Số 42 / 28 - 2 - 2011
  ---------------->[ Trở về trang chủ ]
Quê Hương

. Nguyễn Dư  : 

Tranh Tết của ta có từ bao giờ? Câu hỏi sao mà ngây ngô, cộc lốc. Lại còn... khó trả lời. Nhiều học giả cho biết tranh Tết có từ... nhiều mốc thời gian khác nhau. Người thì dựa vào ghi chép của sử, người thì ngắm kèo, cột của mấy ngôi chùa cổ, để đi đến kết luận là dân ta biết khắc gỗ, biết in kinh Phật, từ thời Lí. Biết khắc, biết in tức là... biết làm tranh mộc bản. Từ đó có thể suy ra rằng tranh dân gian, trong đó có cả tranh Tết, đã xuất hiện từ thế kỉ 11. Người khác lại cho rằng tranh dân gian đòi hỏi một số tiêu chuẩn của "hội hoạ" như nét vẽ phải đa dạng, khắc in phải tinh vi... Các tiêu chuẩn mĩ thuật và kĩ thuật này phải chờ đến đầu thế kỉ 15, ta mới đạt được. Thời Hồ Quý Li, nước ta mới làm được tiền giấy. Nghề làm tranh dân gian có thể được ra đời và phát triển từ đây.
----------------> Tranh Tết Hứng dừa
Tục ngữ, châm ngôn, thành ngữ, phương ngữ Việt Nam đã được nhiều học giả để ý sưu tầm, giải nghĩa từ khoảng một trăm năm nay. Sách viết bằng chữ hán, chữ nôm vừa hiếm, vừa khó hiểu nên dần dần bị quên lãng. Sách còn được lưu truyền đến ngày nay, hầu như chỉ có sách viết bằng chữ quốc ngữ. Coi như chữ quốc ngữ đã loại được chữ " thánh hiền " và chữ " nôm na ". Đáng ngạc nhiên hơn nữa là trong số những người đi tiên phong trong việc truyền bá chữ quốc ngữ lại có cả người Pháp. Trong lúc người Việt còn bàn cãi thì một vài người Pháp đã bắt đầu viết sách bằng chữ quốc ngữ về... tục ngữ, thành ngữ Việt Nam. 
Giáo dục

. Nguyễn Thị Chân Quỳnh (bản chữ Pháp):

Grâce à un système élaboré d'éducation et de concours, l'Annam  d'hier était considéré comme un pays de civilisation avancée. Ce système plusieurs fois séculaire a été aboli il n'y a pas longtemps, cependant, beaucoup d'entre nous ignorent, de nos jours, ce que représentaient ces concours, ou bien nous ne les prenons pas au sérieux, ou bien nous les jugeons sévèrement. Pourquoi ?
. Phạm Vân Nga dịch ra Anh ngữ: 
For a millennium, Viet Nam used a mandarinic examination system (Khoa cử) to select civil servants. Yet, only 90 years after this system was abolished, most of us are no longer interested in it. It is either judged severely or treated with derision. Why are Vietnamese people so indifferent toward these once very popular mandarinic examinations? What are they exactly?
. Nguyễn Thị Chân Quỳnh : 
----------------> Khoa Cử Việt Nam ( tập hạ ) : Thi  Hội
(- Định kỳ - Phép thi /   Trường thi  / Thí sinh  /  Khảo quan / Đề mục -Văn bài /  Chấm thi )


. Hữu Ngọc :   - Thám tử văn hóa
 

Ngôn ngữ 

. Nguyễn Vĩnh-Tráng : 

Dưới thời Trịnh-Nguyễn, người ta thường nghĩ chỉ có những bài thơ, bài văn của các thi nhân, văn sĩ, được viết bắng chữ Nôm. Nhưng thật ra, theo các nhà khảo cứu văn học, và mới đây, theo Hán Nôm làng xã xứ Huế (Nguyễn Văn Thịnh, Tạp Chí Sông Hương, trên mạng Internet), thì các công văn như chiếu, chỉ, truyền, phó, thị, trát…, đã có từ đời Lê, để thông báo xuống làng xã, truyền đạt nội dung cần thi hành, cùng các đơn tự, thân trình, tấu bẩm… của các làng xã gởi lên các cấp huyện, phủ, triều đình. Công việc đọc, viết được giao cho một người khoa bảng, do dân bầu hoặc do cấp trên chỉ định, còn việc lưu trữ thì giao cho một viên Thủ Bộ giữ gìn trong nhiệm kỳ của mình, xong nhiệm kỳ thì kiểm kê giao lại cho viên Thủ Bộ mới, với những biên bản bàn giao rất tỷ mỷ chi tiết.


Trong cao trào đả phá các chế độ chính trị Việt Nam, trước thời kỳ xây dựng các nền Cộng Hòa, đảng Cộng Sản Việt Nam, và ngay cả Cộng Hòa Miền Nam, đều dùng hai chữ Phong Kiến (" Bài Phong, Đả Thực "), một danh từ có một hàm ý rất xấu xa, đáng nguyền rủa, một danh từ nói lên sự đàn áp, bóc lột tối đa của kẻ có quyền lực đối với nhân dân. Rồi từ đó, nhất là từ 1945 cho đến nay, có thể nói là 99 %, trên sách vở, báo chí, trên các mạng Internet, đều nhất loạt dùng hai chữ Phong Kiến để chỉ chế độ chính trị của Việt Nam trước thời kỳ thành lập các nền Cộng Hoà. Như thế có đúng với lịch sử nước nhà chăng ?

. Nguyễn Cung Thông & Trần Ngọc Giang  : 
Từ Hán Việt (HV) là kết quả rất tự nhiên sau bao nhiêu thế kỷ bị người Hán đô hộ cũng như sống bên cạnh nhau: đây là những từ gốc Hán thâm nhập vào và làm vốn từ Việt thêm phong phú. Tương tự như thế, ta cũng có những từ Hán Nhật, Hán Hàn ... phản ánh quá trình giao lưu văn hoá theo dòng thời gian giữa các dân tộc sống gần nhau từ lâu. Thường thì khi nói đến từ HV là ta nghĩ ngay đến các từ gốc Hán  nhập thẳng vào tiếng Việt, nhưng thật ra vấn đề không đơn giản như thế vì các yếu tố thời gian (các lớp từ HV trước và sau thời Đường Tống, thời hiện đại ...) và không gian (Bắc bộ, Nam bộ), chính trị ...v.v... Có nhiều từ gốc Hán nhập thẳng vào tiếng Việt,  thí dụ như lịch sử HV 歷史, nhập thẳng vào tiếng Nhật thành rekishi 歷史, nhập thẳng vào tiếng Hàn thành yoksa hay yeogsa 역사 (phụ âm đầu l- trở thành bán nguyên âm y- hay ngạc cứng hoá) ... So với giọng Bắc Kinh/BK bây giờ là lì shǐ (theo pinyin/bính âm); văn hoá HV 文化 trong tiếng Nhật là bunka (phụ âm đầu v/w trở thành b-, h- thành k-), tiếng Hàn trở thành munhwa 문화 so với giọng BK bây giờ là wén hùa. Quốc gia HV 国家 nhập vào tiếng Nhật thành kokka, tiếng Hàn là gugga hay kukga 국가 ; Thủ đô HV 首都 (phụ âm đầu sh- trở thành th- trong tiếng Việt) là shuto trong tiếng Nhật, sudo 수도 trong tiếng Hàn so với giọng BK bây giờ là shǒu dū ... 


Lịch sử 

. Trần Xuân An : 

Sách sử về các nhà khoa bảng triều Nguyễn đã ghi lại:
"Hoàng Hữu Xứng  (cha con, anh em cùng thi đậu) Người xã Bích Khê, huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị; cha hoàng giáp Hoàng Hữu Bính ; anh Hoàng Hữu Bỉnh" .
Đó là một trong 22 sĩ tử đỗ cử nhân khoa thi hương năm Nhâm tí 1852.
Đồng thời, sách ấy còn cho hậu thế biết, lúc cuốn sách đang được tu chỉnh, bổ sung, Hoàng Hữu Xứng "hiện làm tham tri, gia hàm thượng thư sung toản tu Sử quán, giảng quan toà Kinh diên" .
. Bùi Thụy Đào Nguyên : 
Trần Chánh Chiếu (1868-1919), còn gọi là Gilbert Trần Chánh Chiếu (gọi tắt là Gilbert Chiếu), hiệu: Quang Huy, biệt hiệu: Đông Sơ, các bút danh của ông là: Kỳ Lân Các, Nhựt Thăng, Thiên Trung, Mộng Trần.
Ông sinh trưởng trong một gia giàu có ở làng Vân Tập (sau đổi tên là Vĩnh Thanh Vân), tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang). Cha ông là Trần Thọ Cửu, một hương chức trong làng.
Từ nhỏ, Trần Chánh Chiếu đã được lên Sài Gòn học ở Trường trung học D'Adran. Sau khi tốt nghiệp, ông được bổ về làm giáo học rồi làm thông ngôn cho Tham biện (chủ tỉnh) Rạch Giá.
. Nguyễn Thanh Tiến :
Trong phong trào hội kín Nam Kỳ, hội kín Phan Xích Long là tổ chức tiêu biểu nhất. Đây là tổ chức có hoạt động trên nhiều tỉnh Nam Kỳ và gây được ảnh hưởng lớn. Chính hội kín này đã phát động hai cuộc nổi dậy chống chính quyền thực dân vào năm 1913 và 1916. Bản thân Phan Xích Long được các hội kín khác ủng hộ và suy tôn làm hoàng đế nước Nam.
Hội kín Phan Xích Long được thành lập vào khoảng cuối năm 1911. Sự ra đời và hoạt động của hội gắn liền với tên tuổi của ba nhân vật là Phan Xích Long, Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Văn Hiệp.
. Trần Viết Ngạc :  ----------------> Một bông hồng cho hai bà Trưng

Tư Tưởng - Thời đại 

. Trần Kiêm Đoàn : 

Năm mới, nhân đọc một bài viết cũ của tác giả Nguyễn Hữu Liêm vừa mới được đăng lại trên báo điện tử Phật Giáo Việt Nam, Xuân Tân Mão 2011, nhan đề là: "Tính Không và Thượng Đế: Từ thoái trào Phật giáo đến cao trào Tin lành ở Việt nam"  đồng thời, có tiếng nói tương tự của một tác giả nước ngoài, Allen Carr, qua bài điểm sách với nhan đề khá... hấp dẫn: "Lên Kế Hoạch Ngày Tàn của Phật Giáo" , kẻ viết bài nầy xin được góp đôi lời.
Có chăng đạo Phật đang thoái trào và sẽ có một ngày tàn của Phật giáo. Ngày đó còn bao xa và sẽ như thế nào?


Võ Hưng Thanh :

Bài viết "Phật giáo Việt Nam đang lụi tàn hay khởi sắc" là bài viết ngày 23/02/2011 (Mùa Xuân Tân Mão), tại Napa-Sacramento của ông Trần Kiêm Đoàn (1). Bài viết này nhằm góp mặt cùng với một bài viết cũ của tác già Nguyễn Hữu Liêm vừa mới được đăng trên Báo điện tử Phật giáo Việt Nam, xuân Tân Mão 2011, nhan đề "Tính Không và Thượng đế : Từ thoái trào Phật giáo đến cao trào Tin lành ở Việt Nam" (2), cũng như kết hợp với một bài điểm sách của tác giả nước ngoài khác là Allen Carr với nhan đề gây sốc "Lên kế hoạch ngày tàn của Phật giáo Việt Nam" (3). Theo ý kiến của ông Trần Kiêm Đoàn thì các bài viết của hai tác giả Allen Carr và Nguyễn Hữu Liêm, đều có chủ đích nói lên thực trạng đáng quan ngại về Phật giáo trước sự vận động truyền đạo và cải đạo quy mô, năng động của các tôn giáo viễn chinh thế giới.


. Phúc Trung :          ----------------> Tìm Hiểu Do Đâu Chú Đại Bi In Thiếu

. Trịnh Thanh Thủy :

Ngày 8 tháng 3 vừa qua là ngày kỷ niệm 100 năm quốc tế phụ nữ . Ngày mà chúng ta thấy hàng triệu triệu người phụ nữ được hưởng những quyền lợi như đi làm, đi bầu, cắp sách đi học, tham gia chính trường và ít bị kỳ thị hơn xưa. So với 100 năm trước, người phụ nữ quốc tế ngày nay khác hơn nhiều. Ở Hoa Kỳ có khoảng 48% phụ nữ hiện có việc làm và 20 % phụ nữ có những địa vị lãnh đạo. Tuy nhiên ở Việt Nam và Đông Nam Á, họ vẫn còn là những thân phận bọt bèo trôi nổi rất thương tâm. Họ từ từ được tham chính nhưng con số phụ nữ đứng vào hàng lãnh đạo vẫn còn là con số rất khiêm nhường.


Căn bệnh "Nghiện game" đã trở thành một đề tài nóng bỏng và nan giải trên toàn cầu chứ không còn là vấn đề riêng ở một quốc gia nào đó nữa. Những tác hại về vật chất lẫn tinh thần của việc say mê trò chơi ảo trên mạng này đã tạo nên những hậu quả làm rúng động thế giới. Ảnh hưởng xấu ngày càng trầm trọng của nó lan rộng, ăn sâu, lan nhanh đến nỗi không ai ngăn được. Gần đây nhất là việc một cậu học trò cấp II giết mẹ sau khi bị mẹ mắng vì nghiện game đã tạo nên một bi kịch đau thương. Theo báo Korea Herald ngày 17 tháng 11 năm 2010, cậu bé 15 tuổi này đã treo cổ tự tử bằng dây điện trên ban công nhà ở quận Daeyeon, tỉnh Busan. 

. Thảo Đường Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh :  Âm Nhạc

. Nguyễn Văn Chính (Nhạc):

Suốt chiều dài lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, Tổ Quốc Việt Nam chính là mái nhà chung thiêng liêng  của con dân nước Việt. Dù phải trải qua bao bước thăng,trầm, nhưng truyền thống bất khuất, kiên trung, quyết đập tan mọi kẻ thù xâm lược vẫn chói lọi trang sử vàng. "Nam Quốc sơn hà Nam đế cư". "Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc". Những tuyên ngôn bất hủ ấy của cha, ông mãi còn vang vọng núi sông và truyền đến muôn đời con cháu. 
----------------> Bền vững muôn đời Tổ Quốc Việt Nam ơi!  (Hợp xướng)
---------------->       Hành khúc trí thức Việt Nam (Hợp ca nam, nữ) 
. Nguyễn Hữu Phước  (Nhạc):   ----------------> Âm Vang Tây Nguyên  ( Độc tấu Đàn Đá và dàn nhạc dân tộc - Hoàng Thanh Tú thể hiện)

. Nguyễn Văn Thơ  (Nhạc):       ----------------> Xuân trên đất  khách  (ca sĩ : Kiều Lệ) 

. Nguyễn Phú Yên : 

Thang âm và điệu thức là yếu tố cơ bản và nổi bật trong mỗi nền âm nhạc của một dân tộc hoặc một cộng đồng cư dân có thể trải dài trên một địa bàn rộng lớn. Có thể nói đó chính là ngôn ngữ âm nhạc của mỗi dân tộc, thể hiện lối sáng tạo trong tư duy nghệ thuật của dân tộc đó. Chính vì vậy đó là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc từ cổ đại đến hiện đại quan tâm và tìm hiểu, từ nguyên lý hình thành đến cách cấu tạo thang âm và điệu thức, từ đó xây dựng nền tảng lý thuyết âm nhạc và nhạc luật cho một dân tộc.
Dịch - biên dịch

. Nguyễn Nam Trân (biên dịch) : 


. Quỳnh Chi : 

-Tớ chưa kể cho cậu nghe chuyện kỳ lạ ấy à ?  Đây là chuyện mà Chieko đã kể cho tớ nghe trước khi đi Sasebo.
Như cậu cũng đã biết, lúc ấy chồng của Chieko là sĩ quan trên chiến hạm A đang được điều động tới Địa Trung Hải, trong chiến dịch ở châu Âu. Trong lúc chồng đi vắng, Chieko đến ở nhà tớ, nhưng khi chiến tranh sắp kết thúc thì bỗng nhiên Chieko lại bị khủng hoảng tinh thần rất trầm trọng. Nguyên nhân chính không chừng là vì từ trước đến nay hàng tuần bao giờ cũng có thư của chồng gửi về, thì nay thình lình bỗng bặt vô âm tín. Cũng vì Chieko mới cưới chưa được nửa năm thì vợ chồng phải xa nhau, ngay cả đến đứa chẳng ngại ngùng điều gì như tớ cũng cảm thấy tàn nhẫn khi trêu ghẹo Chieko về chuyện nó mong thư chồng.
Chuyện xẩy ra đúng lúc ấy.  Một hôm... À, đúng rồi, hình như hôm ấy là ngày lễ Kỷ Nguyên. Con gái được nặn bằng gì ?
Bằng đường, gia vị những gì dễ yêu
Con trai nặn bằng ốc bươu
Bằng đuôi chó cún với nhiều mảnh chai ...
( Quỳnh Chi phỏng dịch )
Hôm nay Y đi làm về rất sớm, vào buổi xế trưa. Tàu xe vào buổi trưa không đến nỗi chật cứng như sáng sớm là giờ đi làm, nhưng hôm nay Y không tìm được ghế trống, bèn đứng ở đầu một toa tầu, để có thể tựa vào cánh cửa ngăn giữa các toa tầu với nhau và chỗ ấy kín gió  hơn là đứng gần cửa ra vào.
----------------> Con trai
. Phạm Vũ Thịnh :
Chuyện đời của nhân vật thần kỳ Omura Masujiro đã làm đến chức Thứ trưởng Bộ Hải-Lục quân thời Minh Trị, được xem là người khai sáng quân đội hiện đại Nhật Bản.
Truyện ngắn "Kibo no hito" của Shiba Ryotaro, được dịch từ nguyên tác là truyện thứ nhất trong tập truyện "Hitokiri Izo" (Sát thủ Izo), bản bỏ túi, do nhà Shincho Bunko tái bản lần thứ 67 tháng 7 năm 1997.
Shiba Ryotaro còn viết truyện dài "Kashin" (Thần hoa) về cuộc đời của nhân vật Omura Masujiro - Murata Zoroku này, được quay thành phim kịch tràng giang Taiga Drama chiếu trên đài TV Quốc gia Nhật Bản NHK năm 1977.


Hoạ vô đơn chí, chuyện rủi thường chồng chất lên nhau. Tất nhiên, người ta nói chung chung thế khi cần an ủi người khác. Nhưng thực tế, nếu chính mình gặp nhiều chuyện rủi chồng chất lên nhau thật, thì không còn là chuyện chung chung nữa rồi. Chẳng hạn cùng lúc với chuyện lạc nhau không gặp được cô gái mình đã hẹn trước, lại bị đứt nút áo vét-tông, trên tàu điện lại gặp người quen mà mình chẳng muốn gặp, răng đau lại bắt đầu hành, mưa lại bắt đầu rơi, lên xe taxi lại gặp lúc đường kẹt vì có tai nạn đâu đấy. Lúc ấy mà có tên nào an ủi: Hoạ vô đơn chí, chuyện rủi thường chồng chất lên nhau, thì hẳn là tôi sẽ đấm hắn ngã ra đấy ngay.


Khách sạn là một trong những bin-đinh siêu-cao-tầng khu Nishi-Shinjuku, hồ bơi nằm trên tầng cao nhất.
Tôi là hoạ sĩ. Đã có cơ duyên vẽ hình minh hoạ cho tờ rời quảng cáo của khách sạn, và bán tranh khắc a-xít cho họ trưng bày trong 22 căn phòng dành cho khách quen, tôi đến đây bơi lội mỗi tuần hai, ba lần.
Hồ bơi nhỏ, chiều dài chỉ 15 thước, được cái không đông ồn, có lẽ vì giá đắt, 8 ngàn Yen [1] cho khách ngoài đến viếng; và vừa bơi vừa ngắm được cảnh đô thị từ độ cao 33 tầng trên mặt đất cũng thú vị.
Tôi đến bơi lúc nào cũng khoảng sau trưa ngày thường, hầu như chẳng có khách nào khác.

----------------> Công Viên


Truyện ngắn nầy thuộc loại "truyện không có chuyện" (Hanashi no nai shosetsu), có tính cách tự thuật, ghi lại những quan sát và tâm trạng của ông trong khoảng thời gian dưỡng bệnh. Cậu O trong truyện là bạn thân Oana Ryuichi, cháu Y là Yasushi, con trai thứ ba của ông. Bệnh hoạn, bi quan, ông mẫn cảm hơn và thấy nhiều ảo giác, những ảo giác riêng của ông lồng vào trong ảo ảnh Shinkiro cùng đi xem với bạn trong một ngày trời đẹp nhưng ngắn, mà đêm thì tối tăm và bất an. Như cuộc đời ở những ngày tháng cuối cùng.
"Shinkiro" : là hiện tượng khúc xạ đặc biệt khi nhiều tầng không khí gần mặt biển có nhiệt độ hay nồng độ khác nhau thái quá, khiến cho phong cảnh ở nơi xa hiện lên trên dải không khí sát mặt biển hay mặt cát, trông như kéo dài ra hoặc ngược đầu lại. 

. Phạm Xuân Hy : 
Khoảng niên hiệu Trinh Nguyên nhà Đường, Độc Cô Mục người Hà Nam, sống xa nhà ở  Hoài Nam.Một tối, Mục đến Đại Nghi Huyện để tìm chỗ nghỉ đêm, đi chừng hơn mười dặm, thì gặp một người con gái áo xanh, cưỡi ngựa đi tới.Nhan sắc trông cũng khá mặn mà xinh đẹp.
Mục bèn kín đáo buông lời lơi lả.
Người con gái áo xanh cũng trả lời một cách khôn khéo, lễ độ. Rồi cả hai cùng đi. Được một lát, thì có một cỗ xe từ hướng bắc chạy đến, đón người con gái áo xanh lên.


Văn ký

. Thân Trọng Sơn : 

Phải nói gì đây để giới thiệu JACQUES PRÉVERT ? 
Một tác giả chuyên viết kịch bản và đối thoại cho phim ảnh ? Một nhà văn viết truyện thiếu nhi ? Một kịch tác gia sáng tác và phóng tác nhiều vở kịch cho Nhóm Kịch Tháng Mười ? Một người yêu hội họa, bạn thân của các danh họa Braque, Picasso, Max Ernst... , tự minh họa nhiều sách của mình, từng sáng tác và triển lãm tranh cắt dán ? Một nhà thơ lúc nhỏ chỉ ngồi trên ghế nhà trường đến 15 tuổi mà về sau có tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa làm tài liệu học tập cho bao nhiêu thế hệ người học tiếng Pháp ? Một tác giả ca từ của hàng chục bản nhạc được những giọng ca hàng đầu của làng âm nhạc Pháp giới thiệu từ nửa thế kỷ nay và được người yêu nhạc khắp nơi trên thế giới thuộc nằm lòng, kể cả qua các bản dịch ? 
Chân dung của JACQUES PRÉVERT đã được khắc họa qua những lĩnh vực đa dạng và phong phú như thế.
. Võ Quang Yến : 
Hỏi chàng quê quán nơi nao 
Sao mà chàng biết vườn đào có huê 
Anh là khách lạ đường xa 
Biết đây có gái đào hoa tới tìm 
                 Ca dao
Mỗi năm đến độ xuân về, hoa nở khắp nơi thì hoa vườn Xô cũng đua nhau khoe sắc, muôn màu tươi sáng. Đặc biệt hoa anh đào rực rỡ nhuốm trắng, nhuốm hồng công viên, nhất là ở hai Bosquet Nord (Lùm cây Bắc) và Bosquet Sud  (Lùm cây Nam) nằm trên hông phía tây Grand Canal (Kênh Lớn), hai bên bãi cỏ Plaine de Châtenay (Đồng bằng Châtenay) trong Parc de Sceaux. (Công viên Xô). Hai lùm cây không có anh đào cùng màu : ở Bosquet Sud được trồng 150 cây Prunus serrulata "Kanzan" có hoa đôi màu hồng nhạt mà người Pháp gọi là cerisier japonais ; Bosquet Nord chỉ có 104 cây hai loài Prunus avium hoa đơn trắng và Prunus avium "Plena" hoa kép trắng.
. Nguyễn Chính : 
-Thằng cha trưởng trang hâm điếc của anh chịu rồi chứ gì ? 
-Hừ ! có mà hâm điếc khối, hắn nói hệt như cô. Nào là văn học, nhân học. Nào là, ông nên tha cho họ cái tên thật, cho họ còn chút thể diện với con cháu, với bè bạn, với mai sau, nào là... 
- Thôi xin anh, rút cục là hắn chịu rồi chứ gì ? 
- Chịu rồi, giữ nguyên tên nhân vật như ngoài đời. Hừ ! chỉ thiếu nước đập bàn. Thằng cha này nào có vừa. Nó bảo đành là chuyện thật, người thật, việc thật. Nhưng truyện ngắn chỉ cần lấy cốt truyện ngoài đời, nhân vật không cần mang tên thật, ai đọc có tật ắt phải giật mình, hướng chân, thiện mỹ, là ở chỗ đó. 
----------------> Nghìn năm bia miệng 


Tôi - người viết bài này - vốn sinh ra ở một vùng quê nghèo, thủa nhỏ mỗi khi mùa gặt đến lại cùng bạn bè đi nhặt những chẽ thóc rơi. Ngày ấy, tuổi thơ của chúng tôi làm sao hiểu được những hạt chắc lại thường bị rụng lẫn vào cỏ rác, được chúng tôi dùng những nắm đất dẻo chấm cho dính vào, mang về cho mẹ đãi. Lớn lên, có dịp đi nhiều nơi, tôi mới thấy không chỉ ở quê mình mà ở mọi vùng trồng lúa, mùa thu hoạch vui thì vui thật, nhưng cũng vất vả bội phần. Chính vì thế mà những mẫu máy thu hoạch của PGS-PTS Đào Quang Triệu đã thật sự cuốn hút tôi. 

----------------> Hoa cỏ dại


Tuổi thơ. Cái thành Hưng xa hút. Nơi ấy tôi sống những ngày đáng sống nếu đời người có những tháng ngày nên được ngợi ca là đáng sống. Nó đáng sống không phải vì tôi được hưởng một tuổi thơ khác thường và hơn người. Nó đáng sống vì quanh quanh cái cổ thành hoang phế có một đám trẻ nhỏ, trong đó có tôi, sống dễ như rau dợ sắn khoai, cố kết như rà ruột, mặt mày thường vàng võ thiếu đói, áo quần vá đụp vá chằng mà mơ mộng chật căng. Cầm đầu cái lũ trẻ mộng mị là Hoàng Quý, cái thằng rất khôi ngô và thuộc loại con nhà... 

. Trần Hạ Tháp : 
Bàn nhậu nối dài choán hơn nửa nhà hàng hạng ba trong thành phố. Họ cười đùa tranh nhau kể chuyện một thời đầy hoa mộng... Chừng như mỗi người một phương, sinh kế khác hẳn nhau cùng tề tựu về đây. Bằng hữu cách biệt quá lâu ngày... Và điều được nói nhiều nhất, hội ngộ hôm nay như một dịp may hiếm có.
Chuyện truân chuyên, trôi dạt bao năm qua. Chuyện rủi may thân phận mỗi con người. Chuyện được, mất từ một độ chia lìa đằng đẵng... Rất nhiều. Quá nhiều, không nói hết trong vài hôm hội ngộ. Họ tươi vui bên nhau mà cơ hồ ánh mắt đều ngân ngấn nỗi lòng.
Những điêu tàn thời tóc xanh đã đi qua, ủ kín vào tâm khảm. Cho đến nay, ai nhìn ai... Tóc cũng đã hai màu.


Ngô Thời Nhiệm phò giúp Nguyễn Huệ còn Đặng Trần Thường đi theo Nguyễn Ánh.Hai con đường tiến thân đối nghịch, nhưng kẻ trước người sau đều làm nên quan lớn.Có điều, hậu vận ai cũng chết thê lương. 
Khi Tây Sơn thua Nguyễn Ánh, thì Nhiệm cùng một số cựu thần Tây Sơn bị tân triều lăng nhục ở Văn miếu Hà nội, đều phải đánh bằng trượng do Thường làm chủ toạ.Đến Nhiệm thọ hình, Thường ra vế đối mỉa mai bạn cũ đang úp mặt dưới chân mình: 
-Ai khanh tướng, ai công hầu? Trong trần ai, ai dễ biết ai? 
Nhiệm ứng khẩu đáp:
-Thế chiến quốc, thế xuân thu! Gặp thời thế, thế thời phải thế!

. Trần Trúc Lâm : 
Việt Nam có một bờ biển dài hơn hai ngàn cây số. Một nửa dân Việt sống gần biển, cứ như huyền sử kể lại chuyện chia tay của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Và tôi là hậu duệ mấy chục ngàn đời của tổ Lạc Long Quân, nên tôi cũng đã từng lang thang trên nhiều bãi biển của đất Việt và rất yêu biển.
Biển của tôi là một biển thơ xanh biêng biếc vẫn còn đẹp mãi trong tâm thức. Những kỷ niệm đầu đời mông lung với biển là từ Nha Trang ở tuổi lên 5 lên 6. Thời ấy dù vua Bảo Đại đã lập ra Quốc Gia Việt Nam nhưng xem ra người Pháp trên thực tế vẫn còn là chủ nhân ông; và dù chiến tranh Việt Pháp đã bùng nổ ở ngoài Bắc trong Nam nhưng miền Trung thì vẫn còn yên ổn. Riêng Nha Trang thì khỏi phải nói, miền thùy dương cát trắng hiền hòa của muôn đời. Tên Nha Trang là lối dân ta phát âm của tên gốc Chăm là Ya-tran, có nghĩa là "xóm trên con sông sậy"
----------------> Biển Trong Hồi Ức
. Đỗ Đình Tuân : 
Tôi sinh ra ở một làng nhỏ ven sông Kinh Thày mà dân cả vùng tôi vẫn quen gọi là sông Cái. Ngày nay, làng tôi mang một cái tên là làng Thông Lộc (Cổ Thành, Chí Linh, Hải Dương). Cái tên này cũng là do mấy ông cán bộ địa phương hồi sau cách mạng tháng Tám (1945) đặt ra thôi, chứ trước kia, làng tôi vốn tên là Cổ Châu Hạ xã, thuộc tổng Cổ Châu, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Nhưng cửa miệng thì người đời vẫn gọi làng tôi là Hạ thôn hoặc làng Riêng. Hạ thôn thì chỉ là cách rút gọn của Cổ Châu hạ xã, còn làng Riêng mới là cái tên gắn liền với lịch sử hình thành ra làng. Vốn dĩ trước đây làng tôi và làng Dâu chỉ là một làng có cái tên chữ là Cổ Châu xã. Nhưng rồi về sau do phe cánh hay anh em dòng tộc mâu thuẫn nhau gì đó mà một số người mới bỏ làng ra lập trại ở riêng.
. Cát Hoàng : 
(...)
Điểm qua ba sự kiện: thơ - hoa - rượu trên để thấy đời... mãi xuân và xuân mãi gắn liền với hoa - rượu và thơ.
Ta hãy ngẩm lại đôi tứ thơ xuân mang đậm ý-vị-sắc-hương đã thật sự chạm khắc rõ nét lên trang sử văn học của nước nhà:
Chẳng biết xuân tình, xuân ý thế nào, mà đến độ Đại thi hào - Danh nhân văn hoá thế giới - Nguyễn Du đã phải thốt lên: "Sinh tiền bất tận tôn trung tửu/Tử hậu thuỳ kiêu mộ thượng bôi" (Khi sống chẳng nghiêng bình cạn rượu/Chết đi ai tưới mộ ly đầy). Bởi: "Xuân sắc tiệm thiên hoàng điểu khứ/Niên quang ám trục bạch đầu lai" (Sắc xuân dần chuyển oanh bay mất/Năm tháng ngầm đưa trắng tóc lay - Trước Chén Rượu - Phạm Thảo Nguyên dịch).
. Tâm Minh Ngô Tằng Giao : 
Từ ngàn xửa ngàn xưa tình yêu nam nữ luôn luôn là một nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu văn sĩ, thi sĩ và nhạc sĩ… Khi đã yêu thì nhìn cái cành cây khô cằn trơ trụi giữa trời cũng hình như phảng phất đầy hoa thắm, nụ tươi. "Ái tình như ngọn đũa phù thủy biến túp lều tranh thành lâu đài bằng vàng", tục ngữ nước Đức nói vậy đó. Ông thánh Paul lại hăm he là: "Thiên đường sẽ chẳng mở cửa để đón chào những người cằn cỗi, thiếu tình yêu"... Thi sĩ Lamartine nói: "Khi đã yêu, không một trở ngại nào làm cho người ta lo sợ”… Tục ngữ nước Pháp nói: "Đời không tình yêu như trời không có nắng"… Thôi thì những lời kiểu “hoa thơm cỏ lạ” này đầy rẫy trong sách báo. Nam nữ yêu nhau thường ước mơ được sống bên nhau dù trong “một túp lều tranh” chăng nữa nhưng có “hai trái tim vàng” là... đủ và đó chính là cái động cơ để tiến tới hôn nhân.
. Quý Thể : 
Quê tôi có một tập tục rất hay, từ đời nào đến nay dân làng vẫn tuân theo. Con trai, tới tuổi trưởng thành, mười tám đôi mươi, tìm nơi trong khu vườn nhà trồng một cây thân mộc, thứ cho gỗ tốt . Đến khi hắn ta bốn mươi năm mươi , cây lớn cở hai người ôm, hạ xuống xẻ ra lấy gỗ đóng cái quan tài, treo lên cất dành cho việc hậu sự. Mấy ông lão nói, người tử tế, khi sống phải biết lo cho mình, đến chết không làm phiền kẻ khác. Họ tin người đóng sẳn cho mình quan tài lại thêm thọ. Cây ấy gọi là "cây hậu sự."
----------------> Cây hậu sự


Năm đó Tỉnh lấy vợ , hắn nhớ thầy Sáu Đậu có sách Thọ Mai so đôi tuổi, chọn ngày. Thầy hỏi tuổi tác hai đứa xong tính toán một hồi , nói , chờ đến xuân cưới nhau mới tốt . Hắn đem chuyện về thuyền kể lại cho bọn trai bạn nghe ( Trai bạn là người làm thuê cho nghề đi biển ) . Mấy đứa đã có vợ rồi nói :
- Chờ xuân sang năm , lâu quá đợi sao nổi ?
Có đứa bảo :
- Cưới vợ phải cưới liền tay , chớ để lâu ngày có kẻ gièm pha .

----------------> Con gái cá voi 


Trên cao chín tầng trời có tiếng người phán:
        - Hạt bụi trần gian kia còn lưu luyến tục luỵ ư ? Kia là dòng sông đời hãy rụng xuống và trôi đi!
        Tôi bay lang thang trong cõi ta bà thế giới, bay qua phố phường chợ búa làng mạc lạc giữa chúng sinh chen chúc ngổn ngang trong cõi hồng trần. Ngọn gió định mệnh đưa đẩy hạt bụi tôi rụng xuống đậu vào lòng một người nữ, người mà sau này tôi gọi là mẹ. Không có sự chọn lựa nào cả, ngẫu nhiên, hoàn toàn ngẫu nhiên. Hạt bụi tôi lớn dần chín vàng rụng xuống trôi chầm chậm về xuôi, nơi đây tôi gặp một nửa phần của mình, ấy là cái phần của người nam, người mà sau này tôi sẽ gọi bằng cha. Sự kết hợp nhiệm màu cùng với sự hiện hữu của ái tình làm cho hai nửa thành một hình hài, lúc ấy mới là tôi trọn vẹn. Tôi tiếp tục lăn, tôi là chiếc trứng lăn mãi, ra cuộc đời với khai tấu bi tráng oa oa! Và tôi lăn tròn theo năm tháng nhọc nhằn. Dòng sông đời đẩy tôi về một nơi mờ mịt không ai thấy trước, cõi tương lai.

----------------> Sông Đời xuôi chảy


Ngày rằm, bầu Thê chủ gánh hát Đồng Au ra chợ ăn cơm chay, thấy một chị nhà quê gánh hai đứa bé đi bán. Năm đó hạn hán xong tiếp đến lụt lội. Dân tình đói khổ, người nhiều con nuôi không nổi phải đem đi bán bớt. Ông bầu Thê, không con, thấy thương, bỏ tiền ra mua. Số tiền cũng vừa đủ để chị kia mua hai thúng gạo lưng lưng gánh về.
 Đây là hai đứa bé sinh đôi, một trai một gái. Mẹ nó nói ba tuổi, nhưng ông bầu chắc chị ta nói dối để bán cho được tiền. Ông thấy bọn nhỏ chỉ mới ngoài một tuổi, vừa thôi nôi xong. Có lẽ vì đói khổ quá nên bọn trẻ con không lớn nổi.
Bầu Thê đem hai đứa về gánh hát giao cho vợ nuôi. Mụ vợ thấy thương. Từ ngày về đoàn hát chúng nói được ăn no mặc lành, tắm rửa sạch sẽ và lanh lợi.

----------------> Vũ điệu hiền tế 


Thảo định trăng lên sẽ tỏ tình. Không lần lữa gì nữa, lâu quá rồi, lần nầy phải nói thẳng ra tất cả, cứ ngậm miệng mãi, sống trong sự mập mờ tình cảm, phiền lắm. Phải tỏ tình để hai người  còn  tính việc mình. Con gái có thì. Mình cũng thế, hơn 40 rồi còn gì.
Anh tới quán cà phê Mắt Huyền, Thùy Linh, người anh yêu và anh tính đêm nay nhất quyết phải tỏ tình.

----------------> Tỏ tình dưới trăng
. Thu Tứ :
Trong tập III của Hồi ký, Phạm Duy kể: "Tình khúc Trịnh Công Sơn (...) chỉ trong một thời gian rất ngắn đã chinh phục được tất cả (?) người nghe (...) So sánh với những tình khúc ba bốn chục năm qua, ngôn ngữ trong nhạc Trịnh Công Sơn rất mới."(2)
Mới thế nào? Phạm Duy nhận định: "Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực. Cả nhạc lẫn lời, cả xác lẫn hồn thơ, nghe lãng đãng, mơ hồ, khó phân định cho đúng nghĩa."(3)
Nhạc trừu tượng? Không dễ hiểu. Trang chữ thiếu tiếng đàn giọng hát làm cơ sở cho suy nghĩ, làm minh họa cho lập luận. Đành để nhạc đấy mà đi "nghe" lời.
----------------> Em sóng em mưa


Bài trước đã đưa ra nhận xét xu hướng siêu hình là một đặc trưng của văn chương Trung bộ.(1) Bài ấy không tiện đi vào chi tiết, nên có bài này để nói kỹ hơn về một nét độc đáo trong văn hóa dân tộc.
Văn nghệ sĩ miền Trung biểu lộ ít nhiều xu hướng trên tuy không đông đảo nhưng cũng khó nói cho đủ hết trong một lần viết. Đành cố chọn ra vài người mà nghệ phẩm liên hệ có số lượng đáng kể, có nội dung triết lý tương đối mới mẻ, nhất quán và phần nào khả dĩ "xuyên thấu".
Đây, ba khuôn mặt "Trường Sơn", phác họa dưới ánh sáng siêu hình: Chế Lan Viên, Huy Cận, Võ Phiến.

----------------> Một miền, ba dấu 


Xuân với Xuân Diệu có cần gì nhiều đâu. "Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm" là đủ xuân rồi.(1)
Cái sương vài ba ấy chắc nhiều người Hà Nội trẻ bây giờ chỉ còn thấy trong thơ (nếu có đọc thơ). Vì mấy chục năm trước, đầu xuân, cụ Nguyễn Tuân đã hỏi thanh niên Vũ Thư Hiên có biết Hà Nội sáng mồng một này thiếu cái gì không. Hỏi để thở dài, tự đáp: "Thiếu sương! Ngày trước sáng mồng Một bao giờ cũng có sương nhè nhẹ, không nhiều, một chút gọi là có thôi, nhưng đích thực là sương. Nó bay là là, thoang thoảng, như có mà như không. Rét ngọt. Chỉ có trên các lá cây mới có sương hiển hiện, lâu lâu đọng thành giọt, rơi xuống mặt mình, có khi lọt cả vào cổ áo mình, rất là Tết..."(2

----------------> Sương Muôn Năm Cũ


Đọc báo Hà Nội Mới hồi đầu năm ngoái (2006), thấy ông Nguyễn Vinh Phúc cho biết ở tỉnh Hồ Nam bên Tàu có miếu thờ Trưng Trắc. Miếu lưu dấu trong thơ của Nguyễn Thực (thế kỷ 16) và Ngô Thì Nhậm (thế kỷ 18), hai vị quan từng đi sứ sang Tàu.(1)
À, việc này thì sách Lịch sử Việt Nam in năm 1983 đã có nhắc qua.(2)
Đọc báo mới xong, tìm sách cũ đọc lại, chợt thấy có một chi tiết khá quan trọng về miếu mà tuy báo và sách nói giống nhau nhưng hình như sự thực lại không phải là như thế!

"Sợi tơ trời
Nghiêng bay trong nắng
Hoa gạo bên sông đỏ thắm
Đợi chuyến sang
Lúng liếng mây trôi giải yếm
Mái tóc em đẹp gió bến đò." (Bến Xuân)

"Sông đẹp dòng
Đò vui rời bến
Cô lái vươn mình
Trôi dáng nhạn
Gió ngỡ buồm quen...
Vạt áo nâu non khép vội tà." (Dáng Nhạn)

Sông quê, bến đò, hoa gạo, và cả cô lái nữa, có mới mẻ gì đâu. Nhà thơ khuyết danh nào đó trong ca dao, các nhà thơ Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh thời tiền chiến, chẳng hạn, đã tức cảnh sinh tình, ngâm nga đề vịnh về những cái ấy từ lâu rồi. Vậy mà đọc hai bài ở trên, vẫn thấy rõ ràng không phải thơ... thừa.
Nhắc bến, nhắc cô lái, chợt nhớ muốn sang sông thì phải gọi đò:

----------------> Đẹp quá quê cung 


. Thiếu Khanh :

Mảng văn học cổ của Việt Nam (VN) là một phần quan trọng của nền văn học và văn hóa VN nói chung; nó góp phần tạo nên sự tự hào trong mỗi người VN chúng ta về truyển thống văn hóa rực rỡ của dân tộc. Có lẽ mọi người VN, dù ở đâu, đều dễ dàng đồng thuận với việc giới thiệu văn học cổ VN hòa nhập với nền văn học thế giới. Đó là chuyện quan trọng và cần thiết. Nhưng việc giới thiệu không phải chỉ cần có người am hiểu ngoại ngữ là đủ. Dù rất thông thạo ngoại ngữ nhưng nếu dịch giả không có một sự "quen biết" tối thiểu về văn học và không lãnh hội được hoặc hiểu sai lạc nội dung các tác phẩm của tiền nhân thì sự giới thiệu sẽ không những không mang lại hiệu quả mong muốn mà còn gây hậu quả bôi bác rất tai hại đối với các di sản tinh thần của cha ông ta, biến các tác phẩm của cha ông ta thành những thứ xoàng xĩnh vô bổ, thậm chí một thứ trò cười dưới mắt độc giả trí thức từ các nền văn hóa khác. Chuyện đó đã xảy ra và không phải là một hai trường hợp cá biệt.
. Ý Nga : 
- "Chưởng" (Trưởng) ơi! Má con nói mấy bà nhiều "chiện" (chuyện) "chiên" môn hỏi "mốc" họng là hỏi ký gì dzậy? 
- Móc họng chứ không phải mốc đâu. Mốc là ví dụ như khi thức ăn hư, bị hôi, lên men hay bị nổi màu xanh lá cây lên đó.
- Dzậy là móc như cái móc áo phải hông "Chưởng"? Sao hỏi người ta mà lại lấy cái đó móc dzô họng, ác dzậy Chưởng?
----------------> Quê là quê quá !(bút ký Hướng Đạo)
. Sóng Việt Đàm Giang : 
Văn phẩm trên thế giới viết về Kafka như là một hiện tượng lạ. Kafka được biết như một nhà văn viết tiếng Đức gốc người Tiệp với nhiều tác phẩm mà lúc ông còn sống không được xuất bản. Một số tác phẩm của Kafka, được phát hành ngoài ý nguyện của ông, chứa những tư tưởng lạ kỳ của một nguời đàn ông sinh vào thế kỷ 20. Kafka cũng thường đau ốm bệnh tật liên miên và nhiều khi bị suy sụp tinh thần nặng nề. Điều này có ảnh hưởng rõ rệt trong nhiều tác phẩm của ông. Một trong những tác phẩm được biết đến nhiều nhất và được dịch sang Anh ngữ là "Die Verwandlung" The Metamorphosis (1915).


Thần Mercury (La-mã) hay thần Hermes (Hy-lạp) đã đuợc biết đến qua nhiều hình ảnh; một tượng điêu khắc nổi tiếng phải kể đến là tượng một vị thần trẻ cầm thiên sứ trượng, một cây gậy có hai cánh và có hai con rắn cuốn chung quanh, một dấu hiệu đã được thấy rất thường trong ngành Y Dược, Khoa học và cả ngành Thương mại.. 
Thần Mercury cũng mang mũ và dép hay đôi giầy có cánh, những biểu tượng này cũng mang nhiều ý nghĩa quan trọng và được chú ý rất nhiều trong ngành Thương mai. 
Vậy thần Merury hay Hermes là ai? 

Hungary  hay Cộng hòa Hungary (tiếng Hungary: Magyar Köztársaság)  hay Hung Gia Lợi là một quốc gia thuộc khu vực Trung Âu. Nước này tiếp giáp với Slovakia về phía bắc, Austria về phía tây, Slovenia về phía tây nam, Croatia và Serbia về phía nam, Romania về phía đông và Ukraine về phía đông bắc. Thành phố Budapest là thủ đô của Hungary. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Hungary, hay còn gọi là tiếng Magyar. 


. Phanxipăng :
Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu 1601, đời chúa Tiên - Nguyễn Hoàng. Tháp Phước Duyên được xây cất muộn hơn, từ năm Giáp Thìn 1844, niên hiệu Thiệu Trị thứ IV. Bia đá Ngự chế Thiên Mụ tự Phước Duyên bảo tháp dựng năm Bính Ngọ 1846 và hiện còn nguyên trạng, ghi nhận rằng chính vua Thiệu Trị đích thân thiết kế tác phẩm kiến trúc đặc sắc này rồi giao quan thống chế Hoàng Văn Hậu làm quản đốc công trình. Sau 2 năm khẩn trương lao động, tháp được lạc thành.
Hồi ấy, cha ông ta chưa trang bị phương pháp giải lượng giác, lập ma trận, cũng chưa biết phối hợp tính toán chi li đầy đủ về trọng lực, trọng lượng, cơ học đất, kết cấu móng nền, sức bền vật liệu, v.v. Vậy vua Thiệu Trị cùng cộng sự vẽ đồ án thế nào để tạo tác ngôi tháp cao 21m đo từ mặt đế (1) mà vẫn bảo đảm chất lượng vừa kiên cố, vừa thẩm mỹ?
----------------> Leo tháp Phước Duyên


Từ điển bách khoa mở Wikipedia định nghĩa: "Biểu trưng hay logo là một yếu tố đồ hoạ (kí hiệu, chữ biểu thị, biểu tượng, hình tượng...) kết hợp với cách thức thể hiện nó tạo thành: một nhãn hiệu hay thương hiệu, hình ảnh đại diện cho một công ty hay các tổ chức phi thương mại, hình ảnh biểu thị một sự kiện, một cuộc thi, một phong trào hay một cá nhân nào đó".
Cũng cần thêm rằng biểu trưng / logo còn có từ đồng nghĩa là biểu tượng


Đỗ Nhật Nam - một thiếu nhi rất đặc biệt: sinh năm 2001 tại Nhật Bản, hiện là học sinh tiểu học ở Hà Nội, 7 tuổi xác lập kỷ lục "Dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam", đã xuất bản 2 dịch phẩm, tham gia đóng phim và làm MC truyền hình, v.v

Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say...
Nhắc đến Quảng Nam - Đà Nẵng, thiên hạ nhớ ngay đôi dòng vừa dẫn. Tùy căn cơ mà kẻ nọ, người kia thay từ đã bằng đà, từ nhấm bằng nhắm. Lưu hành trong môi trường diễn xướng, tác phẩm văn nghệ dân gian ấy đầy đủ gồm 4 dòng. Chính 2 dòng kế tiếp sản sinh vô số dị bản.
. Việt Hải :
Sáng hôm nay anh Nguyễn Toàn từ Sydney chuyển sang bài tình ca mà những năm 80-90s tôi thích vô cùng, những thanh âm nghe quen thuộc trong tâm thức của một khung trời tưởng nhớ, qua lời ca với giọng trầm ấm của chàng ca sĩ nổi danh Julio Iglesias, khiến tôi tự nhiên nhung nhớ lại những ngày cũ đã qua, tràn đầy kỷ niệm với tình khúc này,
. Nguyễn Cung Thông :  . Minh Hương (Phóng sự) : 
Tôi gặp lại chị trong một buổi tập huấn về chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng do Hội Liên hiệp phụ nữ Tỉnh tổ chức. Thật bất ngờ khi được biết chị không còn làm ở Hội phụ xã nữa mà đang là chủ nhiệm Câu lạc bộ Nha Trang Xanh, nơi chăm sóc chị em phụ nữ bị nhiễm HIV của thành phố Nha trang. Điều càng ngạc nhiên hơn là chị cho biết, chị vừa nhận bằng thạc sĩ xã hội học ở nước ngoài về. Tôi rất ngạc nhiên vì trước đây 10 năm, tôi biết chị chưa học xong chương trình phổ thông trung học.
. Thế Dũng :
Cầm trên tay bản thảo tập thơ NGUYỆT THU của Thế Dũng, tôi vừa ngạc nhiên vừa mừng. Là nhà báo - Thế Dũng được người đọc biết đến qua những bài phóng sự, điều tra về sự đổi mới của quê hương đất nước, những gương sáng tiêu biểu của nhân dân, cán bộ và cả những hiện tượng tiêu cực đang còn rất nặng nề ở một số địa phương. Bỗng nhiên, tôi được biết anh còn là một người say mê thơ và đang chuẩn bị xuất bản tập thơ đầu tay của mình " chính xác như nhà báo", "lãng mạn như nhà thơ" hình như có điều gì buộc người đọc phải chú ý. 
----------------> Tập thơ Nguyệt Thu 
. Trần Văn Khang : 
Thế là Chương lại có một cái Tết một mình, xa nhà, xa quê hương. Gần 30 tuổi, còn độc thân, Chương vẫn muốn có những ngày Tết được ở nơi mình đang cư ngụ, gần họ hàng, gần bạn bè. Đúng vào dịp Nguyên Đán, anh được cơ sở anh đang làm việc cử sang Luân Đôn tham dự một cuộc họp của các Viện Bào Chế và các Viện Nghiên Cứu về thuốc men. Chuyến đi này khá quan trọng, vì một vài Công Ty sản xuất y dược của Thụy Sĩ, Ý và Đức Quốc hình như đang tiến hành, tìm tòi vài món thuốc có vẻ sẽ trùng hợp với hai sản phẩm đang trong vòng khảo sát của Viện Nghiên Cứu nơi anh đang làm việc. Anh thầm trách các ông Tây, ông Mỹ tư bản. Họ chẳng để ý gì đến ngày Tết âm lịch, cũng chẳng quan tâm đến phong tục Đông Phương. Có nhu cầu là họ tiến hành. Nhưng Lễ Giáng Sinh, Tết dương lịch họ lại rất trọng, luôn luôn tránh những họp hành về doanh nghiệp hay về chuyên nghiệp.
----------------> Quán khuya
Cổ văn

. Phạm Thảo Nguyên : 

Nguyễn Du : Ngẫu Hứng
Tam nguyệt xuân thì trưởng đậu miêu
Hoàng hồ phì mãn bạch hồ kiêu
Chủ nhân tại lữ bất quy khứ
Khả tích Hồng Sơn thuộc vãn tiều 
(...) 
----------------> Thơ chữ Hán của Nguyễn Du ,  Ngẫu Hứng
Nguyễn Trãi : 
Thính Vũ 
Tịch mịch u trai lý
Chung tiêu thính vũ thanh
Tiêu tao kinh khách chẩm
Điểm tích sổ tàn canh
Cách trúc sao song mật
Hoà chung nhập mộng thanh
Ngâm dư hồn bất mị
Đoạn tục đáo thiên minh
----------------> Đọc thơ Nguyễn Trãi : Thính Vũ
. Tâm Minh Ngô Tằng Giao :
----------------> Xuân dạ hỉ vũ (Đỗ Phủ) [PDF]
. laiquangnam : 
Đạo phùng ngã phu

Vủ vủ  thuỳ gia tử ?
Y phá lạp bất hoàn
Thúc tòng nam phương lai
4- Hướng ngã tiền đầu thán
Vấn tử hà sở ưu
Tự vân trường gian nan
Gia bần nghệ y bốc
8- Ngã lai tẩu Trường An
Trường An vô bệnh nhân
Quần y như khâu sơn
Linh đinh vọng quy lộ
12- Cực mục vân man man
Nhị nhật điển không khiếp (níp)
Tam nhật xuyết ung xan
Phùng nhân đãn ngộ hỉ
16- Dục ngôn thanh lũ can
Y tử thả hưu lệ
Nhất quỹ dữ tử hoan
Du du nghịch lữ trung
20- Bách niên thuỳ tự khoan
Mạn dã mạc sậu yết
22- Bạo doanh phi tráng nhan

----------------> Đạo phùng ngã phu  (Cao Bá Quát)
Giới thiệu sách :  ---------------->Tập thơ Nguyệt Thu 

Thơ

. Nguyễn Chính :

- Tôi và em và quê hương - Phú Yên quê mình  -  Về  Phan Rang
. Đỗ Đình Tuân : 
- Xuân dân chủ   - Tiếp đất   -  Trên mây trắng
. Thế Dũng :
- Quê mình Xứ trầm hương   - Suối Dầu  - Cho con, nhân ngày sinh nhật - Nếu em về Nha Trang  - Khoảnh khắc - Ngày không anh  - Cho con I  -  Cho con II   - Giao mùa
. Cát Hoàng : 
- Cuối năm chiều quán trúc   -  Xuân nõn  -  Lửa rơm  -  Với đất U MinhNgang ngã bảy sông   -  Đất Cháy - Phong Lạc
. Bùi Thụy Đào Nguyên :
- Thương về Thường Thạnh
. Trần Xuân An : 
- Giọt mực, cánh đồng và vở kịch điên  (Tập thơ thứ tám ) [ PDF ] 
. Phan bá thụy dương :
- bên đời xuân vô nhiễm
. Minh Hương :
- Lẽ nào - Làm sao
. Trần Hạ Tháp :
- Lời kinh thiêng hạt gạo   - Quà lỡ tay Khổng Tử  - Chạp  - Tự sự cuốc   - Tỉnh
. Trần Thế Phong :
-Hạt bụi quê người   -  Nhẹ bước vào đây  -  Bài thơ không chấm hết    -  Tiếng gọi hồn quê   -  Gửi người dưới mộ
. Quỳnh Chi dịch :
- Theo giòng Kamo (của Minami Kousetsu)  - Tình ca thành Aoba (của Satou Muneyuki & SeikanFunaichi)  - Tình ca sông Kanda  (của Minami Kousetsu & Kitajou Makoto)
. Bảo Quyên : 
- Mây Vẫn Mây Trôi Rất Hững Hờ
. Phanxipăng :
- Thành phố hoa xuân  - Tín hiệu mùa sang   -  Tháng giêng quan họ
. Hoàng Hoa : 
- Tháng 12 
. Sóng Việt : 
- Xuân mộng  - TTCK ngày mùng Một
. Từ Sâm :
- Cà phê một mình   - Cánh đồng ký ức  - Khất thực  - Tháng bảy có một rằm  - Sự xa xỉ của phở  -  Tiếng rao chổi trên phố  -  Trăng viên mãn  - Viết tặng con gái
 
(*)1 - Chim Việt cành Nam, lấy từ chuyện Chim Trĩ , do vua Việt ở phương Nam tân cống cho vua nhà Chu (Chu Thành Vương). Chim chọn cành phía Nam để làm ổ . "Việt điểu sào nam chi" (Sào là làm tổ chim)  , ý nói nhớ quê hương phía Nam. 
2 - Ngựa Hồ hí gió Bấc , là chuyện ngựa của rợ Hồ (Mông Cổ) dâng cho vua Hán Vũ Đế , khi gió Bấc thổi, thì hí lên "Hồ mã tê bắc phong", ý nói nhớ quê, phương bắc.