Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về  ]            [ Trang Chủ ]
ĐẠI VIỆT SỬ THI
Hồ Ðắc Duy
 

QUYỂN 12

LÊ THÁI TÔNG HOÀNG ĐẾ (1433- 1442)
 
Thái tử Long, được lên thế chỗ (1433)
Tôn cha là Thế Tổ nhà Lê
Thiệu Bình đổi lại niên ghi
Sai quan Nguyễn Trãi soạn bia, dựng đền
 
Lê Thái Tông chiêu hiền đãi sĩ
Chọn người tài chiếu chỉ tước phong
Tổ chức khảo hạch thật đông
Ngàn người thi đổ ở trong thời mình
 
Quốc Tử Giám về kinh để học
Còn bậc ba sách đọc huyện châu
Định ra ngạch thuế bãi dâu
Lập ra luật ruộng, đầm, ao rõ ràng
 
Trên ngai vàng vua còn non nớt
Đại tư đồ Lê Sát ra oai
Hạch quan sách lại hằng ngày
Những điều nhân nghĩa không bày cho vua
 
Sát quyền uy không thua vương đế
Giết Nhân Chú , bãi phế Ư Đài
Đày quan Cầm Hổ ra ngoài
Truất quyền Trinh, Khả, hiền tài ghét ghen
 
Vua ham chơi thường xuyên bỏ học
Ngự sử quan dở khóc dở cười
Họp bàn viết sớ dâng Người
Khuyên vua chớ có buông lơi tập rèn
 
Đã ba năm, tuổi lên mười bốn
Suốt cả đời ở chốn lầu son
May thay tư chất khôn ngoan
Cho nên hiểu ý các quan muốn gì
 
Sát chuyên quyền lắm khi sàm tấu
Tiếng ong ve đã thấu tai vua
Thái Tông xuống chiếu giao cho
Hình quan xét hỏi thiệt hư thế nào
 
Bãi chức đại tư đồ Lê Sát (1437)
Ngọc Dao hoàng hậu phế đi
Phong cho Nhật Lệ Chiêu Nghi
Được làm chính thức Huệ Phi của người
 
Vua xuống chiếu truyền sai dẹp loạn
Lại thân chinh quyết đoán ra quân
Đánh dân thiểu số họ Cầm
Thuận Châu, Thu Vật đầu hàng năm sau (1440)
 
Phế Nghi Dân, rồi giao con thứ
Húy tên là thái tử Bang Cơ (1441)
Thừa ngôi thái tử bấy giờ
Tạo mầm bạo loạn kể từ hôm nay
 
Vua rất trẻ tuổi đời mười sáu
Đã là cha mấy cậu con trai
Hàng trăm cung nữ trong tay
Ngập chìm tửu sắc, ngày ngày hoang dâm
 
Nguyễn thị Lộ phong hàm học sĩ
Là một người kiều nữ trong cung
Ngày đêm hầu hạ ở cùng
Thái Tông suồng sã lung tung với nàng
 
Lộ vợ thứ đại thần Nguyễn Trãi
Vừa đẹp người lại giỏi văn chương
Nhân vua đang ở Quy Dương
Ghé thăm Nguyễn Trãi tại vườn Lệ Chi
 
Vua và Lộ cùng nhau trò chuyện
Lại hàn huyên cho đến suốt đêm
Đang vui sao bỗng tự nhiên
Một cơn đột quỵ chết liền trong tay
 
Lộ kinh hoàng cố lay vua dậy
Trâm cài đầu chẳng thấy hồi sinh
Xác vua đang ở bên mình
Long lanh giọt lệ ngấn quanh mắt nàng
 
Xác vua quàng ở nhà Nguyễn Trãi
Đưa về kinh mất phải hai ngày
Vào cung rồi phát tang ngay
Khiến cho trăm họ tiếng rày tiếng ve
 
Mười hai hôm , sau khi biến cố
Ghép Thị Lộ vào tội giết vua
Cả dòng Nguyễn Trãi bị đưa
Tru di tam tộc không chừa một ai 
LÊ NHÂN TÔNG HOÀNG ĐẾ (1442- 1459)
 
Lập Bang Cơ lên ngai hoàng đế(1442)
Hoàng tử là thứ kế con vua
Một người sáng suốt có thừa
Tiếc thay chết trẻ khi chưa truởng thành
 
Việc triều chính thân hành thái hậu
Buông rèm che nghe tấu việc triều
Lê Khắc Phục , được đi theo
Lại thêm Thụ, Khả góp điều phò vua
 
Hậu đàn bà mắt lòa chẳng thấy(1449)
Bọn đại thần che đậy cho nhau
Chỉ lo thu vén đem vào(1448)
Kết bè kết đảng, kết giao hoạn thần
 
Bọn đại quan một đoàn xiểm nịnh
Ghen hiền tài, ghét chính, tà gian
Bên ngoài xã tắc suy tàn
Cậy quyền, ỷ thế làm càng hiếp dân
 
Nạn hối lộ đã dần thành tật
Việc bán quan mua tước thường xuyên
Nghiêu Tử, rồi lại Trịnh Kiên
Hàn lâm học sĩ dốt nguyên cả làng (1448)
 
Năm Giáp Tý bắt giam Lê Liệt
Rồi Phục, Khả bị giết oan khiêng(1452)
Ra tayThái hậu nắm quyền 
Lệnh bà quyết định mọi đàng trong dân
 
Năm Bính Dần, chọn nguời khỏe mạnh
Xung vào quân để đánh Chiêm man
Xuất binh chiếm được Chà Bàn
Bí Cai Chiêm chúa đầu hàng quân ta
 
Phú xin tha cho dân Quy Hóa (1448)
Miền Tuyên Quang đói kém thiếu mưa
Ruộng đồng lúa mọc lưa thưa
Nhiều năm đại hạn mất mùa liên miên
 
Năm Kỷ Mão, một đêm chính biến
Lê Đắc Ninh giữ điện cấm quân
Theo phe phản nghịch Nghi Dân (1459)
Cùng hơn trăm đứa leo thành vào cung
 
LÊ NGHI DÂN HOÀNG ĐẾ (1459- 1460)
 
Giết Nhân Tông, với cùng thái hậu
Đoạt ngai vàng kết cấu gian nhân
Người trong bè đảng gia ân
Qua Tàu , sai sứ xin ban vương hầu
 
Tám tháng sau, hội bàn sự việc
Gồm công thần Đinh Liệt, Lê Yên
Với quan Nguyễn Xí, Điện Tiền
Cùng nhau mưu sự giết liền hai tên
 
Đóng cửa thành, giử yên thống suất
Bắt Nghi Dân phế truất tức thời
Quần thần hội kiến với nguời
Tư Thành hoàng tử được mời nhận ngôi (1460)
 LÊ THÁNH TÔNG HOÀNG ĐẾ (1460- 1497)
 
Đó là ngày, giữa năm mồng sáu
Lên ngai vàng lễ hậu phát tang
Cho anh và mẹ đàng hoàng
 
Rước vào thế miếu lập đàn cầu siêu
Vua có nhiều thiên tư đặc biệt
Là một người cương quyết thực tài
Lại còn võ giỏi văn hay
 
Làu thông kinh sử thuở nay mấy người
Ngự trên ngai tuổi đời muời tám
Sửa nhân luân, quyết đoán mối giềng
Đào Biểu truy nghĩa tuyên dương
 
Đắc Ninh giết bỏ làm gương cho đời
Nay cho đổi, là thời Quang Thuận
Xuống chiếu truyền tha án tù nhân
Xét xem chức tước bá quan
 
Cấp cho ruộng đất để làm của riêng
Năm Canh Thìn sai quan Lê Liệt
Đem quân đi tiễu triệt Bồn Man (1460)
Dựng văn bia ở Mục Lăng
 
Bắt làm hộ tịch, đe răn phản thần
Lệnh cho khắp các quan huyện phủ
Phải ưu tiên khuyến nhủ nhân tâm
Chăm lo cày cấy siêng năng
 
Bỏ gốc theo ngọn khuyên dân không làm
Lệ thi Hương vua ban định rõ (1462)
Danh sách thi gạt bỏ những người
Dù cho học giỏi, có tài
 
Mà vô đạo đức cũng hoài bỏ đi
Lại định kỳ thi Hương, thi Hội
Đệ nhất thời phải hỏi Tứ Thư
Thứ hai : chiếu, chế, biểu từ
 
Thứ ba " thơ, phú. Thứ tư :sách, bài
Về hành chánh, hỏi tay hiểu việc
Chốn nha môn phải biết ký tên
Hưu quan sáu chục trở lên
 
Được về trí sĩ giữ nguyên tước hàm.
Đổi sáu bộ ra làm sáu viện
Mỗi viện đều riêng tuyển thượng thư
Truyền cho làm việc đúng giờ (1462)
 
Nhưng saulại đổi y như xưa làm
Tháng hai năm Quý Mùi, thi Hội
Vua thân hành vấn hỏi thí sinh (1463)
Tiến sĩ chọn được Thế Vinh
 
Bắt loa truyền gọi xướng danh từng người
Trăm kẻ thi một người được đỗ
Treo bảng vàng ngoài cửa Đông Hoa
Ban ân ủy dụ thật là
 
Vô cùng trân trọng vang xa dội gần
Năm Giáp Thân (1464) vua về cúng tế
Ơ Sơn Lăng theo lệ hằng năm
Giải oan Nguyễn Trãi, chiếu rằng :
 
"Bổ cho con Nguyễn Trãi chức đồng tri Châu"
Vua nhớ đến công lao Nguyễn Trãi (1467)
Cho phục hồi hết thảy thơ văn
Đề cao giá trị tinh thần
 
Phần nào chuộc lại lỗi lầm tiên vương
Sai người đi dò đường, dò bể (1490)
Vẽ bản đồ hình thể quốc gia
Định ra biên giới nước ta
 
Ai Lao, Chiêm Quốc thật là phân minh
Việc quân ngũ định thành quy chế (1467)
Chia ra làm mỗi vệ như sau :
Vệ thì : năm sở làm đầu
 
Sở : hai chục đội được giao tuyển người
Quân số đội là hai mươi chẵn
Luyện côn quyền, thương giản cho tinh
Lúc nào đất nước thanh bình
 
Cho về một nửa dân đinh cấy cày
Sai Khuất Đã ra tay đánh giặc (1467)
Đến Mã Giang vây bắt Đạo Đồng
Tiểu trừ ở sách Man Nhung
 
Dẹp tan giặc cỏ yên lòng nhân dân
Với quần thần, vua ban sắc dụ
Thường hay dùng điển cũ, ý xưa
Răn người bất nghĩa a dua
 
Lời trong sắc dụ nghe như văn tài
Nguyễn Bá Ký là tay học sĩ
Chê vua không chú ý sử kinh
Không theo lối học thực hành
 
Phù hoa sáo điễn thiếu phần cách tân
Vua tự xưng Tao Đàn nguyên soái
Hăm tám người lập hội làm thơ
Đa phần bài xướng của vua
 
Các quan họa lại ngợi ca hết lời
Vua lại sai Sĩ Liên phụng chỉ
Viết "Đại Việt sử ký toàn thư"
Phu Tiên năm Hợi bấy giờ
 
Hơn hai niên kỷ đến chừ mới xong (1479)
Truyền Lễ, Cử, Nhuận, Trung, Đình Bảo
Biên tập xong chính sự quốc triều
Viết từ Thái Tổ tiếp theo
 
Soạn thành trăm quyển chia nhiều bộ môn
Các sử quan vâng theo chếu chỉ
Cố cho xong bất kể đêm ngày
"Thiên Nam Dư Hạ Tập" này
 
Công trình biên soạn đến nay hoàn thành (1483)
Lại sai chép "Thân Chinh ký sự"
Ghi rõ ràng lịch sử đánh Chiêm
Ai Lao cũng đã dẹp yên
 
Viết thành một quyển để riêng bấy giờ
Luật Hồng Đức trong Dư Hạ tập
Là biểu trưng luật pháp quốc gia
Hình quan theo đó mà tra
 
Những điều luật định thật là phân minh
Vua ví mình ngang danh Đỗ Phủ (1496)
Thường huênh hoang giữa chỗ triều đình
Tao Đàn nguyên soái xưng danh
 
Thơ văn khẩu khí chỉ dành hạng trung
Lê Thánh Tông có chừng vài quyển
Đại khái là "Quỳnh Uyển cửu ca"
"Cổ kim bách vịnh" thi ca
 
"Xuân vân", "Kim cổ", "Anh hoa" thơ Đường
Về ngoại giao lựa phương khôn khéo
Nước Chiêm Thành chọn mẹo cầu phong
Nhã Lan không dám hai lòng
 
Bồn, Sơn man cũng phục tùng nước ta
Với nhà Minh thì ta giữ đúng
Cứ ba năm triều cống một lần
Chọn đi những vị sứ thần
 
Có tài ứng đối ngoại nhân phải gờm
Viết cảo thơm "Bình Chiêm sách lược"(1471)
Mười mấy điều phát trước trong doanh
Tháng năm Tân Mão đánh thành (1471)
 
Chà Bàn bắt sống tù binh mấy ngàn
Băm tám năm Tư Thành nối nghiệp
Được tôn xưng hoàng đế Thánh Tông
Một người nổi tiếng hiếu trung
 
Có tài văn học, tinh thông lắm điều
Trong đời vua có nhiều trước tác
Định luật hình cùng các việc binh
Xây thêm đền điện, cung đình
 
Sửa sang chính sự cho thành nếp hơn
Đạo làm con, một lòng hiếu thảo (1496)
Khi mẹ đau dâng cháo, hầu cơm
Ngày đêm bên cạnh chăm nom
 
Đến khi mẹ chết tự làm ma chay
Viết bút thỏ một bài tự thuật :
"Ngũ thập niên hoa thất xích khu
Cương trường như thiết khước thành nhu
 
Phong xuy song ngoại hoàng hoa tạ
Lộ ấp đình tiền lục liễu tồ
Bích hán vọng tùng vân diễu diễu
Hoàng lương mộng tỉnh dạ du du
 
Bồng lai sơn thượng âm dung đoạn
Băng ngọc u hồn nhập mộng vô ?
Ngoài trời rắc mấy hạt mưa
Giấc thiên thu đã vỗ ru đêm dài
 
"Năm chục hoa niên bảy thước thân
Lòng như sắc cứng bỗng mềm dần
Gió lay khô héo hoa bên cửa
Sương dãi gầy mòn liễu trước sân
 
Trời biển xa trông mây thăm thẳm
Kê vàng tỉnh giấc dạ bâng khuâng
Khuất lời cách mặt non bồng vắng
Băng ngọc du hồn nhập mộng chăng ?"
 
Vua đứng ra, tự mình tẩm liệm
Thay áo quần cho đến rửa chân
Bỏ vào miệng mẹ kim ngân
Cầu xin cho mẹ siêu thần cõi tiên
 
Lê Thánh Tông người hiền hiếm có
Lúc làm vua uy vũ anh minh 
Giữ yên trăm họ thái bình
Xiển dương văn hoá, luật hình sửa sang
Q 1: Thời đại Hồng Bàng
Q 2: Thời đại Bắc thuộc (227-540)
Q 3: Ngô Quyền (938-944) Q 4: Lý Thái Tổ (1010-1028)
Q 5: Lý Nhân Tông (1072-1127) Q 6: Trần Thái Tông (1226-1258)
Q 7: Trần Nhân Tông (1278-1293)
Q 8: Trần Anh Tông (1293-1394)
Q 9:  D N Lễ - Trần Thiếu Đế (1369-1400) Q 10: Hồ Quí Ly - Giản Định Đế (1400-1409)
Q 11: Lê Thái Tổ (1423-1433) Q 12: Lê Thái Tông (1433-1442) - Thánh Tông (1460-1497
Q 13: Lê Hiến Tông (1497)/Mạc Phúc Nguyên (1546) .Quyển 14: Lê Trung Tông (1548) đến Nguyễn Phúc Nguyên (1613)
Quyển 15: Lê Thần Tông (1619-1643) đến Lê Dụ Tông (1705-1728) Quyển 16: Trịnh Cương (1709) đến Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777)
Quyển 17: Trung Ương hoàng đế (1778 – 1793) Quyển 18: Quang Trung hoàng đế (1788-1792)
Quyển 19: Cảnh Thịnh hoàng đế (1792-1802) Quyển 20: Gia Long hoàng đế (1802-1820)
Quyển 21: Minh Mạng hoàng đế (1820-1841) Quyển 22: Thiệu Trị hoàng đế (1841-1847) đến Tự Đức (1847-1885)
Quyển 23: Pháp chiếm Gia Định (1859) và chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Quyển 24: Các cuộc kháng chiến của nghĩa quân miền Nam
Quyển 25: Pháp chiếm Hà Nội (1882) đến Hòa ước Giáp Thân (1884) Quyển 26: Pháp lập Liên bang Đông dương – các phong trào bình Tây sát Tả
Quyển 27: Đồng Khánh (1885...) – các phong trào sĩ phu yêu nước Quyển 28: Vua Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916)
Quyển 29: Trần Cao Vân (VN QPH) – các phong trào kháng chiến toàn quốc  Quyển 30: Khải Định (1916-25) Bảo Đại (1925-45) – anh hùng Nguyễn Thái Học