QUYỂN
4
LÝ THÁI TỔ (
1010 - 1028 )
Lý Công Uẩn vốn dân Cổ Pháp
-
Sinh ra đời đúng bậc minh vương
-
Lên ngôi hoàng đế Việt Thường
-
Là n gười khoan thứ tinh tường việc
dân
-
-
Cha không có, mẹ người họ Phạm
-
Chùa Tiêu Sơn giao hợp thần nhân
-
Sinh vua tuấn tú bội phần (974)
-
Năm lên ba tuổi cho làm con nuôi
-
-
Lý Khánh Văn nhận nuôi đứa bé
-
Trẻ thông minh đủ vẻ lương tường
-
Sư chùa Lục Tố rất thương
-
Nói rằng : Không phải người thường
thế đâu
-
-
Mãi về sau lời sư Vạn Hạnh
-
Đã trở thành định mệnh quốc gia
-
Nhiều năm ròng rã trôi qua
-
Tiên tri lúc trước quả là đúng ngay
-
-
Sau hai ngày vua Lê Long Đĩnh
-
Chết chưa chôn thì chuyện xãy ra
-
Trong triều nỗi cuộc phong ba
-
Nguyễn Đê , Cam Mộc đứng ra nói
rằng :
-
-
"... Bọn ta không nhân lúc này cùng
nhau
-
sách lập Thân vệ ( Lý Công Uẩn )
làm thiên tử ,
-
lở bối rối có xãy ra tai biến gì
,
-
liệu chúng ta có còn giữ đựơc cái
đầu hay không ? "
-
-
Cuộc chính biến tôn vương chớp nhoáng
-
Kế hoặch xong chỉ đúng hai ngày
-
Cho dù ai muốn trở tay
-
Cũng không xoay được đổi thay cuộc
cờ
-
-
Lý Công Uẩn , cơ đồ có sẳn
-
Kẻ khôn ngoan dưới trướng khá nhiều
-
Thiền sư Vạn Hạnh phò theo
-
Thái sư Khuôn Việt đem điều nghĩa
nhân
-
-
Gốc là dân mối giềng trị nước
-
Việc khởi đầu làm trước lên ngôi
-
Bỏ giềng lưới, bỏ giam người
-
Đại xá thiên hạ đổi đời từ
đây
-
-
Vua xuống chiếu từ rày có việc
-
Không thuận lòng giải quyết với
nhau
-
Được quyền diện kiến trình tâu
-
Vua thân phán quyết ngỏ hầu minh oan
-
-
Lại hạ lệnh : người đang trốn
tránh
-
Cho phép về lại cảnh quê hương
-
Áo cơm giúp kẻ cùng đường
-
Tha người Nam Chiếu cấp lương đưa
về
-
-
Vua lại phê, ba năm tha thuế
-
Sửa đình chùa đổ nát hư hao
-
Công, hầu, khanh tướng ban trao
-
Chọn người xứng đáng để giao trọng
quyền
-
-
Viết chiếu truyền, dời đô đến
chỗ (1010)
-
Thành Đại La đất cổ Cao Vương
-
Vùng này đất phẳng mười phương
-
Long chầu, hổ phục dị thường địa
linh
-
-
Nhìn địa hình, đông, tây, nam, bắc
-
Thế đất này nét sắc mà oai
-
Vì dân lập kế lâu dài
-
Tính theo vận nước nhân tài hội
đây
-
-
Lạ lùng thay, thuyền vua vừa đến
-
Có rồng vàng xuất hiện trên sông
-
Đổi tên thành gọi Thăng Long
-
Mùa thu tháng bảy khởi công dựng
nền (1010)
-
-
Điện Càn Nguyên nơi coi triều chính
-
Điện Tập Hiền hướng định chánh
Nam
-
Nằm sau là Điện Long An
-
Phía đông Giảng Võ Thư Tàng kế bên
-
-
Bốn cửa thành : Tương Phù, Quản
Phúc
-
Cửa phía Bắc Diệu Đức mở ra
-
Đại Hùng theo hướng Tây qua
-
Tường cao hào chắn phía xa ngoại
thành
-
-
Cửa Đan Phượng thông liền Uy Viễn
-
Bậc thềm rồng trước Điện Cao Minh
-
Thăng Long quang cảnh hữu tình
-
Nghênh Xuân cung cấm, ngoại thành chùa
Nghiêm
-
-
Đổi niên hiệu Thuận thiên để tính
(1010)
-
Chức đặt ra phân định rõ ràng
-
Sắc phong cho sáu bà hoàng
-
Các con đều được tước vương ,
tước hầu
-
-
Lấy kinh tế làm đầu trị quốc (1013)
-
Định lệ ra luật nước rõ ràng
-
Sáu tên sưu thuế đàng hoàng
-
Năm lần giảm thuế nước càng phồn
vinh (1017)
-
-
Nơi Phiên trấn (1020), tình hình không
ổn
-
Giặc xâm lăng khốn đốn dân binh
-
Cất quân chinh phạt tự mình
-
Đánh cho mấy trận tan tành Cử Long
-
-
Vua một lòng tôn sùng đạo Phật
-
Xuống chiếu truyền khuyên tập chép
kinh
-
Để lầu bát giác tôn vinh (1021)
-
Đúc chuông, xây tháp, linh đình làm
chay
-
-
Với Bắc triều vua sai thông hiếu
-
Nhà Tống phong Giao Chỉ quận vương
-
Năm lăm tuổi thọ hưởng dương (1028)
-
Hiệu là Thái Tổ, Thọ Lăng táng ngài
-
-
Lý Công Uẩn , nhân thời mỡ vận
-
Vốn là người khí tượng đế vương
-
Song ưa nghe việc dị thường
-
Nên chi bị lụy đoạn trường mà
thôi
|