-
LÊ THUẦN TÔNG
HOÀNG ĐẾ
-
(1732- 1735)
-
-
Khi Trịnh Giang cầm quyền phủ chúa
-
Đưa Duy Tường lên kế ngôi vua
-
Thuần Tông đế hiệu bấy giờ
-
Long Đức niên kỷ kể từ hôm nay
-
-
Trịnh Giang người ưa điều quái dị
-
Lại là người rất dễ gièm pha
-
Tính tình nhiễm thói ba hoa
-
Áo quần diêm dúa xa hoa vào mình
-
-
Cũng viết câu, phê bình văn sách
-
Cũng xây chùa, cung thất xa hoa
-
An chơi nhiều thói trăng hoa
-
Cưởng dâm cung nữ của cha chẳng
chừa
-
-
LÊ Ý TÔNG HOÀNG
ĐẾ
-
(1753- 1740)
-
-
Thế ngai vua, đưa ngay Duy Thận
-
Giử ngôi cao cán đáng việc triều
-
Ý Tông vâng lệnh nghe theo
-
Là con cháu ngoại được yêu bấy
giờ
-
-
Thù, giết vua , làm điều quái đản
-
Sét đánh cho, sau loạn tâm thần
-
Triều đình quyết định năm Thân(1740)
-
Trịnh Doanh được chọn thế chân
cầm quyền
-
-
Ở đàng ngoài nhiều miền thay đổi
-
Tân Mĩ vùng Đông Phố đất ta
-
Từ Châu Định Viễn lập ra(1732)
-
Long Hồ Dinh trấn hiện là Cửu Long
-
-
Ở Đàng Trong quốc vương Chân Lạp
-
Cất quân vào đàn áp Hòa Đa
-
Vĩnh Phúc chúa phái đem ra
-
Quân binh đánh chúng, đuổi xa khỏi
thành
-
-
Ở Đàng Ngoài tiến hành soạn quyển
-
Sách "Quốc triều hội điển" vừa
xong (1731)
-
Tức Uông tạo sĩ bách cung
-
Làm pho binh pháp để dùng trong quân
-
-
Sai nha quan tìm mua sách cũ (1731)
-
Sửa lại kho Tích Cổ Tàng Thơ
-
Ngũ Kinh in mới dâng vua
-
Tứ Thư Chư Sử dạy cho học trò (1734)
-
-
Lại y theo đồng hồ ngoại quốc (1733)
-
Nguyễn Văn Tư bắt chước làm ra
-
Tự cung trong nước để mà
-
Đặt nơi dinh trấn dân ta coi giờ
-
-
Chúa Nguyễn cho con trai Mạc Cửu (1736)
-
Làm Đô Đốc trấn giữ Hà Tiên
-
Một tay nổi tiếng chiêu hiền
-
Lập Chiêu Anh Các giao duyên tao đàn
-
-
Trịnh Giang bệnh :tâm thần phân liệt
-
Làm dân lành bao xiết khổ đau
-
Nhiều nơi lắm kẻ cầm đầu
-
Dấy lên nổi loạn chia nhau cát quyền
TRỊNH DOANH
(1740- 1767)
-
Chúa Trịnh Giang trao quyền nhiếp chính
-
Cho Trịnh Doanh quyết định mọi điều
-
Đầu tiên từ bọn quan liêu
-
Giết ngay Công Phụ và nhiều kẻ gian
-
-
Truyền quan quân lên đường dẹp loạn
-
Tuyển ưu binh lực lưỡng dễ dùng
-
Trưng thu đến cả hồng chung
-
Để đúc binh khí kiếm cung tàu thuyền
(1740)
-
-
LÊ HIỄN TÔNG
HOÀNG ĐẾ
-
( 1740- 1786)
-
-
Lê Duy Niên được nhường ngôi đế
-
Vì Trịnh Doanh muốn thế Ý Tông
-
Vời ngay thái tử đông cung
-
Trở về nhận lảnh trung hưng mối
giềng
-
-
Dân Đàng Ngoài triền miên thiếu đói
(1730,1735,1740)
-
Ruộng bỏ hoang đồng cỏ xác xơ
-
Thiên tai, dịch bệnh bấy giờ
-
Nhiều năm hạn lụt mất trơ mùa màng
-
-
Số giáo dân bao gồm cả nước (1737)
-
Đến bây giờ kiểm được xong xuôi
-
Hai trăm năm chục ngàn người
-
Nhà thờ giáo sứ nhiều nơi cát quyền
-
-
Cả hai miền đều cho cấm đạo (1737)
-
Sợ gây mầm khuynh đảo trong dân
-
Truyền cho giáo sĩ ngoại nhân
-
Phải ra khỏi nước không cần lệnh
vua
-
-
Nhà sư tên Dương Hưng khởi nghĩa
-
Ở Tam Đảo và giữ một vùng
-
Lại thêm tù trưởng Quách Công
-
Chiếm vùng Lạc Thổ vẫy vùng một
phương
-
-
Người nhà Lê thân vương tôn thất
-
Họp lại cùng Duy Mật hưng binh (1738)
-
Mong làm đảo ngược tình hình
-
Tấn công đốt phá kinh thành tan hoang
-
-
Mưu bị lộ tìm đường chốn thoát
-
Vì nghĩa binh khinh thất coi thường
-
Nên nhiều người đã chết oan
-
Bị quân họ Trịnh dẹp tan tức thì
-
-
Lê Duy Mật chạy về Thanh Hóa (1740)
-
Cùng nông dân đã hóa vùng này
-
Thành nơi dựng trại , tuyển nguời
-
Dân binh gia nhập mỗi ngày một đông
-
-
Khi tiến công khi vây Phúc Lộc
-
Vượt sông Đà đánh thốc sông Thao
-
Lôi Dương ngấp nghé tiến vào
-
Ngọc Lâu còn dấu chiến hào thân
vương
-
-
Thành Trình Quan ba mươi năm ấy
-
Nét oai hùng còn thấy về sau
-
Bị quân phản bội bắc cầu
-
Ong đành tự vẫn tránh vào tay quân
(1770)
-
-
Ơ Đàng Ngoài nhân dân chống lại
-
Bọn kiêu binh và lũ tham tàn (1741)
-
Công Chất cát cứ Sơn Nam (1739)
-
Tuyển, Cừ, Trác, Oánh chiếm đàng
Hải Dương (1741)
-
-
Ơ Bắc
Phương dư đồ nhà Mạc (1744)
-
Chiếm Cao Bằng, Hưng Hóa, Tuyên, Quang
-
Ngân Gia lại có Đình Dung (1740)
-
Tế Bồng thủ lĩnh chiếm vùng Sơn
Tây
-
-
Nguyễn Hữu Cầu cho xây dinh trại
(1742)
-
Kiểm soát miền duyên hải Đồ Sơn
-
Ngũ Phúc tướng Trịnh bị dồn (1744)
-
Bị quân vây hãm cuống cuồng lo âu
-
-
Nguyễn Danh Phương cầm đầu lực
lượng (1744)
-
Mười vạn quân cả tướng và binh
-
Lấy vùng Thanh Lãng xây thành
-
Cuối cùng bị bắt tử hình nơi đây
-
-
Nguyễn Phúc Chu trên ngai phủ chúa
-
Ơ Đàng Trong hơn được mười năm
-
Giữa năm Mậu Ngo (1738) thì băng
-
Khoát lên nối nghiệp đăng quan lúc
này
-
-
NGUYỄN PHÚC KHOÁT
-
(1738- 1756)
-
-
Nguyễn Phúc Khoát xuống ngay chiếu
chỉ
-
Lập lễ đài ở Huế đăng quang
-
Sai người đúc ấn Quốc Vương
-
Đặt ra triều phục , kỷ cương khi
chầu
-
-
Xây kinh đô, điền đài, cung điện
-
Gác Dao Trì nội viện Triều Dương
-
Thuyền rồng đậu ở sông Hương
-
Cái quan đắp rộng dể dàng cho dân
-
-
Ơ trấn
Biên có quân tạo phản (1747)
-
Chúa Nguyễn sai dẹp loạn thật nhanh
-
Được tin giặc cỏ Long Xuyên
-
Vua sai cai đội đem thuyền đi ngay
-
-
Lại xuống chiếu chọn ngày đúc súng
(1747)
-
Làm thêm tiền kẽm cứng lưu thông
-
Cộng chung với cả tiền đồng
-
Định ra luật lệ tiêu dùng dễ phân
-
-
Năm Giáp Tuất (1754) đem quân tiến
đánh
-
Đuổi Chân lạp đến tận Nam Vang
-
Nặc Nguyên dâng biểu đầu hàng (1755)
-
Từ nay thần phục xin làm phiên vương
-
-
Dưới thời này văn chương kiệt xuất
-
Nhiều thi thơ trước thuật tài tình
-
Nguyễn Kiều một thuở lưu danh
-
Sử Hoa Tùng Vịnh để dành người
xem
-
-
Chinh phụ ngâm chuyện tình cay đắng
-
Bảng hán văn của Đặng Trần Côn
-
Bà Đoàn diễn lại thơ Nôm
-
Văn chương man mác nỗi buồn phu thê
-
-
Là tác phẩm thiên về nghệ thuật
-
Một áng thơ tuyệt tác bấy giờ
-
Nghe qua não nuột tựa hồ
-
Xót xa vạn dặm mờ mờ đau thương
TRỊNH SÂM
( 1767- 1782)
-
Ở Đàng Ngoài Trịnh Sâm nguyên soái
-
Được tiến phong lên nối ngôi vương
-
Đổi ngay triều nội kỷ cương
-
Không theo pháp cũ triều đường khi
xưa
-
-
Chúa Trịnh Sâm thay vua quyết đoán
-
Đã một lần làm tướng xuất quân
-
Đã từng chiếm lấy Phú Xuân
-
Đuổi quân chúa Nguyễn Phúc Thuần
vào Nam
-
-
Lê Quí Đôn một người tài lực (1752)
-
Để lại đời Tiểu Lục Kiến văn
-
Lê Triều Thông Sử trăm trang
-
Một nhà bác học thuộc hàng quán
quân
-
-
Đất Hải Dương có Lê Hữu Trác (1724)
-
Là một người uyên bác y khoa
-
Y Tông Tâm Lĩnh viết ra
-
Vệ sinh yêu quyết thật là ích dân
-
-
Làng Đan Loan có Phạm Đình Hổ (1768)
-
Chuyên tâm vào nghiên cứu điễn văn
-
Vũ Trung tùy bút, Tang Thương
-
An Nam Chí Lược trăm trang để đời
-
-
Từ Tân Dậu (1741) kéo dài cho tới
-
Năm Đinh Hợi (1767) cả ở hai miền
-
Có nhiều sự kiện khó quên
-
Khoát mất, Thuần thế, Trịnh Sâm
đang ngoài
|