Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về  ]            [ Trang Chủ ]
ĐẠI VIỆT SỬ THI
Hồ Ðắc Duy
 
QUYỂN 15
Năm Kỹ Mùi (1619) vào đầu mùa hạ 
Vua Lê sai thủ xạ giết Vương 
Chẳn may đạn chỉ xẹt ngang
Trịnh Tùng rất giận căm gan bấy giờ
 
Sau biến cố bức vua thắt cổ 
Giam Trịnh Xuân nội phủ tức thì
Đưa ngay thái tử Duy Kỳ
Lên ngôi cửu ngũ trị vì thay cha
 
LÊ THẦN TÔNG HOÀNG ĐẾ 
(1619- 1643, 1649- 1662)
 
Bốn năm qua trong cơn bạo bệnh
Chúa Trịnh Tùng viết lệnh truyền Vương
Giao cho Trịnh Tráng quân quan(1623)
Nắm quyền phủ Chúa sửa sang mối giềng

TRỊNH TRÁNG (1623- 1652)
 
Không được quyền Trịnh Xuân nổi loạn 
Tấn công vào phá tán nội cung 
Bức cha cho tới đường cùng
Phóng tên đốt cháy khắp vùng kinh sư
 
Anh em chúa tranh đồ ngôi báu 
Gây nên trò đổ máu lương dân 
Lựa thời theo kế Bình Vương 
Bắt Xuân, kể tội chặt chân chết dần
 
Kể từ khi Trịnh Xuân bị giết
Bọn tiếm quyền mới dẹp được yên 
Xã tắc trong cảnh thái bình
Nam Bắc tạm hoãn giao tranh bấy giờ
 
Mỗi ba năm lại cho thi Hội (1627,1630,1634,1637..)
Cả hai miền sĩ tử nhiều nơi 
Trịnh-Lê hưng thịnh Đàng ngoài
Đàng trong chúa Nguyễn đất đai lớn dần

NGUYỄN PHÚC LAN (1635- 1648)
 
Nguyễn Phúc Lan thay cha kế vị
Con Kính Điễn là mẹ của Vương
Một người dũng lược am tường
Mấy lần chận dứng xâm lăng đàng ngoài
 
Coi phủ chúa trên mười năm lẻ
Đến Mậu tý (1648) tạ thế khi đang
Trên thuyền qua phá Tam Giang
Một cơn đột quỵ làm vương từ trần
 
Năm Quý Mùi (1643) tướng quân Trịnh Tạc
Lĩnh đại binh đến Bắc sông Gianh
Bất ngờ đánh úp thật nhanh 
Tấn công Nhật Lệ chiếm thành giữ dân
 
Người Hà Lan giúp ngầm Trịnh Tráng 
Ba chiến thuyền dàn sẵn ngoài khơi 
Đàng Trong trinh sát đã hay
Lập ra kế hoạch đợi ngày phản công

NGUYỄN PHÚC TẦN (1648- 1687)
 
Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) cho dùng tàu chiến 
Khi Hà Lan đã đến gần bờ 
Tấn công lúc địch bất ngờ
Đánh chìm một chiếc giong cờ đuổi theo
 
Đến tháng ba cường triều nóng bức
Gió hạ Lào thổi rát thịt da
Sức quân cạn kiệt can qua 
Vua Lê hạ lệnh rút ra trở về
 
Ơ Đàng Ngoài từ khi xuống chiếu
Cho nhà thờ giảng đạo Gia Tô
Chừ vua lệnh cấm giáo đồ 
Tuyên truyền tả đạo kể từ hôm nay
 
Giáo sĩ Rhode lệnh rời khỏi nước 
Ông là người đoán được về sau
Giúp người truyền bá được mau 
Tìm ra chử mới làm sao dể dùng
 
Đặt loại vần gọi chung Quốc Ngữ 
Được viết bằng mẫu tự LaTinh
Dạy cho giáo sĩ thật rành 
Soạn thêm tự điển để dành mà tra
 
Năm Kỷ Hợi (1654) kiểm nhà có đạo
Ở Đàng Ngoài đồ giáo ba trăm
Nhất là ở đất Sơn Nam
Nhà thờ Thiên Chúa xây gần sát nhau
 
Truyền ngôi cho con đầu thừa kế
Lê Thần Tông lui để dưỡng già
Chân Tông tuổi mới mười ba 
Khi vào triều chính có cha đi cùng
 
LÊ CHÂN TÔNG HOÀNG ĐẾ 
(1643- 1649)
 
Chúa Trịnh Tráng được phong Thái úy
Năm Ất Dậu kế vị ngôi cha 
Trông coi mọi việc quốc gia
Cung vua phủ chúa hai nhà thông gia 
 
Năm Đinh Hợi (1645) quân nhà Trịnh Tráng
Đem đại binh sang đánh Quảng Đông 
Thu hồi đất cũ mấy vùng
Quân ta làm chủ vòng cung đất này
 
Hai năm sau (1647) chẳn may vua chết 
Thái Thượng Hoàng lại thế ngôi xưa
Vén tay coi ngó cơ đồ
Thái bình thịnh trị được mùa nhiều năm
LÊ THẦN TÔNG HOÀNG ĐẾ 
(1649- 1662)
 
Ỏ đàng trong , khai lâm lấp biễn 
Dạy cho dân phát triễn ruộng hoang
Truyền ngôi chúa Nguyễn Phúc Lan
Giao cho thế tử Phúc Tần lên ngai

NGUYỄN PHÚC TẦN (1648- 1687)
 
Nguyễn Phúc Tần lên ngôi phủ Chúa
Lảnh việc quân vào tuổi ba mươi
Cầm cân nẫy mực trong tay
Chăm coi chính sự đêm ngày lo toan
 
Ỏ đang ngoài thuyền buôn các nước
Đưa chiếu thư xin được giao thương
Công ty Đông Ấn Hòa Lan
Mỡ ra thương điếm ở gần Hưng Yên
 
Người Hòa Lan mở thêm Phố Hiến 
Ở Hãi Hưng làm điễm bán buôn
Thương thuyền tấp nập trên đường
Ma Cao - Ấn Độ chở hàng đem sang
 
Các lái buôn là người Nhật, Pháp 
Bồ Đào Nha muốn cập lên bờ 
Thanh Trì, Kẻ Chợ dành cho 
Làm nơi thuê mướn lưu cư tạm thời(1662)
 
Năm Canh Dần(1650) Đàng ngoài thi Hội 
Đỗ kì này chỉ có tám người
Thế Hiền tiến sĩ Giáp Khôi
Trịnh Cao,Văn Lễ sáu người xuất thân
 
Cuối Tân Mão (1651) Đàng trong mở cửa
Nước Hà Lan cử sứ giả sang
Vertegen xin giao thương 
Phúc Tần đồng ý cho bàn hiệp thương
 
Một hiệp ước được vương kí kết
Với Hà Lan trong việc bang giao
Faifô thương điếm dồi dào
Lại cho miễn thuế hàng vào nước ta
 
Năm Ất Mùi (1655) vừa qua tháng tám
Nguyễn điều binh đi đánh Trịnh quân
Trịnh Lương túng thế lùi dần
Bắc Hà, Nghĩa Liệt dậm chân đợi ngày 
 
Cho viện binh vua sai Trịnh Tạc 
Đem đại quân cùng các thân vương 
Điểm binh hạ lệnh lên đường 
Phúc Tần được báo vội vàng dời binh
 
Quân Trịnh-Nguyễn giao tranh liên tục(1652-1662)
Cuộc chiến này tàn khốc dã man 
Khi thì đột phá phương Nam
Khi thì Bắc phạt tan hoang ruộng vườn 

TRỊNH TẠC (1657 - 1682)
 
Trịnh Tráng chết, chúa nhường thừa kế
Giao con mình thay thế việc quân
Vua phong Trịnh Tạc đại thần 
Nắm quyền cai trị trấn an biên thùy
 
Lê Thần Tông làm vì cho có 
Vừa băng hà vào độ cuối thu 
Đứa con Duy Vũ còn thơ 
Huyền Tông là hiệu bấy giờ nhận ngôi
 
LÊ HUYỀN TÔNG HOÀNG ĐẾ 
(1663- 1671)
 
Vua Huyền Tông lên ngôi kế vị
Lãnh sắc phong theo lễ quốc vương
Vua sai Lê Hiệu lên đường
Mang theo lễ cống đem sang Thanh triều
 
Trong chín năm dưới triều Duy Vũ
Có năm lần bão lốc vỡ đê (1663,1668,1670…)
Gắt gay nắng, mưa dầm dề
Mùa màng mất trắng nhiều bề khó khăn
 
Đất Cao Bằng giao cho họ Mạc (1669)
Sau mấy lần Trịnh Tạc thảo chinh
Sau theo đề nghị vua Thanh
Bốn châu tạm cắt đất mình trao đi
 
Đạo Gia Tô, trong ngoài cấm đoán
Bắt người dân phỉ báng giáo điều
Đàng Ngoài giáo sĩ khá nhiều
Trăm ngàn tín hữu đi theo đạo này (1664)
 
Các giáo sĩ từ Tây phương đến
Theo thương thuyền những chuyến ngang qua
Thương nhân nhưng lại thực ra 
Họ là giám mục hay là thừa sai (1669)
 
Ơ Đàng Ngoài cho tàu được đáp (1672)
Các công ty Anh Pháp giao thương
Mở ra phố điếm, hiệu buôn
Đổi trao sản vật, mua hàng đem ra
 
Cấm triệt để buôn qua bán lại
Với nước ngoài các loại điểu thương
Nhất là quân dụng tai ương
Ai mà vi phạm khám đường giam ngay

LÊ GIA TÔNG HOÀNG ĐẾ ( 1672- 1675)
 
Năm Tân Hợi lên thay ngôi vị(1671)
Cho anh mình Hoàng đế Huyền Tông
Là người mới chết vừa xong
Triều thần tôn gọi Gia Tông từ này
 
Năm Nhâm Tí(1672)vua sai Trịnh Tạc
Cùng Trịnh Căn dùng các quân doanh 
Ước chừng mười tám vạn binh
Vượt qua phòng tuyến tiến nhanh vào miền
 
Bị quân Nguyễn bao quanh đánh rát 
Sáu tháng sau Trịnh Tạc phải lui
Chiến tranh tạm lắng từ nay 
Sông Gianh đành cắt chia đôi hai miền
 
Đầu tháng tư nhằm năm Ất Mão(1675)
Phủ Trịnh cho khẩn báo vua băng
Cả nhà họ Trịnh bàng hoàng 
Vì vua và chúa như tuồng anh em
 LÊ HY TÔNG HOÀNG ĐẾ 
(1676- 1704)
 
Để nối ngôi chúa đem thế tập
Hoàng đế là Duy Cáp đưa lên
Vĩnh Trị năm ấy nguyên niên
Hy Tông hoàng đế rao truyền trong dân 
 
Phạm Công Trứ là quan Đông Các 
Một người hiền tháo vát tài ba
Cũng là một vị sử gia
Có nhiều trước tác như là :Tục Biên
 
Tám năm trước sanh tiền chưa mất 
Trịnh Tạc cho đánh đất Cao Bằng
Đời Mạc hơn tám mươi năm 
Đến đây chính thức diệt vong hoàn toàn
 
Ở Đàng Trong, Chúa ban tướng cũ
Của nhà Minh, đông phố định cư
Mạc Cửu được cấp đất cho
Mở mang cương thổ kể từ Hà Tiên
 
Đất phía Nam một miền sung túc
Mà Đàng Ngoài bão lụt liên miên
Thế mà còn sửa chùa chiền 
Làm cho dân khổ hao tiền tốn công
 
Nguyễn Sĩ Dương, hết lòng soạn sử (1681)
Ông đã biên Thực Lục triều Lê
Trung hưng công nghiệp nhiều bề
Tục biên sử kí Lê Huy viết lời
 
Bài đề tựa vua sai biên soạn 
Sửa những phần khôn đúng bổ sung
Giữ lại bài của Lê Tung
Làm bài tổng luận vô cùng tuyệt luân

TRỊNH CĂN (1682- 1709)
 
Con Trịnh Tạc :Trịnh Căn thế tử
Được truyền ngôi nối giữ tước vương
Sửa sang chính trị mối rường
Ngoại giao khôn khéo chỉnh trang nhiều bề
 
Hoàng đế Pháp Louis 14(1682)
Gửi quốc thư đến chốn triều đình 
Trịnh Căn chuẩn thuận hoan nghênh
Gửi thư phúc đáp tỏ tình bang giao
 
Lê Hy Tông yêu cầu Trung Quốc (1688- 1689)
Trả lại vùng đất nước biên cương 
Mà dân Thanh đã lấn đường
Vượt qua cột mốc giao thương hai đàng

NGUYỄN PHÚC TRĂN (1687- 1691)
 
Nguyễn Phúc Trăn được trao ngôi chúa
Năm vừa rồi(1687)chọn lựa dời đô
Phú Xuân xây dựng cơ đồ
Thành trì gia cố bồi tô miếu đường
 
Ông cũng còn gọi là chúa Nghĩa
Chọn làm người kế vị tiên vương
Thuế tô tha giảm mọi đường
Tính tình rộng rãi nhún nhường khiêm cung
 
Cho tiên phong đem quân cứu viện
Vì Chân Lạp nội chiến tương tàn
Bổ sung cho tướng Dương Lâm
Tinh binh thiện chiến định an cả vùng
 
Chúa Nguyễn Phúc cuối cùng đánh bại
Vua Chiêm Thành ở mãi Đàng Trong
Bởi Chiêm không chịu phục tùng
Lại đem quấy nhiễu ở vùng Diên Ninh
 
NGUYỄN PHÚC CHU 
(1691- 1725)
 
Vừa trưởng thành thì cha tạ thế
Nguyễn Phúc Chu kế vị phụ vương 
Một người am hiểu tinh tường
Lo toan chính sự mở mang cõi bờ 
 
Đễ giữ vững cơ đồ xã tắc
Chúa chọn người sát hạch nghiêm minh
Quan tâm đãi sĩ chiêu hiền 
Cầu lời nói thẳng ngục hình giảm khinh
 
Phủ Gia Định khai sinh gần cuối 
Năm Mậu Dần (1698)triều đại Hiễn Tông
Chưởng cơ Hữu Kính được phong
Làm quan Kinh lược vào trong xây đồn
 
Xứ Sài Gòn lập doanh Phiên Trấn 
Đất Đồng Nai là trấn Biên Dinh
Sàigòn thuộc huyện Tần Bình
Minh Hương thị xã dành riêng Hoa Kiều
 
Đất Gia Định có nhiều sông rộng
Phía Đông Nam đất ruộng Cần Giờ 
Tây Bắc dựa núi Lấp Vò
Có sông Ngưu Chữ bến đò Thủ Thiêm
 
Năm Canh Thìn (1700)Đàng Trong thao diễn
Lấy ngựa nòi nổi tiếng xung quân
Trong khi ngoài Bắc đăng quan
Mở ra thi Hội đỗ gần hai mươi
 
Năm Nhâm Ngọ(1702)nước trôi đê vỡ
Ơ Thanh Hoa nước lội quá đầu 
Mất mùa hạn hán năm sau
Nhân dân sơ tán lao đao vô cùng
 
LÊ DỤ TÔNG HOÀNG ĐẾ 
(1705- 1728)
 
Lê Hy Tông mới vừa tạ thế (1705)
Lê Duy Đường kế vị vua cha
Bấy giờ hết nạn can qua
Binh đao tạm lắng quốc gia thái bình
 
Ơ trấn biên giặc Nùng quấy phá
Tàu Anh Quốc đổ bộ Côn Luân
Đảo quốc cùng với Phúc Phan
Lập đồn trấn thủ đánh tan giặc này
 
Đai phòng ngự lập ngay Phiên Trấn
Sai Cửu Vân khai thác Vũng cù
Xây thành đắp lũy phòng , lo 
Luân phiên canh gác không cho giặc vào 
 
Vua Ai Lao cưới con họ Trịnh
Cuộc hôn nhân để tránh ngoại xâm 
Đàng trong dẹp loạn dân Chăm 
Lấy tên nước cũ an phần nhân tâm
 
Chiêu tập dân khai hoang vỡ đất 
Mạc Cửu xin thần phục Đàng Trong
Chúa bèn xuống lệnh gia phong 
Cử làm trấn thủ coi vùng Hà Tiên
 
Miền đất biễn ngày thêm đông đúc 
Là một vùng sung túc mở mang
Lập nên thương cảng phía Nam
Thuyền buôn các nước thuận đường ghé qua
Q 1: Thời đại Hồng Bàng
Q 2: Thời đại Bắc thuộc (227-540)
Q 3: Ngô Quyền (938-944) Q 4: Lý Thái Tổ (1010-1028)
Q 5: Lý Nhân Tông (1072-1127) Q 6: Trần Thái Tông (1226-1258)
Q 7: Trần Nhân Tông (1278-1293)
Q 8: Trần Anh Tông (1293-1394)
Q 9:  D N Lễ - Trần Thiếu Đế (1369-1400) Q 10: Hồ Quí Ly - Giản Định Đế (1400-1409)
Q 11: Lê Thái Tổ (1423-1433) Q 12: Lê Thái Tông (1433-1442) - Thánh Tông (1460-1497
Q 13: Lê Hiến Tông (1497)/Mạc Phúc Nguyên (1546) .Quyển 14: Lê Trung Tông (1548) đến Nguyễn Phúc Nguyên (1613)
Quyển 15: Lê Thần Tông (1619-1643) đến Lê Dụ Tông (1705-1728) Quyển 16: Trịnh Cương (1709) đến Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777)
Quyển 17: Trung Ương hoàng đế (1778 – 1793) Quyển 18: Quang Trung hoàng đế (1788-1792)
Quyển 19: Cảnh Thịnh hoàng đế (1792-1802) Quyển 20: Gia Long hoàng đế (1802-1820)
Quyển 21: Minh Mạng hoàng đế (1820-1841) Quyển 22: Thiệu Trị hoàng đế (1841-1847) đến Tự Đức (1847-1885)
Quyển 23: Pháp chiếm Gia Định (1859) và chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Quyển 24: Các cuộc kháng chiến của nghĩa quân miền Nam
Quyển 25: Pháp chiếm Hà Nội (1882) đến Hòa ước Giáp Thân (1884) Quyển 26: Pháp lập Liên bang Đông dương – các phong trào bình Tây sát Tả
Quyển 27: Đồng Khánh (1885...) – các phong trào sĩ phu yêu nước Quyển 28: Vua Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916)
Quyển 29: Trần Cao Vân (VN QPH) – các phong trào kháng chiến toàn quốc  Quyển 30: Khải Định (1916-25) Bảo Đại (1925-45) – anh hùng Nguyễn Thái Học