Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về  ]            [ Trang Chủ ]
ĐẠI VIỆT SỬ THI
Hồ Ðắc Duy
QUYỂN 2
THỜI ĐẠI BẮC THUỘC 227 - 540 
NHÀ NGÔ - TẤN, TỐNG TỀ LƯƠNG
Đất Giao Châu tách làm hai phía (264)
Phần phương Nam Giao Chỉ đặt tên
Tấn - Ngô , nhị quốc tranh quyền
Đất vùng thuộc địa rối ren tơi bời
 
Lúc Đông Ngô, lúc đời nhà Tấn
Lũ cầm quyền, tán tận lương tâm
Dân ta đói rách lầm than
Dưới ách nô lệ ngoại bang bấy giờ
 
Ông Đào Hoàng phong cho hầu tước
Khi Tấn triều cướp được Giao Châu (271)
Cầm quyền cũng được khá lâu
Bốn đời thứ sử nối nhau kế thừa
 
Quân xâm lược dù Ngô hay Tấn
Tống Lương Tề cũng vẫn ác ôn
Ngày càng bóc lột nhiều hơn
Thu gom của cải để làm của riêng
 
Bọn quan lại tranh quyền giành chức
Giết lẫn nhau cưỡng bức nhân dân
Như tên Lương Thạc, Lư Tuần (322)
Như tên Lý Tốn, Trường Nhân bấy giờ (380)
 
Phạm Hồ Đạt làm vua Lâm Ấp (399)
Cất quân vào đánh đất Nhật Nam
Tràn qua tiến chiếm Cửu Chân
Giao Châu thôn tính bàn hoàn Tấn Vương (413)
 
Hai năm sau Hoàn Vương đánh tiếp (415)
Vào Giao Châu cướp giết dã man
Bắt theo vô số dân thường
Đem về Phật Thệ để làm tù binh
 
Chúng đốt thành phá tan nhà cửa
Hủy kho tàng phóng lửa đốt dinh
Cửu Chân thiên hạ rùng mình
Dã man tàn bạo, dân lành ngả nghiêng
 
Viên thứ sử đương quyền tráo trở
Dụ Hoàng Vương vào chỗ nghi binh
Ra tay tốc chiến thình lình
Giết ngay Hồ Đạt đuổi binh khỏi thành
 
Phạm Dương Mại nhân danh Lâm Aᰠ(432)
Xin cai quản phần đất Giao Châu
Tống vương xuống chiếu phê vào
Rằng không chấp thuận yêu cầu của y
 
Năm Bính Tý (436) Hòa Chi khởi đánh
Giết Phù Long tướng lãnh Chiêm Thành
Tấn công tiến chiếm thật nhanh
Tiến vào Tượng Phố là kinh đô Chàm
 
Ở Nhật Nam giặc không quấy rối
Thời Hoàng Vương suy thoái dần dần
Lâm An Nam Chiếu là dân
Không còn đáng sợ như lần trước đây
 
Bọn quan lại lũ người gian ác
Lo làm giàu đi cướp của dân
Như tên Lưu Bột , Trường Nhân
Như là Lưu Khải tham quan đương quyền
 
Bọn Phương Bắc triền miên cướp bóc
Hại dân lành xúi dục man di
Điêu tàn non nước suy vi
Long dân mong ngóng những vì cứu tinh
 
NHÀ TIỀN LÝ (541 - 547) 
LÝ NAM ĐẾ ở ngôi 7 năm
 
Ở Thái Bình tháng hai Tân Dậu (541)
Có một người hiểu thấu lòng dân
Đó là Lý Bí tướng quân
Gióng cờ tống cổ giặc Lương bạo tàn
 
Đặt quốc hiệu Vạn Xuân cho nước (544)
Dời đô về ở trước Long Biên
Người xưng Nam Đế nguyên niên
Xây cung Vạn Thọ đặt nền móng cho...
 
Đất Việt Thường cũng từ dạo đó
Có vương triều (544) phủ bộ trăm quan
Đặt ra tướng võ, tướng văn
Định thêm luật lệ để ngăn lạm quyền
 
Cho Triệu Túc được làm Thái phó 
Lấy Tinh Thiều vào chỗ tướng Văn
Phạm Tu đã có công ngăn
Giặc người Lâm Ấp, võ quan uy quyền
 
Nhà Lương sai Bá Tiên tư mã
Làm tiên phong đánh trả Giao Châu
Chu Diên, vua đánh phủ đầu
Dằng dai chống cự, năm sau vỡ thành (545)
 
Trận Gia Ninh , trận sông Tô Lịch
Cả hai bên truy kích lẫn nhau
Địch dùng mưu kế đánh mau
Lệnh vua cho rút ngỏ hầu dưỡng quân
 
Đất Khuất Lạo, Tân Xương đóng tạm
Quân số còn hai vạn binh nguyên
Lại thêm ngàn lẻ ghe thuyền
Bổ sung binh lính dành riêng dự phòng
 
Hồ Điễn Triệt dàn quân phục kích
Đánh cầm chân đợi địch hết lương
Nhằm khi chúng sắp cùng đường
Tốc thần vua sẽ đánh tràn một phen
 
Trần Bá Tiên, tướng quân của giặc
Khích quân mình đánh thật cho hay
Thời cơ nay đã đến tay
Lúc đầm ngập nước đánh ngay tức thì
 
Quân ta vỡ, rút về Khuất Lạo
Để sửa binh, gươm giáo quân lương
Tổ chức quân ngũ đàng hoàng
Chọn thêm tướng giỏi, bổ sung nhân tài
 
Vua cho vời Triệu Quang Phục đến (546)
Trao cho người ấn triện thay vua
Dân quân đất nước đang chờ
Dặn người giữ vũng cơ đồ cha ông
 
Triệu Quang Phục anh hùng dũng liệt
Điều khiển quân hiểu biết mọi đàn
Thế vua, ông nhận ngai vàng
Sửa sang binh mã chọn đường ra tay
 
THỜI ĐẠI TRIỆU VIỆT VƯƠNG - 
TRIỆU QUANG PHỤC (548 - 570) 
ở ngôi 30 năm
 
Triệu Việt Vương lên thay Nam Đế
Đất Vũ Ninh được kể lắm người
Anh hùng hào kiệt khắp nơi
Tụ về dưới trướng chen vai diệt thù
 
Đầm Dạ Trạch ở Chu Diên huyện
Chọn gò cao huấn luyện dân binh
Bùn lầy bụi rậm vây quanh
Um tùm cây cỏ rừng xanh bạt ngàn
 
Dạ Trạch Vương đánh tan tướng giặc
Là Dương Sàn lấy đất Giao Châu
Năm trăm năm , lệ thuộc Tàu
Từ đây độc lập, nêu cao ngọn cờ
 
Kể từ giờ dân yên nước mạnh
Vùng cư dân ở cạnh Long Biên
Được mùa thóc lúa nhiều thêm
Diệt tan xâm lược chưa yên nội tình
 
Lý Thiên Bảo là anh Nam Đế 
Cùng một người họ Lý bôn ba
Trong khi giặc mới tràn qua
Vào đất Di Lạc xưng là Đào Lang
 
Đào Lang vương sau khi tạ thế
Lý Phật Tử kế vị chúa công
Tử xua quân xuống miền Đông
Giành nhau với Triệu Việt Vương đất này
 
Tử là tay gian manh quỷ quyệt
Đã năm lần chỉ biết thua đau
Nay dùng chước quỷ mưu sâu
Tìm ra diệu kế dắt nhau trá hàng
 
Xin cho con Nhã Lang gởi rể
Cài vào nhà để dễ đoạt ngôi
Việt Vương vốn tính thương người
Vô tình để hắn vào nơi thăm dò
 
Triệu Quang Phục chẳng lo chú ý (570)
Bị Phật Tử tìm kế giết đi
Cảo Nương vì quá đam mê
Nên cha phải chết bởi nghe lời chồng
 
HẬU LÝ NAM ĐẾ (571 - 602) 
ở ngôi 32 năm
 
Lý Phật Tử tiếm xưng Nam Đế
Lấy họ xưa là để lừa dân
Ô Diên, đô đóng mấy năm
Sau dời đô đến ở gần Phong Châu
 
Năm Nhâm Tuất vua Tàu sai tướng (602)
Là Lưu Phương Tổng Quản Quân Doanh
Đưa quân uy hiếp kinh thành
Phật Tử quá sợ, trói mình hàng ngay
 
Tướng nhà Tùy cho người áp giải
Đưa vua về giam tại Bắc Kinh
Nước ta nay lại trở thành
Là đất thuộc địa dưới quyền ngoại bang
 
THỜI ĐẠI BẮC THUỘC 
NHÀ TÙY ĐƯỜNG (603 - 938)
 
Đất Việt Thường , vào tròng lệ thuộc (603)
Quân Tùy Đường lần lượt kéo sang
Dưới giày xâm lược ngoại bang
Nước non xơ xác hoang tàn thảm thương
 
Bọn Bắc phương đánh hơi thấy lửa
Nghe Lâm Aᰠvàng quả thật nhiều
Lưu Phương được phái đem theo
Quân hơn một vạn vượt đèo đánh sang
 
Vua Phạm Chí chận đường đánh trả
Quân nhà Tùy bèn giả chạy thua
Đột nhiên quay lại đánh vào
Trung quân phản kích làm vua chạy dài
 
Nhà Tùy mất, Đường sai Đạo Hựu
Sang Giao Châu phủ dụ Khâm Hòa
Là người khét tiếng điêu ngoa
Khâm Hòa Thái Thú xin qua chầu hầu (618)
 
Y cướp bóc trân châu ngọc quý
Khi về Tàu, làm lễ dâng lên
Địa đồ, sổ bộ tịch điền
Của dân Nam Việt không quên một vùng
 
Đường Thái Tông đổi tên thành Phủ (622)
Xứ Việt Thường xưa gọi Giao Châu
Nay thì được gọi như sau
An Nam Độ Hộ thuộc Tàu từ đây
 
LÝ TỰ TIÊN ( 687 )
 
Quan cai trị mặc tay vơ vét
Của trong dân thu hết làm riêng
Có người tên Lý Tự Tiên
Hưng binh khởi nghĩa đứng lên diệt thù (687)
 
Vì lực ít, khó cơ chiến thắng
Bị giặc Tàu vây hãm đó đây
Về sau bị bắt, lưu đày
Quân tan, binh vỡ tiếc thay anh hùng
 
ĐINH KIẾN ( 687 )
 
Tướng của người là ông Đinh Kiến (687)
Gom tàm quân quyết chiến tới cùng
Đánh thành vây phủ tấn công
Giết tên Đô hộ dẹp xong lũ này
 
Vua nhà Đường cử ngay Tư mã
Tào Trực Tỉnh qua ngã Quế Châu
Phục binh giết Kiến trả thù
Cho tên Đô Hộ bấy giờ tham lam
 
MAI HẮC ĐẾ (722)
 
Mấy trăm năm , mấy đời Bắc thuộc
Toàn dân ta trói buộc triền miên
Bọn quan nha lại đương quyền
Làm điều thất đức đảo điên lòng người
 
Khắp mọi nơi dân tình ta thán
Mong có người báo hận cho dân
May thay có bậc thánh nhân
Quê làng Mai Phụ, Thúc Loan tên ngài
 
Cả toàn dân đến nơi Can Lộc (713)
Một lòng trừ ngoại tộc Bắc Phương
Thề nay đánh đuổi giặc Đường
Trừ quân xâm lược nhiễu nhương giống nòi
 
Năm Quý Sửu lên ngôi Cửu Ngũ (713)
Ngài là người đất cũ Hoan Châu
Thu về đất nước đã lâu
Bị Tàu đô hộ cất đầu không lên
 
Năm Giáp Dần (714) đuổi tên Đô Hộ
Là Sở Khách ra khỏi Giao Châu
Từ đây sạch bóng quân thù
Toàn dâm mỡ hội khởi đầu kỷ nguyên
 
32 châu thu liền một mối
Một Vương quyền phục vụ cho dân
Ngoại giao các nước ở gần
Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân để cùng
 
Lập thế chung : Tìm đường giữ nước
Khai sinh ra chiến lược liên hoàn
Họp cùng các nước lân bang
Tạo thành sức mạnh sẵn sàng đấu tranh
 
Bốn mươi vạn dân binh các nước
Làm kinh hồn lũ cướp Bắc phương
Mười năm ròng rã vua Đường
Vạch xong kế hoạch lên đường xuất quân
 
Dương Tư Húc làm quan Vệ Tướng (722)
Tiến quân vào theo hướng Phục Ba
Húc theo đường cũ đi qua
Từ Khâm Châu đến chỉ vừa một đêm
 
Trong thoáng chốc đã lềnh quân giặc
Ùa vào theo lối tắt đường sông
Quân ta bối rối vô cùng
Những nơi xung yếu lọt vòng bao vây
 
Mai Hắc Đế rời ngay khỏi phủ
Rút vào rừng đánh trả địch quân
Binh lương , khí giới hao dần
Quân cùng lực cạn mười phần còn hai
 
Nước độc lập đã mười năm chẵn (712 - 722)
Ngài mất rồi nhưng vẫn còn đây.
Tiếc thuong không nói nên lời
Đền Mai Hắc Đế nơi người mệnh chung
 
BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG (761 - 802)
 
Ba quý tử con Phùng Hạp Khánh (767)
Vị tướng tài bên cạnh Thúc Loan
Những trang văn võ song toàn
Phùng Hưng anh cả lại càng oai phong
 
Vật ngã trâu, tay không bắt hổ
Uy danh kia sấm nổ gần xa
Hưng binh vì nước, vì nhà (766 - 780)
Anh hùng hào kiệt nghe qua theo về
 
Cờ khởi nghĩa lời thề vì nước
Quyết tâm giành cho được non sông
Giúp dân giải thoát khỏi vòng
Đã từng nô lệ ở trong tay Tàu
 
Vì nô lệ phất cờ đại nghĩa
Đánh tan tành khiếp vía ngoại xâm
Đánh cho tướng giặc bàng hoàng
Đánh cho tơi tả đầu hàng mới thôi 
 
Cao Chính Bình sợ oai mà chết (791)
Giặc nhà Đường kế hết cạn lương
Vẫn còn ngoan cố không hàng
Về sau dùng kế Anh Hàng mới xong
 
Dẹp giặc xong, làm vua trị nước
Ở trên ngôi vừa được bảy năm (782)
Một lòng vì nước vì dân
Khi ngài tạ thế nhân tâm sụt sùi
 
Ngài đã vì mệnh trời , quốc tổ
Dâng tôn ngai Bố Cái Đại Vương
Cầm quyền giữ mối kỷ cương
Giúp dân bẻ gãy gông cùm ngoại bang
 
Con Phùng An thay cha kế nghiệp
Bị nhà Đường uy hiếp đánh tan
Triệu Xương cai trị cử sang
Làm quan Đô Hộ An Nam lúc này (791)
 
Nửa thế kỷ từ ngày mất nước (790 - 840)
Cứ mỗi lần, kẻ trước kẻ sau
Sang làm Thứ Sử Giao Châu
Tên nào cũng trở thành giàu có thêm
 
Tội cho dân lên rừng xuống biển
Mò ngọc trai, tìm kiếm ngà voi
Cong lưng tôi mọi cho loài
Ngoại bang xâm lược tác oai dân mình
 
DƯƠNG THANH ( 819 )
 
Năm Kỷ Hợi (819) Dương Thanh thứ sử
Người Giao Châu chiêu dụ dân quân
Phất cờ khởi nghĩa đánh tan
Giết Lý Tượng Cổ tham tàn hiếp dân
 
Mấy năm sau Dương Thanh tử trận
Người Nam Chiếu Hoàn Độ⮧ kéo sang
Cùng đi có cả Hoàn Vương
Là vua Lâm ấp lên đường xâm lăng
 
NAM CHIẾU XÂM LĂNG ( 858 )
 
Năm Mậu dần, An Nam loạn lạc (858)
Khắp mọi nơi đói khát triền miên
Bên trong xã hội không yên
Cõi ngoài Nam Chiếu chiếm nguyên mấy vùng
 
Quân Nam Chiếu hung hăng xâm lấn
Đuổi quân Đường đến tận biên cương
Thành mất, tướng chết thảm thương
Giết ngay Sái Tập nhà Đường năm sau (863)
 
Quân Nam Chiếu cầm đầu một cõi
Đuổi giặc Đường ra khỏi Giao Châu (863)
Đặt viên Tư Tấn ngôi cao
Từ đây đất Việt thuộc vào người Man
 
Quân Nam Chiếu hai lần lấy đất
Đường binh thua mất mật Hải Môn
Quan dân thất đảm kinh hồn
Vừa bắt vừa giết dễ hơn vạn người
 
Nhà Đường sai Cao Biền sang đánh (846)
Với mưu đồ bình định Giao Châu
Chủ trương trấn áp làm đầu
Xây thành khẩn đất làm cầu giao thông
 
Năm Bính Tuất (866) xem xong dự án
Cao Biền cho đào móng sửa sang
La Thành xây mới khang trang
Nhà hơn bốn chục vạn gian để dùng
 
Đi một vòng gần hai nghìn trượng
Đắp quanh thành một đoạn đê cao
Vọng lâu liên kết cùng nhau
Châu mai bốn mặt thêm vào phía trên
 
Lại đào kênh Thiên Vy lấy lối (867)
Để ghe thuyền lui tới thông thương
Về sau dân gọi Cao Vương
Cao Biền đã ở đất Nam mấy đời
 
Đến năm Tý (880) lòng người không thuận
Bèn dấy lên tổng tấn công ngay
Đuổi tên Tăng Cổn chạy dài
Lại thêm Nam Chiếu tác oai bên ngoài
 
Quân Nhà Đường không ai cai quản
Chạy xô nhau kinh mạn bỏ thành
Nhắm đường Ung Quảng cho nhanh
Sau lưng để lại vô vàn binh lương
 
Thuở bấy giờ dân đang khổ ải
Một là do quan lại nhà Đường
Hai là Nam Chiếu nhiễu nhương
Chúng cùng cướp bóc phá tan nước mình
 
Giặc hai bên mặc tình vơ vét (905)
Chúng tha hồ càn quét nhân dân
Núi sông mấy bận qua phân
Lòng người uất hận chỉ mong có ngày
 
KHÚC THỪA DỤ (906 -907)
 
Khúc Thừa Dụ vừa ngay khi ấy
Với danh gia nổi dậy cơ đồ
Một lòng vì nước mà lo
Cùng dân khởi nghĩa, đắp mô chiếm thành
 
Giặc giả phong "Đồng Bình Chương Sự"
Kèm theo chức Tiết Độ Sứ quân
Dụ người mong được lòng dân
Dịu cơn phẫn uất của dân Việt mình(906)
 
Giặc biết đâu, người anh hùng ấy
Xoay thế cờ đoạt lấy thời cơ
Cùng dân giữ vững cõi bờ
Dễ dàng bẻ gãy ý đồ mưu thâm
 
KHÚC HẠO (907 - 917)
 
Mới ba năm mà người vội thác
Con : Khúc Hạo gánh vác lên thay (907)
Một trang anh kiệt nhân tài
Lấy dân làm gốc vạch ngay tỏ tường
 
Nhà cải cách kiếm đường phát triển
Từ nghèo nàn sẽ biến ấm no
Tổ chức quản lý phân cho
Từng châu, từng phủ phải lo chu toàn
 
Đừng đầu Tỉnh là viên Quản Giáp
Giáp, chia thành từng xã nhỏ hơn
Lựa người lệnh trưởng khôn ngoan 
Bình quân thế ruộng vuông tròn cho dân
 
Lấy an lạc, khoan dung, giản dị
Làm phương châm cai trị nhân dân
Cải cách hành chính dần dần
Quốc gia đổi mặt ngày càng thắm tươi
 
Khi tạ thế chọn người kế vị
Suốt đời vua chỉ nghĩ đến dân
Giữ cho đất nước hùng cường
Dân thêm giàu mạnh ngày càng mở mang
 
Để giang sơn ngày càng vững chắc
Phải đối đầu với giặc Bắc phương
Ngoại giao khôn khéo nhún nhường,
Sứ thần trao đổi bình thường với nhau
 
Nơi địa đầu giữ yên biên giáp
Với Chiêm Thành, Chân Lạp phương Nam
Phân chia ranh giới rõ ràng
Đặt quân canh giữ sẵn sàng chặn ngay
 
KHÚC THỪA MỸ (917 - 923) 
 
Khúc Thừa Mỹ lên thay Khúc Hạo (917)
Sai sứ thần sang báo vua Lương
Giữ tình giao hảo bình thường
Nhận cờ Tiết Việt tượng trưng Phiên thần (919)
 
Quân Nam Hán manh tâm chiếm đoạt
Lý Khắc Chính được cắt đem qua
Binh hùng tướng mạnh quân xa
Manh tâm chiếm lại nước ta bấy giờ
 
Năm Canh Dần kẻ thù Nam Hán (930)
Lấy đất đai ở quận Giao Châu
Đại La, Hoan , Ái thu vào
Cất quân mấy vạn đánh vào Champa
 
Thứ sử mới tên là Lý Tiến
Được điều sang trợ giúp việc quân
Nhưng mà thế giặc đã tàn
Đại La giữ được mấy phần chung quanh
 
Ở Dương Xá vang danh Bộ Tướng
Người họ Dương hào trưởng năm xưa
Ba ngàn quân sẵn phòng ngừa
Phất cờ khởi nghĩa diệt chừa ngoại xâm
 
Dương Đình Nghệ phá tan bọn giặc
Đuổi thứ sử vây bắt tàn quân
Giết thêm Trần Bảo hung thần
Tự xưng Tiết Độ Sứ Quân cầm quyền
 
DƯƠNG ĐÌNH ( Diên) NGHỆ (931 - 938) 
 
Dương Đình Nghệ giữ yên đất nước
Coi binh quyền mới được bảy năm
Thì tên Nha Tướng gian thâm
Là Kiều Công Tiễn manh tâm hại người (937)
 
Ham địa vị giết ngay chủ cũ
Công Tiễn kia dạ thú lòng lang
Cũng vì ham chức, làm càng
Rước quân ngoại tộc phá tan cơ đồ
Q 1: Thời đại Hồng Bàng
Q 2: Thời đại Bắc thuộc (227-540)
Q 3: Ngô Quyền (938-944) Q 4: Lý Thái Tổ (1010-1028)
Q 5: Lý Nhân Tông (1072-1127) Q 6: Trần Thái Tông (1226-1258)
Q 7: Trần Nhân Tông (1278-1293)
Q 8: Trần Anh Tông (1293-1394)
Q 9:  D N Lễ - Trần Thiếu Đế (1369-1400) Q 10: Hồ Quí Ly - Giản Định Đế (1400-1409)
Q 11: Lê Thái Tổ (1423-1433) Q 12: Lê Thái Tông (1433-1442) - Thánh Tông (1460-1497
Q 13: Lê Hiến Tông (1497)/Mạc Phúc Nguyên (1546) .Quyển 14: Lê Trung Tông (1548) đến Nguyễn Phúc Nguyên (1613)
Quyển 15: Lê Thần Tông (1619-1643) đến Lê Dụ Tông (1705-1728) Quyển 16: Trịnh Cương (1709) đến Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777)
Quyển 17: Trung Ương hoàng đế (1778 – 1793) Quyển 18: Quang Trung hoàng đế (1788-1792)
Quyển 19: Cảnh Thịnh hoàng đế (1792-1802) Quyển 20: Gia Long hoàng đế (1802-1820)
Quyển 21: Minh Mạng hoàng đế (1820-1841) Quyển 22: Thiệu Trị hoàng đế (1841-1847) đến Tự Đức (1847-1885)
Quyển 23: Pháp chiếm Gia Định (1859) và chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Quyển 24: Các cuộc kháng chiến của nghĩa quân miền Nam
Quyển 25: Pháp chiếm Hà Nội (1882) đến Hòa ước Giáp Thân (1884) Quyển 26: Pháp lập Liên bang Đông dương – các phong trào bình Tây sát Tả
Quyển 27: Đồng Khánh (1885...) – các phong trào sĩ phu yêu nước Quyển 28: Vua Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916)
Quyển 29: Trần Cao Vân (VN QPH) – các phong trào kháng chiến toàn quốc  Quyển 30: Khải Định (1916-25) Bảo Đại (1925-45) – anh hùng Nguyễn Thái Học