Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về  ]            [ Trang Chủ ]
ĐẠI VIỆT SỬ THI
Hồ Ðắc Duy
QUYỂN 22
THIỆU TRỊ HOÀNG ĐẾ ( 1841- 1847)
 
Năm canh Tý (1840) khi ngài tạ thế
Cho đòi Trương Đăng Quế vào cung
Rước hoàng thái tử Miên Tông
Chiếu theo di mệnh tấn phong ngôi trời
 
Vua lúc đó tuổi vừa băm bốn
Người thông minh tính vốn ôn hòa
Văn chương đáng bậc tài hoa
Siêng năng lo việc quốc gia suốt ngày
 
Ông là con thứ hai Minh Mạng
Nối ngôi cha cáng đáng việc triều
Dưới tay quan chức cũng nhiều
Trung thành giúp rập mọi điều tận trung
 
Tạ Quang Cự hợp cùng Xuân Cẩn
Nguyễn Tri Phương binh trấn Cao Man
Trương Đăng Quế bậc cận thần
Lại thêm Công Trứ cầm quân vững vàng
 
Ở Trấn Tây, Thổ Man quấy rối
Trương Minh Giảng trở lại đất Miên
Xuy, Sức dấy loạn Kiên Giang
Nhiều nơi nổi dậy như đàn ong ve
 
Vua đã phê bãi binh ra khỏi
Đất Cao Man tạm thối lui quân
An Giang di tản rút dần
Dựng thêm đồn lũy bên phần đất ta
 
Theo quân đi vượt qua biên giới
Trương Minh Giảng khi tới An Giang (1841)
Thẹn mình hờn giận ngổn ngang
Cáo đau, thác bệnh, suối vàng quyên sinh
 
Nước Chân Lạp bị Xiêm chiếm đóng (1845)
Dân thổ cư tìm sống sang ta
Khẩn cầu Nam Việt kéo qua
Sai Võ Văn Giai điều tra tình hình
 
Uẫn kéo binh dẫn đầu đi trước 
Chỉ vài ngày lấy được Nam Vang
Trấn Tây quân Việt chận đường
Quân Xiêm hốt hoảng đầu hàng khắp nơi
 
Tướng Chất Tri sai người đến báo (1845)
Xin nghị hòa xếp giáo bãi binh
Hứa lui về lại nước mình
Trấn Tây trả lại với thành Nam Vang
 
Nguyễn Tri Phương truyền thu binh để
Năm Đinh Mùi (1847) làm lễ tấn phong
Ngôi vua cho Nặc ong Đôn
Vua ta xuống chiếu vương phong cho người
 
Ở phương Nam trong ngoài tạm ổn
Việc đê điều là vốn nỗi lo
Bắc thành, Thanh Hóa lụt to (1846)
Truyền cho tu sửa để trừ lụt dâng
 
Bảo đại thần ở kinh và tỉnh
Nạn lũ trôi bàn tính cho xong
Cửu An đắp đập khơi sông
Đắp thêm đất mới nới lòng mặt đê
 
Vua sai mở khoa thi võ học (1846)
Cho khắc truyền ấn quốc Đại Nam
Văn Quan khai được mỏ vàng (1843)
Kiểm tra dân số kho tàng quốc gia (1841, 1847)
 
Đào Trí Phú đi qua Pháp để (1843)
Thảo luận về mua chiếc Điện Phi
Chiếc tàu hiện đại khó bì
Vận tốc cực mạnh ngay khi khởi hành
 
Tạo mẫu riêng cân đai phẩm phục
Lập công thức việc đúc súng đồng (1846)
Mời người đạo đức vào trong
Giúp dân khai hóa việc chung góp phần
 
Nền ngoại giao kết thân các nước
Đất Trung Hoa vẫn được quan tâm
Sang Tàu sứ cử sang thăm
Bắc Kinh phó hội từ năm Nhâm Dần (1842)
 
Người Nam Bân nước là Thủy Xá (1846)
Cũng chọn làm sứ giả dưa sang
Chiêm Thành lại muốn tiến dâng
Ta cho hai nước được làm phiên vương
 
Ở Tây phương như Anh Cát Lợi (1845)
Sai sứ qua muốn nối bang giao
Nhân khi nước ấy có tàu
Gặp cơn bão biển trôi vào nước ta
 
Tháng tám qua có nhiều tàu chiến (1847)
Của nước Anh đến biển Tourane
Quốc thư cống phẩm đưa sang
Mong ta chấp thuận giao thương nước ngoài
 
Những năm trước mật sai chỉ dụ
Các tỉnh thành theo dõi giáo dân
Thừa sai thì phải theo chân
Âm mưu phản động phải ngăn kịp thời
 
Nhưng tới đời nguyên niên Thiệu Trị
Lệnh cấm đạo nới nhẹ ít nhiều
Favin đại diện Pháp triều
Xin cho giảm án người theo đạo này
 
Vua Thiệu Trị một người nhân ái
Tha năm người vì nghĩa tiên quân
Thuở xưa họ đã theo chân
Phò Vương trong cảnh khốn cùng thất cơ
 
Cuộc giao hảo ban sơ khởi việc
Pháp cử sang hai chiếc chiến thuyền
Quốc thư chữ Hán dâng lên
Xin vua cho phép được truyền thánh kinh
 
Bỗng đang khi điều đình thương lượng
Thuyền của Tây nổ súng vào ta
Giương buồm vượt biển chạy xa
Vua quan nổi giận liền ra lệnh này
 
Xuống chỉ dụ : cấm ngay truyền đạo
Bắt những người che dấu Thừa Sai
Giáo dân, giám mục nhiều nơi
Nổi lên chống đối lệnh này của vua
 
Ít có vua như là Thiệu Trị
Ông cũng là học sĩ uyên thâm
Lắm khi cùng với quần thần 
Đông Tây kim cổ luận bàn việc xưa
 
Là nhà thơ có nhiều tác phẩm
Cũng là người có lắm bài hay
Vua ra câu đố đến nay
Chưa ai giải được chuyện này thật không ?
 
Đó là bài Vũ Trung Sơn Thủy
Được ra đề theo kiểu hồi văn
Liên hoàn một chút khó khăn
Đọc thành sáu bốn (64) trắc bằng ra thơ
 
Bài thơ xưa nay treo ở viện 
Lúc trước kia gọi viện Long An
Ngày nay thuộc viện bảo tàng
Nằm trong thành nội ở gần Hiễn Nhơn
 
Vua Thiệu Trị khi còn tại thế
Làm những điều đáng kể sau đây
Rút quân ra khỏi trấn Tây
Đào sông đắp đập định ngày khai thông
 
Chỉnh đốn lại trong cung ngoài điện
Khẩn hoang vùng dọc biển miền Nam
Dạy điều nhân nghĩa khai tâm
Kiểm tra dân số để làm thống kê
TỰ ĐỨC HOÀNG ĐẾ ( 1847- 1885)
 
Thái tử Thì lên ngôi hoàng đế 
Tên Hồng Nhậm hậu duệ Gia Long
Được phong là Phước Tuy Công
Niên hiệu Tự Đức nối dòng Nguyễn Vương
 
Hưởng ngai vàng tuổi đương mười chín
Dáng mảnh người bản tính thư sinh
Hiền lành nhân hậu chí tình
Khiêm cung hiếu thuận thông minh hơn người
 
Đối với me,à người hiếu thảo
Việc nước nhà thường báo cho hay
Chép riêng lời mẹ hằng ngày
Quyển Từ huấn lục trong tay xem dần
 
Các đại thần như Phan Thanh Giản
Nguyễn Tri Phương còn vẳng tiếng thơm
Triều thần một dạ sắt son
Hoàng Diệu tuẫn tiết một lòng trung quân
 
Vua là người văn hay chữ tốt
Để lại đời ngót một ngàn trang
Khi vui xướng họa thơ văn
Thức khuya dậy sớm siêng năng việc triều
 
Sức thì yếu việc nhiều không xuể 
Nên nhà vua chẳng thể đi xa
Dân tình chỉ được nghe qua
Còn như kinh lý quả là hiếm hoi
 
Sức khỏe ngài là điều bí ẩn
Vợ thì nhiều mà vẫn không con
Tuổi cao lực đã cạn mòn
Lựa người nối nghiệp nuôi con em mình
 
Triều Tự Đức thịnh hành Nho học
Kẻ đương thời thích đọc từ chương
Văn thơ câu nệ khoa trường
Bế quan tỏa cảng ngày càng thoái lui
 
Xuống chiếu sai định thêm các ngạch
Với văn bằng thì đặt như sau
Thủ khoa, Bảng nhãn đỗ đầu
Thám hoa, Hoàng giáp đứng sau loại này
 
Gọi Tiến sĩ liền ngay sau đó
Thêm cử nhân, chót đổ Tú Tài (1847 , 1851)
Đích thân vua chọn người hay
Tấn phong quan Trạng trong ngoài xướng danh
 
Vừa hoàn thành "Đại Nam Hội Điển" (1856)

Ghi các điều Chế, Chiếu, Biểu, Nghi
Các điều lệ định trường quy
Chính danh mọi việc dễ bề an dân
 
Lập nhà thờ Hiền Thần, Trung Nghĩa (1857)
Lại cho tìm hậu duệ các quan
Thành, Chất, Văn Duyệt hàm oan
Nay cho con cháu chức hàm, tước quan
 
Hồi Tây Sơn có Võ Trường Toản (1852)
Một danh sư ở ẩn giữa đời
Học trò lắm kẻ nên người
Vua phong Tố Đức lập nơi để thờ
 
Mấy năm đầu triều vua Tự Đức
Một vài nơi cướp giựt nổi lên
Cao Bằng thổ phỉ phía trên
Nông dân làm loạn dưới miền Hải Dương
 
Ở Mỹ Lương có Lê Duy Cự
Được tôn làm Soái Chủ vùng này
Quân sư Bá Quát dưới tay
Chiêu quân chiếm lấy Sơn Tây bấy giờ
 
Cao Bá Quát nhà thơ lỗi lạc
Người Gia Lâm , Kinh Bắc ngoại thành
"Chu Thần Thi Tập" nỗi danh
Nói lên được cái nhân sinh bấy giờ
 
Là quân sư cho Lê Duy Cự
Bị tuyên án xữ tử chém treo
Ghép vào tội phản Hòang Triều
Giúp quân phiến lọan làm điều tác oai
 
Sau biến cố dưới thời Thiệu Trị
Vua Tự Đức nghiêm trị nhiều hơn
Luật ra cấm đạo trong dân
Với điều phân sáp giam cầm biết tay
 
Ba Giám Mục là dân nước Pháp
Bị triều đình xử phạt tận tình
Bắt giam riêng biệt một nơi
Rồi đem xữ giảo từng người răn đe
 
Tin thảm sát bay về Pháp Quốc
Nã Phá Luân lập tức ra quân
Binh thuyền sửa soạn đưa sang
Dọn đuờng xâm lược dần dần nước ta
 
Montigny cử qua thương thuyết
Đến Đại Nam xin để bang giao
Cửa Hàn thuyền chiến theo vào
Sứ thần của Pháp dâng thư lên ngài
 
Vua từ chối truyền sai chuẩn bị
Lập đồn lũy bố trí tuần tra
Thần công đặt vịnh Sơn Trà
Cửa Hàn cửa Thuận quân ta canh phòng
 
Tàu của Pháp vào trong Cửa Thuận
Đi lòng vòng do thám nước ta
Có khi đến bải Sơn Chà
Thường xuyên lảng vảng xa xa bên ngoài
 
Ở Biên Hòa cho người lên bộ
Đến Quãng Bình neo lại điều nghiên
Rồi qua Nam Định , Thái Bình
Lên bờ khảo sát địa hình ra sao
 
PHÁP ĐÁNH ĐÀ NẲNG (1858)
 
Nã Phá Luân mỡ đầu cuộc chiến
Cử đi ngay pháo hạm chiến thuyền
Genouilly Trung Tướng toàn quyền
Ba ngàn lính thủy được đem theo cùng
 
Espagnol hợp chung với Pháp
Hội ý nhau bèn lập liên quân
Quảng Nam trực chỉ dong buồm
Ra sức bắn phá hạ đồn An-Ton (1858)
 
Lê Đình Lý cùng quan Đào Trí
Dàn binh vùng Cẩm Lệ giao tranh
Chẳng may trúng đạn trên thành
Rút về hậu cứ chia quân chặn đường
 
Nguyễn Tri Phương tăng cường giữ ải
Đồn Liên Trì, An Hải, Trấn Quan
Dằng dai lựa thế cầm chân
Lính Tây bệnh dịch thất thần rút ngay
 
arrow.gif (848 bytes) 
Q 1: Thời đại Hồng Bàng
Q 2: Thời đại Bắc thuộc (227-540)
Q 3: Ngô Quyền (938-944) Q 4: Lý Thái Tổ (1010-1028)
Q 5: Lý Nhân Tông (1072-1127) Q 6: Trần Thái Tông (1226-1258)
Q 7: Trần Nhân Tông (1278-1293)
Q 8: Trần Anh Tông (1293-1394)
Q 9:  D N Lễ - Trần Thiếu Đế (1369-1400) Q 10: Hồ Quí Ly - Giản Định Đế (1400-1409)
Q 11: Lê Thái Tổ (1423-1433) Q 12: Lê Thái Tông (1433-1442) - Thánh Tông (1460-1497
Q 13: Lê Hiến Tông (1497)/Mạc Phúc Nguyên (1546) .Quyển 14: Lê Trung Tông (1548) đến Nguyễn Phúc Nguyên (1613)
Quyển 15: Lê Thần Tông (1619-1643) đến Lê Dụ Tông (1705-1728) Quyển 16: Trịnh Cương (1709) đến Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777)
Quyển 17: Trung Ương hoàng đế (1778 – 1793) Quyển 18: Quang Trung hoàng đế (1788-1792)
Quyển 19: Cảnh Thịnh hoàng đế (1792-1802) Quyển 20: Gia Long hoàng đế (1802-1820)
Quyển 21: Minh Mạng hoàng đế (1820-1841) Quyển 22: Thiệu Trị hoàng đế (1841-1847) đến Tự Đức (1847-1885)
Quyển 23: Pháp chiếm Gia Định (1859) và chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Quyển 24: Các cuộc kháng chiến của nghĩa quân miền Nam
Quyển 25: Pháp chiếm Hà Nội (1882) đến Hòa ước Giáp Thân (1884) Quyển 26: Pháp lập Liên bang Đông dương – các phong trào bình Tây sát Tả
Quyển 27: Đồng Khánh (1885...) – các phong trào sĩ phu yêu nước Quyển 28: Vua Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916)
Quyển 29: Trần Cao Vân (VN QPH) – các phong trào kháng chiến toàn quốc  Quyển 30: Khải Định (1916-25) Bảo Đại (1925-45) – anh hùng Nguyễn Thái Học