Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về  ]            [ Trang Chủ ]
ĐẠI VIỆT SỬ THI
Hồ Ðắc Duy
QUYỂN 28
THÀNH THÁI HOÀNG ĐẾ
( 1889- 1907)
 
Năm Mậu Tý(1888) dễ bề cai trị
Cơ Mật theo chỉ thị Tòa Khâm
Văn Cương cố ý dịch lầm
Phong cho hoàng tử Bảo Lân nắm quyền
 
Lễ đăng quan đầu năm Tân Sửu (1889)
Hiệu Thành Thái : hòang tử Bảo Lân
Hoàng bào đai ngọc tân quân
Duyệt qua sứ bộ, quần thần hai bên
 
Viện Cơ Mật nắm quyền quốc sự
Nhưng thực ra trú sứ của Tây
Nắm quyền quyết định trong tay
Viện kia là chỉ để bày cho vui
 
Mười tám năm trên ngôi hoàng đế
Vua ngẫm suy thời thế biết bao
Việc nhà, việc nước, việc dân
Chức vua có nghĩa : giam thân đời mình
 
Vua du hành để mong nhìn thấy
Cảnh nước nhà nát bấy ra sao
Ngấm ngầm tổ chức mưu cao
Lập ra kế hoạch đối đầu với Tây
 
Vua thường bày những trò quái đản
Đánh lừa Tây cùng lũ tay sai
Giả điên, giả điếc, giả cười
Giả người ngốc nghếch coi đời bằng vung
 
Ở trong cung ngấm ngầm tổ chức
Lựa nữ binh cho tập kiếm cung
Tâp tành gian khổ vô cùng
Làm quân hậu bị đem dùng về sau
 
Súng đồng bỏ khi giao Tân Sở
Cho chuyển về để ở Lò Vôi
Nung ra đúc súng mà chơi
Nghi ngờ , Khâm sứ cho người dò la
 
Những dấu hiệu xem ra rõ nét
Vua Thành Thái cương quyết đổi thay
Bác lời Quan Sứ thẳng tay
Thượng Thư Bộ Lại, đuổi ngay ông này
 
Mưu của vua chẳng may bại lộ
Trương như Cuơng đi tố chuyện nầy
Levecque khâm sứ mới hay
Bàng hoàng chưa biết việc này tính sao
 
Khắp cả nước cao trào nổ dậy
Muôn vạn người đã thấy thực dân
Toàn là một lũ ác nhân
Kéo theo Đề Thám xin làm nghĩa binh
 
ĐỀ THÁM - NGHĨA QUÂN YÊN THẾ
 
Hùm Yên Thế dụng binh du kích
Đòn bất ngờ, đón địch sau lưng
 
Khiến cho giặc Pháp vô cùng
Hoang mang lo sợ khó lòng ngồi yên
Verlesco làm tay thuyết khách
Lên Yên Thế tìm cách nghị hòa
 
Thư đưa, Đề Thám xem qua
Ông ta chấp thuận , quân ta đang còn
Lực lượng ta hiện đang yếu thế 
Cần kiện toàn vị trí đóng quân
 
Muốn nhanh cần có thời gian
Để quân luyên tập vững vàng mới hay
Nếu đánh mãi lâu ngày lực cạn
Ắt phải cần tính toán điều nghiên
 
Tương quan giữa địch và mình
Tạm thời hòa hoãn dưỡng binh , bố phòng
Bọn giặc Pháp đem lòng tráo trở
Mới hai năm đã trổ mòi ra
 
Điều binh định đánh quân ta
Ý đồ của địch lộ ra nguyên hình
Chia hai đội, tách riêng chủ lực
Diệt chốt đồn, cắt đứt giao liên
 
Đón đường phục kích triền miên
Lần này Pháp lại đòi xin giảng hòa
Mười năm rồi can qua, hưu chiến
Ông đã có điều kiện hưng binh
 
Chinh quy sắp xếp đội hình
Vạch ra chiến thuật giúp mình thành công
Đánh Nghĩa Hưng cho người tổ chức
Cài quân vào khu vực Thăng Long
 
Bỏ ngay độc dược vào trong
Thức ăn của giặc, giết chung cả nghìn
Vụ đầu độc gây nên chấn động
Từ Nam Triều cho đến Paris
 
Pháp cho thống sứ Bắc Kỳ
Điều tra , tiếp gởi quân đi tiểu trừ
Quân vạn rưỡi (15.000) chia từ nhiều ngã
Tổng chỉ huy đại tá Batay
 
Lê Hoan theo cánh phía tây
Tiến vào Yên Thế bao vây khắp vùng
Hơn một năm tấn công cứ điểm
Phía nghĩa quyền biến khôn lường
 
Bám đất, chống trả đối phương
Về sau thế cạn tìm đường rút lui
Đám dân binh lần hồi tan rã
Vũ khí ta thì quá thô sơ
 
Cạn lương, hết đạn bấy giờ
Ông cho giải tán để chờ thời cơ
Ba vạn Franc (30.000Ffrs) thưởng cho ai bắt 
Hoặc kẻ nào dụ được ông ta
 
Tam Kỳ mưu hiểm dò la
Bắn ngay chủ tướng, thực là khốn thay !
Dùng ngòi bút để thay vũ khí
Mặt trận này khiếp vía thực dân
 
Lột trần mặt nạ giã nhân
Quốc hồn, nghĩa nước góp phần xướng lên
Làng Vị Xuyên có người Mặt Trái
Đỗ tú tài tên gọi Tú Xương
 
Nho sinh gặp buổi nhiễu nhương
Giặc đang dày xéo quê hương của mình
Dùng ngòi bút tài tình độc đáo
Vẻ cảnh đời soi thấu dã tâm
 
Của tuồng quan lại thực dân
Buông lời trào phúng tả chân diễu đời :
"Một đàn thằng ngỏng đứng mà trông
Nó đỗ khoa này có sướng không
 
Trên ghế, bà đầm nhoi đít vịt
Dưới sân, ông cử ngỏng đầu rồng"
"Tri phủ Xuân Thường được mấy niên
Nhờ trời hạt ấy vẫn bình yên
 
Chữ Y, chữ Chiếu không phê đến
Ông chỉ phê ngay một chữ Tiền"
Phê bình thế sự đảo điên
Bóc trần tất cả tim đen bọn này
 
Phan Bội Châu ở ngay Nghệ Tĩnh
Năm Quý Mão (1903) yết kiến Phúc Dân
Cùng nhau tính chuyện nghĩa nhân
Đông Du khơi dậy tiếng gần đồn xa
 
Đưa Cường Để đi qua Hương Cảng
Đến Phù Tang tới mạn Hoành Tân
Học sinh trong nước đưa lần
Sang qua Nhật Bản học dần từng môn
 
Từ chính trị, việc quân, kỹ thuật
Đào tạo sao cho thật tới nơi
Để mai đất nước cần người
Có ngay trừ bị có người chuyên môn
 
Nhưng Nhật Bản thông đồng với Pháp
NămTân Dậu (1909) giải tán Đông Du
Trục xuất ngay vị cầm đầu
Tiên sinh đành phải lao đao một thời
 
Vị thủ lĩnh thành người thất thế
Pháp nhờ tay đế chế Trung Hoa
Bắt người khi tạt ngang qua
Quảng Châu Trung Quốc , đưa ra hầu tòa
 
Ở trong nước vua ta Thành Thái
Đã ra mặt chống lại bọn Tây
Sĩ phu trong nước chung tay
Hô hào dân chúng tẩy chay lủ này
 
Trước bối cảnh quá gay như thế
Pháp chọn đường hạ bệ vua ta
Đôi lần Thành Thái nói ra
Trong khi ngự bến Bắc Hà thăm dân :
 
"Cầm hồ đoạt sáo nhơn an tại
Thùy vị giang sơn tiểu uế tinh"
Câu này làm Pháp giật mình
Buộc vua thoái vị, ngôi dành cho con
 
DUY TÂN HOÀNG ĐẾ 
(1907- 1916)
 
Đưa Duy Tân lên ngôi hoàng đế
Pháp đặt quan giám chế canh chừng
Như Cương, Cao Khải được lòng
Của viên khâm sứ, tháp tùng bên vua
 
Việc đẩy đưa Vĩnh San hoàng tử
Lúc đăng quang mới tám tuổi ngoài
Mười năm ngồi ở trên ngai
Quyền uy chẳng có, đóng vai bù nhìn
 
Nhói trong tim, nghe tin Thành Thái
Bị sinh cầm đày ải đi xa
Đau lòng trước cảnh quốc gia
Non sông gấm vóc giặc qua chiếm rồi
 
Đất Nam Kỳ là nơi thuộc địa
Cũng có nhiều nhân sĩ vì dân
Như Trần Chánh Chiếu, An Khương
Lập nên cơ sở Minh Tâm giúp người
 
Lầu Nam Trung , vốn nơi khách sạn
Làm bản doanh kết bạn muôn người
Cử đi du học nhân tài
Cho sang bên Nhật trau dồi kiến văn
 
Đất Bắc Kỳ ở gần Trung Quốc
Nên thông tin mỗi lúc mỗi nhiều
Viết lách thì có Khải Siêu
Quốc hồn khơi dậy lắm điều hay ho
 
Sách dạy cho dân giàu nước mạnh
Chuộng thực hành xa lánh từ chương
Học thêm khoa học tinh tường
Nâng cao kỹ thuật tính đường đầu tư
 
Lập trường tư Đông Kinh Nghĩa Thục
Qui tụ về mấy chục sĩ phu
Phong trào đổi mới Đông Du
Nguyễn Quyền, Bá Trạc khai mào xướng lên
 
Hoàng Tăng Bí vang trên thương giới
Đông Thành Hưng mở lối khuếch trương
Kinh tài hậu thuẫn khôn ngoan
Cho trường Nghĩa Thục còn đang thiếu tiền
 
Phan Châu Trinh ở miền Tây Lộc
Huyện Hà Đông tỉnh thuộc Quảng Nam
Thấy dân đói rách lầm than
Sưu quan thuế nặng lang thang không nhà
 
Cổ động ra phong trào Tiễn Phát
Biểu tình đòi giảm bớt thuế sưu
Đánh thức một số sĩ phu
Công kích chống bọn hủ nho quan trường
 
Trần Qúy Cáp vạch đường Cách Mạng
Làng Bát Nhi thuộc trấn Quảng Nam
Đỗ khoa tiến sĩ Giáp Thìn (1904)
Giữ chân giáo thọ Thăng Bình - Phú Yên
 
Giục dân đen vùng lên chống thuế
Bị thực dân chém xẻ ngang lưng
Việc gây phẫn uất vô cùng
Làm dân cả nước rùng rùng đứng lên
 
Trần Quý Cáp rồi Huỳnh Thúc Kháng
Bạn đồng khoa vào tận trường thi
"Chí Thành Thông Thánh" đề ghi
Nộp ngay một quyển nhắn nhe với người
 
Tỉnh hồn nước gọi đời thức dậy
Phải nhìn ra để thấy năm châu
Dân quyền kế sách hàng đầu
Mở trường, lập hội phải mau kịp thời
 
Bỏ nếp cũ khuyên người tự lập
Lo tự cường hãy gấp nhanh đi
Chớ mong ngoại quốc làm gì
Tự mình cứu lấy đợi chi người ngoài
 
Theo chủ trương của người Ấn Độ
Bất bạo động, là lối đấu tranh
Đình công, bãi khóa, biểu tình
Hô hào dân chủ liên minh ba miền
 
Phan Châu Trinh bôn ba khắp chốn
Giương ngọn cờ bình đẳng dân quyền
Thực dân bảo hộ phát điên
Chúng liền hạ lệnh giam riêng cụ này
 
Năm Canh Tuất (1910) nhân ngày đại xá
Hội Nhân Quyền tại Pháp đệ đơn
Yêu cầu thủ tướng Raymond
Tự do phải trả cho ông Tây Hồ
 
Khi Đông Du bắc đầu tan rã
Phan Bội Châu cũng đã bị giam
AⵠChâu thế chiến lan tràn
Quân Đức thắng thế, Pháp càng lo âu
 
Ơ chính quốc sắp đầu hàng giặc
Quân bảo hộ cố nắm lấy quyền
Truy lùng khủng bố liên miên
Thẳng tay đàn áp dân miền trong nam
 
Cả toàn dân mong cho vận nước
Gặp thời cơ để được nói lên
Dân sinh, dân chủ, dân quyền
Tự do, độc lập giữ nguyên cõi bờ
 
Tăng Bạt Hổ quân cơ ngày trước
Đặng Tử Kinh, người bước đi theo
Sĩ phu mỗi lúc mỗi nhiều
Thiền sư Thiện Quảng cũng theo về cùng
 
Dân cả nước nóng lòng chờ đợi
Cách Mạng rồi sẽ tới nay mai
Giặc Tây cho lũ tay sai
Tìm cách trấn áp những người chủ mưu 
 
Đỗ Chân Thiết nhà nho xứ Bắc
Người Thịnh Hào ở đất Hà Đông
Nhiệt thành yêu nước đến cùng
Với nhiều đồng chí đã hùn với nhau
 
Vốn đầu tư Đông kinh Nghĩa Thục
Giúp nhân tài những lúc khó khăn
Về sau bị lũ Việt gian 
Báo cho mật thám bắt giam vào tù
 
Giặc tung kế hỏa mù chia rẽ
Ở triều đình nhiều kẻ hám danh
Sẵn lòng đem bán rẻ mình
Cho quân cướp nước tung hoành nhiểu nhương
Q 1: Thời đại Hồng Bàng
Q 2: Thời đại Bắc thuộc (227-540)
Q 3: Ngô Quyền (938-944) Q 4: Lý Thái Tổ (1010-1028)
Q 5: Lý Nhân Tông (1072-1127) Q 6: Trần Thái Tông (1226-1258)
Q 7: Trần Nhân Tông (1278-1293)
Q 8: Trần Anh Tông (1293-1394)
Q 9:  D N Lễ - Trần Thiếu Đế (1369-1400) Q 10: Hồ Quí Ly - Giản Định Đế (1400-1409)
Q 11: Lê Thái Tổ (1423-1433) Q 12: Lê Thái Tông (1433-1442) - Thánh Tông (1460-1497
Q 13: Lê Hiến Tông (1497)/Mạc Phúc Nguyên (1546) .Quyển 14: Lê Trung Tông (1548) đến Nguyễn Phúc Nguyên (1613)
Quyển 15: Lê Thần Tông (1619-1643) đến Lê Dụ Tông (1705-1728) Quyển 16: Trịnh Cương (1709) đến Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777)
Quyển 17: Trung Ương hoàng đế (1778 – 1793) Quyển 18: Quang Trung hoàng đế (1788-1792)
Quyển 19: Cảnh Thịnh hoàng đế (1792-1802) Quyển 20: Gia Long hoàng đế (1802-1820)
Quyển 21: Minh Mạng hoàng đế (1820-1841) Quyển 22: Thiệu Trị hoàng đế (1841-1847) đến Tự Đức (1847-1885)
Quyển 23: Pháp chiếm Gia Định (1859) và chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Quyển 24: Các cuộc kháng chiến của nghĩa quân miền Nam
Quyển 25: Pháp chiếm Hà Nội (1882) đến Hòa ước Giáp Thân (1884) Quyển 26: Pháp lập Liên bang Đông dương – các phong trào bình Tây sát Tả
Quyển 27: Đồng Khánh (1885...) – các phong trào sĩ phu yêu nước Quyển 28: Vua Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916)
Quyển 29: Trần Cao Vân (VN QPH) – các phong trào kháng chiến toàn quốc  Quyển 30: Khải Định (1916-25) Bảo Đại (1925-45) – anh hùng Nguyễn Thái Học