải đợi các duyên? Tánh Phật của chúng sanh cũng vậy; phải dựa vào các duyên mới thấy được tánh Phật; phải dựa vào các duyên mới đạt được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Nếu phải đợi có các duyên rồi mới thành tựu, tức là không thật có tánh. Vì không thật có tánh nên có thể đạt được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Thiện nam tử! Vì nghĩa ấy, Bồ Tát Ma-ha-tát thường ngợi khen điều thiện của người, không nói chỗ khiếm khuyết. Đó gọi là lòng chơn chất ngay thẳng.
“Lại nữa, thiện nam tử! Thế nào là lòng chơn chất ngay thẳng của Bồ Tát? Bồ Tát Ma-ha-tát thường không phạm vào điều ác. Ví như có lỗi lầm liền lập tức sám hối; đối với thầy dạy hoặc bạn bè không hề che giấu, lại sanh lòng hổ thẹn và tự trách, không dám tái phạm. Đối với tội nhẹ cũng cho là rất nặng. Như có người gạn hỏi liền đáp là quả thật có phạm tội. Nếu lại hỏi việc ấy là tốt hay không tốt, liền đáp là không tốt. Nếu lại hỏi việc ấy là thiện hay bất thiện, liền đáp là bất thiện. Nếu lại hỏi tội ấy mang đến quả lành hay quả dữ, liền đáp rằng tội ấy thật chẳng phải quả lành. Nếu lại hỏi tội ấy do ai tạo ra, không phải do Phật, Pháp, Tăng tạo ra đó chăng? Liền đáp là không phải do Phật, Pháp, Tăng; chính do tôi tạo ra, do sự tập hợp cấu thành của các phiền não.
“Vì lòng ngay thẳng nên tin có tánh Phật. Vì tin có tánh Phật nên không thể gọi là nhất-xiển-đề. Vì lòng ngay thẳng nên gọi là đệ tử Phật, dù thọ nhận của chúng sanh những y phục, đồ ăn thức uống, giường chiếu mền gối, thuốc men, mỗi loại đến số muôn ngàn cũng chẳng phải là nhiều. Đó gọi là lòng ngay thẳng của Bồ Tát.
“Thế nào là Bồ Tát tu hành trì giới? Bồ Tát Ma-ha-tát, thọ trì giới cấm không phải vì muốn sanh lên cõi trời, cũng không vì sự sợ sệt; cho đến không thọ trì các tà giới ngoại đạo như giới chó, giới gà, giới bò, giới trĩ... Trong việc trì giới, Bồ Tát không phá giới, không giữ theo những giới có sự khiếm khuyết, có tỳ vết, có sự hỗn tạp; không chỉ giữ theo các giới của hàng Thanh văn mà thọ trì [đầy đủ] giới hạnh của hàng Đại Bồ Tát, tu tập Thi-la Ba-la-mật, được giới trọn vẹn đầy đủ mà không sanh kiêu mạn.
“Đó gọi là Bồ Tát tu hành kinh Đại Niết-bàn thành tựu việc thứ ba là trì giới.
“Thế nào là Bồ Tát gần gũi bạn tốt? Đại Bồ Tát thường vì chúng sanh thuyết giảng về các đường lành, không nói các đường ác; giảng rõ rằng các đường ác không phải là quả báo [của những việc] lành!
“Thiện nam tử! Thân Như Lai hiện nay tức là thiện tri thức chân thật của tất cả chúng sanh, cho nên có thể dứt sạch tà kiến của Bà-la-môn Phú-già-la.
“Thiện nam tử! Những chúng sanh nào được gần gũi Như Lai, dù đã có nhân duyên phải sanh vào địa ngục nhưng liền được sanh lên cõi trời. Những người như Tu-na-sát-đa-la lẽ ra phải đọa vào địa ngục, nhưng nhờ gặp Như Lai liền dứt trừ nhân duyên địa ngục, được sanh lên cõi trời thuộc Sắc giới.
“Tuy có những người như các ông Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên... nhưng không được gọi là thiện tri thức chân thật của chúng sanh. Vì sao vậy? Vì là nhân duyên sanh tâm nhất-xiển-đề.
“Thiện nam tử! Thuở trước khi Như Lai ở thành Ba-la-nại, Xá-lợi-phất có dạy hai người đệ tử, một người quán tướng xương trắng, một người quán đếm hơi thở. Trải qua nhiều năm, hai người ấy chẳng được định. Vì nhân duyên ấy, họ sanh tà kiến, nói rằng: ‘Không có pháp Vô lậu Niết-bàn. Nếu có pháp ấy, lẽ ra tôi đã đạt được rồi. Vì sao vậy? Vì tôi giữ được trọn vẹn giới cấm đã thọ.’
“Thuở ấy, thấy những tỳ-kheo kia sanh tà tâm như vậy, Như Lai liền gọi Xá-lợi-phất đến quở trách rằng: ‘Ông thật không khéo dạy. Tại sao ông thuyết pháp trái ngược với hai đệ tử ấy? Hai đệ tử của ông tính cách khác nhau. Một người từng làm nghề giặt quần áo, một người từng làm thợ vàng. Đối với người thợ vàng nên dạy phép quán đếm hơi thở. Đối với người thợ giặt, nên dạy phép quán tướng xương trắng. Bởi ông dạy điều ngược lại nên hai người ấy sanh ra tà kiến xấu ác.’ Lúc đó, Như Lai vì hai người ấy mà thuyết pháp tương ứng. Họ nghe rồi liền chứng đắc quả A-la-hán.
“Vì thế, Như Lai chính là thiện tri thức chân thật của tất cả chúng sanh, chứ không phải những người như các ông Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên...
“Nếu những chúng sanh nào có phiền não rất nặng mà gặp được Phật, Phật sẽ dùng phương tiện mà vì họ dứt sạch [những phiền não ấy]. Như em ta là Nan-đà có lòng tham dục rất mạnh mẽ, ta đã dùng mọi phương tiện khéo léo mà dứt trừ cho. Lại như Ương-quật-ma-la có lòng sân hận rất nặng, nhờ gặp Như Lai mà lòng sân hận liền dứt. Như vua A-xà-thế có lòng ngu si nặng, nhờ gặp Như Lai nên lòng ngu si liền dứt hết.
“Như ông trưởng giả Bà-hy-già trong vô lượng kiếp đã tích tập phiền não rất nặng, nhờ gặp Như Lai liền được dứt trừ.
“Ví như có những kẻ xấu ác hèn hạ mà gần gũi với Như Lai, làm đệ tử Như Lai, nhờ nhân duyên ấy liền được tất cả mọi người và chư thiên cung kính, thương tưởng đến.
“Như Thi-lợi-cúc-đa tà kiến rất nặng, nhờ gặp Như Lai nên tà kiến dứt sạch.
“Nhờ gặp Như Lai nên dứt trừ nhân địa ngục, tạo duyên sanh lên cõi trời, như ông Khí Hư thuộc hạng Chiên-đà-la.
“Vào lúc sắp chết nhờ gặp Như Lai liền được kéo dài thọ mạng, như Kiều-thi-ca.
“Lòng điên cuồng rối loạn, nhờ gặp Như Lai liền trở lại sáng suốt như xưa, như Sấu-cù-đàm-di.
“Con nhà đồ tể thường làm nhiều nghiệp ác, nhờ gặp Như Lai liền lìa bỏ được, như tỳ-kheo Xiển-đề.
“Nhờ gặp Như Lai nên thà bỏ thân mạng chứ không hủy phạm giới cấm, như tỳ-kheo Thảo Hệ.
“Vì những nghĩa ấy, tỳ-kheo A-nan có nói rằng: ‘Được nửa phần Phạm hạnh đủ gọi là thiện tri thức’ nhưng Như Lai dạy rằng: ‘Không phải vậy! Đầy đủ Phạm hạnh mới được gọi là thiện tri thức.’
“Như vậy gọi là gọi là Bồ Tát tu hành Đại Niết-bàn, thành tựu trọn vẹn việc thứ tư, gần gũi bạn lành.
“Thế nào là Bồ Tát đầy đủ sự nghe nhiều?
“Đại Bồ Tát vì [mục đích đạt đến] Đại Niết-bàn mà sao chép, tụng đọc, phân biệt giảng nói Mười hai bộ kinh. Đó gọi là Bồ Tát đầy đủ sự nghe nhiều.
“Hoặc trừ ra Mười một bộ kinh, chỉ thọ trì, tụng đọc, sao chép, giảng nói một bộ Tỳ-phật-lược cũng gọi là Bồ Tát đầy đủ sự nghe nhiều.
“Hoặc trong số Mười hai bộ kinh chỉ thọ trì riêng một kinh điển vi diệu Đại Niết-bàn này, tụng đọc, sao chép, giảng nói đó cũng gọi là Bồ Tát đầy đủ sự nghe nhiều.
“Hoặc trong toàn bộ kinh điển này chỉ có thể thọ trì một bài kệ bốn câu; hoặc trừ ra cả bài kệ ấy, chỉ còn có thể luôn ghi nhớ là Như Lai thường trụ, tánh không biến đổi, đó cũng gọi là Bồ Tát đầy đủ sự nghe nhiều.
“Hoặc trừ ra [cả] việc [ghi nhớ] ấy, nếu rõ biết được rằng Như Lai thường không thuyết pháp cũng gọi là Bồ Tát đầy đủ sự nghe nhiều.
“Vì sao vậy? Vì pháp thật không có tánh. Tuy Như Lai thuyết giảng hết thảy các pháp, nhưng thường không có chỗ thuyết.
“Như vậy gọi là Bồ Tát tu hành kinh Đại Niết-bàn thành tựu trọn vẹn việc thứ năm, đầy đủ sự nghe nhiều.
“Thiện nam tử! Như có kẻ nam người nữ lòng lành, vì Đại Niết-bàn mà thành tựu trọn vẹn năm việc ấy thì có thể làm được việc khó làm, nhẫn chịu được việc khó nhẫn, thí xả được việc khó thí.
“Thế nào là Bồ Tát làm được việc khó làm?
“Như nghe nói có người ăn [mỗi ngày] một hạt mè mà đạt được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, rồi vì tin lời ấy cho nên trong vô lượng vô số kiếp thường chỉ ăn mỗi ngày một hạt mè mà thôi.
“Như nghe nói có người đi vào trong lửa mà đạt được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, rồi vì tin lời ấy nên trong vô lượng kiếp ở tại địa ngục A-tỳ, vào trong lửa đỏ. Đó gọi là Bồ Tát làm được việc khó làm.
“Thế nào là Bồ Tát nhẫn chịu được việc khó nhẫn? Như nghe rằng có người chịu khổ bị đánh bằng tay, bằng gậy, bằng dao, bị ném đá... do nhân duyên ấy mà đạt được Đại Niết-bàn, liền trải qua vô lượng vô số kiếp tự mình chịu đựng hết thảy những việc ấy mà chẳng cho là khổ. Đó gọi là Bồ Tát nhẫn chịu được việc khó nhẫn.
“Thế nào là Bồ Tát thí xả được việc khó thí? Như nghe rằng nhờ bố thí cho người khác những giang san, thành trì, vợ con, đầu mắt, tủy não... mà đạt được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, liền trải qua vô lượng vô số kiếp mang cả giang san, thành trì, vợ con, đầu mắt, tủy não của mình ra bố thí cho kẻ khác. Đó gọi là Bồ Tát thí xả được việc khó thí.
“Tuy Bồ Tát làm được những việc khó làm, nhưng chẳng bao giờ nghĩ rằng: ‘Đó là việc do ta làm.’ Đối với những việc khó nhẫn chịu và khó thí xả cũng vậy.
“Thiện nam tử! Ví như cha mẹ chỉ có duy nhất một đứa con nên rất thương yêu, cho mặc quần áo đẹp, cho ăn thức ăn ngon, tùy thời nuôi dưỡng không thiếu thốn gì cả. Như đứa con ấy đối với cha mẹ sanh lòng khinh khi, hỗn hào nhục mạ. Nhưng cha mẹ vì thương yêu con chẳng sanh lòng giận, cũng chẳng nghĩ đến việc mình đã nuôi con ăn mặc... Đại Bồ Tát cũng vậy, xem tất cả chúng sanh như con một của mình. Nếu con có bệnh, cha mẹ như cũng bệnh theo, lo lắng chạy thầy chạy thuốc, hết lòng điều trị. Đến khi con đã khỏi bệnh rồi, cha mẹ cũng chẳng nghĩ đến việc đã khó nhọc lo chữa trị cho con. Bồ Tát cũng thế, thấy chúng sanh mang bệnh phiền não, bèn đem lòng thương tưởng, thuyết pháp cho nghe. Nhờ nghe pháp, phiền não được dứt trừ. Đến khi phiền não dứt rồi, Bồ Tát cũng chẳng nghĩ rằng: ‘Ta đã vì chúng sanh mà dứt trừ phiền não.’ Nếu có ý nghĩ như vậy thì chẳng bao giờ được thành tựu A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Chỉ duy nhất có một ý nghĩ là: ‘Ta không thuyết pháp với một chúng sanh nào khiến cho được dứt trừ phiền não cả.’
“Đại Bồ Tát đối với chúng sanh không giận không vui. Vì sao vậy? Nhờ khéo tu tập pháp Tam-muội Không. Nếu Bồ Tát tu pháp Tam-muội Không thì còn sanh lòng giận, lòng vui đối với ai?
“Thiện nam tử! Ví như núi rừng bị lửa dữ thiêu rụi, hoặc bị người ta chặt đốn, hoặc bị nước lũ tràn ngập, nhưng cây rừng nơi ấy biết đối với ai mà sanh lòng giận, lòng vui? Đại Bồ Tát cũng giống như vậy, đối với chúng sanh không giận, không vui. Vì sao vậy? Vì tu pháp Tam-muội Không.”
Bấy giờ, Đại Bồ Tát Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương bạch Phật: “Thế Tôn! Tánh của tất cả các pháp tự chúng là không, hay vì không có tánh không cho nên không?
“Nếu tánh [của các pháp] tự [chúng] là không thì lẽ ra không phải tu pháp không rồi sau mới thấy được tánh không! Vì sao Như Lai dạy rằng nhờ có tu pháp không mới thấy được tánh không?
“Nếu tánh [của các pháp] tự [chúng] chẳng phải không, thì dù có tu pháp không cũng không thể làm cho chúng trở thành không.”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Tánh của tất cả các pháp vốn tự chúng là không. Vì sao vậy? Vì tánh của tất cả các pháp là không thể nắm bắt.
“Thiện nam tử! Tánh của sắc không thể nắm bắt. Thế nào là tánh của sắc? Tánh của sắc không phải đất, nước, lửa, gió, cũng không lìa khỏi đất, nước, lửa, gió; không phải xanh, vàng, đỏ, trắng...; cũng không lìa khỏi xanh, vàng, đỏ, trắng...; chẳng phải có, chẳng phải không. Lẽ nào lại nói rằng sắc có tự tánh? Vì tánh [của sắc] không thể nắm bắt nên nói là không.
“Tất cả các pháp cũng đều như vậy. Vì chúng tương tợ như nhau, liên tục tiếp nối nhau, phàm phu thấy vậy liền nói rằng tánh của các pháp chẳng hề rỗng không vắng lặng. Đại Bồ Tát thành tựu đầy đủ năm việc nên thấy rõ tánh của các pháp vốn là rỗng không vắng lặng.
“Thiện nam tử! Nếu có sa-môn, bà-la-môn nào thấy rằng tánh của tất cả các pháp chẳng phải là không, nên biết rằng những người ấy không phải sa-môn, bà-la-môn; họ không được tu tập Bát-nhã Ba-la-mật, không được vào [cảnh giới] Đại Bát Niết-bàn, không được gặp chư Phật, Bồ Tát trong hiện tại. Họ là quyến thuộc của ma.
“Thiện nam tử! Tự tánh của tất cả các pháp vốn là không, nhưng cũng nhân nơi Bồ Tát tu tập pháp không nên thấy các pháp là không.
“Thiện nam tử! Cũng như tánh của tất cả các pháp là vô thường cho nên sự hoại diệt mới có thể diệt mất [các pháp]. Nếu [tánh của các pháp] chẳng phải vô thường thì sự hoại diệt không thể diệt mất [các pháp] được. Những pháp hữu vi vì có tướng sanh nên sự sanh mới có thể sanh ra; vì có tướng diệt nên sự diệt mới có thể diệt mất. Hết thảy các pháp vì có tướng khổ nên sự khổ mới có thể làm cho khổ.
“Thiện nam tử! Cũng như tánh của muối là mặn nên có thể làm cho vật khác trở nên mặn. Tánh của đường là ngọt nên có thể làm cho vật khác trở nên ngọt. Tánh của giấm là chua nên có thể làm cho vật khác trở nên chua. Tánh của gừng là cay nên có thể làm cho vật khác trở nên cay. Tánh của cây ha-lê-lặc là đắng nên có thể làm cho vật khác trở nên đắng. Tánh của trái am-la là nhạt nên có thể làm cho vật khác trở nên nhạt. Tánh của chất độc có thể gây hại nên khiến cho vật khác bị hại. Tánh của chất cam lộ cứu người khỏi sự chết, nếu hợp với vật khác cũng có thể cứu người khỏi sự chết.
“Bồ Tát tu pháp Không cũng giống như vậy, nhờ tu pháp Không nên thấy tánh của tất cả các pháp vốn là rỗng không vắng lặng.”
Bồ Tát Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương lại thưa hỏi: “Bạch Thế Tôn! Nếu muối có thể làm cho vật không mặn trở thành mặn, và việc tu pháp Tam-muội Không cũng tương tự như vậy, thì nên biết rằng phép định ấy chẳng phải pháp lành, chẳng phải mầu nhiệm, mà tánh của nó là điên đảo. Nếu pháp Tam-muội Không chỉ thấy duy nhất một cái không, mà không đã là không có pháp thì thấy được cái gì?”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Pháp Tam-muội Không này giúp cho hành giả khi nhìn những pháp chẳng phải không có thể [thấy chúng] trở thành rỗng không vắng lặng, nhưng [như vậy] không phải là điên đảo. Cũng như muối làm cho những vật không mặn trở thành mặn, pháp Tam-muội Không ấy làm cho những pháp chẳng phải không trở thành không.
“Thiện nam tử! Tánh của tham dục là có, chẳng phải không. Nếu tánh tham dục là không, lẽ ra chúng sanh chẳng do tham dục mà đọa vào địa ngục. Nếu có việc đọa địa ngục, thì tánh của tham dục lẽ nào là không?
“Thiện nam tử! Tánh của sắc [cũng] là có. Những gì là tánh của sắc? Đó là điên đảo. Vì có điên đảo nên chúng sanh khởi sanh lòng tham. Nếu tánh của sắc chẳng phải điên đảo, làm sao có thể khiến cho chúng sanh khởi sanh lòng tham? Vì có khởi sanh lòng tham nên biết rằng tánh của sắc chẳng phải là không. Vì nghĩa ấy, tu pháp Tam-muội Không chẳng phải là điên đảo.
“Thiện nam tử! Tất cả phàm phu khi thấy người nữ liền sanh tướng nữ. Bồ Tát chẳng phải thế, tuy thấy người nữ mà không sanh tướng nữ. Vì không sanh tướng nữ nên chẳng sanh tham dục. Vì tham dục chẳng sanh nên không phải là điên đảo. Vì thế gian thấy có người nữ nên Bồ Tát tùy thuận mà nói có người nữ. Nếu thấy người nam mà nói rằng nữ, đó mới là điên đảo. Cho nên ta có nói với Xà-đề rằng: ‘Bà-la-môn các ông nếu lấy ngày làm đêm là điên đảo; nếu lấy đêm làm ngày cũng là điên đảo. Như ngày là tướng trạng ngày, đêm là tướng trạng đêm thì làm sao [gọi là] điên đảo?’
“Thiện nam tử! Tất cả Bồ Tát trụ ở Địa vị thứ chín đều thấy tánh của pháp là có. Vì thấy như vậy nên không thấy tánh Phật. Nếu thấy tánh Phật ắt không còn thấy tánh của tất cả các pháp [là có] nữa. Nhờ tu pháp Tam-muội Không như vậy nên không còn thấy tánh các pháp [là có]. Nhờ không thấy tánh các pháp [là có] nên thấy được tánh Phật.
“Chư Phật, Bồ Tát có hai cách giảng thuyết, một là có tánh, hai là không tánh. Vì chúng sanh nên thuyết rằng có tánh pháp, vì các vị hiền thánh nên thuyết rằng không có tánh pháp.
“Vì muốn những ai thấy rằng pháp chẳng phải không đều thấy được pháp là không nên dạy tu pháp Tam-muội Không, khiến cho thấy được pháp là không. Nhưng những ai thấy rằng không có tánh pháp cũng nhờ tu pháp không nên thấy là không. Vì nghĩa ấy nên người tu pháp không mới thấy được các pháp là không.
“Thiện nam tử! Như lời ông hỏi: ‘Thấy cái không, nhưng không là không có pháp thì thấy được cái gì?’
“Thiện nam tử! Đúng vậy, đúng vậy! Đại Bồ Tát thật không có chỗ thấy! Không có chỗ thấy tức là không có chỗ có. Không có chỗ có là tất cả các pháp.
“Đại Bồ Tát tu Đại Niết-bàn, đối với tất cả các pháp đều không có chỗ thấy. Nếu có chỗ thấy thì không thấy tánh Phật, không thể tu tập Bát-nhã Ba-la-mật, không thể vào [cảnh giới] Đại Niết-bàn. Cho nên Bồ Tát thấy tánh của tất cả các pháp đều không có chỗ có.
“Thiện nam tử! Bồ Tát chẳng phải chỉ nhờ tu Tam-muội [Không] mà thấy được pháp không. Bát-nhã Ba-la-mật cũng là không. Thiền Ba-la-mật cũng là không. Tinh tấn Ba-la-mật cũng là không. Nhẫn nhục Ba-la-mật cũng là không. Trì giới Ba-la-mật cũng là không. Bố thí Ba-la-mật cũng là không. Hình sắc là không, mắt [nhìn thấy] là không, thức [nhận biết] cũng là không. Như Lai cũng là không. Đại Niết-bàn cũng là không. Cho nên Bồ Tát thấy tất cả các pháp đều là không.
“Vì thế, khi ở thành Ca-tỳ-la ta có bảo A-nan rằng: ‘Ông đừng sầu não, bi ai khóc lóc.’ A-nan thưa rằng: ‘Như Lai Thế Tôn! Nay quyến thuộc của con đều chết cả rồi. Làm sao con chẳng buồn rầu khóc kể? Như Lai với con đều sanh ra tại thành này, đều là thân thích quyến thuộc trong dòng họ Thích, vì sao chỉ riêng Như Lai là không sầu não, dung nhan càng thêm sáng rỡ?’
“Thiện nam tử! Khi ấy ta đáp rằng: ‘A-nan! Ông thấy thành Ca-tỳ-la là thật có, ta thấy đó là rỗng không vắng lặng, thật không chỗ có. Ông thấy người họ Thích đều là thân quyến, ta tu pháp Không, hết thảy đều không có chỗ thấy. Vì nhân duyên ấy nên ông sanh sầu khổ còn ta thì dung nhan càng thêm sáng rỡ.’ Chư Phật, Bồ Tát, nhờ tu tập pháp Tam-muội Không nên không sanh sầu não.
“Như vậy gọi là Bồ Tát tu hành kinh điển vi diệu Đại Niết-bàn thành tựu trọn vẹn công đức thứ chín.
“Thiện nam tử! Thế nào là Bồ Tát tu hành kinh điển vi diệu Đại Niết-bàn thành tựu trọn vẹn công đức sau hết thứ mười?
“Thiện nam tử! Bồ Tát tu tập Ba mươi bảy phẩm [trợ đạo], vào cảnh giới Đại Niết-bàn với thường, lạc, ngã, tịnh, vì chúng sanh mà phân biệt giảng thuyết kinh Đại Niết-bàn, chỉ rõ tánh Phật. Nếu hàng Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Phật Bích-chi, Bồ Tát tin nhận lời này, thảy đều được vào [cảnh giới] Đại Niết-bàn. Nếu như không tin ắt phải chịu luân hồi sanh tử.”
Lúc ấy, Bồ Tát Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương bạch Phật: “Thế Tôn! Những chúng sanh nào không sanh lòng cung kính đối với kinh này?”
Phật dạy: “Thiện nam tử! Sau khi ta vào Niết-bàn, sẽ có những đệ tử Thanh văn ngu si phá giới, ưa thích sanh khởi việc tranh chấp; lìa bỏ Mười hai bộ kinh, tụng đọc mọi thứ điển tịch, văn từ, thủ bút của ngoại đạo; thọ nhận và chứa trữ tất cả những vật bất tịnh, bảo rằng do Phật cho phép.
“Những kẻ ấy [ví như người ngu si] đem gỗ chiên-đàn tốt đổi lấy gỗ thường, đem vàng ròng đổi lấy quặng thau, đem bạc quý đổi lấy chì pha thiếc, đem tơ lụa đổi lấy vải thô, đem vị cam lộ đổi lấy thuốc độc!
“Thế nào là đem gỗ chiên-đàn tốt đổi lấy gỗ thường? Như những đệ tử của ta vì sự cúng dường mà giảng thuyết kinh pháp cho người tại gia; những người tại gia ấy dục tình buông thả, chẳng thích lắng nghe; người tại gia ngồi trên cao, tỳ-kheo ở dưới thấp, lại đem đủ thứ món ngon vật lạ mà cung cấp [cho họ] nhưng [họ] cũng chẳng chịu nghe. Đó gọi là đem gỗ chiên-đàn đổi lấy gỗ thường.
“Thế nào là đem vàng ròng đổi lấy quặng thau? Quặng thau ví như hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm, sự xúc chạm. Vàng ròng ví như giới luật. Có những đệ tử của ta vì nhân duyên hình sắc... mà phạm vào giới luật đã thọ nhận. Đó gọi là đem vàng ròng đổi lấy quặng thau.
“Thế nào là đem bạc quý đổi lấy chì pha thiếc? Bạc ví như Mười điều thiện. Chì pha thiếc ví như Mười điều ác. Có những đệ tử của ta buông bỏ Mười điều thiện, làm Mười điều ác. Đó gọi là đem bạc quý đổi lấy chì pha thiếc.
“Thế nào là đem tơ lụa đổi lấy vải thô? Vải thô ví như lòng không biết hổ thẹn. Tơ lụa ví như sự biết hổ thẹn. Có những đệ tử của ta buông bỏ [đức tính quý giá là] sự hổ thẹn, tập quen tính không hổ thẹn. Đó gọi là đem tơ lụa mà đổi lấy vải thô.
“Thế nào là đem cam lộ đổi lấy thuốc độc? Thuốc độc ví như mọi thứ lợi dưỡng. Cam lộ ví như các pháp không phiền não. Có những đệ tử của ta vì lợi dưỡng mà tự khen ngợi mình trước mặt những người cư sĩ tại gia, hoặc tự nói rằng mình chứng đắc quả vô lậu. Đó gọi là đem cam lộ đổi lấy độc dược.
“Vì những tỳ-kheo xấu ác như vậy nên kinh điển vi diệu Đại Niết-bàn này mới [cần phải] lưu hành một cách rộng rãi trong cõi Diêm-phù-đề. Vào lúc ấy, có những đệ tử thọ trì, tụng đọc, sao chép kinh này, giảng giải và lưu hành rộng rãi, sẽ bị những tỳ-kheo xấu ác như trên hãm hại.
“Bấy giờ, những tỳ-kheo xấu ác cùng nhau tụ tập, lập ra quy chế nghiêm ngặt rằng: ‘Nếu có người thọ trì kinh Đại Niết-bàn, sao chép, tụng đọc, phân biệt giảng thuyết, thì không ai được cùng ở chung, ngồi chung, chuyện trò qua lại với người ấy. Vì sao vậy? Vì kinh Niết-bàn không phải do Phật thuyết, mà do những kẻ tà kiến làm ra. Những kẻ tà kiến đó tức thuộc bọn sáu thầy ngoại đạo. Kinh điển của sáu thầy ngoại đạo không phải kinh điển của Phật.
“‘Vì lẽ gì vậy? Vì tất cả chư Phật đều nói những pháp vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh. Nếu nói các pháp là thường, lạc, ngã, tịnh, sao có thể là kinh do Phật thuyết được?
“‘Chư Phật, Bồ Tát cho phép tỳ-kheo chứa trữ mọi vật, còn bọn sáu thầy ngoại đạo không cho đệ tử chứa trữ một vật gì cả. Nghĩa lý như vậy, sao có thể là do Phật thuyết dạy?
“‘Chư Phật, Bồ Tát không cấm đệ tử ăn thịt bò và năm món chế biến từ sữa bò, còn bọn sáu thầy ngoại đạo thì không cho phép ăn năm thứ muối, năm món chế biến từ sữa bò cùng là mỡ, huyết... Nếu cấm dứt những món này, sao có thể là kinh điển chân chánh của Phật?
“‘Chư Phật, Bồ Tát thuyết diễn Ba thừa, nhưng trong kinh này chỉ thuyết duy nhất một thừa là Đại Niết-bàn. Những lời như vậy, sao có thể là kinh điển chân chánh của Phật?
“Chư Phật đều dứt bỏ tất cả mà nhập Niết-bàn, kinh này lại nói rằng Phật là thường, lạc, ngã, tịnh, không nhập Niết-bàn. Kinh này chẳng có trong số Mười hai bộ kinh, tức là do ma thuyết, chẳng phải Phật thuyết.’
“Thiện nam tử! Những kẻ ấy, tuy là đệ tử của ta nhưng không thể tin theo kinh Niết-bàn này.
“Thiện nam tử! Vào thuở ấy, nếu có chúng sanh nào tin nhận kinh điển này, dù chỉ nửa câu, nên biết rằng những người ấy là đệ tử chân thật của ta. Nhờ tin như vậy liền thấy tánh Phật, được vào [cảnh giới] Niết-bàn.”
Lúc ấy, Bồ Tát Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương bạch Phật: “Thế Tôn! Lành thay, lành thay! Hôm nay Như Lai thật khéo khai mở chỉ bày kinh Đại Niết-bàn. Bạch Thế Tôn! Con nhân việc này mà được thấu rõ kinh Đại Niết-bàn, dù là một câu, thậm chí nửa câu. Nhờ thấu rõ được một câu, thậm chí nửa câu, nên thấy được đôi chút tánh Phật. Như lời Phật dạy thì con cũng sẽ được vào [cảnh giới] Đại Niết-bàn.”
[Phật dạy:] “Như vậy gọi là Bồ Tát tu hành kinh điển vi diệu Đại Niết-bàn thành tựu trọn vẹn công đức thứ mười.”
"Also, next, O good man! How does the Bodhisattva-mahasattva practise the All-Wonderful Great Nirvana Sutra and perfect and accomplish the ninth virtue? O good man! The Bodhisattva-mahasattva practises the Way of the All-Wonderful Great Nirvana Sutra and first calls forth five things and perfects these. What are the five? These are: 1) faith, 2) a straight mind, 3) the moral precepts, 4) associating with a good friend, and 5) erudition.
"What is faith? The Bodhisattva-mahasattva believes that there is recompense in the Three Jewels and in giving. The two truths [i.e. relative and ultimate] and the Way of the One Vehicle [“ekayana”] are not different. He believes that all Buddhas and Bodhisattvas classify things into three, so that all beings quickly gain Emancipation. He believes in “Paramartha- satya” [the truth of Ultimate Reality] and good expedient means. This is faith.
"A person who believes thus cannot be beaten by any sramanas, Brahmins, Marapapiyas, Brahma, or anyone. When a person grounds himself in this faith, he gains the nature of a holy sage. One practises giving, and this - whether big or small - all leads to Mahaparinirvana, and thus one does not fall into birth and death. It is the same with upholding the moral precepts, hearing the Way, and Wisdom, too. This is faith. Though one may have this faith, one does not yet see. This is how the Bodhisattva practises the Way of Great Nirvana and perfects the first thing.
"What is the straight mind? The Bodhisattva-mahasattva maintains a straight mind towards all beings. All beings flatter, as occasion arises. It is not so with the Bodhisattva. Why not? Because he knows well that all good things come about through causal relations. The Bodhisattva-mahasattva sees all the evils and wrongs done by beings. But he does not speak about these things. Why not? Possibly worries will come about. If defilements raise their head, this will lead to evil realms. If he sees beings performing some small good deeds, he praises [them]. What is a good deed? It is the so-called Buddha-Nature. When the Buddha-Nature is praised, all beings aspire to unsurpassed Enlightenment."
Then, the All-Shining Bodhisattva-mahasattva Highly-Virtuous King said to the Buddha: "O World-Honoured One! You say that the Bodhisattva-mahasattva expresses praise and causes innumerable beings to aspire to unsurpassed Bodhi. But this is not so. Why not? The Tathagata, in the opening part of the Nirvana Sutra, says that there are three kinds.
"Firstly, you say that if a patient obtains a good doctor, good medicine, and a good medical attendant, the illness will easily be cured and that if things are otherwise, it will not be cured.
"Second, you say that the illness fails to get cured, regardless of whether one obtains such or not.
"Third, you say that whether one obtains these things or not, all will be cured. The same is the case with all beings.
"If one encounters a good friend, encounters all Buddhas and Bodhisattvas and gives ear to the sermons, one aspires to unsurpassed Enlightenment. If not, there cannot be any aspiration. So there are the srotapanna, sakrdagamin, anagamin, arhat, and pratyekabuddha.
"Second, a person may encounter a good friend, all Buddhas and Bodhisattvas and give ear to the sermons, but is unable to aspire; even if he does not encounter such, there will be no aspiration. This refers to the icchantika.
"Third, there is the situation where people all aspire to unsurpassed Enlightenment, whether they encounter such or not. This refers to the case of the Bodhisattva.
"If it is the case that a person aspires to unsurpassed Enlightenment, how can you explain and say: " By praising the Buddha-Nature, all beings aspire to unsurpassed Enlightenment?" O World-Honoured One! If it is the case that whether one encounters a good friend, all Buddhas and Bodhisattvas and listens to their sermons, or whether one is unable to, one cannot all-equally aspire to unsurpassed Enlightenment, we can know that this is not so. Why not? Because such a person attains unsurpassed Enlightenment. Because by means of the Buddha-Nature, even the icchantika has to attain unsurpassed Enlightenment, whether he gives ear to the sermons or not.
"O World-Honoured One! You say "icchantika". But what is the icchantika? You say that he is devoid of the wholsesome root. This also is not so. Why not? Because such a person is not devoid of the Buddha-Nature. Thus, logically, the Buddha-Nature cannot be lacking [in anything]. How can you say that the entire root of good has been cut off?
"You previously spoke of the 12 types of sutras and said that there were two kinds of food, namely: 1) the eternal, and 2) the non-eternal. The eternal refers to the uncut, and the non-eternal to the cut. The non-eternal can be cut off. So a person falls into hell. The eternal cannot be cut off. Why not? If the Buddha-Nature is not cut off, there is no icchantika. Why do you, the Tathagata, speak thus and put forward such a view of the icchantika? O World- Honoured One! The Buddha-Nature gains one unsurpassed Enlightenment. How is it that you, the Tathagata, so expansively deliver the sermons of the 12 types of sutras? O World-Honoured One! For example, the four rivers take their rise from [Lake] Anavatapta. The devas and all Buddhas might say that the rivers do not flow into the great sea, but turn back to their source. But this makes no sense. It is the same with the mind of Enlightenment. Anybody with the Buddha-Nature must attain unsurpassed Enlightenment, whether he has heard the sermons or not, whether he has upheld the moral precepts or not, whether he has practised giving or not, whether he has practised the Way or not, whether he has Wisdom or not. O World-Honoured One! From out of Mount Udayana rises the sun, and it moves right on to the south. The sun might pray: "I will not go west; I will return east." But nothing like this ever happens. It is the same with the Buddha-Nature. One may say that non-hearing, non-upholding of the precepts, non-giving, non-practising of the Way, and non-Wisdom do not bestow unsurpassed Enlightenment. But such a situation never obtains.
"O World-Honoured One! The All-Buddha-Tathagata says that the nature of causality is "is-not" and "not-is-not". This is not so. Why not? If there is not the nature of cream in milk, there cannot be any cream. If there the seed of the nyagrodha did not possess the nature to be as high as 50 feet, it could not gain this quality of 50 feet. If there were no tree of unsurpassed Enlightenment in the Buddha-Nature, how could one expect to have a tree of unsurpassed Enlightenment? If causality is neither "is-not" nor "not-is-not", how does this accord well with reason?"
Then the Buddha expressed praise and said: " Well said, well said, O good man! There are two types of people in the world who are as rare as the udumbara. One is the person who does not commit evil deeds; the second is the person who thoroughly confesses when he has sinned. Such persons are extremely rare. There are two further types of people. One benefits others; the other remembers well the benefits he has had. Furthermore, there are two kinds of people. One accepts new rules, and the other looks back to what is now gone and does not forget. Also, there are two [further] types of people. One does what is new, and the other practises what is old. Also, there are two [other types of] people. One takes pleasure in giving ear to Dharma, and the other takes pleasure in speaking of Dharma. Also, there are two [further] types of people. One asks about what is difficult, and the other answers well. You are the [type of] person who asks well about what is difficult; the Tathagata is the one who answers well. O good man! By means of these good questions, there can be the turning of the Wheel of Dharma, the killing of the great tree of the 12 links of causation, the passing of people across the boundless sea of birth and death, the good fight against King Marapapiyas, and the smiting down of Papiyas’s victorious banner.
"O good man! I have spoken thus of the three patients and said that whether there is encountering or non-encountering of a good doctor, attendance, and good medicine, a cure results. What does this mean? We say that one " gains" or " does not gain" . This refers to the destined span of life. Why? Now, over the course of innumerable ages, this person has practised the three good deeds: top, middle, and low. By practising these three good deeds, he gains his destined span of life. This is as in the case of a person of Uttarakuru, where the life-span is 1,000 years. Now, one may acquire an illness. But no matter whether one gains a good doctor, good medicine, or good attendance: all ends in a cure. Why? Because one has one’s destined span of life. O good man! I say: "If one gains a good doctor, good medicine, and good attendance, one can drive the illness away; if not, the illness will not retreat." Now, what does this mean? O good man! Such a person’s life-span is not definite. Even though the [expected] end of his life has not yet been reached, by the nine factors of causal relations, he loses his life. What are the nine?
"First, he knows well of the unreliability of food and yet, in contradiction of this, he partakes of it.
"Second, he eats overmuch.
"Third, he eats even when the former food has not yet been digested.
"Fourth, he is not regular in his calls of nature.
"Fifth, even though he is ill, he does not comply with the words of the doctor.
"Sixth, he does not follow the advice of the medical attendants.
"Seventh, he strongly holds things in and does not put them out [i.e. he suffers from constipation].
"Eighth, he goes about at night. As he goes about at night, the devils come and attack
him.
"Ninth, his room is not very good.
"For this reason, I say that if the patient takes the medicine, his illness will be cured, and if he does not, it will not be cured. O good man! I said above that the illness will not be cured, whether [the medicine is] taken or not. Why? Because the life-span is ended. Hence I say that the sick person will not gain a cure, whether the medicine is taken or not. So do things obtain with beings. Anybody who gains Bodhichitta, whether he has met with a good friend or not, with all Buddhas and Bodhisattvas, will Awaken and gain the depths of Dharma. Why? Because he aspires to Enlightenment. This is like the people of Uttarakuru, who are blessed with a definite span of age. As I say, those people from the stage of srotapanna up to pratyekabuddha, when they listen to the words of deep meaning from a good friend, from all Buddhas and Bodhisattvas, will gain the mind of unsurpassed Enlightenment.
"I say that if a person does not encounter the Buddha and the Bodhisattvas and does not listen to the words of deep meaning, he cannot aspire to the mind of unsurpassed Enlight-enment. This is as with a person who dies an unnatural death due to the nine kinds of causal relations which are indefinite. His illness will be cured when he encounters medical treatment and medicine. If not, it will not be cured. That is why I say that if a person listens to the words of deep meaning of the Buddha and Bodhisattvas, he aspires to Bodhichitta, and if not, he cannot.
"I said above that a person might encounter a good friend, the Buddha and the Bod- hisattvas and listen to the words of deep meaning, or he may not. In both cases, he does not aspire to Bodhichitta. What does this mean? O good man! The icchantika is unable to do away with the mind of the icchantika, no matter whether he encounters a good friend, the Buddha or the Bodhisattvas, and listens to the words of deep meaning or not. Why? Because he is segregated from Wonderful Dharma. The icchantika, too, will gain unsurpassed Enlightenment. Why? If he aspires to Enlightenment, such a one is no longer an icchantika.
"O good man! Why do we say that even the icchantika, as well, gains unsurpassed Enlightenment? The icchantika really does not attain unsurpassed Enlightenment. It is as with the person who faces the end of his life and who cannot be cured by a doctor, good medicine, or good medical attendance. Why not? Because life has reached the point where he can live no longer.
"O good man! "Issen" means "faith"; "dai" means "not accompanied". When a person does not possess faith, we say "issendai". The Buddha-Nature is no "faith". The "being" does not mean "to possess". Not possessing, how can the person think of cutting off? "Issen" means " good expedient means" , and " dai" " not to possess" . When the good expedient means is not practised, we speak of the "icchantika". We say "Buddha-Nature". It is not to practise the good expedient means. Beings do not possess this. Not possessing it, how can it be cut off?
"Issen" means "to go forward", and "dai" "not to possess". When a person does not possess anything that will enable them to go forward, we speak of the icchantika. The Buddha- Nature is " not going forward" and beings are " not possessing" . When there is no possessing, how can there be any cutting off?
"Issen means " to remember" , and dai " not to possess" . When a person does not possess remembrance, we say icchantika. The Buddha-Nature is no remembrance, and beings are no possessing, so how can a person think of cutting off?
"Issen means "samadhi", and dai "not possessing". When samadhi is not possessed, we speak of the icchantika. The Buddha-Nature is no samadhi and beings no possessing. When there is no such possessing, how can one think of ever cutting off?
"Issen means " Wisdom" and dai " not possessing" . When a person does not possess Wisdom, we speak of the icchantika. The Buddha-Nature is no Wisdom and beings " no possessing" . When a person does not possess Wisdom, how can there be cutting off?
"Issen means " non-eternal good" and dai " not possessing" . When a person does not possess the non-eternal good, we say icchantika. The Buddha-Nature is Eternal. It is neither good, nor non-good. Why? Wonderful Dharma unfailingly arises out of expedient means, but this Buddha-Nature is not something that arises out of expedient means. So, it is non-good.
And why is it not anything good? Because a good result truly comes about. This good result is none other than unsurpassed Enlightenment.
"Also, because Wonderful Dharma is what we gain after birth. And this Buddha-Nature is not something we gain after birth. Hence, it is not anything that can be termed good. When a person is segregated from the Wonderful Dharma that one gains after birth, we say icchantika.
"O good man! For example, there is a king who hears a harp, the sound of which is serene and wonderful. His mind bewitched, joy and bliss arise, intermingled with loving thoughts, and it is hard [for him] to part with the superb feeling. He says to his minister: " From where does that wonderful kind of sound arise?" The minister replies: "That wonderful sound comes from the harp, sire." The King further says: "Bring me that sound!" Then the minister places the harp before the seat of the king and says: "O great King! This is the sound!" The King says to the harp: "Call forth the sound, call forth the sound!" But the harp does not bring forth any sound. Then the King cuts the strings, and still there is no sound. He tears off the skin, crushes the wood and breaks everything up into pieces, intending to press the sound out, but no sound [comes]. Then the King gets angry with the minister and says: "How dare you lie to me!" The minister says to the King: "Now, this is not the way to get at the good sound. All the causal relations and good expedient means can indeed call forth the sound."
"It is the same with the Buddha-Nature. There is no place where it rests. Only through the best expedient means is it able to appear. When it can be seen, one gains unsurpassed Enlightenment. The icchantika cannot see the Buddha-Nature. [So] how can he make away with the sins of the three realms?
"O good man! If the icchantika believes in the fact that there is the Buddha-Nature, know that he cannot fall into the three realms. Also, such a person is not even called an icchantika. Not believing in the fact that there is the Buddha-Nature, this carries him down into the three realms. When a person falls into the three realms, he is an icchantika.
"O good man! You say that if there is not the nature of cream in milk, it cannot bring forth cream; if the seed of the nyagrodha tree does not possess a nature to be 50 feet tall, there cannot be the fact of 50 feet. An ignorant person might well say this, but not one who is wise. Why? Because there is no nature. O good man! If there were the nature of cream, there would be no need to call in the power of causal relations. O good man! Mix water and milk together and leave them thus for a month, and we will never gain any cream. If a drop of “phalgu” [ficus oppositifolia: a red powder usually made from wild ginger root] juice is added, we obtain cream. If there was [already] the phenomenon of cream, why would we need to wait upon the joint workings of causal relations? The same is the case with the Buddha-Nature of all beings. Assisted by various causal relations, we [come to] see it; being grounded on various causal relations, we gain unsurpassed Enlightenment. If things come about assisted by causal relations, this tells us that there is no nature that may be called its own. As there is no nature that can be named, one can well attain unsurpassed Enlightenment. O good man! For this reason, the Bodhisattva-mahasattva always praises the good of a person and does not speak badly about what is deficient. This is the straight mind.
"Also, next, O good man! What is the straight mind of the Bodhisattva? The Bodhisattva-mahasattva never does evil. If evil is performed, the Bodhisattva immediately repents. He never hides [his evil] from his teacher or classmates. His repentance reproaches his own self, and no more evil is done. Even a small sin he feels as grave. When asked, he answers: "I did this". When asked: "Is it right or wrong, good or not good?", he answers: "Not good!" When asked: " Will the sin call forth any result that is good or bad?" , he answers: " The result will be one that is not good." "Who is responsible for this sin? Are not all the Buddhas, Dharma and Sangha responsible?" , he answers: " It is not from the Buddha, Dharma or Sangha. This is what I did myself." This is what defilements create. By the straight mind, he believes in the existence of the Buddha-Nature. When a person believes in the Buddha-Nature, he cannot be an icchantika. Because of this straight mind, we speak of the Buddha’s disciple. He may be given a thousand items of clothing, drink, food, bedding, medical attendance, and medicines. All this cannot be called much. This is the Bodhisattva’s straight mind.
"How does the Bodhisattva practise sila [the moral precepts]? The Bodhisattva- mahasattva upholds sila, but not for birth in the heavens, nor out of fear; nor does he receive silas against dogs, fowls, cows, and pheasants. He does not violate sila, nor does he fail in it, or wrong it; nor does he practise any mixed-up silas; nor any sravaka sila. He upholds the sila of the Bodhisattva-mahasattva, the silaparamita [perfected morality]. He is perfect in the up- asampada, and is not arrogant. This is the sense in which we say that the Bodhisattva practises the Way of Gret Nirvana and is perfect in the third sila.
"How does the Bodhisattva befriend a good friend? The Bodhisattva-mahasattva always practises much and expounds to beings the Way, not anything evil, saying that evil never calls forth a good result. O good man! I am the good teacher of all beings. Hence I thoroughly destroy the twisted views of the Brahmins. O good man! If any beings befriend me, they gain birth in the heavens, even though there be reason for them to fall into hell. This is as with Sunaksatra and others, who, on seeing me, were born in the Rupadhatu Heaven, extirpating the causal relations of being born in hell. There are such persons as Sariputra and Maudgalyayana, who were no true good teachers of the Way to beings. Why? Due to gaining the mind of the icchantika.
"O good man! I once lived in Varanasi. At that time, Sariputra taught two disciples. The one he taught to meditate upon white bones, and the other to count the number of breaths. Even after many years, they could gain no meditation. As a result of this, they acquired twisted views and said: "There is no undefiled dharma of Nirvana. If there were, I would have gained it. Why? I observe well all the silas that I have to observe." Then, on seeing that these bhiksus had acquired twisted views, I sent for Sariputra and reproached him: "You do not teach well. Why do you teach these persons in an inverted way? Your disciples differ in their bent. One is a washerman, and the other is a goldsmith. The son of a goldsmith may be taught the counting of the number of breaths, and the washerman to meditate on white bones. As you teach in the wrong way, these two persons gain wrong views." I then taught these two persons as they ought to have been taught, and the two, after having been taught, attained arhatship. Therefore, I am the good teacher of the Way for all beings, and not Sariputra or Maudgalyayana. If any being who might have the worst fetter of defilement happens to meet me, I can, using the best expedient means, thoroughly cut away the root.
"My younger brother, Nanda, possessed the greatest of greed, and I did away with it by putting into effect various good expedients.
"Angulimalya possessed the greatest of malevolence. But on seeing me, he did away with it.
"King Ajatasatru was extremely ignorant. But on seeing me, he did away with this.
"The rich man, Bakiga , had amassed, in the course of innumerable periods of time, the heaviest of defilements. But on seeing me, his defilements all departed.
"Any evil or lowly person can win the respect and love of all humans and devas by befriending me and becoming my disciple.
"Srigupta was extremely evil-minded. But on seeing me, all his perverted views of life were done away with. On seeing me, he made away with the cause for hell and gained the [prerequisite] condition for birth in the heavens.
"Kikosendara was about to lose his life. But on seeing me, he gained his life.
"Kausika was about to lose his head, when, on seeing me, he gained the true mind.
"The butcher son of Kisagotami always committed evil. But on seeing me, he did away with it.
"On seeing me, Sendaibiku became unwavering in the observance of sila, so that he would even abandon his life rather than violate sila, as in the case of Sokebiku [i.e. the "grass-bound bhiksu". So named due to the fact that once this bhiksu was deprived of all his clothing by robbers and then was tied up to grass and thus left out in the sun. But the bhiksu did not try to rend himself free from the grass, as he thought this would kill the grass. The king saw this and freed him. The king was greatly impressed by this holy action and later himself joined the Sangha]. For this reason, Ananda is said to have stated that a semi-pure action is a good teacher of the Way. But the case with me is not so. I say that a fully pure action is the good teacher of the Way. This is how the Bodhisattva practises the Way of Great Nirvana and perfects the fourth action of befriending a good teacher of the Way.
"How does the Bodhisattva-mahasattva perfect rich hearing? The Bodhisattva, for the sake of Great Nirvana, copies, recites, understands and expounds the 12 types of sutras. This, we say, is how the Bodhisattva perfects rich hearing.
"Excluding the 11 types of sutras, the Bodhisattva upholds, recites, copies and expounds the vaipulya. This, we say, is how the Bodhisattva perfects rich hearing.
"Excluding the 12 types of sutras, the Bodhisattva upholds, copies, studies and expounds the All-Wonderful Sutra of Great Nirvana. This is also the perfection of rich hearing by the Bodhisattva.
"Even if one takes up the whole of this sutra, but upholds a four-line gatha, or even excludes this gatha, but believes in the fact that the Tathagata is Eternal and Does Not Change - even this can be the perfection of the Bodhisattva’s rich hearing.
"Also, a person may even make away with this, but only know that the Tathagata does not always deliver sermons. And even this is the perfection of rich hearing by the Bodhisattva. Why? Because there is no thing that can be termed Dharma nature itself. The Tathagata talks of Dharma. But there exists nothing such as that which can be talked about. This, we say, is how the Bodhsiattva practises the Way of Great Nirvana and is perfect in the fifth rich hearing.
"O good man! There may be a good man or good woman who, for the sake of Great Nirvana, perfects or accomplishes the five things and does what is difficult to do, endures what cannot be endured, and gives what cannot be given.
"How does the Bodhisattva do well that which is difficult to do? When he hears that a man just takes a sesame seed for food and attains unsurpassed Enlightenment, he believes this, and for a period of innumerable asamkhyas of kalpas, he partakes of a single sesame seed. If he hears that he attains unsurpassed Enlightenment by entering fire, he will go into the burning fires of Avichi Hell for a period of innumerable kalpas. This is where we say that the Bodhisattva does what is difficult to do.
"How does the Bodhisattva endure what is difficult to endure? If he hears that one can attain Great Nirvana by bearing the hardships of having his hand struck by a staff or a sword or a stone, he will, for a period of innumerable asamkhyas of kalpas, subject his body [to such] and will not make it a pain [i.e. he will not regard this as painful]. This is where we say that the Bodhisattva endures well what is difficult to endure.
"How does the Bodhisattva give what is hard to give? If he hears that by giving away to others one’s national castle, one’s wife and children, one’s head, eyes, or marrow, one gains unsurpassed Enlightenment, he will for a period of innumerable asamkhyas of kalpas give away his castle town, his wife and children, his head, eyes and marrow to others. This is how we speak of the Bodhisattva’s giving away what is hard to give away.
"The Bodhisattva does what is difficult to do, but he in no way says: "This is what I did." This applies to what is difficult to endure and what is difficult to give away.
"O good man! For example, there are [two] parents who have a child. They love this child very much. They give this son fine clothes and the best dishes when the occasion requires such, and the child has no feeling of anything lacking. If their son becomes arrogant and speaks unpleasing words, they suppress their anger out of their love; they do not even think to themselves that they have given this son of theirs clothing and food. It is the same with the Bodhisattva-mahasattva, too. He views all beings as though they were his only son. If the son suffers from illness, the parents also suffer. They seek a doctor, medicine, and medical attendance. When the illness has departed, they do not think that they have cured their son of his illness and done away with it. It is the same with the Bodhisattva. Seeing that all beings suffer from the illness of defilement, compassion awakens in his mind. And he speaks of Dharma. When a person listens to his sermons, all defilements flee. When the defilements have gone, he does not think or say that he has done away with the sufferings of defilement. Should any such thought occur to him, he would not be able to attain unsurpassed Enlightenment. He only thinks that he has never spoken of the Way to a being and has thus cut off the fetter of defilement. The Bodhisattva-mahasattva experiences no anger or joy towards beings. Why not? Because he practises the samadhi of the All-Void. On practising the samadhi of the All-Void, to whom could the Bodhisattva evince any anger or joy? O good man! For example, a forest becomes consumed by a great fire and gets burnt down, or is felled by man, or gets inundated with water. But do the forest-trees grow angry or become pleased? It is the same with the Bodhisattva-mahasattva. He possesses no anger or joy towards any being. Why not? Because he practises the samadhi of the All-Void."
Then the All-Shining Bodhisattva-mahasattva Highly-Virtuous King said to the Buddha: " O World-Honoured One! Is the nature of all things void? Or is it void when we practise the Void? If the nature is All-Void, there cannot be any gaining of the All-Void by practising the All-Void. How can the Tathagata say that one gains the All-Void by practising the All-Void? If the nature is not All-Void, there cannot be any gaining of the All-Void by practising the All-Void."
"O good man! The nature of all things is originally All-Void. Why? Because we cannot hold in our hands the nature of all things. O good man! The nature of matter cannot be held in one’s hand. What is the nature of matter? Matter is not earth, water, fire, or wind. And [yet] it does not part from the nature of earth, water, fire, and wind. It is not blue, yellow, red, or white. And it does not part from blue, yellow, red, or white. It is not is; it is not is-not. How can we say that matter has its own nature?
"As its nature is impossible to catch hold of, we say " all-void" . It is the same with all things. As there is similarity and continuity, common mortals see and say that the nature of all things is not all-void. The Bodhisattva-mahasattva perfects the five things. So he sees that the original nature of all things is all-silence. O good man! If there is any sramana or Brahmin who sees that the nature of all things is not all-void, know that such a one is no sramana, or no Brahmin. Such a person cannot practise prajnaparamita and attain Great Nirvana. He cannot see all the Buddhas and Bodhisattvas face to face; he is the kindred of Mara. O good man! The nature of all things is originally All-Void. And when the Bodhisattva practises the All-Void, he sees the All-Void of all things.
"O good man! The nature of all things is impermanent. So, extinction well extinguishes extinction. If things were not impermanent, extinction could not extinguish. Any created thing has the phase of birth. So, a birth can call forth a birth. As there is the phase of extinction, this phase of extinction well calls forth extinction.
"All things have the characteristic of suffering; on account of this, suffering evokes suf-fering. O good man! The nature of salt is salty. So it indeed makes other things taste salty. Rock candy is sweet by nature. So it indeed makes other things [taste] sweet. Vinegar is sour by nature. So it makes other things taste sour. Ginger is pungent by nature. So it makes other things taste pungent. Haritaki tastes bitter. So it makes other things taste bitter. The mango [“amra”] tastes light. So it makes other things taste light. Poison truly harms others. The amrta’s [i.e. ambrosia’s] nature makes a person immortal. Also, mixed with alien things, it enables such not to die. The case is the same with the Bodhisattva who practises the All-Void. When he practises the All-Void, he sees the nature of all things to be all-void and silent."
The All-Shining Bodhisattva-mahasattva Highly-Virtuous King further said: "If salt can make what is not salty salty, and if, thus practising the samadhi of the All-Void, matters stand thus, we can know that this is definitely not what is good, not what is wonderful, but that the nature is upside down. The samadhi of the All-Void sees only the All-Void. The Void is not a thing. What thing is there there to see?"
"O good man! The samadhi of the All-Void makes what is not void void and silent. It is nothing that is upside down. This is as when what is not salty is made to become salty. The case is the same with this samadhi of the All-Void. It makes what is not void void. O good man! Greed is by nature "is" and is nothing of the nature of the void. If greed is by nature all-void, beings, through causal relations, could not fall into hell. If they fall into hell, how can it be that the nature of greed is all-void? O good man! The nature of matter is " is". What is its nature? It is what is upside down [i.e. an inversion of the truth]. Being upside down, beings acquire desire. If this desire were not upside down, how could beings acquire desire? As desire comes about, know that the nature of matter is not that which is not " is" . For this reason, the practice of the samadhi of the All-Void is not upside down.
"O good man! When every common mortal sees a woman, there arises the form of a woman. Not so with the Bodhisattva. Even on seeing a woman, he does not gain the form of a woman. Gaining no form of a woman, there arises no desire. As no desire comes about, this is nothing that is upside down. When worldly people see a woman, the Bodhisattva accordingly says: " There is a woman" . If a man is seen and the Bodhisattva says: " This is a woman" , this is an inversion. For this reason I said to Jyoti: "You Brahmin! If you call day night, this is an inversion; if you call night day, this again is an inversion. That which is day is the form of day, and that which is night is the form of night. How can this be an inversion?" O good man! If a Bodhisattva abides in the ninth soil, he sees that a thing has a nature. Because of this view of the world, he does not see the Buddha-Nature. If the Buddha-Nature is seen, there will be no seeing of a nature in any thing. When he practises this samadhi of the All-Void, he does not see any nature in all things. As he does not see this, he sees the Buddha-Nature.
"All Buddhas and Bodhisattvas speak of two aspects. The one is the nature of " is", and the other is that of "not-is". For the sake of beings, they say that there is a nature in a thing. For the sake of holy ones, they say that there is no nature in things. In order to let a person of the non-Void see the Void, that person is made to practise the samadhi of the All-Void. With those persons who see no nature in all things, what there is is the All-Void, because they practise the Void. For this reason, a person sees the Void by practising the Void. O good man! You say that if one sees the Void, this means that the Void is equal to no thing, and ask what that thing is that one must see. O good man! It is thus, it is thus. The Bodhisattva-mahasattva sees nothing. To say that one sees nothing means that one possesses nothing. To say that there is nothing possessed equals all things. If the Bodhisattva-mahasattva practises the Way of Great Nirvana, he sees nothing in all things. If something is seen, this tells us that one sees no Buddha-Nature. One cannot [in such circumstances] practise prajnaparamita and gain Mahaparinirvana. For this reason, the Bodhisattva sees that all things are characterised by having nothing that can be possessed.
"O good man! It is not only the case that the Bodhisattva, by seeing this samadhi, sees the Void. He sees that prajnaparamita is Void, dhyanaparamita is Void, viriyaparamita is Void, ksantiparamita is Void, silaparamita is Void, danaparamita is Void, matter is Void, the eye is Void, consciousness, too, is Void, the Tathagata is Void, and Mahaparinirvana is Void. Thus, the Bodhisattva sees things as Void.
"That is why I said to Ananda at Kapilavastu: "Do not be sad, do not cry and weep." Ananda said: "O Tathagata-World-Honoured One! Now, all my relatives are dead. How can I not weep? The Tathagata was born in this castle-town together with me, and we are all related to the Shakya clan. How is it that the Tathagata alone is not sad and does not worry, but displays such a bright visage?"
"O good man! I then said: "O Ananda! You think that Kapilavastu truly exists, whereas I see that all is empty and silent and that there is nothing that exists. You see all the Shakyas as your relatives. But I see totally nothing therein, because I practise the All-Void. That is why you gain sorrow and pain, and I look all the more bright. As all Buddhas and Bodhisattvas practise the samadhi of the All-Void, they do not show any sorrow or worry." This is how the Bodhisattva practises the Way of the All-Wonderful Sutra of Great Nirvana and perfects and accomplishes the ninth virtue.
"Also, next, O good man! How does the Bodhisattva practise the teaching of the All-Wonderful Sutra of Great Nirvana and perfect the last and tenth virtue [i.e. after, for example, the practice of the All-Void]?
"O good man! The Bodhisattva practises the 37 factors leading to Enlightenment, gains the Eternal, Bliss, the Self, and the Pure, and then, for the sake of beings, classifies and ex-pounds the Sutra of Great Nirvana and reveals the Buddha-Nature. Anybody of the stages of srotapanna, sakrdagamin, anagamin, arhat, pratyekabuddha or Bodhisattva who believes in this word will attain Mahaparinirvana. Any person who does not believe repeats the cycle of birth and death."
Then the All-Shining Bodhisattva-mahasattva Highly-Virtuous King said to the Buddha: "O World-Honoured One! Who are the beings who do not respect the sutras?"
"O good man! After my entering Nirvana, there will be sravaka disciples who are ignorant and violate the precepts and take pleasure in disputation. They will cast away the 12 types of sutra and recite and copy the documents of the various schools of the tirthikas, keep all impure things, and say that these are things that were permitted by the Buddha. Such people will trade sandalwood for common wood, gold for brass, silver for solder, silk for wool, and amrta [ambrosia] for bad poison.
"What do I mean when I say that sandalwood is traded for common wood? My disciples, for the sake of alms, will preach Dharma to all the white-clad [i.e. the laity]. People will lose interest and not give ear. They will sit high and the bhiksus low. Besides, they will offer various kinds of food and drink. But they will not listen. This is what we mean by trading sandalwood for common wood.
"What do we mean by trading gold for brass? The brass may be likened to colour, sound, smell, taste, and touch, and gold to the moral precepts. All my disciples will violate the precepts they have received for reason of things. So we say they trade gold for brass.
"Why do we say trading silver for solder? We liken silver to the ten good deeds and solder to the ten evil deeds. All my disciples will abandon the ten good deeds, performing the ten evil deeds. So we say they trade silver for solder.
"How does a person trade silk for wool? Wool is likened to non-repentance and shame-lessness, and silk to having a sense of shame. All my disciples will abandon repentance and not feel ashamed. This is why we say that they will relinquish silk for wool.
"How does one trade amrta for poison? Poison can be likened to the various alms offered, and amrta to undefiled Dharma. All my disciples will praise their own selves for profit in the presence of the laity and will claim that they have attained that which is undefiled. This is what we mean when we say they will trade amrta for poison.
"Due to such bhiksus of evil designs, even when this All-Wonderful Sutra of Great Nirvana flourishes in Jambudvipa and when all disciples recite, copy, and preach it, and cause it to flourish, these will be killed by such evil bhiksus. Then, all such bhiksus of evil designs will gather together and take oaths: " If any person upholds, copies, recites, or studies the Great
Nirvana Sutra, we will not sit together with them, not talk or exchange words with them. Why not? The Great Nirvana Sutra is not a sutra of the Buddha’s. Why not? It is a work of perverted views. These perverted views are none but of the six masters. What the six masters say is no sutra of the Buddha. Why not? All Buddhas say that all things are impermanent, non-Self, non-bliss, and non-pure. When it is said that all things are the Eternal, Bliss, Self, and the Pure, how could this be a sutra of the Buddha’s? All Buddhas and Bodhisattvas permit the bhiksus to store up various things. The six masters do not allow their disciples to store up anything. How could all this be what the Buddha says? All Buddhas and Bodhisattvas do not tell their disciples to refrain from the five tastes [i.e. the five varieties of milk product] and from eating meat. The six masters do not permit the five kinds of salt, the five tastes of the cow, and fat and blood. How could the prohibiting of these be the right teaching of the Buddha’s sutra? All Buddhas and Bodhisattvas preach the three vehicles. But this sutra speaks only of One. It speaks of Great Nirvana. How could anything such be the right teaching of the Buddha? All Buddhas ultimately enter Nirvana. This sutra says that the Buddha is the Eternal, Bliss, the Self, and the Pure, and that he does not enter Nirvana. This sutra does not have any place amongst the 12 types of sutras. This is what Mara says. This is no sermon of the Buddha’s."
"O good man! Any such person might be my disciple, but he is unable to believe in this sutra. O good man! If, at such a juncture, there should be any person who believes in this sutra, or in even half a line [of it], know that such a person is truly my disciple. With such faith, one will see the Buddha-Nature and enter Nirvana."
Then, the All-Shining Bodhisattva Highly-Virtuous King said to the Buddha: "O World- Honoured One! It is very well, it is very well that the Tathagata today thoroughly opens up the Great Nirvana Sutra. O World-Honoured One! I have now, through this, come to know of a single or half a line of this Great Nirvana Sutra. As I come to understand a line or half a line, I now see somewhat of the Buddha-Nature, which you the Buddha speak about. I too shall be able to attain Great Nirvana. This is how we speak of the Bodhisattva’s practising the Way of the All-Wonderful Sutra of Great Nirvana and of his perfecting and accomplishing the tenth virtue."
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.62.114 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập