Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về  ]            [ Trang Chủ ]
ĐẠI VIỆT SỬ THI
Hồ Ðắc Duy
 
QUYỂN 18
Năm Mậu Thân (1788) lúc gần tháng Chạp
Quân nhà Thanh ồ ạt kéo sang
Quân hăm chín vạn lên đường
Tổng đốc Lưỡng Quảng giử phần tiên phong 
 
Nhiệm bèn cùng với Ngô Văn Sở 
Ngầm điều quân đến ở Trường Yên
Rồi sai cấp báo ngay liền
Về cho Nguyễn Huệ biết tin tức thời
 
Vào trưa ngày hăm lăm tháng chạp
Vua Quang Trung truyền khắp mọi nơi
Rằng :"Giặc Thanh nó tới rồi 
Tập tung lực luợng bên ngoài Nam quan"
 
QUANG TRUNG HOÀNG ĐẾ
(1788- 1792)
 
Núi Ba Tầng thiết đàn làm lễ
Cáo đất trời xin để lên ngôi
Quang Trung hiệu triệu mấy lời 
Lập tức hạ lệnh đi ngay lên đường 
Đến Nghệ An lấy quân tinh nhuệ
 
Mười ngàn người chưa kể dân binh
Vài trăm voi chiến theo mình
Chia quân tả,hữu năm doanh rỏ ràng 
Vua Quang Trung đường đường trước trận
 
Áo hoàng bào lẫm liệt oai phong
Gươm thiêng nạm ngọc đeo cùng
Trên đầu voi chiến hào hùng duỗi rong
Sau năm ngày bụi hồng lấm áo
 
Tới ngang đèo dựng giáo nghỉ chân
Vua cho mở tiệc khao quân
Định ngày mùng bảy đầu xuân sẽ vào
Thăng Long thành ngày đầu năm mới
 
Từng nụ đào chớm thẹn gió đông
Búp non lấm tâm cành hồng
Mai vàng núp bóng thẹn thùng nắng mai
Vua Quang Trung đến ngay Giáng khẩu
 
Hành quân qua đánh đạo Sơn Nam
Hà Hồi ở cách trung tâm
Thăng Long nhắm hướng phía Nam nửa ngày
Quân Tây sơn bao vây kín mít
 
Mà giặc Thanh chẳng biết chút gì
Đầu hôm cho đến nửa khuya
Ẩn vào đồn giặc đợi thì tấn công
Sáng mùng năm Quang Trung vừa đến
 
Đồn Ngọc Hồi giặc chẳng dám ra
Cửa thành đóng kín chằn qua
Trên thành lố nhố hằng hà chông tre
Vua sai lấy ván che rơm ướt
 
Cho trăm voi lên trước tấn công
Vượt qua hỏa pháo gai chông
Dập dồn súng trận xung phong đánh vào
Xáp lá cà vượt hào chiến lũy
 
Quân Mãn Thanh khiếp vía chạy dài
Cúp đầu chúng chẳng vểnh tai
Xác quân giặc chết chất đầy thảm thay
Hứa Thế Hanh chết ngay tại trận
 
Trương Sĩ Long cũng chẳng hơn gì
Quân Thanh đại bại ê chề
Theo đê Yên phụ chạy về Đông Quan
Giặc Mãn Thanh đầu hàng tan tác
 
Một cánh quân chạy lạc vào đầm
Chết vì ngựa đá voi dầm
Chết vì đói khát cạn dần binh lương
Đô đốc Long chặn đường lũ giặc
 
Dùng kỵ binh đánh gắt Đống Đa
Thâu đồn Khương Thượng về ta
Giặc Thanh khốn đốn phải ra đầu hàng
Sầm Nghi Đống cùng đường nhỏ lệ
Thắt cổ mình ở lũy Nam Đông
Lính thì tên trúng trận vong
Chết hơn quá nửa, nửa làm tù binh
Nghe được tin ở thành Khương Thượng
 
Đã đầu hàng, binh tướng bị giam
Khiến Tôn Sĩ Nghị kinh hoàng
Kéo quân chạy trốn qua đường cầu phao
Cánh Vân Nam vừa vào cửa Ải
 
Nhận được tin thất bại bàng hoàng
Tổng đốc Lưỡng Quảng vội vàng
Thu quân tháo chạy theo đường Nam Quan
Lê Chiêu Thống theo chân Tổng đốc
 
Cùng  tàn quân xâm lược Mãn Thanh
Chạy về đến được Yên Kinh
Lưu vong đến thác giận mình ngu si
Từ Trang Tông đến Lê Chiêu Thống
 
Mười tám đời tổng cộng hai trăm (1533-1789)
Sáu lăm năm (265) cũng đủ làm
Triều Lê hưng thịnh nước Nam một thời
Ngày mùng bảy tháng giêng Kỷ Dậu (1789)
 
Giữa kinh thành còn dấu chiến tranh
Gò đồi đầy xác quân Thanh
Đường in vó ngựa, trên thành cờ bay
Tiết Khai Hạ, vua bày trước trận
 
Lễ ăn mừng chiến thắng quân Thanh
Áo bào khói súng bám quanh
Trên mình bạch mã long lanh giáp vàng
Thăng Long thành pháo vang, hội mở
 
Một nụ đào mới nở đêm qua
Nhà vua ngắt một cành hoa
Gởi về Công Chúa nơi xa đang chờ
Trời Phú Xuân đưa thơ đại thắng
 
Thêm cành đào chút nắng tình yêu
Ngọc Hân có biết bao điều
Mừng vui cho bõ nhưng chiều đợi mong
Vua yết bảng an dân, tha chết
 
Tha quân Thanh thực bụng đầu hàng
Kinh thành, đền miếu sửa sang
Giao cho Lân, Sở liệu toan mọi điều 
Ngô Thời Nhiệm đứng đầu chính trị
 
Phan Huy Ích phụng chỉ ngoại giao
Sứ Thanh thù tiếp ra vào
Bình thường quan hệ với Tầu cho yên
Vua Càn Long muốn xem Nguyễn Huệ
 
Tiếp phái đoàn trọng thể sứ Nam
Nhưng vua cho Trị giả làm
Thay mình đến lể vấn an vua Tàu
Vũ Văn Dũng lần sau đi sứ
 
Sang Thanh triều giả ngộ cầu thân
Xin miền Lưỡng Quảng hồi môn
Hai bên thương thuyết đang còn chưa xong
Sau chiến thắng vô cùng vĩ đại
 
Vua Quang Trung trở lại Phú Xuân
Khẩn hoang ban chiếu khuyến dân
Mở trường dạy học , đưa dân về làng
Mở khoa thi , Thiếp làm chủ khảo (1789)
 
Dùng chữ Nôm từ dạo bấy giờ
Bỏ sưu, giảm thuế hầu cho
Nhân dân bớt khổ, bớt lo phần nào
Thẻ bài cho Thiên Hạ Đại Tín (1790)
 
Cho công dân tuổi đến trưởng thành
Thu mua đồng tốt vào doanh 
Đúc ra vũ khí, giáp binh, chiến thuyền
Sai đúc tiền"Quang Trung Thông Bảo" (1791)
Lại lập kho chứa gạo khi dư
Lục tìm sách cổ tàng thư
Khắc in Sử ký, Tứ thư lưu hành (1789)
Viện Sùng Chính thuộc ngành giáo dục (1791)
 
Cho nhân tài dịch sách Hán Nôm
Di tích văn hóa bảo tồn
Vua truyền Nguyễn Thiếp kiêm luôn viện này
Ông Nguyễn Thiếp nhân tài hiếm có
 
Việc dịch thuật đã bỏ nhiều năm
Chuyển từ Hán ngữ ra Nôm
Tứ Thư, Tiểu Học còn gồm Ngũ Kinh
Triều Quang Trung tinh anh chẳng ít
 
Ngô Thời Nhiệm Huy Ích , La Sơn
Đến nay trước tác vẫn còn
Góp phần di sản nét son sau này
Nguyễn Thế Lịch là thầy thuốc giỏi
 
Thuốc làm ra chữa khỏi cho dân
Đẩy lui dịch bệnh lan tràn
Trong năm Đinh Dậu (1777) dịch đang hoành hành
Đàng Ngoài nghề y thịnh vượng
 
Nhờ người tên Hải Thượng Lãn Ông
Thuốc Nam y nghiệp làu thông
Đặt ra nền tảng y tông lâu dài
Nguyễn Gia Thiều biệt tài thơ phú
 
Sáng tác thơ bằng chữ Hán Nôm
Sách này nay vẫn hãy còn
Khúc ngâm "Cung Oán" nỗi buồn tần phi
Ơ Đàng Trong từ khi quay lại
 
Nguyễn Ánh cho canh cải cơ binh (1789)
Chia quân còn lại năm doanh (1790)
Đặt quan Điền Trấn, bốn dinh từ rày
Thành Gia Định khởi xây kiểu khác
 
Một vành đai bát giác xung quanh
Kiến Phương, Kim Ấn, Gác Mành
Đất xưa Gia Định đổi thành kinh sư
Khu định cư trở nên trù phú
 
Cấp cho dân dụng cụ làm nông
Chọn tay thợ giỏi thủ công
Những người tinh xảo được phong tước hàm
Cho thuyền buôn ngoại bang giảm thuế
 
Thóc giống ban là để nông dân
Khuyến thương giúp các lái buôn
Tự do mua bán tăng phần thuế quan
Giặc nhiễu nhương điạ phần phương Bắc
 
Miến Điện riêng muốn đặt bang giao
Trịnh Cao, Quy Hợp hợp nhau
Cùng quân vạn tượng đánh vào Nghệ An
Trần Quang Diệu đem quân vào trước
 
Tiến sâu vào đất nước ngàn voi
Đuổi quân vạn tượng chạy dài
Tận cùng biên giới mới lui trở về
Thuở bấy giờ phân chia ranh giới
 
Triều Tây Sơn mãi tới Quy Nhơn
Phương Nam Nguyễn Ánh hãy còn
Xây thành Gia Định để làm kinh đô
Năm Canh Tuất (1790)tướng Hồ Văn Tự
 
Dẫn chín nghìn thủy bộ quân binh 
Nha Phân mở trận giao tranh
Nguyễn Vương thất thế Long Thành rút lui
Trước tình trạng dầu sôi lửa bỏng
 
Quân Nguyễn Vương bất động chờ thời
Lựa khi dịp tốt tới nơi
Tung trăm thuyền chiến đánh rồi rút ngay
Vua Quang Trung đem hai vạn lính (1792)
 
Chuẩn bị vào Gia Định tảo thanh
Hịch truyền đến các trấn doanh
Quy Nhơn, Quãng Ngãi các thành Đàng Trong
Đặt kế hoạch trong ngoài liên kết
 
Đối với Tàu lễ yết cầu hôn
Miền Nam, Nguyễn sẽ không còn
Đất đai Đại Việt nước non lẫy lừng
Nhưng tiếc thay nửa đường vắn số
 
Vua Quang Trung đành bỏ ra đi (1792)
Lìa trần một giấc biệt ly
Trăm năm còn lại những gì nữa đây
Mình Ngọc Hân đắng cay thắm thiết 
 
Ôm mối sầu tử biệt nào nguôi
Khóc chồng ươt đẫm tóc mai
Mực mài giọt lệ viết lời bi thương
"Ai tư vãn" một chương tuyệt tác
 
Viết cho chồng quặn thắt niềm đau
Ái ân sao vội qua mau
Hương yêu còn đọng cành đào Nhật Tân
(chép bài Ai Tư vản vào đây)
 
Vua Quang Trung mãn phần quá trẻ
Việc triều đình không kẻ đảm đương 
Tham lam một lũ gian thần
Thái sư giám quốc lấn dần phép vua
Q 1: Thời đại Hồng Bàng
Q 2: Thời đại Bắc thuộc (227-540)
Q 3: Ngô Quyền (938-944) Q 4: Lý Thái Tổ (1010-1028)
Q 5: Lý Nhân Tông (1072-1127) Q 6: Trần Thái Tông (1226-1258)
Q 7: Trần Nhân Tông (1278-1293)
Q 8: Trần Anh Tông (1293-1394)
Q 9:  D N Lễ - Trần Thiếu Đế (1369-1400) Q 10: Hồ Quí Ly - Giản Định Đế (1400-1409)
Q 11: Lê Thái Tổ (1423-1433) Q 12: Lê Thái Tông (1433-1442) - Thánh Tông (1460-1497
Q 13: Lê Hiến Tông (1497)/Mạc Phúc Nguyên (1546) .Quyển 14: Lê Trung Tông (1548) đến Nguyễn Phúc Nguyên (1613)
Quyển 15: Lê Thần Tông (1619-1643) đến Lê Dụ Tông (1705-1728) Quyển 16: Trịnh Cương (1709) đến Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777)
Quyển 17: Trung Ương hoàng đế (1778 – 1793) Quyển 18: Quang Trung hoàng đế (1788-1792)
Quyển 19: Cảnh Thịnh hoàng đế (1792-1802) Quyển 20: Gia Long hoàng đế (1802-1820)
Quyển 21: Minh Mạng hoàng đế (1820-1841) Quyển 22: Thiệu Trị hoàng đế (1841-1847) đến Tự Đức (1847-1885)
Quyển 23: Pháp chiếm Gia Định (1859) và chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Quyển 24: Các cuộc kháng chiến của nghĩa quân miền Nam
Quyển 25: Pháp chiếm Hà Nội (1882) đến Hòa ước Giáp Thân (1884) Quyển 26: Pháp lập Liên bang Đông dương – các phong trào bình Tây sát Tả
Quyển 27: Đồng Khánh (1885...) – các phong trào sĩ phu yêu nước Quyển 28: Vua Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916)
Quyển 29: Trần Cao Vân (VN QPH) – các phong trào kháng chiến toàn quốc  Quyển 30: Khải Định (1916-25) Bảo Đại (1925-45) – anh hùng Nguyễn Thái Học