Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Kinh Đại Bát Niết-bàn »» Xem đối chiếu Anh Việt: QUYỂN 10 - Phẩm TÁNH NHƯ LAI - Phẩm thứ tư – Phần bảy »»

Kinh Đại Bát Niết-bàn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: QUYỂN 10 - Phẩm TÁNH NHƯ LAI - Phẩm thứ tư – Phần bảy

Donate

(Lượt xem: 11.109)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Font chữ:
Font chữ:



QUYỂN 10 - Phẩm TÁNH NHƯ LAI - Phẩm thứ tư – Phần bảy

Lúc ấy, Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật: “Thế Tôn! Nay Thuần-đà còn có lòng nghi, xin Như Lai phân biệt [giảng nói] lần nữa để dứt trừ lòng nghi của ông ấy.”

Phật dạy: “Thiện nam tử! Ông ấy có lòng nghi như thế nào hãy nói ra đi, ta sẽ dứt trừ cho.”

Văn-thù-sư-lợi bạch Phật: “Thuần-đà có lòng nghi rằng: ‘Như Lai thường trụ là nhờ sức thấy biết được tánh Phật. Nếu thấy tánh Phật rồi là thường, thì lúc chưa thấy đáng lẽ phải là vô thường. Nhưng nếu trước đã vô thường, về sau đáng lẽ cũng như thế. Vì sao vậy? Như những vật ở thế gian trước vốn là không, nay lại thành có, rồi từ có trở lại thành không. Những vật như vậy đều là vô thường. Theo nghĩa ấy thì chư Phật, Bồ Tát, Thanh văn, Duyên giác chẳng khác gì nhau.”

Lúc ấy, Thế Tôn liền thuyết kệ rằng:

Vốn là có mà nay thành không,
Vốn là không mà nay thành có,
Nếu nói trong Ba đời có pháp,
Thật không thể có nghĩa như thế!

“Thiện nam tử! Vì nghĩa ấy nên chư Phật, Bồ Tát, Thanh văn, Duyên giác có chỗ khác nhau mà cũng không khác nhau.”

Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi ngợi khen rằng: “Lành thay! Đúng như lời dạy của Thế Tôn. Nay con mới hiểu rằng chư Phật, Bồ Tát, Thanh văn, Duyên giác có chỗ khác nhau mà cũng không khác nhau.”

Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Như Phật có dạy rằng tánh của chư Phật, Bồ Tát, Thanh văn, Duyên giác vốn không khác biệt. Xin Như Lai phân biệt giảng rộng để làm lợi ích an vui cho hết thảy chúng sanh.”

Phật dạy: “Thiện nam tử! Hãy nghe cho kỹ, hãy nghe cho kỹ. Ta sẽ vì các ông mà giảng nói.

“Thiện nam tử! Ví như một người con nhà trưởng giả kia, nuôi rất nhiều bò sữa, có đủ các sắc lông, thường giao cho một người chăn giữ, chăm sóc. Một hôm, người ấy muốn cúng tế nơi đền thờ nên vắt hết sữa của các con bò, cho vào một cái thùng. Người ấy thấy sữa toàn một màu trắng, lấy làm kinh quái, nghĩ rằng: ‘Bò có màu lông khác nhau, vì sao sữa lại chỉ có một màu?’ Người ấy liền suy nghĩ rằng: ‘Như vậy, tất cả đều do nhân duyên nghiệp báo của chúng sanh nên khiến cho sữa chỉ có một màu.’

“Thiện nam tử! Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát cũng vậy, thảy đều đồng một tánh Phật, cũng như chất sữa kia [cùng một màu] vậy. Vì sao thế? Vì thảy đều dứt sạch phiền não. Nhưng chúng sanh vẫn nói rằng Phật, Bồ Tát, Thanh văn, Duyên giác đều có khác biệt. Có những vị Thanh văn và người phàm phu có lòng nghi đối với Ba thừa: ‘Tại sao không khác nhau?’ Các chúng sanh ấy lâu về sau mới tự hiểu ra rằng tất cả Ba thừa đều đồng một tánh Phật, cũng như người chủ bò kia tỉnh ngộ mà hiểu rằng màu sắc của sữa là do nhân duyên nghiệp báo của chúng sanh.

“Lại nữa, thiện nam tử! Ví như chất khoáng vàng được nung luyện sạch hết cặn bẩn thành vàng ròng, từ đó mới có giá trị vô cùng. Thiện nam tử! Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát cũng thế, đều được thành tựu cùng một tánh Phật. Vì sao vậy? Vì dứt trừ phiền não, cũng như khoáng vàng kia lọc bỏ những chất cặn bẩn. Vì nghĩa ấy nên tất cả chúng sanh đều cùng một tánh Phật chẳng khác gì nhau. Vì trước được nghe tạng sâu kín của Như Lai nên sau mới thành Phật, tự nhiên được rõ biết, cũng như ông trưởng giả kia biết được sữa chỉ có một màu. Vì sao vậy? Vì đã dứt sạch vô số phiền não.”

Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Nếu tất cả chúng sanh đều có tánh Phật, thì Phật với chúng sanh có khác gì nhau? Thuyết giảng như vậy thật quá sai lầm! Nếu như chúng sanh đều có tánh Phật, vì nhân duyên gì mà những người như ông Xá-lợi-phất đều vào Niết-bàn bậc hạ? Hàng Duyên giác đều vào Niết-bàn bậc trung? Hàng Bồ Tát lại vào Niết-bàn bậc thượng? Tất cả mọi người nếu cùng một tánh Phật, vì sao chẳng cùng vào Niết-bàn của Như Lai?”

Phật dạy: “Thiện nam tử! Niết-bàn mà chư Phật Thế Tôn chứng đắc không phải chỗ chứng đắc của hàng Thanh văn, Duyên giác. Vì nghĩa ấy, Đại Bát Niết-bàn gọi là sự hiện hữu tốt đẹp. Thế gian dù không có Phật vẫn có những người trong Hai thừa chứng đắc hai bậc Niết-bàn.”

Bồ Tát Ca-diếp lại thưa hỏi: “Nghĩa ấy như thế nào?”

Phật dạy: “Trải qua vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp mới có một đức Phật ra đời chỉ bày giảng rõ Ba thừa.

“Thiện nam tử! Như ông vừa nói đó, Bồ Tát với hàng Nhị thừa chẳng khác biệt nhau. Trước đây, ở tạng sâu kín của Như Lai trong kinh Đại Niết-bàn này đã có thuyết giảng nghĩa đó. Các vị A-la-hán chưa phải [đạt đến] sự hiện hữu tốt đẹp. Vì sao vậy? Vì tất cả các vị A-la-hán [cuối cùng] đều sẽ đạt đến Đại Niết-bàn này. Vì nghĩa ấy nên Đại Bát Niết-bàn mới có được niềm vui hoàn toàn, rốt ráo. Vì thế nên gọi là Đại Bát Niết-bàn.”

Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Như Phật vừa dạy, nay con mới biết được nghĩa khác nhau và chẳng khác nhau. Vì sao vậy? Vì tất cả Bồ Tát, Thanh văn, Duyên giác, [cuối cùng rồi] trong đời vị lai đều sẽ về nơi Đại Bát Niết-bàn, cũng như các dòng nước đều về nơi biển cả. Cho nên hàng Thanh văn, Duyên giác thảy đều gọi là thường, chẳng phải vô thường. Vì nghĩa ấy nên có chỗ khác nhau mà cũng không khác nhau.”

Bồ Tát Ca-diếp lại thưa hỏi: “Bạch Thế Tôn! Thế nào là tánh khác nhau?”

Phật dạy: “Thiện nam tử! Hàng Thanh văn ví như sữa, hàng Duyên giác ví như kem sữa, hàng Bồ Tát ví như bơ sữa, chư Phật Thế Tôn ví như đề-hồ. Vì nghĩa ấy, trong kinh Đại Niết-bàn này ta nói bốn loại tánh khác biệt nhau.”

Bồ Tát Ca-diếp lại bạch: “Tánh tướng của tất cả chúng sanh là như thế nào?”

Phật dạy: “Thiện nam tử! Như con bò cái mới sanh con, sữa và máu chưa phân biệt. Tánh phàm phu lẫn lộn các phiền não cũng giống như vậy.”

Bồ Tát Ca-diếp lại bạch: “Trong thành Câu-thi-na có người dòng chiên-đà-la tên là Hoan Hỷ. Phật có thọ ký cho người ấy rằng, nhờ một lần phát tâm mà sẽ mau chóng được thành đạo Vô thượng Chánh giác trong thế giới này, nằm trong số một ngàn đức Phật sẽ ra đời. Vì sao Như Lai chẳng thọ ký cho những người như tôn giả Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên... được sớm thành Phật đạo?”

Phật dạy: “Thiện nam tử! Có những Thanh văn, Duyên giác hoặc Bồ Tát phát thệ nguyện rằng: ‘Tôi sẽ hộ trì Chánh pháp rất lâu, rồi sau mới thành Phật đạo vô thượng.’ Vì [những người] phát nguyện nhanh chóng mới thọ ký [cho họ] nhanh chóng [thành Phật].

“Lại nữa, thiện nam tử! Ví như nhà buôn kia có một vật báu vô giá, mang đến chợ bán. Những kẻ ngu nhìn thấy không biết, chê cười. Người chủ vật báu nói to rằng: ‘Hạt châu báu của tôi đây giá trị vô cùng.’ Họ nghe rồi lại cười nữa, thảy đều bảo nhau rằng: ‘Đây chẳng phải hạt châu thật, chỉ là pha lê thôi.’

“Thiện nam tử! Hàng Thanh văn, Duyên giác cũng vậy. Nếu nghe việc mau chóng thọ ký, ắt sẽ biếng nhác, chê cười, khinh dể, như những kẻ ngu kia chẳng biết vật báu thật.

“Trong đời vị lai sẽ có những tỳ-kheo không chịu chuyên cần tu tập thiện pháp; họ bần cùng khốn khổ, bức thiết vì nỗi đói khát, vì thế mới xuất gia để được no ấm tấm thân. Tâm ý họ dể duôi, đời sống gian tà, bợ đỡ nịnh hót. Nếu họ nghe hàng Thanh văn được Như Lai thọ ký sớm thành Phật, ắt họ sẽ cười to, khinh mạn, chế nhạo. Nên biết rằng đó là bọn phá giới, họ tự nói rằng chứng đắc quả thánh.

“Vì lẽ ấy nên tùy theo sự phát nguyện nhanh chóng mà được thọ ký nhanh chóng. Người [phát tâm] hộ trì Chánh pháp [dài lâu] thì thọ ký lâu xa mới thành Phật.”

Bồ Tát Ca-diếp lại bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Bồ Tát ma-ha-tát làm thế nào để quyến thuộc khỏi bị hư hoại?”

Phật bảo Ca-diếp rằng: “Như những Bồ Tát nào chuyên cần tinh tấn, dốc lòng hộ trì Chánh pháp, nhờ nhân duyên ấy, quyến thuộc khỏi bị hư hoại.”

Bồ Tát Ca-diếp lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Do nhân duyên nào mà môi miệng của chúng sanh khô khan, nóng phỏng?”

Phật dạy Ca-diếp rằng: “Như ai không biết rằng Tam bảo là thường tồn, do nhân duyên ấy môi miệng họ bị khô khan, nóng phỏng. Ví như người trong miệng khó chịu, chẳng phân biệt được sáu vị: ngọt, đắng, cay, chua, mặn và nhạt. Tất cả chúng sanh ngu si không trí tuệ, chẳng biết Tam bảo là pháp thường tồn, nên gọi là môi miệng khô khan, nóng phỏng.

“Lại nữa, thiện nam tử! Như có chúng sanh chẳng biết Như Lai là thường trụ, nên biết rằng họ là những kẻ đui mù bẩm sanh. Những ai biết rằng Như Lai là thường trụ, dù chỉ có mắt thịt nhưng ta cũng gọi họ là có thiên nhãn.

“Lại nữa, thiện nam tử! Như ai có thể biết rằng Như Lai là thường, nên biết rằng những người ấy tu tập kinh điển này đã lâu. Ta nói rằng những người ấy có thiên nhãn. Dù ai có thiên nhãn mà không biết rằng Như Lai thường tồn thì ta gọi những kẻ ấy là người mang mắt thịt. Hạng người ấy thậm chí không biết được thân thể tay chân của chính họ, cũng không thể làm cho kẻ khác biết được. Vì nghĩa ấy nên gọi là người mang mắt thịt.

“Lại nữa, thiện nam tử! Như Lai thường vì tất cả chúng sanh mà làm cha mẹ. Vì sao vậy? Tất cả chúng sanh, đủ mọi hình tướng, chủng loại, như loài có hai chân, bốn chân, nhiều chân, hoặc không có chân, Phật chỉ dùng một giọng nói mà thuyết pháp với họ, nhưng chúng sanh loài nào cũng hiểu được, thảy đều ngợi khen rằng: ‘Hôm nay Như Lai vì tôi mà thuyết pháp.’ Bởi nghĩa ấy nên gọi Như Lai là cha mẹ.

“Lại nữa, thiện nam tử! Như người kia sanh một đứa con mới được mười sáu tháng. Tuy có nói chuyện, nhưng trẻ chưa thể hiểu được. Cha mẹ muốn dạy trẻ nói, trước hết phải nói một giọng theo nó, rồi dần dần mới dạy nó. Vậy giọng nói theo như trẻ của cha mẹ có gọi là không đúng hay chăng?”

“Bạch Thế Tôn! Không phải vậy.”

“Thiện nam tử! Chư Phật Như Lai cũng vậy, tùy theo đủ loại tiếng nói của chúng sanh mà thuyết pháp, vì muốn giúp cho họ trụ yên nơi Chánh pháp. Tùy theo ý muốn của chúng sanh mà thị hiện đủ mọi hình tướng. Như Lai nói theo đồng một giọng nói với chúng sanh, vậy có gọi là không đúng hay chăng?”

“Bạch Thế Tôn! Không phải vậy. Vì sao? Vì chỗ thuyết dạy của Như Lai dường như tiếng sư tử rống, tùy theo đủ mọi âm thanh của thế gian mà diễn giải, thuyết giảng giáo pháp mầu nhiệm.”

PHẨM ĐẠI CHÚNG THƯA HỎI
Phẩm thứ năm


Lúc ấy, từ nơi khoảng giữa hai chân mày trên trán, Thế Tôn phóng ra hào quang đủ các màu xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tía, chiếu đến thân Thuần-đà. Thuần-đà chạm hào quang ấy rồi liền cùng với quyến thuộc mang những thức ăn ngon đến chỗ Phật, muốn được cúng dường Như Lai và các vị tỳ-kheo tăng lần sau cùng. Những bát đĩa đủ loại chứa đầy thức ăn được đưa đến phía trước đức Phật.

Lúc ấy có những vị thiên nhân oai đức lớn đến ngăn phía trước mặt và vây quanh bảo Thuần-đà rằng: “Thuần-đà! Hãy đứng lại đó, chớ vội cúng dường.”

Đang lúc ấy, Như Lai lại phóng ra vô lượng vô biên đủ loại hào quang. Đại chúng chư thiên chạm phải hào quang này rồi liền để cho Thuần-đà đi đến chỗ Phật mà dâng hiến lễ cúng.

Lúc ấy, chư thiên và tất cả chúng sanh thảy đều tự mang những vật thực cúng dường của mình đến phía trước Phật, quỳ mọp xuống bạch Phật rằng: “Nguyện đức Như Lai cho phép chư tỳ-kheo thọ nhận các món ăn này.”

Lúc ấy, chư tỳ-kheo biết là đã đúng giờ, bèn đắp y, ôm bát, định tâm an ổn. Lúc ấy, Thuần-đà vì Phật và chư Tăng mà sắp xếp các tòa sư tử quý báu, treo các phướn, lọng bằng lụa, chuỗi ngọc hương hoa... Lúc ấy, cõi Tam thiên đại thiên được trang nghiêm vi diệu, dường như cõi nước An Lạc ở phương tây.

Bấy giờ Thuần-đà đứng trước Phật, ưu bi thảm đạm, bạch Phật một lần nữa: “Nguyện được Như Lai đem lòng thương xót, trụ lại cõi thế này một kiếp hoặc một kiếp giảm.”

Phật bảo Thuần-đà: “Như ông muốn ta trụ lâu cõi thế, vậy hãy mau cúng dường lần cuối cùng để cho trọn vẹn hạnh Bố thí Ba-la-mật của ông.”

Bấy giờ, tất cả các vị Đại Bồ Tát và chư thiên, loài người, tuy khác miệng mà đồng âm, thảy đều nói lên những lời này: “Lạ thay, Thuần-đà! Người được phước đức lớn, có thể khiến Như Lai thọ nhận bữa cúng dường cuối cùng cao trổi hơn hết. Chúng ta đây không có phước nên mọi lễ vật bày ra phải bị dẹp bỏ.”

Bấy giờ, muốn làm cho tất cả đại chúng đều được thỏa lòng, từ mỗi lỗ chân lông nơi thân của Thế Tôn liền hóa ra vô lượng chư Phật, mỗi đức Phật có vô lượng chư tỳ-kheo tăng [vây quanh]. Chư Thế Tôn ấy và vô lượng đại chúng thảy đều thị hiện thọ nhận các món cúng dường của chư thiên và loài người. Đức Thích-ca Như Lai tự ngài thọ nhận bữa cơm mà Thuần-đà cúng dường.

Lúc ấy, món cơm vừa nấu chín mà Thuần-đà dâng lên được lấy ở nước Ma-kiệt-đà, chứa đầy tám hộc. Nhờ sức thần của Phật mà có thể làm cho tất cả chúng hội đều no đủ.

Bấy giờ, Thuần-đà nhìn thấy như vậy rồi, trong lòng lấy làm vui vẻ, phấn khởi vô cùng. Tất cả đại chúng cũng vậy. Lại nương theo ý Phật, tất cả đại chúng đều nghĩ rằng: “Nay Như Lai đã thọ nhận đồ dâng cúng của chúng ta, ắt không bao lâu nữa sẽ vào Niết-bàn.” Nghĩ như vậy rồi, ai lấy đều cảm thấy buồn vui lẫn lộn.

Khi ấy, đất đai ở rừng cây tuy nhỏ hẹp nhưng nhờ sức thần của Phật nên mỗi khoảng đất như đầu kim cũng đều có vô lượng chư Phật Thế Tôn cùng quyến thuộc ngồi thọ thực. Món ăn của tất cả các vị đều không khác biệt nhau.

Lúc ấy, chư thiên, loài người, a-tu-la đều than khóc sầu thảm, cùng nói ra lời này: “Hôm nay Như Lai đã thọ nhận bữa cúng dường cuối cùng do chúng ta dâng hiến. Thọ cúng dường rồi ngài sẽ vào Niết-bàn. Rồi đây chúng ta còn biết cúng dường cho ai? Chúng ta sắp vĩnh biệt đức Điều ngự vô thượng, sẽ trở nên tối tăm như những kẻ mù lòa.”

Bấy giờ, đức Thế Tôn vì muốn an ủi tất cả đại chúng liền nói kệ rằng:

“Các ông đừng sầu thảm,
Pháp Phật đều như vậy.
Ta vào cõi Niết-bàn,
Đã qua vô lượng kiếp.
Thường hưởng vui tột bậc,
Vĩnh viễn nơi yên ổn.
Nay phải hết lòng nghe,
Ta dạy pháp Niết-bàn.
Ta đã lìa ăn uống,
Không có sự đói khát.
Nay ta vì các ông,
Thuyết giảng nguyện tùy thuận,
Khiến cho toàn đại chúng,
Đều được vui an ổn.
Nghe xong, nên tu hành,
Phật và Pháp thường trụ.
Ví như quạ, chim cú
Cùng đậu chung một cây,
Như anh em thân thiết,
Mới Niết-bàn vĩnh viễn.
Như Lai thương tất cả,
Đồng như La-hầu-la,
Chúng sanh thường tôn kính,
Sao dứt vào Niết-bàn?
Giả sử rắn, chuột, sói,
Cùng ở chung một hang,
Thương nhau như anh em,
Mới Niết-bàn vĩnh viễn.
Như Lai thương tất cả,
Đồng như La-hầu-la,
Chúng sanh thường tôn kính,
Sao dứt vào Niết-bàn?
Giả sử hoa thất diệp,
Tỏa hương hoa bà-sư;
Trái cây ca-lưu-ca,
Biến thành trái trấn-đầu,
Ta mới vào Niết-bàn.
Như Lai thương tất cả,
Đồng như La-hầu-la,
Sao lại bỏ từ bi,
Vào mãi nơi Niết-bàn?
Giả sử nhất-xiển-đề,
Ngay đời này thành Phật,
Thọ hưởng vui bậc nhất,
Ta mới vào Niết-bàn.
Như Lai thương tất cả,
Đồng như La-hầu-la,
Sao lại bỏ từ bi,
Vào mãi nơi Niết-bàn?
Giả sử toàn đại chúng,
Cùng lúc đều thành Phật,
Lìa hẳn mọi lỗi lầm,
Ta mới vào Niết-bàn.
Như Lai thương tất cả,
Đồng như La-hầu-la,
Sao lại bỏ từ bi,
Vào mãi nơi Niết-bàn?
Như nước tiểu loài muỗi,
Ướt đẫm khắp mặt đất,
Núi non, trăm sông suối,
Ngập tràn cả biển lớn.
Nếu có chuyện như vậy,
Ta mới vào Niết-bàn.
Lòng bi thương tất cả,
Đồng như La-hầu-la,
Chúng sanh thường tôn kính,
Sao dứt vào Niết-bàn?
Các ông vì lẽ ấy,
Nên hâm mộ Chánh pháp.
Chẳng nên sanh sầu não,
Than khóc và kể lể.
Muốn thành hạnh chân chánh,
Nên tu Như Lai thường,
Nên quán pháp thế này:
Lâu dài, không biến đổi.
Lại nên nghĩ thế này:
Tam bảo đều thường trụ.
Liền được che chở lớn,
Như cây khô sanh quả.
Đó gọi là Tam bảo.
Bốn chúng nên nghe kỹ.
Nghe rồi nên vui vẻ,
Liền phát tâm Bồ-đề.
Có thể biết Tam bảo
Là thường trụ, chân thật,
Đó là nguyện cao nhất,
Của tất cả chư Phật.

“Như có những tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di có thể nương theo lời nguyện cao nhất của Như Lai mà phát nguyện, nên biết rằng những người ấy không hề ngu si, đủ sức thọ lãnh sự cúng dường. Nhờ sức nguyện ấy, quả báo công đức là cao trổi nhất trong thế gian, cũng như bậc A-la-hán. Nếu có những ai không thể quán tưởng lẽ Tam bảo thường tồn, thì đó là hạng chiên-đà-la. Những ai có thể biết lẽ Tam bảo thường trụ, nhân duyên thật pháp thì lìa được khổ não, đạt được an vui, không phải chịu những sự nhiễu hại hoặc tai nạn.”

Lúc ấy, đại chúng gồm chư thiên, loài người và a-tu-la nghe pháp ấy rồi, sanh lòng vui vẻ, phấn khởi vô cùng. Tâm họ trở nên thuần thục hiền hòa, khéo trừ được những thứ che chướng, không còn có tâm phân biệt cao thấp, oai đức thanh tịnh, vẻ mặt vui tươi, biết rằng Phật là thường trụ. Cho nên họ bày ra những món cúng dường của chư thiên, rảy các thứ hoa, hương bột, hương thoa, và trỗi lên những khúc nhạc trời để cúng dường Phật.

Bấy giờ, Phật bảo Bồ Tát Ca-diếp: “Thiện nam tử! Ông có thấy việc ít có trong đại chúng này chăng?”

Ca-diếp thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, con đã thấy! Con thấy các đức Như Lai nhiều vô lượng vô biên không thể kể xiết, thọ nhận thức ăn uống của đại chúng chư thiên và loài người cúng dường. Con lại thấy chư Phật thân tướng cao lớn đẹp đẽ ngồi nơi chỗ ngồi chỉ bằng đầu cây kim, lại có rất nhiều người vây quanh mà vẫn không đụng chạm, chướng ngại. Con lại thấy đại chúng thảy đều phát lời thệ nguyện nói ra mười ba bài kệ. Con cũng biết trong đại chúng ai nấy đều tự nghĩ rằng: ‘Hôm nay đức Như Lai riêng thọ nhận sự cúng dường của tôi.’

“Giả sử thức ăn uống mà Thuần-đà phụng hiến đó nghiền nát thành những hạt bụi rất nhỏ, rồi cúng dường cho mỗi vị Phật chỉ một hạt bụi đó thôi cũng không đủ số, nhưng nhờ sức thần của Phật mà được đầy đủ cho đến hết thảy đại chúng. Chỉ có chư Đại Bồ Tát và những vị như Pháp vương tử Văn-thù-sư-lợi mới có thể biết được việc ít có như vậy. Đó là chỗ phương tiện thị hiện của Như Lai. Đại chúng Thanh văn và hàng a-tu-la thảy đều biết rằng Như Lai là pháp thường trụ.”

Lúc ấy, Thế Tôn bảo Thuần-đà rằng: “Sự việc ông thấy hôm nay có phải là kỳ lạ ít có hay chăng?”

Thuần-đà thưa: “Quả thật vậy, Thế Tôn! Trước con đã thấy vô lượng chư Phật đầy đủ ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm nơi thân, bây giờ còn được thấy các vị Đại Bồ Tát tướng mạo quý lạ, cao lớn đẹp đẽ, lại chỉ thấy riêng thân Phật [uy nghiêm] như cây thuốc chúa có các vị Đại Bồ Tát vây quanh.”

Phật bảo Thuần-đà: “Lúc nãy ông nhìn thấy vô lượng chư Phật đều là do ta hóa hiện để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, khiến họ được vui vẻ; còn các vị Đại Bồ Tát ấy thì chỗ tu hành đạt đến đều không thể nghĩ bàn, có thể làm được vô số Phật sự.

“Thuần-đà! Nay ông đã thành tựu hạnh Bồ Tát ma-ha-tát, được trụ ở hàng Thập địa, đã làm xong những việc cần làm.”

Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Đúng vậy, đúng vậy! Quả như lời Phật dạy, chỗ tu tập của Thuần-đà đã thành tựu hạnh Bồ Tát, con cũng mừng cho ông ấy. Nay đức Như Lai vì muốn chiếu ánh sáng lớn cho vô lượng chúng sanh đời vị lai nên thuyết giảng kinh Đại thừa Đại Niết-bàn này.

“Bạch Thế Tôn! Ý nghĩa giảng thuyết trong tất cả Khế kinh là hữu dư hay vô dư?

Phật dạy: “Thiện nam tử! Ý nghĩa trong các pháp ta thuyết giảng là hữu dư, cũng là vô dư.”

Thuần-đà bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Như Phật có nói kệ:

“Những gì mình có,
Bố thí hết thảy,
Chỉ được khen ngợi,
Không hề thiệt mất.

“Bạch Thế Tôn! Nghĩa ấy là thế nào? Trì giới và phá giới có gì khác nhau?”

Phật dạy: “Chỉ trừ [việc bố thí cho] một người, còn ngoài ra hết thảy sự bố thí đều đáng khen ngợi.”

Thuần-đà hỏi rằng: “Tại sao gọi là chỉ trừ một người?”

Phật dạy: “Đó là người phá giới như đã thuyết giảng trong kinh này.”

Thuần-đà lại bạch Phật: “Nay con chưa hiểu, xin Phật dạy rõ.”

Phật bảo Thuần-đà: “Nói phá giới đó là hạng nhất-xiển-đề. Ngoài ra, hết thảy những chỗ bố thí đều đáng khen ngợi, được quả báo lớn.”

Thuần-đà lại thưa hỏi: “Nói nhất-xiển-đề nghĩa là thế nào?”

Phật dạy: “Thuần-đà! Như có tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di nói ra những lời thô ác, phỉ báng Chánh pháp, tạo nghiệp nặng như vậy mà vĩnh viễn không hối cải, lòng không chút hổ thẹn. Những người như vậy gọi là hướng theo con đường nhất-xiển-đề.

“Như có những kẻ phạm Bốn tội trọng, làm Năm tội nghịch, tự biết chắc rằng mình đã phạm tội nặng như vậy, nhưng trong lòng không hề sợ sệt, hổ thẹn, không chịu bộc lộ, đối với Chánh pháp không hề có lòng mến tiếc, ủng hộ, xây dựng, lại chê bai khinh dể, nói ra nhiều điều sai trái. Những người như vậy, cũng gọi là hướng theo con đường nhất-xiển-đề.

“Lại như có kẻ nói rằng: ‘Không có Phật, Pháp, Tăng’, đó cũng gọi là hướng theo con đường nhất-xiển-đề.

“Chỉ trừ những kẻ nhất-xiển-đề như thế, ngoài ra bố thí cho tất cả đều đáng khen ngợi.”

Lúc ấy, Thuần-đà lại bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Nói phá giới là nghĩa như thế nào?”

Phật dạy: “Thuần-đà! Nếu phạm Bốn giới cấm nặng cùng Năm tội nghịch, phỉ báng Chánh pháp, những người như vậy gọi là phá giới.”

Thuần-đà lại hỏi: “Phá giới như vậy, còn có thể cứu vớt được chăng?”

Phật dạy: “Thuần-đà! Nếu có nhân duyên thì có thể cứu vớt được. Chẳng hạn như vẫn chưa cởi bỏ pháp phục, trong tâm thường tự biết hổ thẹn, sợ sệt, luôn tự trách mình rằng: ‘Chao ôi! Sao ta phạm tội nặng như thế? Quái lạ thay! Sao ta tạo nghiệp khổ như thế?’ Trong lòng liền cải hối, sanh tâm hộ pháp, muốn tạo lập Chánh pháp, nghĩ rằng: ‘Nếu có ai hộ pháp, tôi sẽ cúng dường. Nếu có ai đọc tụng kinh điển Đại thừa, tôi sẽ đến thưa hỏi [người ấy] và thọ trì, đọc tụng. Khi đọc tụng thông suốt rồi, tôi lại sẽ vì người khác phân biệt giảng rộng.’ Ta dạy rằng người như vậy chẳng phải là phá giới.

“Vì sao vậy? Thiện nam tử! Ví như mặt trời hiện ra có thể trừ được tất cả những sự mờ mịt, tối tăm. Kinh điển vi diệu Đại Niết-bàn này xuất hiện hưng thạnh ở thế gian cũng vậy, có thể trừ được các tội mà chúng sanh đã làm trong vô lượng kiếp. Cho nên kinh này dạy rằng: ‘Ủng hộ Chánh pháp được quả báo lớn, cứu vớt những kẻ phá giới.’

“Như có ai hủy báng Chánh pháp mà có thể tự cải hối, trở về với pháp, tự xét rằng tất cả những điều bất thiện mà mình đã làm đó như tự hại chính mình, bèn sanh lòng lo sợ, kinh hãi, hổ thẹn, [nghĩ rằng:] ‘Trừ Chánh pháp này ra, không còn chỗ cứu hộ nào khác. Vậy nên phải trở về với Chánh pháp.’ Nếu [ai] có thể quay về nương tựa [Chánh pháp] theo lời ta dạy như thế, thì bố thí cho người ấy sẽ được phước vô lượng. Người ấy cũng được xưng là xứng đáng thọ nhận sự cúng dường. Nếu ai đã phạm những tội ác kể trên mà trải qua một tháng hoặc mười lăm ngày không khởi tâm quay về nương tựa [Chánh pháp], bộc lộ [lỗi lầm], thì việc bố thí cho người ấy được quả báo rất ít ỏi.

“Người phạm Năm tội nghịch cũng vậy, nếu có thể sanh tâm hối lỗi, trong lòng luôn biết hổ thẹn: ‘Nay tôi đã làm nên nghiệp bất thiện, thật là khổ lớn! Tôi nên tạo lập và hộ trì Chánh pháp.’ Người như vậy không gọi là phạm Năm tội nghịch, nếu bố thí cho người ấy sẽ được phước vô lượng. Như ai phạm tội nghịch rồi chẳng sanh lòng quay lại nương tựa [Chánh pháp], hộ pháp, nếu bố thí cho người ấy thì phước đức không đáng kể.

“Lại nữa, thiện nam tử! Về kẻ phạm tội nặng, ông nay hãy lắng nghe cho kỹ, ta sẽ vì ông mà phân biệt giảng rộng. Nên sanh tâm như thế này: ‘Chánh pháp là kho tàng sâu kín của Như Lai, cho nên tôi sẽ hộ trì, xây dựng.’ Bố thí cho người như vậy sẽ được quả báo tốt đẹp.

“Thiện nam tử! Ví như có người đàn bà mang thai gần sanh, gặp khi trong nước loạn lạc, liền trốn sang nước khác, ở trong một cái miếu thờ thần rồi sanh con tại đó. Khi nghe nước cũ của mình đã được yên ổn sung túc, liền dắt con định trở về. Giữa đường gặp một con sông nước ngập tràn chảy xiết. Cô vì bế con nên không đủ sức lội qua sông, nhưng tự nghĩ rằng: ‘Ta thà cùng chết với con chứ quyết không bỏ con để lội qua sông một mình.’ Trong lúc suy nghĩ như vậy thì [đuối sức nên] cả hai mẹ con đều phải chết chìm. Sau khi chết, cô được sanh lên cõi trời. Đó là nhờ lòng thương con [nên khởi lòng lành] quyết đưa con qua sông, chứ cô ấy vốn tánh xấu ác. Nhờ thương con mà [khởi lòng lành nên] được sanh lên cõi trời.

“Kẻ phạm bốn giới cấm nặng, năm tội vô gián, nếu sanh lòng hộ pháp thì cũng như vậy. Tuy trước đã tạo nghiệp bất thiện nhưng nhờ hộ pháp nên được trở thành ruộng phước cao trổi nhất ở thế gian. Người hộ pháp ấy có quả báo vô lượng như vậy.”

Thuần-đà lại bạch Phật: “Thế Tôn! Nếu kẻ nhất-xiển-đề có thể tự cải hối, cung kính cúng dường, ngợi khen Tam bảo. Bố thí cho kẻ ấy có được quả báo lớn hay chăng?”

Phật dạy: “Thiện nam tử! Nay ông chớ nên nói ra lời ấy. Thiện nam tử! Ví như có người kia ăn trái am-la rồi nhả hạt xuống đất. Nhưng người ấy lại nghĩ rằng: ‘Trong cái hạt này chắc có vị ngọt.’ Liền nhặt hạt lên, đập ra mà nếm. Thấy vị rất đắng, liền sanh lòng hối tiếc. Lại vì sợ mất giống, người ấy liền nhặt hết những mảnh hạt ấy rồi trồng xuống đất, siêng năng chăm sóc, tùy theo lúc thích hợp mà tưới bằng bơ, dầu, sữa. Ý ông thế nào? Hạt ấy có thể mọc lên chăng?”

Thuần-đà thưa: “Bạch Thế Tôn, không thể được! Ví như có được cơn mưa tốt lành nhất cũng không thể mọc mầm lên được!”

Phật dạy: “Thiện nam tử! Kẻ nhất-xiển-đề kia lại cũng như vậy, căn lành đã bị cháy mất cả rồi, còn do đâu mà được trừ tội? Thiện nam tử! Nếu còn có thể phát sanh lòng lành thì không gọi là nhất-xiển-đề.

“Thiện nam tử! Vì nghĩa ấy nên quả báo của hết thảy mọi việc bố thí chẳng phải là không khác nhau. Vì sao vậy? Bố thí cho hàng Thanh văn thì được quả báo khác. Bố thí cho Bích-chi Phật lại được quả báo khác nữa. Chỉ có sự bố thí [cúng dường] đức Như Lai là được quả báo cao nhất. Cho nên ta dạy rằng: ‘Tất cả các việc bố thí chẳng phải là không có khác biệt.’”

Thuần-đà thưa hỏi: “Vì sao Như Lai thuyết bài kệ ấy?”

Phật dạy: “Thuần-đà! Vì có nhân duyên ta mới thuyết kệ ấy. Trong thành Vương Xá có một ưu-bà-tắc lòng tin không trong sạch, phụng sự bọn ngoại đạo Ni-kiền. Người ưu-bà-tắc ấy có đến hỏi ta về nghĩa bố thí. Vì nhân duyên đó ta mới thuyết bài kệ ấy. Ta cũng vì chư Đại Bồ Tát nên thuyết giảng nghĩa của kho tàng [Chánh pháp] sâu kín.”

Thuần-đà lại hỏi: “Thế Tôn! Như bài kệ ấy, ý nghĩa như thế nào?”

Phật dạy: “Nói ‘hết thảy’ là [muốn chỉ đến một] ít phần trong tất cả. Nên biết rằng Đại Bồ Tát là bậc anh hùng trong nhân loại, thâu nhiếp những kẻ nghiêm trì giới luật, bố thí cho đủ mọi sự cần dùng; lại trừ bỏ kẻ phá giới như trừ bỏ loài cỏ dại.

“Lại nữa, thiện nam tử! Như trước đây ta có thuyết kệ rằng:

“Hết thảy các sông,
Đều có khúc quanh.
Hết thảy rừng rậm,
Đều là cây cối.
Hết thảy người nữ,
Lòng không ngay thẳng,
Hết thảy tự tại,
Đều được an vui.”

Lúc ấy, Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vén tay áo bên vai phải, quỳ gối phải sát đất, kính lễ dưới chân Phật rồi nói kệ rằng:

“Chẳng phải hết thảy sông,
Đều là chảy uốn khúc,
Chẳng phải hết thảy rừng,
Đều là cây cối hợp.
Chẳng phải mọi người nữ,
Lòng đều không ngay thẳng,
Hết thảy người tự tại,
Chưa hẳn được an vui.

“Thế Tôn! Phật giảng thuyết kệ ấy chắc hẳn còn chưa hết nghĩa. Xin Phật rủ lòng thương xót giảng giải nhân duyên ấy.

“Vì sao vậy? Trong cõi Tam thiên đại thiên này có một cái bãi tên là Câu-da-ni. Dưới bãi có một con sông ngay thẳng không uốn khúc, tên là Ta-bà-da, thẳng như đường dây mực, chảy vào Tây hải. Trong các kinh khác Phật chưa từng nói đến tướng trạng sông này. Nguyện đức Như Lai nhân kinh Phương đẳng này và kinh A-hàm mà nói nghĩa còn lại, để cho các vị Bồ Tát hiểu sâu nghĩa ấy.

“Thế Tôn! Ví như có người trước đã biết khoáng vàng, nhưng sau chẳng biết vàng ròng. Như Lai cũng thế, ngài hiểu biết tường tận các pháp, nhưng chỗ diễn thuyết chưa trọn hết nghĩa. Tuy Như Lai giảng nghĩa chưa trọn hết, nhưng nên tùy phương tiện để hiểu được ý thú.

“Hết thảy rừng rậm đều là cây cối, câu ấy cũng chưa trọn nghĩa. Vì sao vậy? Vì có rất nhiều cây quý bằng vàng, bạc, lưu ly mà người ta cũng gọi là rừng!

“Hết thảy người nữ lòng không ngay thẳng, câu này cũng chưa trọn nghĩa. Vì sao vậy? Vì có những phụ nữ khéo giữ gìn giới cấm, thành tựu công đức, có lòng đại từ bi.

“Hết thảy tự tại đều được an vui, câu này cũng chưa trọn nghĩa. Vì sao vậy? Vì chỉ có bậc Thánh đế Thích-ca được nuôi dưỡng trong Chánh pháp, là đấng Pháp vương Như Lai, không tùy thuộc ma chết, không thể dứt mất, [mới thật là tự tại an vui]. Còn những vị Phạm vương, Đế-thích, chư thiên... tuy có được tự tại nhưng đều là vô thường. Nếu là thường trụ, không biến đổi mới đáng gọi là tự tại. Như thế tức là Đại thừa Đại Bát Niết-bàn.”

Phật dạy: “Thiện nam tử! Nay ông khéo được tài biện thuyết không ngăn ngại. Hãy ngừng lại, lắng nghe đây!

“Văn-thù-sư-lợi! Ví như vị trưởng giả, thân thường có bệnh khổ. Lương y chẩn mạch, làm cho món thuốc cao. Bấy giờ người bệnh vì lòng tham nên muốn uống nhiều thuốc ấy. Lương y liền bảo rằng: ‘Nếu có thể tiêu hóa được mới nên uống nhiều, còn ông thân thể suy yếu, chớ nên uống nhiều. Nên biết rằng thuốc cao ấy là cam lộ mà cũng là độc dược. Nếu uống nhiều mà không tiêu hóa tức là độc dược.

“Thiện nam tử! Nay ông chớ nên cho rằng lời của lương y ấy là trái nghĩa lý, làm mất sự hiệu nghiệm của món thuốc cao. Thiện nam tử! Như Lai cũng thế, ngài vì [muốn giáo hóa] các vị quốc vương, hậu phi, thái tử, vương tử, đại thần nên nhân lúc vua Ba-tư-nặc cùng vương tử và các hậu phi của vua ấy có lòng kiêu mạn, liền điều phục họ bằng cách thị hiện cho họ hoảng sợ, cũng như vị lương y kia. Cho nên mới thuyết kệ rằng:

“Hết thảy các sông,
Đều có khúc quanh.
Hết thảy rừng rậm,
Đều là cây cối.
Hết thảy người nữ,
Lòng không ngay thẳng.
Hết thảy tự tại,
Đều được an vui.”

“Văn-thù-sư-lợi! Nay ông nên biết, những điều Như Lai thuyết dạy không hề sai sót. Như cõi đất này có thể bị đảo ngược, nhưng lời nói của Như Lai không hề có chỗ sai sót. Vì nghĩa ấy, hết thảy những điều Như Lai thuyết giảng đều còn có nghĩa khác.”

Lúc ấy Phật khen ngợi Văn-thù-sư-lợi rằng: “Lành thay, lành thay! Thiện nam tử! Ông biết nghĩa ấy đã lâu, nhưng vì lòng thương xót tất cả, muốn cho chúng sanh được trí huệ nên ông mới hỏi rộng Như Lai về nghĩa của bài kệ ấy.”

Lúc ấy, Pháp vương tử Văn-thù-sư-lợi liền đối trước Phật đọc kệ rằng:

Với lời người khác,
Tùy thuận chẳng nghịch.
Đừng xét kẻ khác,
Làm hoặc chẳng làm.
Chỉ tự xét mình:
Thiện hay bất thiện.

“Thế Tôn! Ngài thuyết giảng về món thuốc pháp đó, chẳng phải là thuyết chánh. ‘Với lời người khác tùy thuận chẳng nghịch’, nguyện xin Như Lai rủ lòng thương, thuyết giảng lẽ chân chánh. Vì sao vậy? Thế Tôn thường nói: ‘Tất cả các môn học của ngoại đạo, chín mươi lăm thứ, đều hướng theo nẻo ác.’ Các đệ tử Thanh văn đều noi theo đường chân chánh, khéo hộ trì cấm giới, gìn giữ oai nghi, thủ hộ các căn. Những người như vậy rất hâm mộ đại pháp, đi theo đường lành. Tại sao trong chín bộ kinh, Như Lai chê bai họ, quở trách họ? Như nghĩa của bài kệ ấy là hướng về đâu?”

Phật bảo Văn-thù-sư-lợi: “Thiện nam tử! Ta nói bài kệ ấy chẳng phải vì hết thảy chúng sanh, chỉ vì vua A-xà-thế lúc đó mà thôi. Nếu chẳng có nhân duyên, chư Phật Thế Tôn không hề nói lẽ trái ngược. Vì có nhân duyên nên ta mới thuyết như vậy.

“Thiện nam tử! Vua A-xà-thế giết cha rồi liền đến chỗ ta, muốn khuất phục ta nên cật vấn rằng: ‘Này Thế Tôn, thế nào là ngài thật có trí hiểu biết tất cả, hay ngài không phải hiểu biết tất cả? Nếu là hiểu biết tất cả, thì Điều-đạt trong vô số kiếp trước thường ôm lòng ác theo đuổi Như Lai để giết hại, vì sao Như Lai còn cho phép ông ấy xuất gia?’

“Thiện nam tử! Do nhân duyên ấy, ta vì vua A-xà-thế mà nói kệ rằng:

Với lời người khác,
Tùy thuận chẳng nghịch,
Đừng xét kẻ khác,
Làm hoặc chẳng làm,
Chỉ tự xét mình:
Thiện hay bất thiện.

“Ta lại bảo vua ấy rằng: ‘Đại vương! Nay ông đã giết cha, làm nên tội nghịch, là tội vô gián nặng nhất, lẽ ra nên bộc lộ [sám hối] để cầu sự trong sạch. Vì cớ gì lại chỉ thấy lỗi lầm của người khác?’

“Thiện nam tử! Vì nghĩa đó, ta vì vua ấy mà thuyết bài kệ này.

“Lại nữa, thiện nam tử! Ta cũng vì những kẻ nghiêm giữ cấm giới, [tự mình] thành tựu oai nghi nhưng [thường lưu ý] thấy những lỗi lầm của người khác nên mới thuyết bài kệ này. Lại nữa, nếu ai biết tiếp nhận lời khuyên dạy của người khác mà lìa xa mọi việc ác, lại khuyên dạy người khác khiến cho lìa bỏ mọi việc ác, những người ấy đúng là đệ tử Phật.”

Lúc ấy, đức Thế Tôn vì Văn-thù-sư-lợi mà thuyết kệ rằng:

“Ai cũng sợ đao trượng,
Không ai không tham sống,
Suy mình ra người khác,
Đừng giết hại, đánh đập.”

Liền đó, Văn-thù-sư-lợi liền đối trước Phật nói kệ rằng:

“Không phải ai cũng sợ trượng,
Không phải ai cũng tham sống,
Suy mình hiểu được người khác,
Siêng năng khéo làm phương tiện.

“Bạch Thế Tôn! Như Lai thuyết bài kệ nói pháp như trên cũng chưa trọn nghĩa. Vì sao vậy? Ví như các vị A-la-hán hoặc [các món báu như] ngọc nữ, voi quí, ngựa quí, vị thần chủ kho tàng của vị Chuyển luân Thánh vương, dù cho hàng chư thiên, loài người cùng a-tu-la có cầm gươm bén mà hại cũng không thể được. Những bậc dũng sĩ, liệt nữ, ngựa chúa, thú chúa hay vị tỳ-kheo trì giới, dù có đối mặt với điều gì cũng không bao giờ sợ sệt. Vì nghĩa ấy, Như Lai thuyết bài kệ trên cũng chưa trọn nghĩa. Như nói “suy mình ra người khác” cũng là chưa trọn nghĩa. Vì sao vậy? Nếu vị A-la-hán lấy mình mà so với kẻ khác, ắt là có những tư tưởng chấp ngã và thọ mạng. Nếu vị ấy có tư tưởng chấp ngã và thọ mạng, hẳn phải lo giữ gìn, bảo vệ. Người phàm phu ắt phải xem hết thảy A-la-hán đều là những kẻ còn tu hành. Nếu như vậy thì là tà kiến. Nếu có tà kiến, sau khi chết lẽ ra phải sanh vào địa ngục A-tỳ. Lại nữa, không thể có việc vị A-la-hán đối với chúng sanh lại khởi tâm gây hại; và vô số chúng sanh cũng không thể làm hại được vị A-la-hán.”

Phật dạy: “Thiện nam tử! Nói tư tưởng chấp ngã đó, là nói đối với chúng sanh khởi lòng đại bi, không có tư tưởng giết hại, là nói A-la-hán có tâm bình đẳng. Đừng cho rằng đức Thế Tôn không có nhân duyên mà nói ra lẽ trái ngược.

“Ngày trước, trong thành Vương Xá có một người thợ săn giỏi, giết được nhiều con hươu, thỉnh ta đến ăn thịt. Lúc ấy, tuy ta có nhận lời mời thỉnh ấy nhưng đối với chúng sanh luôn khởi lòng đại bi xem như [con mình là] La-hầu-la, nên mới thuyết kệ rằng:

“Nếu người muốn trường thọ,
Sống mãi ở thế gian,
Theo pháp không gây hại,
Thọ mạng đồng chư Phật.”

Và cũng vì thế ta mới thuyết bài kệ này:

Ai cũng sợ đao trượng,
Không ai không tham sống,
Suy mình ra người khác,
Đừng giết hại, đánh đập.

Phật lại dạy: “Lành thay, lành thay! Văn-thù-sư-lợi! Ông đã vì các vị Đại Bồ Tát mà thưa hỏi Như Lai về nghĩa lý sâu kín như vậy.”

Lúc ấy, Văn-thù-sư-lợi lại đọc kệ thưa hỏi rằng:

“Kính cha mẹ thế nào,
Thuận theo và tôn trọng,
Vì sao tu pháp ấy,
Đọa vào ngục Vô gián?

Đức Như Lai liền đọc kệ đáp lời Văn-thù-sư-lợi:

“Nếu xem tham ái là mẹ,
Vô minh lại lấy làm cha,
Tùy thuận tôn trọng như thế,
Chắc chắn đọa ngục Vô gián.”

Lúc ấy, Như Lai vì Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi mà thuyết lại bài kệ này:

“Mọi việc phụ thuộc người khác,
Tất phải gọi đó là khổ.
Mọi việc do mình tự quyết,
Đó là tự tại an vui.
Những ai kiêu căng khinh mạn,
Thế lực hết sức bạo ác.
Những người hiền lành lương thiện,
Ai ai cũng mến cũng thương.”

Liền đó, Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Bài kệ mà Như Lai thuyết đó cũng chưa trọn nghĩa. Nguyện Như Lai rủ lòng thương xót nói rõ nhân duyên. Vì sao vậy?

“Như người con của vị trưởng giả, trong khi theo học với thầy, có tùy thuộc ông thầy hay chăng? Nếu nói tùy thuộc ông thầy thì nghĩa ấy không hợp [với bài kệ trên]. Nếu nói không tùy thuộc, nghĩa cũng không hợp [với bài kệ trên]. Nếu nói được tự tại, nghĩa cũng không hợp [với bài kệ trên]. Cho nên chỗ thuyết của Như Lai còn chưa trọn nghĩa.

“Lại nữa, Thế Tôn! Ví như vị vương tử kia không có sự học hỏi luyện tập mọi thứ, đến khi làm việc chẳng được thành công. Như vậy cũng là [tự quyết] tự tại, nhưng thường phải khổ vì ngu si, tối tăm. Vị vương tử như vậy mà nói là tự tại [an vui] thì cũng không hợp nghĩa, còn như nói phụ thuộc người khác [đều là khổ] thì nghĩa ấy cũng không thích hợp. Vì những nghĩa ấy nên chỗ Phật thuyết như trên vẫn còn chưa trọn nghĩa. Cho nên, hết thảy phụ thuộc người khác chưa hẳn đã là khổ, hết thảy do mình tự quyết chưa hẳn đã được vui.

“‘Những ai kiêu căng khinh mạn, thế lực hết sức bạo ác,’ điều này cũng là chưa trọn nghĩa.

“Bạch Thế Tôn! Có những nữ nhân tánh khí mạnh mẽ, vì lòng kiêu mạn mà xuất gia học đạo, nghiêm giữ cấm giới, thành tựu oai nghi, gìn giữ các căn chẳng cho vọng động. Như vậy thì ‘hết thảy kiêu căng khinh mạn’ chưa hẳn đã là bạo ác.

“‘Những người hiền lành lương thiện, ai ai cũng mến cũng thương’, câu ấy cũng chưa trọn nghĩa. Ví như có người trong lòng phạm Bốn cấm giới nặng, nhưng không xả bỏ y phục người tu, kiên trì giữ theo oai nghi, những người hộ trì Chánh pháp thấy vậy đều chẳng ưa thích. Người ấy đến lúc mạng chung, ắt đọa địa ngục. Như có người hiền lành đã lỡ phạm cấm giới nặng, những người hộ pháp thấy vậy liền đuổi ra khỏi Tăng đoàn, khiến phải bỏ đạo mà trở lại thế tục. Vì nghĩa ấy nên những người hiền lành lương thiện chưa hẳn đã được tất cả mọi người thương mến.”

Lúc ấy, Phật bảo Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi rằng: “Vì có nhân duyên nên trong bài kệ ấy Như Lai mới thuyết giảng không trọn nghĩa. Lại cũng có nhân duyên nên chư Phật Như Lai mới thuyết giảng pháp này.

“Thuở ấy, thành Vương Xá có một cô gái tên là Thiện Hiền. Nhân khi về thăm nhà cha mẹ, cô có đến chỗ ta mà quy y Tam bảo, rồi nói ra lời này:

“Hết thảy phụ nữ,
Đều chẳng tự do,
Hết thảy đàn ông,
Tự tại không ngại.”

“Lúc ấy, ta biết được trong lòng cô gái ấy, mới vì cô mà thuyết giảng bài kệ như vậy.

“Văn-thù-sư-lợi! Lành thay, lành thay! Nay ông có thể vì tất cả chúng sanh mà hỏi Như Lai về nghĩa sâu kín như vậy.”

Văn-thù-sư-lợi lại đọc kệ rằng:

“Hết thảy mọi chúng sanh,
Đều sống nhờ ăn uống.
Hết thảy người sức mạnh,
Trong lòng không tật đố.
Hết thảy do ăn uống,
Nên mắc nhiều bệnh khổ,
Hết thảy do tu tịnh,
Nên được hưởng an vui.

“Như vậy, bạch Thế Tôn, hôm nay thọ nhận Thuần-đà cúng dường món ăn thức uống, Như Lai há không có điều lo sợ hay sao?”

Lúc ấy, đức Thế Tôn lại vì Bồ Tát Văn-thù mà đọc kệ rằng:

Chẳng phải mọi chúng sanh,
Đều sống nhờ ăn uống,
Chẳng phải người sức mạnh,
Đều không lòng tật đố.
Chẳng phải đều do ăn,
Nên mắc phải bệnh hoạn,
Chẳng phải ai tịnh hạnh,
Cũng đều được an vui.

“Văn-thù-sư-lợi! Nếu ông có bệnh thì ta cũng vậy, ắt cũng phải có bệnh khổ. Vì sao vậy? Các vị A-la-hán, Bích-chi Phật, Bồ Tát, Như Lai, thật không có việc ăn uống. Chỉ vì muốn giáo hóa chúng sanh nên thị hiện thọ dụng vật thực mà vô lượng chúng sanh dâng hiến, khiến họ được trọn vẹn hạnh bố thí, để cứu giúp những cõi địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Nếu nói rằng Như Lai sáu năm khổ hạnh nên thân thể gầy yếu, thật không thể có. Chư Phật Thế Tôn tự mình đã vượt khỏi các cảnh giới hiện hữu, không giống như kẻ phàm phu, làm sao thân thể lại phải gầy yếu? Chư Phật Thế Tôn đã tinh cần tu tập, được thân kim cang [kiên cố], chẳng giống như thân mong manh dễ hư hoại của người đời. Các đệ tử của ta cũng vậy, không thể nghĩ bàn, không phụ thuộc vào sự ăn uống.

“Hết thảy người sức mạnh, trong lòng không tật đố, câu ấy cũng chưa trọn nghĩa. Như người thế gian có khi trọn đời chẳng hề sanh lòng tật đố, nhưng cũng chẳng có sức mạnh gì!

“Hết thảy do ăn uống, nên mắc nhiều bệnh khổ, câu ấy cũng chưa trọn nghĩa. Cũng có những người mắc bệnh do các điều kiện bên ngoài, chẳng hạn như bị thương do mũi nhọn, gươm, đao, giáo, kích...

“Hết thảy do tu tịnh, nên được hưởng an vui, câu ấy cũng chưa trọn nghĩa. Thế gian cũng có những kẻ ngoại đạo, mặc dù tu hạnh thanh tịnh nhưng chịu nhiều khổ não.

“Vì nghĩa ấy, chỗ thuyết giảng của Như Lai hết thảy đều chưa trọn nghĩa. Đó gọi là Như Lai chẳng phải không có nhân duyên mà thuyết ra kệ ấy. Thật có nhân duyên nên mới thuyết giảng.

“Ngày trước, ở nước Ưu-thiền-ni có một người bà-la-môn tên là Cổ-đê-đức, đến chỗ ta ở, muốn thọ pháp Bát quan trai. Lúc đó ta bèn thuyết với ông ấy bài kệ này.”

Lúc ấy, Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Những gì gọi là nghĩa trọn vẹn? Thế nào gọi là nghĩa bao gồm hết thảy?”

“Thiện nam tử! Trừ ra các pháp trợ đạo, còn các thiện pháp an vui thường tồn đều gọi là bao gồm hết thảy. Các pháp này gọi là bao gồm hết thảy, cũng gọi là nghĩa trọn vẹn. Ngoài ra các pháp khác đều có nghĩa trọn vẹn, cũng có nghĩa chưa trọn vẹn. [Hôm nay] ta muốn khiến cho những thiện nam tử ưa chuộng Chánh pháp được rõ biết những ý nghĩa trọn vẹn và chưa trọn vẹn như thế.”

Bồ Tát Ca-diếp trong lòng hết sức vui sướng, vô cùng phấn khích, liền đối trước Phật bạch rằng: “Kỳ lạ thay, Thế Tôn! Ngài xem chúng sanh đều bình đẳng, [hết lòng thương yêu] như La-hầu-la!”

Lúc ấy, Phật khen ngợi Bồ Tát Ca-diếp: “Lành thay, lành thay! Chỗ thấy của ông nay rất sâu xa, mầu nhiệm!”

Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Nguyện Như Lai thuyết giảng chỗ được công đức của kinh Đại thừa Đại Niết-bàn này.”

Phật bảo Ca-diếp: “Thiện nam tử! Như có ai được nghe tên kinh này thì các vị Thanh văn, Bích chi Phật không đủ sức tuyên thuyết chỗ được công đức của người đó; chỉ có chư Phật mới có thể biết. Vì sao vậy? Cảnh giới của chư Phật là không thể nghĩ bàn. [Chỉ nghe tên kinh mà còn được công đức như thế], huống chi là những người thọ trì, đọc tụng thông suốt, sao chép trọn quyển kinh này?

Bấy giờ, chư thiên, loài người và a-tu-la liền đối trước Phật, khác miệng đồng lời mà tụng kệ rằng:

Chư Phật khó nghĩ bàn,
Pháp, Tăng cũng như thế.
Cho nên nay khuyến thỉnh,
Xin Phật tạm nán lại.
Tôn giả Đại Ca-diếp,
Cùng với ngài A-nan,
Và đồ chúng hai vị,
Giây lát sẽ đến đây.
Lại vua nước Ma-già,
Đại vương A-xà-thế,
Hết lòng kính tín Phật,
Cũng chưa đến nơi đây.
Thỉnh nguyện đức Như Lai,
Thương xót trụ giây lát,
Ở giữa đại chúng này,
Dứt lưới nghi chúng con.

Lúc ấy, Như Lai vì đại chúng mà nói bài kệ này:

Trưởng tử trong pháp ta,
Ấy là Đại Ca-diếp,
A-nan siêng, tinh tấn,
Dứt được các mối nghi.
Các ông nên xét kỹ
A-nan bậc nghe nhiều,
Tự nhìn được hiểu rõ,
Lẽ thường và vô thường.
Vậy các ông chớ nên,
Ôm lòng lo buồn quá.

Lúc ấy, đại chúng đem mọi phẩm vật mà cúng dường Như Lai. Cúng dường Phật rồi, ai nấy đều phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Các vị Bồ Tát số nhiều vô lượng vô biên như cát sông Hằng đều được chứng đắc địa vị Sơ địa.

Bấy giờ, đức Thế Tôn thọ ký riêng cho Văn-thù-sư-lợi, Bồ Tát Ca-diếp và Thuần-đà. Thọ ký riêng rồi, Phật dạy rằng:

“Các vị thiện nam tử! Mỗi người nên tự tu hành trong tâm, cẩn thận đừng phóng dật. Nay ta thấy đau ở lưng, khắp thân thể cũng đều đau. Vậy ta muốn nằm như đứa trẻ thơ, cũng như kẻ thường đau yếu.

“Văn-thù và các ông nên vì Bốn bộ chúng mà thuyết rộng Đại pháp. Nay ta đem pháp này giao phó lại cho các ông. Khi nào Ca-diếp và A-nan đến đây, các ông lại sẽ giao phó Chánh pháp này cho hai người ấy.”

Lúc ấy, Như Lai nói xong mấy lời này rồi, vì muốn điều phục chúng sanh nên hiện thân có bệnh, nằm nghiêng về bên mặt, giống như người bệnh.

Chapter Sixteen: On the Bodhisattva

Then Manjushri said to the Buddha: "O World-Honoured One! Now, this Cunda has some doubt. Please, O Tathagata, explain [things] once more, and do away with [his] doubt." The Buddha said: " O good man! What do you mean by a " mind that doubts" ? Speak out! I shall explain [matters]." Manjushri said: "Cunda has a doubt in [his] mind regarding the eternal nature of the Tathagata, because of the power that can well see the Buddha-Nature. If it is the case that there is the eternal when the Buddha-Nature is seen, there must be the non-eternal when it is not. If the basis is the non-eternal, this non-eternal will persist. Why? The law of the world is that a thing comes about which did not exist before. What existed before is not now [i.e. no longer is]. All things that proceed thus are non-eternal. Hence, there can be no difference between the Buddha, Bodhisattva, sravaka, and pratyekabuddha." Then the Buddha said in a gatha:

"What originally was is now not;
What originally was not is now.
There can be no "is" obtaining in the Three Times."

"O good man! For this reason, there can be difference between the Buddha, Bodhisattva, sravaka, and pratyekabuddha; and there can be no difference." Manjushri praised [the Buddha] and said: "It is good, it is just as you, Holy One, say. I now, for the first time, have come to know that there are cases of difference between the Buddhas, Bodhisattvas, sravakas, and pratyekabuddhas."

Bodhisattva Kasyapa said to the Buddha: "O World-Honoured One! You, the Buddha, say that there is by nature no difference between the natures of the Buddha, Bodhisattva, sravaka, and pratyekabuddha. Please, O Tathagata! Condescend to tell [of this] in detail, explain [it] widely, and give benefit and peace to all beings." The Buddha said: "O good man! Litsten carefully, listen carefully! I shall now explain [it] to you. As an example: there is here a rich man. He has many cows, which are of various colours. He always has a man take care [of them] and bring them up [raise them]. This man, once on the occasion of a religious service, has all the cows milked and pours the milk into a container. The milk of all these cows is white. He sees this and is surprised. "The colour of these cows varies. How is it that the colour of the milk is white, all the same?" The man thinks and comes to realise that because of past karma and beings’ causal relations, the colour of the milk becomes one [and the same]. O good man! It is the same with all sravakas, pratyekabuddhas, and Bodhisattvas. That all of these possess the same Buddha-Nature is as with milk. Why so? The reason is that all “asravas” [defilements, taints, "influxes" of unwholesome thoughts and emotions] are done away with. And yet, there are differences between the Buddha, sravaka, pratyekabuddha, and Bodhisattva. Yet all sravakas and common mortals doubt and say: "How could it be that there can be no difference between the three vehicles?" All these beings, after a long time, come to understand that all three vehicles equally have the Buddha-Nature. The case is similar to that of the milk, which appears as it does because of past karma. Also, next, O good man! For example, when gold is treated [smelted] in a furnace, the dregs [scum] are discarded. Smelted again, gold appears and its price becomes inestimable. O good man! It is the same with sravakas, pratyekabuddhas and Bodhisattvas. All can arrive at the same Buddha-Nature. Why? Because the defilements have been done away with. It is like doing away with the scum from gold ingots. Hence, all beings have the same Buddha-Nature. And when one first hears of the hidden store of the Tathagata and when one later attains Buddhahood, one, in the course of time, comes to know this fact. This is as in the case of the milk of the rich man, in which the oneness of the quality of the milk becomes apparent. Why [this dawning of awareness]? Because innumerable billions of defilements have been done away with."

Bodhisattva Kasyapa said to the Buddha: "O World-Honoured One! If all beings have the Buddha-Nature, what difference is there between the Buddha and [other] beings? If things are explained in such a way, misgivings can arise. If beings all have Buddha-Nature, how is it that Sariputra enters Parinirvana with [only] a small-sized Nirvana, the pratyekabuddha passes away into a middle-sized Nirvana, and the Bodhisattva passes away into great Nirvana? If they have the same Buddha-Nature, how could it be that they do not enter [Nirvana] as in the case of the Tathagata?" "O good man! The Nirvana attained by the All-Buddha-World- Honoured One is not that which sravakas and pratyekabuddhas attain. That is why we say that "Mahaparinirvana" is a "good existence". Even if there is no Buddha in the world, it is not the case that the two vehicles do not gain two Nirvanas."

Kasyapa said further: "What might this mean?" The Buddha said: "Innumerable boundless asamkhyas of kalpas ago, there was a Buddha who appeared in the world and displayed the three teachings of the three vehicles. O good man! As to there being no difference between the Bodhisattvas and the two vehicles, about which you ask, I may say that I have already explained [this] when I spoke of the Great Nirvana of the hidden store of the Tathagata. All arhats have no element of good. Why? Because they are those who gain the great Nirvana. For this reason, there is after all bliss in Mahaparinirvana. That is why we say "Mahaparinirvana."

Kasyapa said: " As you the Buddha have taught me, I now, for the first time, have realised the points of difference and non-difference. How? Because all Bodhisattvas, sravakas and pratyekabuddhas will attain Mahaparinirvana in the future. This is as with all rivers draining into the great sea. That is why we say that those sravakas and pratyekabuddhas are eternal and not non-eternal. Because of this, there is difference and there is no difference."

Kasyapa said: "How is it that there is a difference in the nature [of Nirvana]?" The Buddha said: " O good man! The sravaka is like milk, the pratyekabuddha like cream, the Bodhisattva like butter, and the All-Buddha-World-Honoured One like sarpirmanda. That is why we say that there are four kinds of different nature in Great Nirvana."

Kasyapa spoke again: " What are the characteristics of the nature of all beings?" The Buddha said: " O good man! It is as in the case of a cow that is newly born and there is no difference between milk and blood. The same is the case with the nature of beings, which contains in it all defilements."

Kasyapa said further: "At Kusinagara Castle, there was a candala called "Joy". When this person aspired to Enlightenment, the Buddha prophesied that this person would attain un-surpassed Enlightenment while living in this aeon of 1,000 Buddhas. Why is it that the Buddha does not make a prophecy and say that the venerable Sariputra and Maudgalyayana will attain Enlightenment at once?" The Buddha said: "O good man! The sravakas, pratyekabuddhas and Bodhisattvas may take vows: " I shall for eternal kalpas uphold Wonderful Dharma and shall then attain Buddhahood." When they have taken their vows, I give them their prophecy [to Buddhahood] instantly. Also, next, O good man! As an example: a merchant possesses a priceless treasure. He takes it to the market and sells it. The ignorant, not knowing what it is, laugh at it. The owner of the treasure says: "This treasure is priceless". On hearing this, they laugh again. The people, not knowing the value of this treasure, say that it is merely a piece of crystal. It is the same with the sravakas and pratyekabuddhas. If they receive an instant prophecy, they will become indolent, will laugh and regard things lightly. This is analogous to the ignorant people who do not know [the value of] the true treasure. In days to come, there will certainly be many bhiksus who won't make effort and practise the Way. They will be poor and in difficult circumstances, and they will suffer from hunger. In consequence, they will get ordained and live. Their minds will be rash and they will be impudent; they will live in the wrong way, flatter and tell lies. When they hear that the Tathagata gives sravakas their prophecy of instant attainment to Enlightenment, they will laugh it off, behave arrogantly, and even commit slander. This is nothing other than an infringement of the precepts. They will say that they have attained what others cannot. For this reason, Enlightenment is prophesied as soon as the vows are taken, to say that there will be instant attainment of Enlightenment. And to those who protect Wonderful Dharma, a prophecy is given for the days to come."

Bodhisattva Kasyapa further said to the Buddha: "O World-Honoured One! How can a Bodhisattva avoid breaking relations with his kindred?" The Buddha said to Kasyapa: "All Bodhisattvas try to make effort and protect Wonderful Dharma. As a result, there can be no breaking of relations with those who are one’s relatives."

Bodhisattva Kasyapa said further to the Buddha: "O World-Honoured One! In what circumstances do beings come to have their mouth dried up?" The Buddha said to Kasyapa: " If a person does not know that there always exist the Three Treasures, in consequence his mouth will dry up and burn. Because of this, the human mouth turns the wrong way and that person is unable to distinguish the six tastes of what is sweet, bitter, pungent, sour, salty, and light. All beings are ignorant, have no intellect, and do not know that there are the Three Treasures. Hence, we say: "Lips and mouth get dried up and burn." Also, next, O good man! Any person who does not know that the Tathagata is eternal, such a person is one congenitally blind. Any person who knows that the Tathagata is eternal, though [he is] of fleshly eyes, is one with the Heavenly Eye. Also, next, O good man! Any person who knows that the Tathagata is eternal has long studied sutras of this kind. I also say that such a person is also of the class of people posssessing the Heavenly Eye. Though possessing it, if a person does not know that the Tathagata is eternal, such a person belongs to the class of [those possessed merely] of the fleshly eye. This type of person does not know his own hands and limbs, nor how to enable other to know, either. For this reason, he is of the fleshly eye.

"Also, next, O good man! The Tathagata becomes the parent to all beings. How? All beings and various living things possess two feet [humans], four feet [animals], multiple feet [insects], and no feet [fish]. The Buddha talks about Dharma in one voice, and all such understand, utter praise, and say: "The Tathagata spoke to me alone [of] Dharma." For this reason, we say parent.

"Also, next, O good man! A person gives birth to a child. After sixteen months, it speaks, but the words it speaks cannot be understood. The parents teach [the child] words, first repeating the same sound. Step by step, things progress. It is thus. Is it the case that the parents’ words might be incorrect?" "No, O World-Honoured One!" "The same is the case with the Buddha-Tathagata. He teaches Dharma in accordance with the various sounds of beings. In order to have them rest peacefully in the Wonderful Dharma of the Buddha, he manifests himself in various forms. The Tathagata speaks with the same tongue. Can this possibly proceed in an incorrect way?" "No, O World-Honoured One! Why not? Because the Tathagata’s speech is like the roar of a lion. Following the sounds of the world, he speaks about Dharma for beings’ sake."

Chapter Seventeen:
On the Questions Raised by the Crowd


Then, the World-Honoured One emitted lights of such diverse colours as blue, red, white, crimson and purple, which shone over Cunda. Cunda, having been bathed in light, took up all the fine dishes with his kindred and carried them to where the Buddha was and offered them to the Tathagata and the bhiksus, desiring to make the final offerings. Taking these in various full-up vessels, they brought them to where the Buddha was. At that time, there was a deva of great virtue who came there and obstructed the way and, standing around, said: "O Cunda! Wait for a time, do not offer [yet]!" Then the Tathagata again shot forth innumerable boundless diverse lights. All the devas, encountering these lights, allowed Cunda to go forward and offer things to the Buddha, and prostrating themselves on the ground said: " O Tathagata! Allow all the bhiksus to accept our offerings." The bhiksus, knowing that it was now time, took up their robes and bowls and, holding them, stood still in one mind [with the same concentrated mind].

Then Cunda set down various kinds of jewel-bedecked lion’s-thrones for the Buddha and the bhiksus, hung up silken banners and parasols, and carried in, along with these, incense, flowers and garlands. At that time, the grandeur of the 3,000 great-thousand worlds was similar to the Western [Buddha-] Paradise of peace and happiness. Then Cunda, who was before the Buddha, sad and worried, said again to the Buddha: "O Tathagata! Please take pity and stay and live with us for a kalpa or even less." The Buddha said to Cunda: "If you desire to have me stay long in this world, make the final perfect offerings." Then, all the Bodhisattva-mahasattvas, devas and all others said in one voice: "Oh, it is wonderful, Cunda, that you have accomplished the greatest of virtues. You have done so well that the Tathagata has accepted [from you] the final offerings. We lack virtue, so that what we do ends in no good."

Then the World-Honoured One, in order to satisfy the people, put forth from each pore of his skin a Buddha. Each Buddha had a retinue of innumerble bhiksus. All of these Buddhas and bhiksus partook of all the offerings which had been made. Tathagata Shakya himself took what Cunda presented [to him]. At that time, all the rice bran, all the well-cooked food, the eight koku [unit of measurement for cereals and liquids] of cereals that could well satisfy the people of all Magadha state were, through the divine power of the Buddha, served to all those who were congregated there. On seeing this, Cunda was overjoyed; his joy was inexpressible. The hearts of all those congregated there felt the same.

Then all those congregated there, in accordance with the wish of the Buddha, thought in this manner: "The Tathagata now accepts our offerings. Before long, he will enter Nirvana." Thinking thus, they were both glad and sad. By the divine power of the Buddha, in a space the size of the point of a needle, there were gathered together an innumerable number of all Buddhas and their retinues, who all sat and ate. What they ate was all equal [all the same], with nothing differing. Then the devas, asuras and others all wept and were sad. They said: "The Tathagata has received our final offerings. Having received them, he will enter Nirvana. To whom can we now make offerings? Now, with the unsurpassed Trainer parted from us, we are all like blind men."

Then the World-Honoured One, in order to console all those gathered there, spoke in a

gatha:

"Do not weep; the Dharma of all Buddhas is thus.
It is now innumerable kalpas since I entered Nirvana.
I have always received the best of Bliss
And rested myself forever in peace.
Now, listen with all your heart!
I shall now speak about Nirvana.
I am now segregated from the sense of [taking] food;
I now feel no thirst. I shall now, for your sake,
Speak about the vows step by step And cause all to be blessed with peace.
Listen well and practise the eternal Dharma of all Buddhas.
If crows and owls live in a tree
And make friends with one another like brothers,
I shall now gain Nirvana for eternity.
The Tathagata views all beings as he does Rahula.
I shall always be the most honoured one to all beings.
How could I enter Nirvana for all eternity?
If snakes, rats and wolves live in a hole
And become friends with one another like brothers,
I shall enter Nirvana for all eternity.
The Tathagata views all beings as he views Rahula.
He always becomes the one honoured by beings.
How can he stay long in Nirvana?
If saptaparna [a bitter plant] changes into varsika [jasmine],
If karu [gentian] changes into tinduka [diospyros embryoteris],
Then I might well enter Nirvana.
The Tathagata views all as he views Rahula.
How could he abandon compassion and enter Nirvana for a long time? If an icchantika could, in his present body,
Attain Enlightenment and first-grade Bliss,
Then I would certainly enter Nirvana.
The Tathagata views all as he views Rahula.
How could he abandon compassion and enter Nirvana for a long time? If people all at once attain Enlightenment and abandon all evil,
I shall certainly attain Nirvana.
The Tathagata views all as he views Rahula.
How could he abandon compassion and enter Nirvana for a long time? If the water of mosquitoes and sawflies Could indeed wet the whole earth
And fill the rivers, valleys and seas, I would enter Nirvana.
My compassionate heart views all as I do Rahula.
I am ever the honoured one of all beings,
And how could I be long in Nirvana?
For this reason, seek deeply for Wonderful Dharma.
Do not be overmuch concerned, nor cry, nor weep.
If you desire to act rightly,
Practise the eternal of the Tathagata;
Harbour the thought that such Dharma lives long And that there is no change.
Also, be mindful of the fact that the Three Treasures are all eternal.
This will beget great protection.
It is as in the case of a dead tree
Which, as a result of magic charms, brings forth fruit.
Such are the Three Treasures.
All of you, the four classes of people! Give ear well!
On listening well, joy will arise and Bodhichitta will come about.
If the Three Treasures come about as eternal
And are as “Paramartha-satya” [Ultimate Reality],
That is the utmost of vows of all Buddhas."

"If any bhiksu, upasaka or upasika aspires to the highest vow of the Tathagata, know that such will have no ignorance and is worthy of receiving offerings. By dint of the power of the vow, the virtues and fruits of that person's actions will, in the world, be like those of an arhat; anyone who cannot meditate on the eternal of the Three Treasures is a candala. If a person can indeed realise the eternal of the Three Treasures, such a person will part from the suffering that arises out of the causality of existence and will attain peace, and there will be no luring [tempting], hindering, and worrying trouble that will remain behind."

Then, humans, devas, the great crowd, and asuras, having heard this sermon, were glad-dened and inexpressibly overjoyed. Their minds were softened, with all hindrances done away with, and no ups and downs were felt in their minds. Their great virtue was pure. Their faces looked glad, and they knew the eternal nature of the Buddha. Because of this, the devas made heavenly offerings and strew flowers of several kinds; with powder and smearing incense and with heavenly music, they made offerings to the Buddha.

Then the Buddha said to Bodhisattva Kasyapa: "Do you see the rare things done by these people?" Kasyapa answered: "I have already seen them, O World-Honoured One! I see that the number of Tathagatas is innumerable, boundless and uncountable; I see that they have received the offerings of all people, humans and devas. Also, they see the adornments of the great bodies of all Buddhas, and see that though the place where they sit is just the size of a needle point, a great number of people stand around and do not jostle one another, that the people who are gathered together all take vows, deliver sermons in thirteen gathas, that the great crowd are praying in their minds and are saying: "The Tathagata now accepts my offerings." Even if the food offered by Cunda were made into dust-motes and a mote was offered to each Buddha, it could by no means suffice. But the divine power of the Buddha has so contrived things as to enable all the people gathered here to receive their share." Only the Bodhisattva-mahasattvas, the Prince of Dharma, Manjushri, and others knew that this rare thing was [the action] of the Tathagata. All were expedients of the Tathagata that were thus manifested. The great crowd of sravakas and asuras now all knew that the Tathagata was one eternal.

Then the World-Honoured One said to Cunda: "Are not the things you see rare?" "Yes, indeed, O World-Honoured One! The innumerable Buddhas that I saw all had the 32 signs of perfection and the 80 minor marks of excellence. They were thus adorned. All are Bodhisattvas big in size, all wonderful, and their visages are incomparable. Thus do I see. Only the body of the Buddha is like that of a medicine tree, surrounded by all Bodhisattvas." The Buddha said to Cunda: "All the Buddhas that you saw before you were the transformation Buddhas [i.e. projections] of my own self. It was to benefit all beings and make them happy. All such Bodhisattva-mahasattvas here have innumerable things to practise. They all do what the innumerable Buddhas do. O Cunda! You have now accomplished what Bodhisattvas do and are perfect in what the Bodhisattva of the ten “bhumis” do." Bodhisattva Kasyapa said to the Buddha: "O World-Honoured One! All is as you say. All is as the Buddha says. The works of a Bodhisattva which Cunda has accomplished gladden me. Now the Tathagata, for the benefit of innumerable beings of the future, desires to perform a great work and you have now delivered this sermon of the Mahayana Great Nirvana Sutra.

"O World-Honoured One! Do the sutras contain more than what is stated?" "O good man! What I state has and has not more than what I state." Cunda said to the Buddha: "As you, the Buddha, say:

"What I have I give to all;
Only praise, but do not despoil."

"O World-Honoured One! What does this mean? What difference is there between the upholding and breaking of the precepts?" The Buddha said: "Except for one, give to all other people. Praise all." Cunda asked: "Who is that one person who is to be excepted?" "For example, the person who breaks the precepts stated in this sutra."

Cunda said further: "I do not completely understand. Please be good enough to explain." The Buddha said to Cunda: "To break the precepts refers to the icchantika. Giving things to all others should be highly regarded. This will result in great fruition." Cunda asked further: "What does icchantika mean?"

The Buddha said to Cunda: "Should any bhiksu, bhiksuni, upasaka or upasika who speaks ill of Wonderful Dharma and commits grave offences not repent and in his [or her] mind not think that it [i.e. what was done] was bad, such a person will inevitably be one who is taking the path of an icchantika. Any person who has committed grave sins such as the four grave offences and the five deadly sins, and who, knowing that he has transgressed, never fears or repents and does not say out [confess], who is not minded to protect, feel love for, and build up, the Buddha's Wonderful Dharma, but speaks ill of it, belittles it and points out things that are [supposedly] wrong is a person who is taking the path of an icchantika. Also, a person who says that there are no such things as the Three Treasures is a person who is taking the path of an icchantika. Except for such, you may indeed give. And this is laudable."

Then Cunda said further to the Buddha: "What is the transgressing of the precepts?" The Buddha said to Cunda: "A person who commits the four grave offences, the five deadly sins, and one who slanders Wonderful Dharma, is transgressing the precepts."

Cunda aksed further: "Can such a person, who has transgressed the precepts, be saved at all?" The Buddha said to Cunda: "If circumstantial factors combine, such a person can indeed be saved. If a person, donning the Buddhist robe, does not discard it, and his mind always repents and fears and is not gone far away, he will reproach himself, saying: " What a fool I was to commit such grave sins! How strange that I should engender this karma!" He greatly repents. He becomes minded to protect Wonderful Dharma and build it up. "I shall certainly make offerings to anyone who protects Dharma. To anyone who recites the Mahayana sutras, I shall pose questions, uphold and recite [those sutras]. If I understand [them] well, I shall speak of them widely to others." I say that such a person is not one who has broken the precepts. Why mot? O good man! For example, when the sun rises, all gloom clears away. The same applies to the appearance into the world of this all-wonderful Great Nirvana Sutra. This annihilates all the sins committed over innumerable kalpas past. That is why this sutra says that if Wonderful Dharma is gained, great fruition ensues and this saves the person who has broken the precepts. A person may transgress, but if he repents and returns to Dharma, he will think: " All the evils one performs are like doing evil against one’s own self." Fear arises and he repents. "There can be no help other than this Wonderful Dharma. For this reason, I shall turn back and take refuge in Wonderful Dharma" . If things proceed thus in taking refuge, a person may make offerings to such a one and there will be no end of good fruition arising from this. Also, we can say that such a person is one worthy of offerings from all the world. There may be a person who does evil, as stated above, and after a month or fifteen days, does not take refuge or confess. If someone makes offerings to such a person, there will be very little merit arising therefrom. The same with one who has committed the five deadly sins. If he repents and feels ashamed in his mind and says to himself that what he has done until now was all evil deeds and the cause of great suffering, and that henceforth he will do all he can to protect Wonderful Dharma, such a person does not come within the category of the five deadly sins. Should offerings be made to such a person, this will call forth an inexpressible amount of blessings. Were one to make offerings to a person who has committed the deadly sins and in whom no thought arises of protecting Dharma and taking refuge, the blessings which might ensue would not be much to talk about.

"Also, O good man! Any person who has committed evil deeds should now listen to me clearly. I shall now expound expansively. Think in this way: "Wonderful Dharma is the hidden store of the Tathagata. Therefore, I shall protect and build it up." Anyone who makes offerings to such a person will be blessed with supreme virtue. O good man! A woman conceives a child. When she is about to give birth, there arises turmoil in the land and she flees abroad. There is a shrine, where she gives birth to her child. Later, she hears of the return of peace to her home country and of a bountiful harvest. She takes her child and wishes to return to her homeland. On the way, there is the Ganges, where the water is high and swiftly flowing. Having the child [with her], she cannot cross the river. She prays in her mind: " I will not cross the river on my own; even if I die, I shall not part from my child." Saying this, she throws herself into the water. She dies and is later born in heaven, on account of her compassionate heart in wanting to protect the child. Even so, this woman was bad at heart. But because of her love for her son, she was born in heaven. It is the same with those who have committed the four grave offences and the five deadly sins. Although having done evil before, because of the protection of Dharma, a person becomes the best field of merit to the world [i.e. good done to such a person will yield happy karmic results]. A person who protects Dharma will meet with such an inexpressible reward."

Cunda further said: "O World-Honoured One! An icchantika may repent, respect and make offerings to the Three Treasures. If one makes offerings to such a person, will that generate great returns?" The Buddha said: " O good man! Do not ask such a thing. For example, there is a man here who partakes of a mango. He takes out the stone. Later he thinks: "There may be something sweet in this stone." Then he takes it up and cracks it, and chews it. It tastes extremely bitter, and he regrets [his action]. Thinking that he might lose the seed, he takes it back and plants it. He carefully nourishes it at times with butter, oil and milk. What does this signify? Do you think that a plant will come about?" "No, O World-Honoured One! Even if heaven were to rain down sweet rain, there could be no chance of a plant coming about." "The same is the case with this icchantika. The root of good has been burnt out. How can he expiate his sin? O good man! If a good mind [mental state or thought] arises, we do not speak of an " icchantika" . O good man! For this reason, it is not true that whatever is given has no difference in its results. Why not? The thing given to a sravaka is different; so too is what is given to a pratyekabuddha. Only what is given to a Tathagata calls forth unsurpassed fruition. That is why I say that it is not true that there is no difference in the results of the offerings made. "

Cunda said further: "Why is it that the Tathagata delivered this gatha?" The Buddha siad to Cunda: "When there is reason for it, I deliver such a sermon. In Rajagriha, there was once an upasaka who had no faith and served a Nirgrantha. And yet, he came to me and asked about the meaning of offerings. That is why I delivered this sermon. Also, for the sake of Bodhisattva-mahasattvas, I speak of the hidden doctrine. What is the meaning of this gatha? I say " all" . But this " all" refers to the all which is only little. Know that the Bodhisattva- mahasattva is the man of men. He upholds the precepts and gives away what results from that. He abandons transgressing against the precepts and weeds out the barnyard grass [i.e. defilements]. Aso, next, O good man! It is as with the gatha, in which I said in days gone by:

"All rivers have bends;
All forests have trees;
All women flatter;
All freedom calls forth peace."

Then Bodhisattva Manjushri stood up from his seat, bared his right shoulder, knelt down on his right knee, advanced and touched the Buddha’s feet, and said in a gatha:

"It is not the case that all rivers have bends,
And that all woods are trees,
All women are flatterers,
All freedom is peace."

"What the Buddha says in this gatha has more to it. Please condescend to tell us the detail. Why? O World-Honoured One! In the 3,000 great-thousand worlds, there is a country called Godaniya. There is, in that land, a river which is straight. The river is named "Shabaya". It is like a straight rope and flows into the sea in the west. The Buddha has not yet spoken of this in other sutras. Please, O Tathagata, condescend to expound within the compass of the vaipulya agama-sutras what has been left out from the explanations, to enable Bodhisattvas to have deep faith and understanding. O World-Honoured One! For example, there is here a man who may first know of a gold ingot, but not of the gold. The same with the Tathagata. He knows all dharmas and yet still has parts left out to speak [i.e. has not said all he knows]. The Tathagata gives such talks, and yet we may well come to understand what the intended meaning is. All forests surely have trees, and there are also other things [in them]. Why? Several other things such as gold, silver, and beryl are there; gem trees are also called trees. We say that all women are flatterers; and yet, they are more than that. Why? Because there are women who uphold the precepts and are perfect in virtue, having a great compassionate heart. All freedom is surely bliss, but there is still more. Why? One who has freedom is a chakravartin. The Dharmaraja [Dharma-King] Tathagata does not belong to Yama [the ruler of the hells]. He cannot die. Brahma and Shakra are unmolested [unimpeded, unrestricted], and yet they are non-eternal. That which is eternal and unchanging is called unmolested. This is the Mahayana Great Nirvana Sutra."

The Buddha said: "O good man! You now talk well. Stop and listen to me for a while. O Manjushri! As an example: a rich man falls ill and suffers. A good doctor sees [this] and prepares some medicine. The sick man is greedy and takes too much. The doctor says: " If your body can stand it, you may indeed take as [much as] you please. But your body is weak now. Do not take too much. Know well that this is amrta, but at the same time a poison. If taken in excess and if not digested, it becomes poisonous." O good man! Now, do not say that what this doctor says is a transgression and that the medicine does not work. O good man! The same is the case with the Tathagata. All is done for the king, queen, crown prince, prince, and minister. The prince and queen of King Prasenajit were arrogant. To teach them, fear was appropriate. Especially to such as the doctor a gatha such as this is delivered:

"All rivers have bends;
All forests have trees;
All women are flatterers;
All freedom surely gains one peace."

"O Manjushri! Know that what the Tathagta says has no lapses [inconsistencies, short-comings]. The earth may turn upside-down, but what the Tathagata says has no lapses. Because of this, what the Tathagata says has the unsaid behind [it]." Then the Buddha praised Manjushri and said: " Well said, well said, O good man! You have already long known all such things. You have pity for beings, and to allow them to arrive at Wisdom you widely put such questions to the Tathagata referring to the gatha."

Then, the Dharmarajaputra Manjushri said in a gatha before the Buddha:

"I follow what others say And do not speak against [them].
And I do not look at others [to see]
If they do or do not do [according to Dharma];
I only look back upon the good Or not-good of what I do.

"O World-Honoured One! I talk about the medicine of Dharma thus. I do not say that what I say is right. I say what others say and do not transgress. Condescend, O Tathagata, to tell me of this. The World-Honoured One always says: "All tirthikas of the 95 kinds go to the unfortunate realms and all sravakas face the right path. They uphold the precepts and deportment and guard their sense-organs. All such people care for great Dharma and take the path that is good." O Tathagata! Why is it that in the nine types of sutra you give reproof when there is a person who breaks others [transgresses]? What could the meaning of such a gatha be?" The Buddha said to Manjushri: "O good man! I delivered this gatha. It is not for beings [in general]. It was for none but King Ajatasatru. The All-Buddha-World-Honoured One does not unsay what has been said, if there is no reason for doing so. When there is reason, he so speaks. O good man! King Ajatasatru, after having killed his father, came to me, and to prevail on me he put this question to me: "How, O World-Honoured One, can you be All-Knowledge, or are you not? Devadatta had for innumerable ages past an evil intent and thought of following and harming the Tathagata. Why is it that you allowed him to become ordained?" "O good man! Because of this, I delivered this gatha for that king:

"I follow what others say,
And do not speak against [them].
And I do not look at others [to see]
If they do or do not do;
I only look back upon the good Or not-good of what I do."

"I, the Buddha, said to the great king: " You have now killed your father. The deadly sin has already been committed. It is the greatest of sins, the consequence of which is life in Avichi Hell. Confess and cleanse yourself. Why do you look to the ill of others?" O good man! For this reason, I delivered this sermon in a gatha just for his sake. Also, next, O good man! I also deliver this sermon for those who strictly uphold the precepts, who do not transgress, who are perfect in deportment, and who see well what ill deeds others perform. Any person who is [rightly] guided by others, who keeps away from all evil deeds, and who teaches others and makes them keep away from evil is none other than my disciple."

Then, the World-Honoured One, for Manjushri’s sake, spoke in a gatha:

"All fear the sword and staff;
There is none who does not love life.
Put your own self into the parable [equation].
Do not kill, do not use the staff."

Then, Manjushri spoke this gatha before the Buddha:

"It is not that all fear the staff.
Put your own self into the parable.
Try your best to devise the best expedients.

"The Tathagata spoke this gatha, which is not complete. Why not? The arhat, chakravartin, beautiful women, elephants, horses, treasurers and ministers cannot be harmed by devas and asuras with sharp swords in their hands. Valiant soldiers, brave women, kings of horses, kings of beasts, bhiksus who uphold the precepts do not feel fear, even when attacked. For this reason, we can say that the Tathagata’s gatha also has elements not explained. You may say: "Put your own self into the parable." But this contains more than is said. Why? If an arhat is made the object of the parable, there can [not] be the thought of self and life. If there is the thought of self and life, we need protection. Common mortals will also think that the arhat is a person who practises the Way. Such is a perverted view. If one holds a perverted view, one will, after one's death, fall into Avichi Hell. And to think that an arhat has a mind to harm a common mortal is not possible. And none of the innumerable beings, either, can harm an arhat."

The Buddha said: " O good man! The thought of self relates to a thought which is very compassionate to beings and which does not even think of harming [them]. This is the all-equal mind of the arhat. Do not unreasonably say what speaks against [i.e. what is untrue]. In days gone by, there was in this Rajagriha a great hunter. He killed a good number of stags and invited me to eat. I then accepted his invitation. But I have a compassionate feeling towards all beings, just as I have towards my own Rahula. I said in a gatha:

"Let yourself be blessed with long life,
And live long; uphold non-harming And life will be as that of all Buddhas."
For this reason, I say in this gatha:
"All fear the sword and staff;
There is none who does not love life.
Put your own self into the parable.
Do not kill, do not use the staff."

The Buddha said: " Well said, well said, O Manjushri! For the sake of all Bodhisattva- mahasattvas, you put such questions regarding the undisclosed teaching of the Tathagata." Then Manjushri spoke in a gatha:

"How do we respect father and mother,
How are we obedient, and how do we pay homage?
How do we practise Dharma And gain Avichi Hell?"

Then the Tathagata answered in a gatha:

"Should one make greedy love [i.e. craving] one’s mother,
Ignorance one’s father,
And follow and respect these,
One gains Avichi Hell."

Then the Tathagata said again to Manjushri in a gatha:

"All that belongs to others is suffering;
All that stands on one’s own side Is what is unmolested and peace;

The force of arrogance is extremely stormy and devilish;
One who is wise and good is loved by all."

Then Bodhisattva-mahasattva Manjushri said to the Buddha: "O World-Honoured One! What the Tathagata says is not concluded. Condescend, O Tathagta, to tell me the reason. Why? The son of a rich man studies, following a teacher. Does he belong to the teacher or not? If he belongs to the teacher, the meaning does not fit well. If not, it does not fit well either. Even if one gains unmolestedness, it also does not. Hence, what the Tathagata says still has more to say. Also, next, O World-Honoured One! The prince does not learn; things do not come about when anything happens. This is unmolestedness, and yet he has ignorance, darkness and suffering always. If such a prince is regarded as unmolested, the meaning does not fit well. If one says that one belongs to others, the meaning fails again. Because of this, we say that what the Buddha says still has more to tell. Because of this, even when one depends on others, suffering does not necessarily result. Not all unmolestednesses necessarily end in bliss. We say that the power of arrogance is demoniac. This, again, still has more to say. O World-Honoured One! All brave women, out of arrogance, become ordained and learn things; they uphold the precepts and are accomplished in deportment. All their sense-organs are well guarded, and no lapses can be seen. For this reason, we see that all the defilements of arrogance are not necessarily devilish. The wise and good are not loved by all. Even here, there is yet more to say. A person commits the four grave offences in his mind, and one does not throw the priestly robe away and uphold the deportment rigidly. The case is like this. One who loves Dharma sees and does not love. Such a person, after death, will unfailingly fall into hell. A good person commits the grave offences, and those who protect Dharma see [this] and drive such a man away, and defrock him and turn him back to worldy life. In consequence of this, we may well say that not even all the wise are necessarily loved."

Then the Buddha said to Manjushri: "When there is reason, the Tathagata says what still has more to be said. And in certain circumstances, the All-Buddha-Tathagata talks about this Dharma. At one time, there was in Rajagriha a woman called Subhadra. She came back to her parents' house, came to me and took refuge in me, in Dharma and Sangha. She said: "All women have no free span of power; all men are unmolested and unhindered." Then, at that time, I fathomed the woman’s mind and spoke in such a gatha. O Manjushri! It is good, it is good! You now put such a question to the Tathagata regarding the undisclosed words for the sake of all beings."

Then Manjushri said in a gatha:

"All beings live on food;
All people with power have no jealousy [envy];
From all things eaten does one gain the cause of illness;
From good actions does one gain peace and bliss.

O World-Honoured One! You now receive the food offered by Cunda. Do you, O Tathagata, have no fear in you or not?"

Then the World-Honoured One said in a gatha to Manjushri:

"It is not that all beings live on food only;
It is not that all those who have power have no jealousy [envy] in their hearts;
It is not that all the food taken must call forth illness;
It is not that all pure actions necessarily give one peace and bliss.

"O Manjushri! If you become ill, I too become ill. Why? All arhats, pratyekabuddhas, Bodhisattvas and Tathagatas do not take food. In order to guide people, they accept and take food. Innumerable people bring in things. They [the saintly ones] let them accomplish danaparamita and succour them from lives in hell, the animal realm and the hungry preta realm. The Tathagata spends six years in penance, and his body becomes emaciated and lean, but [actually] nothing of the sort takes place. The All-Buddha-World-Honoured One is independent of all things and is not the same as a common mortal. How could it be possible for [his body] to grow weak? The All-Buddha-World-Honoured One has made effort, practised the Way and attained the Adamantine Mind. He is not of the body of the weak-constituted common mortal. The same with my disciples. All [this] cannot be thought of. They do not stand on [depend on] food. We say that those who have great power have no jealousy [envy]. This still has more to say. [Some] people of the world do not, throughout their life, have any jealousy. They seem to lack great power, too. We say that all illnesses arise out of food. This too needs qualification. There are illnesses that spring from external causes such as thorns, swords and halberds. We say that all pure actions call forth peace. This, too, has more to it that needs to be said. We see in the world tirthikas practising pure actions and undergoing pain and worry. Because of this, all that the Tathagata says has yet more to say. Because of this, it is not the case that the Tathagata speaks in this gatha without reason. He says as there is reason for so saying. In days gone by, in this Ujjayini, there was a Brahmin called Kuteitoku. He came to me and desired to receive, from the fourth, the precepts on the eight pure actions [“astangasamanvagatopavasa”]. I, at that time, spoke this gatha."

Then Bodhisattva Kasyapa said to the Buddha: "What could be the thing that has no further [left-over] part? What does "all" mean?" "O good man! "All" denotes Wonderful Dharma of eternal Bliss, other than what assists attainment to Enlightenment. This can be called " all" , or what has no remaining part. All other things, too, can be what have parts to tell or also what have no more part to tell. It is to let all those who take pleasure in Dharma know the meaning of what yet has parts left to tell and what has no more part to tell."

Bodhisattva Kasyapa felt extremely and inexpressibly glad. He stepped towards the Buddha and said: "This is all-wonderful. The Tathagata views all as though he were viewing his Rahula." Then the Buddha praised Kasyapa and said: "Well said, well said! What you see is all-wonderful." Bodhisattva Kasyapa said to the Buddha: "O World-Honoured One! Please condescend to expound to me the virtue which this Mahayana Nirvana Sutra has." The Buddha said to Kasyapa: " O good man! Anyone who hears the name of this sutra gains virtue, which is so great that sravakas and pratyekabuddhas cannot well tell [of it]. The Buddha alone well knows. Why? Because the world of the Buddha is inconceivable. And how much greater will it [i.e. virtue, merit] be if one possesses, recites, understands and copies it [this sutra]?"

Then all the devas and people of the world and asuras said in a gatha:

"The world of the Buddha is inconceivable.
So too are those of Dharma and Sangha.
This being the case, we beg that you will stay somewhat longer.
The venerable Mahakasyapa and Ananda,
The two of the Sangha, will soon be here.
Also, the great king Ajatasatru, king of Magadha,
Who very much respects the Buddha, the World-Honoured One, is not here.
Have a little pity and stay awhile
And be with us, the great congregation, and clear away our doubts."
Then, the Tathagata, for the benefit of the great crowd, spoke in a gatha:
"The eldest of my sons is Mahakasyapa.
Ananda well makes effort and can well clear away your doubts.
Be satisfied with that. Ananda is one who has heard much.
He will understand in a natural way
The eternal and the non-eternal.
Because of this, do not be much aggrieved."

Then the great crowd offered many things to the Buddha. Their offerings made, they all aspired to unsurpassed Enlightenment. All the Bodhisattvas, who were as numerous as the grains of sand of innumerable Ganges, all attained the first “bhumi” [stage of Bodhisattvic development].

Then the World-Honoured One gave prophecies to Manjushri, Bodhisattva Kasyapa and Cunda. The prophecies given, he said: " All good men! Straighten your minds. Be wary and not indolent. I now have pain in my back and my whole body. I now desire to lie down." [And thus] he does, like any child or one who is sick.

"O Manjushri! All of you! Disseminate Great Dharma amongst the four classes [castes] of people. I now entrust this sutra to you. Also, when Kasyapa and Ananda have arrived, entrust Wonderful Dharma to them, too."

Then, the Tathagata, having spoken thus, laid himself down on his right side, like any child ill in bed, all to disseminate Dharma to all beings.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 44 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Chuyện Phật đời xưa


Học đạo trong đời


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.226.98.244 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (145 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...