Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về  ]            [ Trang Chủ ]
ĐẠI VIỆT SỬ THI
Hồ Ðắc Duy
QUYỂN 21
MINH MẠNG HÒANG ĐẾ 
(1820- 1841)
 
Thái tử Đởm lên cầm nghiệp đế (1820)
Năm Canh Thìn (1820) kế tiếp lên ngai
Đại Nam quốc hiệu đổi ngay
Triều tên Minh Mạng từ nay bắt đầu
 
Vua thiết triều trước sau xét việc
Vốn là người đoán quyết thông minh
Châu phê ghi chú rất tinh
Tính tình ham học sử kinh luận đàm
 
Vua là người quan tâm thi cử
Cho dựng nền Quốc Tử Giám ngay
Chiếu ban tuyển chọn tài hay
Thi Đình, thi Hội định ngày mở ra
 
Nay truyền ra ba năm một khóa
Ở Gia Định cho mỡ trường công
Đặt quan đốc học để cùng
Khuyến dân học tập ở vùng Trấn biên
 
Vua lại lập trường riêng ngoại ngữ
Đặt chương trình dạy chữ La tinh
Pháp văn học tập cho rành
Chữ Chàm, chữ Thái học hành siêng năng
 
Thầy ngoại quốc dạy môn đàm thoại
Cho các quan xuất ngoại học thêm
Mở trường Thổ ngữ Cao nguyên
Tuyên quang,Vĩnh Điện dạy riêng chữ này
 
Cho Xương, Thường sang Tây tiếp cận
Đi bằng thuyền qua tận Lưu Ba
Đóng tàu theo kiểu người ta
Trên sông chạy thử kiểm tra vận hành
 
Năm Canh Tý khánh thành ba chiếc
Thiết kế theo lý thuyết bốc hơi
Vận hành do nuớc đun sôi
Thanh chuyền khởi động làm quay chân tàu
 
Làm ra máy dựa vào sức nước
Quay trục xe , dòng nước chảy qua
Gỗ rừng xẻ được cưa ra
Chuyển về đem bán lợi ba bốn lần
 
Bớt sức dân góp phần khi trước
Đỡ tốc công gánh nước về dùng
Chế ra xe kéo vòi rồng
Để nhanh dập lửa dự phòng cháy to
 
Vua truyền cho Chaigneau kiễm soát
Việc khai thác mỏ bạc Thái Nguyên
Rồi sai kiễm định thêm xem
Tính ra không lãi nên đem đấu thầu
 
Tôn Thất Lang xin tâu khai khẩn
Ở Phú Yên trăm mẫu ruộng hoang
Hải An, Giao Thủy có quan
Chiêu dân khẩn đất khai quang một vùng
 
Sai bộ Công quan nha chuẩn bị
Ra Hoàng Sa làm lễ dựng bia
Trồng cây bãi đỗ còn ghi
Khoanh vùng mắc cạn thuyền bè tránh xa
 
Bãi Hoàng Sa nhiều cây rậm rạp
Dưới nước xanh là cát óng vàng
Cổ miếu nằm phía Tây Nam
Giữa cồn có giếng nước nằm bên trong
 
Năm Bính Thân (1836) lệch giòng mắc cạn
Thuyền nước Anh bị máng đá ngầm
Vua sai ông Nguyễn Tri Phương

Đem thuyền cứu hộ tìm đường đưa ra
 QUYỂN HAI MƯƠI MỐT 
MINH MẠNG HÒANG ĐẾ 
(1820- 1841)
 
Thái tử Đởm lên cầm nghiệp đế (1820)
Năm Canh Thìn (1820) kế tiếp lên ngai
Đại Nam quốc hiệu đổi ngay
Triều tên Minh Mạng từ nay bắt đầu
 
Vua thiết triều trước sau xét việc
Vốn là người đoán quyết thông minh
Châu phê ghi chú rất tinh
Tính tình ham học sử kinh luận đàm
 
Vua là người quan tâm thi cử
Cho dựng nền Quốc Tử Giám ngay
Chiếu ban tuyển chọn tài hay
Thi Đình, thi Hội định ngày mở ra
 
Nay truyền ra ba năm một khóa
Ở Gia Định cho mỡ trường công
Đặt quan đốc học để cùng
Khuyến dân học tập ở vùng Trấn biên
 
Vua lại lập trường riêng ngoại ngữ
Đặt chương trình dạy chữ La tinh
Pháp văn học tập cho rành
Chữ Chàm, chữ Thái học hành siêng năng
 
Thầy ngoại quốc dạy môn đàm thoại
Cho các quan xuất ngoại học thêm
Mở trường Thổ ngữ Cao nguyên
Tuyên quang,Vĩnh Điện dạy riêng chữ này
 
Cho Xương, Thường sang Tây tiếp cận
Đi bằng thuyền qua tận Lưu Ba
Đóng tàu theo kiểu người ta
Trên sông chạy thử kiểm tra vận hành
 
Năm Canh Tý khánh thành ba chiếc
Thiết kế theo lý thuyết bốc hơi
Vận hành do nuớc đun sôi
Thanh chuyền khởi động làm quay chân tàu
 
Làm ra máy dựa vào sức nước
Quay trục xe , dòng nước chảy qua
Gỗ rừng xẻ được cưa ra
Chuyển về đem bán lợi ba bốn lần
 
Bớt sức dân góp phần khi trước
Đỡ tốc công gánh nước về dùng
Chế ra xe kéo vòi rồng
Để nhanh dập lửa dự phòng cháy to
 
Vua truyền cho Chaigneau kiễm soát
Việc khai thác mỏ bạc Thái Nguyên
Rồi sai kiễm định thêm xem
Tính ra không lãi nên đem đấu thầu
 
Tôn Thất Lang xin tâu khai khẩn
Ở Phú Yên trăm mẫu ruộng hoang
Hải An, Giao Thủy có quan
Chiêu dân khẩn đất khai quang một vùng
 
Sai bộ Công quan nha chuẩn bị
Ra Hoàng Sa làm lễ dựng bia
Trồng cây bãi đỗ còn ghi
Khoanh vùng mắc cạn thuyền bè tránh xa
 
Bãi Hoàng Sa nhiều cây rậm rạp
Dưới nước xanh là cát óng vàng
Cổ miếu nằm phía Tây Nam
Giữa cồn có giếng nước nằm bên trong
 
Năm Bính Thân (1836) lệch giòng mắc cạn
Thuyền nước Anh bị máng đá ngầm
Vua sai ông Nguyễn Tri Phương
Đem thuyền cứu hộ tìm đường đưa ra
 
Việc ngoại giao xem ra có vẻ
Ít nhiệt tình theo lẽ tất nhiên
Khước từ lễ vật người đem
Khư khư giữ lấy ý riêng của mình
 
Với nước Anh mấy lần từ chối
Nước Hoa Kỳ gởi tới quốc thư
Vua quan tỏ ý nghi ngờ
Tìm lời thoái thác chối từ người ta
 
Vua Louis phái qua Lãnh sự
Cháu Chaigneau đi sứ Việt Nam
Quốc thư lễ vật mang sang
Nhưng vua từ chối giao bang nước này
 
Bougainville với hai thuyền chiến
Đi vào nơi cửa biển sông Đà
Quốc thư, phẩm vật mang qua
Tính bề thông hiếu bị vua khước từ
 
Với Trung Hoa bấy giờ giao hiếu
Vua thân hành lãnh chiếu thọ phong
Lễ đài đặt tại Thăng Long
Sứ Tàu mang ấn với cùng chiếu thơ
 
Muốn khôi phục cơ đồ triều trước
Phan Bá Vành bắc chước dấy binh
Thành Nam đột kích thình lình
Giết quan Thủ ngự lấy thành như chơi
 
Nguyễn Công Trứ được sai dẹp loạn
Đánh Bá Vành đến tận phía Tây
Bắt Vành với bảy trăm người
Sai quân báo tiệp chạy ngay về triều
 
Lê Duy Lương kéo theo bè đảng
Chiếm ba châu cai quản một vùng
Lại thêm bị giặc họ Nùng
Văn Vân tên gọi xưng hùng một phương
 
Tại Tuyên Quang theo đường mật báo
Biết Vân đang nương náu trong rừng
Lệnh cho đốt lửa khắp vùng
Họ Nùng chết cháy ở trong trận này
 
Lê Văn Khôi, con nuôi Tả tướng
Giận gian thần dấy loạn Phiên An
Chiếm luôn sáu tỉnh miền Nam
Ước giao Phiên quốc ngấm ngầm âm mưu
 
Truyền đưa vào, đạo quân Gia Định
Bày kế hoạch để đánh giặc Khôi
Quan quân chưa kịp đến nơi
Thì Khôi đã chết truớc đây mấy ngày
 
Lính bao vây quanh dinh nguyên soái
Khi triều đình chiếm lại Phiên An
Chém đầu dễ đến hai ngàn
Các quân phản loạn đang còn ở trong
 
Lính cho cùm Gia Tô đạo trưởng
Là cố Du đang vướng trong thành
Mặc dù ông cố thanh minh
Nhưng rồi vẫn bị hành hình như không 
 
Lệnh bá dao được dùng xử tử 
Lột da đầu , rồi bổ làm tư
Thịt xương cắt xẻo từ từ
Tay chân chặt cụt còn dư thân mình
 
Cuộc hành hình vô cùng man rợ
Chém treo ngành chỉ có nước ta
Lăng trì xử giảo nghe qua
Thật là rùng rợn hình tra bấy giờ
 
Với cựu thần dây mơ tới Ngụy
Như Tả quân Văn Duyệt thì cho
San bằng phá hủy mả mồ
Khắc bia buộc tội, tịch thu gia tài
 
Giặc ở trong, giặc ngoài biên trấn
Quân Thái Lan muốn tấn công ta
Nhân khi xẩy việc can qua
Ngụy Khôi cầu cứu ấy là cơ may
 
Đường tiến quân qua đây nhiều lối
Dàn thủy binh thẳng tới Hà Tiên
Nam Vang quân bộ theo liền
Lại qua Cam Lộ thọc xiên cạnh sườn
 
Ngã Ai Lao theo đường Nghệ Tĩnh
Cướp phủ nha trong huyện Trấn Ninh
Giặc nhanh tay chiếm mấy thành
Quân ta lui giữ đầu ghềnh sông Giang
 
Sai các tướng binh dàn thế đánh
Trương Minh Giảng , Phúc Đỉnh, Nguyễn Xuân
Toàn quyên ra lệnh điều quân
Chất Tri nghe thấyvội vàng rút lui
 
Ở Ai Lao vua người Nam Chưởng
Muốn thông đồng với tướng Xiêm La
Liệu tình Chiêu Nội phải qua
Xin quân cứu viện nhờ ta giúp giùm
 
Người Chân Lạp phục tùng triều cống
Để dân họ được sống bình an
Thỉnh cầu quận chúa Ngọc Vân
Xin ta bảo hộ chận đường quân Xiêm
 
Trương Minh Giảng cầm quyền bảo hộ
Lê Đại Cương sứ bộ trong quân
Đất người chiếm đoạt dần dần
Lấy luôn Chân Lạp thay bằng Trấn Tây
 
Thủy Chân Lạp giờ đây đâu nữa
Đày Ngọc Vân sang ở Phiên An
Ngậm ngùi dất nước Nam Vang
Quan quân ly tán điêu tàn quê hương
 
Nặc Ông Đôn tìm đường kháng chiến
Chống dân Nam xâm chiếm nước nhà
Cùng dân bản địa vạch ra
Dùng du kích chiến nhữ ta sa lầy
 
Cuộc viễn chinh gây đầy tổn thất
Làm người dân bị mất niềm tin
Chiến tranh giặc giã liên miên
Nhân dân cùng khổ lại thêm chết người
 
Lệnh vua sai kiểm tra dân số
Mỗi mười năm một hộ tăng thêm
Trăm ngàn dân được ghi tên
Tách từng nhân khẩu chép biên rõ ràng
 
Để dễ dàng điều hành việc nứớc
Vua đặt ngay Nội Các trong cung
Lập Cơ Mật Viện để cùng
Giúp vua bàn bạc ý chung mọi người
 
Chia nước ra ba mươi mốt tỉnh (31)
Cũng là tên đơn vị điều hành
Tổng đốc, Tuần phủ phân minh
Đặt thêm Bố chính lập dinh quan phòng
 
Một công trình vô cùng tuyệt tác 
Là Cửu đỉnh vừa được đúc xong
Nới thêm thành cũ ngoài cùng
Dựng lầu Ngũ Phụng, thiết trùng Ngọ Môn
 
Về văn Nôm dưới triều nhà Nguyễn
Có Nguyễn Du viết truyện Thúy Kiều
"Muôn nghìn người thấy cũng yêu
Xôn xao anh yến dập dìu trúc mai"
 
Nguyễn Huy Tự có tài thi phú
Truyện "Hoa Tiên" là thú ngâm nga
Riêng Phan Huy Chú làm ra
Lịch Triều Loại Chí thật là công phu
 
Vua viết bài Thiên cơ dự triệu
Thuyết bàn về vương đạo chăn dân
Để đời bảy tập thơ văn
Bài thơ Đế Hệ dể dàng noi theo
 
Vua Minh Mạng có nhiều con cháu
Riêng nữ nhi hơn sáu mươi nàng
Lại thêm bốn tám (48) hoàng nam
Cung phi mỹ nữ cả ngàn chung quanh
 
"Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử"
Thú mây mưa ắt dữ trăm đường
Nghe đâu toa thuốc cường dương
Còn lưu truyền mãi hoang đường đến nay
Q 1: Thời đại Hồng Bàng
Q 2: Thời đại Bắc thuộc (227-540)
Q 3: Ngô Quyền (938-944) Q 4: Lý Thái Tổ (1010-1028)
Q 5: Lý Nhân Tông (1072-1127) Q 6: Trần Thái Tông (1226-1258)
Q 7: Trần Nhân Tông (1278-1293)
Q 8: Trần Anh Tông (1293-1394)
Q 9:  D N Lễ - Trần Thiếu Đế (1369-1400) Q 10: Hồ Quí Ly - Giản Định Đế (1400-1409)
Q 11: Lê Thái Tổ (1423-1433) Q 12: Lê Thái Tông (1433-1442) - Thánh Tông (1460-1497
Q 13: Lê Hiến Tông (1497)/Mạc Phúc Nguyên (1546) .Quyển 14: Lê Trung Tông (1548) đến Nguyễn Phúc Nguyên (1613)
Quyển 15: Lê Thần Tông (1619-1643) đến Lê Dụ Tông (1705-1728) Quyển 16: Trịnh Cương (1709) đến Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777)
Quyển 17: Trung Ương hoàng đế (1778 – 1793) Quyển 18: Quang Trung hoàng đế (1788-1792)
Quyển 19: Cảnh Thịnh hoàng đế (1792-1802) Quyển 20: Gia Long hoàng đế (1802-1820)
Quyển 21: Minh Mạng hoàng đế (1820-1841) Quyển 22: Thiệu Trị hoàng đế (1841-1847) đến Tự Đức (1847-1885)
Quyển 23: Pháp chiếm Gia Định (1859) và chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Quyển 24: Các cuộc kháng chiến của nghĩa quân miền Nam
Quyển 25: Pháp chiếm Hà Nội (1882) đến Hòa ước Giáp Thân (1884) Quyển 26: Pháp lập Liên bang Đông dương – các phong trào bình Tây sát Tả
Quyển 27: Đồng Khánh (1885...) – các phong trào sĩ phu yêu nước Quyển 28: Vua Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916)
Quyển 29: Trần Cao Vân (VN QPH) – các phong trào kháng chiến toàn quốc  Quyển 30: Khải Định (1916-25) Bảo Đại (1925-45) – anh hùng Nguyễn Thái Học