Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
Những bài thơ quê
độc đáo
Ra đời khi quê lu mờ Em như chiếc bóng... Thơ còn mờ hơn cả quê lẫn Em Dạo một quê, nhớ hai quê Thơ như biết quê sắp thôi rồi "Chép lại khoảng trời thuở ấy" "Chỉ mong được như kiếp trước" Hình ảnh ca dao mà thơ tự do Đôi lời về tự do và kỷ luật Tại sao thơ Cung chọn tự do? Tại sao thơ tự do chọn Cung? Sợ "chẳng có chân trời, thơ ạ" Đẹp sao lời cuối của quê Tái bút: Nhân đọc người anh... |
Những bài thơ quê độc đáo (1) |
"Sợi tơ trời
Nghiêng bay trong nắng Hoa gạo bên sông đỏ thắm Đợi chuyến sang Lúng liếng mây trôi giải yếm Mái tóc em đẹp gió bến đò." (Bến Xuân) "Sông đẹp dòng
Sông quê, bến đò, hoa gạo, và cả cô lái nữa, có mới mẻ gì đâu. Nhà thơ khuyết danh nào đó trong ca dao, các nhà thơ Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh thời tiền chiến, chẳng hạn, đã tức cảnh sinh tình, ngâm nga đề vịnh về những cái ấy từ lâu rồi. Vậy mà đọc hai bài ở trên, vẫn thấy rõ ràng không phải thơ... thừa. Nhắc bến, nhắc cô lái, chợt nhớ muốn sang sông thì phải gọi đò: "Đêm về khuya
Trong thơ Việt Nam, đã từng có thứ tiếng gọi đò "căng chỉ" này chưa? |
Ra đời khi quê lu mờ |
Bây giờ nhắc ao chuôm,
chắc nhiều người trẻ ở miền Bắc bỡ ngỡ, kể cả những
người đang sống ngay trên đất quê.
Do những thay đổi trong nếp sống, các xóm làng nơi châu thổ sông Hồng đã đua nhau lấp ao từ khá lâu. Thanh niên bây giờ mắt không thấy bao nhiêu ao, mà óc cũng không chứa kỷ niệm gì đáng kể về ao. Nhưng hẳn đa số còn nhớ mấy câu "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo..." học trong giờ văn. Sau đây là mấy bài thơ ao mới hơn thơ Nguyễn Khuyến: "Trở dậy gặp thu
"Trăng đến ao thu
"Lá súng lát mặt ao
"Trắm chép đi đâu
"Gió khách đến
Xuân Diệu bảo Nguyễn Khuyến là thi sĩ của cảnh quê.(2) Thơ Tam Nguyên Yên Đổ chẳng những hay, vào thời điểm sáng tác nó còn là thơ hiếm. Cảnh quê tồn tại trên đất nước đã mấy nghìn năm, vậy mà phải đến thế kỷ 19 nó mới vào thơ của giới trí thức! Quê vào thơ thời trí thức ta còn sính làm thơ luật Tàu, nên thơ quê Nguyễn Khuyến mang dáng thơ Tàu. Sau đó, văn hóa Tây đuổi văn hóa Tàu ra khỏi nước Việt. Trí thức Việt loạng choạng một lúc, rồi một mặt sáng tạo ra những thể thơ mới, một mặt quay trở về nguồn, vận dụng thể lục bát. Quê ưa lục bát hơn Mới. Thơ quê trí thức chuyển dáng từ tám câu bảy chữ qua câu sáu câu tám, từ dáng Tàu cổ trở về dáng Việt cổ, chan hòa với ca dao. Thơ Nguyễn Bính ăm ắp hồn quê, lồ lộ dáng quê và được hoan nghênh rộng rãi. Ngẫm lại, thấy cả "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo" lẫn "Hôm qua em đi tỉnh về" đều may mắn xuất hiện khi người Việt Nam vẫn còn đủ tâm trí để ngắm ao, để sợ "hương đồng gió nội" bay mất. Tình hình đất nước thời Pháp thuộc dĩ nhiên không hề lạc quan, nhưng vẫn ít "căng" hơn so với những thời kỳ kế tiếp... Khói lửa ngất trời
đuổi Tây rồi lại khói lửa ngất trời.
Lo đánh giặc, lo kiếm miếng ăn, lòng dạ đâu để vấn vương những ao với cò với với cuốc bèo với đom đóm! Những bài thơ "chân quê" của Phùng Cung ra đời khi cảnh quê có đó mà cũng gần như không, có trước mắt mà không có được bao nhiêu trong lòng... |
Em như chiếc bóng... |
Trong thơ, bất kể thơ
quê hay thơ tỉnh, vẫn thường có Em.
Hai nhà thơ quê nổi tiếng là Nguyễn Bính và Hoàng Cầm chẳng những có Em mà còn có Chị. Phùng Cung đỡ rắc rối hơn, chỉ toàn Em thôi: "Em là người làng
"Trên bến đợi đò
Dịu dàng, ý tứ vẫn là đặc trưng của các "em gái miền quê" một thời. Em lá xuân, em quê khoai của Cung không khác những cô gái trong khung cửi, cô hàng xóm cách giậu mồng tơi v.v. của Bính. Sống ở đời, người ta có thể dịu dàng mà vẫn cương quyết đấu tranh với số phận, nhưng Em của Cung thì dịu rồi hóa nhẫn nhục, yên phận, như sẽ thấy. Nhưng trước khi xem đến đoạn cuối cuộc đời Em, hãy xét thêm chút ít đoạn đầu, cùng cái cách "tôi" đã yêu Em. "Đêm vắng
Làm dáng trong đêm, làm dáng thầm, vậy thôi. Không mớ ba mớ bảy, "yếm thắm", "lụa hồng" tưng bừng, chói lọi như những cô nàng Bên Kia Sông Đuống của Hoàng Cầm. Em kín đáo, thầm lặng, rồi "tôi" yêu em cũng rất ít hở, chỉ có đại khái nhớ hóa tưởng, nhớ bắt kiếm cớ bước nhẹ qua ngõ để nhìn thoáng mà bối rối, mà đứng đội mưa: "Tưởng em đi đâu
"Qua ngõ khẽ nhìn
Những "cái thuở ban đầu lưu luyến ấy..."(3) không thể kéo dài. Nên có em về với "tôi". Em lam làm, chịu đựng: "Em vất vả
Được vợ ngoan, nên vắng thì hỏi thầm ngay: "Dưa héo sào phơi
thì thấy nhà không còn ai cả: "Cau gãy bóng chân thềm
(Ơ, cái con chim chỉ được cái bay qua bay lại!) Có em thành vợ. Có em khác, vô duyên với thế tục, cắt tóc lên chùa, khi gặp lại đã thành sư: "Tình cờ gặp em
Vừa sư vừa em, đường tu khỏi sao trắc trở: "Cổng phật chuông lay
hoa rụng
Ngoài em vợ, em sư, Phùng Cung còn một loại em nữa: "Bàn tay em biết nói
Em ở chùa và em có bàn tay biết cười chắc ít lội bùn, nên dấu chân em mà "tôi" có lần va phải chắc là của em "tối ngày tất tả": "Lỡ đò khuya mới về
làng
Em, sao mà thương thế. So với đa số hình ảnh người yêu, người thương nhan nhản trong thơ, Em của Phùng Cung thầm lặng, thấp thoáng như chiếc bóng. |
Thơ còn mờ hơn cả quê lẫn Em |
Đã dẫn bao nhiêu thơ,
lại đã "bật mí" một nửa bí mật bằng cái tên đặt cho
bài viết, thế mà bây giờ nếu thử đem "đố vui": tác giả
là ai, e hầu hết thí sinh sẽ bí.
Nếu đố câu khác: ai là người cùng họ với Phùng Quán, do dính líu vào vụ Nhân Văn - Giai Phẩm mà bị tập trung cải tạo khá lâu, nay đã mất, thì có lẽ dễ có thí sinh đập chuông trả lời hơn. Những bài thơ ấy của Phùng Cung hay tuyệt mà lu mờ quá. Chẳng mấy người biết đến chúng. Ngay cả những người có biết cái tên Phùng Cung. Ngay cả những người biết Phùng Cung có làm thơ! Thơ ấy chứa quanh quẩn chỉ hai thứ: quê và Em. Quê bị đời tất bật làm lu mờ. Em bị cái số vất vả làm lu mờ. Thơ lại tăm tối hơn cả quê và Em! Vì nó chẳng những chứa những hình ảnh bị lãng quên và đang biến mất, mà còn rủi ro là con đẻ của một số phận bị dập vùi. Rồi sẽ phải nói rõ hơn. |
Dạo một quê, nhớ hai quê |
Ngoài bến đò với
ao, thơ Phùng Cung còn "vẽ" món quê gì nữa chăng? Nhiều lắm.
"Nắng hẩy gió lên
"Gió sục giàn bầu
"Mưa vừa tạnh
"Gió quần lùm ngải
cứu
"Phận lấm
"Mặt nước đầy căng
"Chiều xâm xẩm
"Góc vườn líu chíu
nắng non
"Đầu mùa nắng dứ
"Nắng thắm quết trầu
dốc bến
Đọc những bài thơ vừa dẫn, khác gì đi dạo một cảnh quê. Dạo cảnh này, rồi bỗng nhớ cảnh kia cảnh nọ. Những bài Về Kinh Bắc của Hoàng Cầm cũng thật tuyệt vời. Mỗi quê một vẻ. Quê Cung là quê trong cái khung đời Cung nên cảnh rất thật, rất rõ. Do thêm kích thước lịch sử, kích thước thời gian, do bắt đầu "tuần du" từ thời... Thánh Gióng, cảnh trong Quê Cầm có chất huyền thoại, mơ hồ, lãng đãng. Quê Cung cảnh luôn bình dị và thường thiếu bóng người. Quê Cầm cảnh có lúc hoành tráng và lúc nào trong cảnh cũng có người, cảnh làm nền cho người... Thơ quê đặc sắc dĩ nhiên còn thơ Nguyễn Bính. Cảnh trong Quê Bính cũng ưa làm nền hơn đóng vai chính. Hoài Thanh có lần nhận xét: "Nguyễn Bính (...) chỉ ưa sống trong tình quê mà ít để ý đến cảnh quê."(4) Tình quê vốn rộng, man mác, nhưng ở đây dồn cả về nơi các gái quê. Bính có nhắc đến hoa chanh với cau liên phòng với giầu không với giậu mồng tơi thì chẳng qua cũng do em, do nàng, do cô, do cô em nào đó mà thôi. Trong thơ Nguyễn Bính, Hoàng Cầm, quê là người hơn là cảnh. Trong thơ Phùng Cung, quê trước tiên là cảnh. |
Thơ như biết quê sắp thôi rồi |
Suốt mấy nghìn năm
người Việt sống trong cảnh quê. Ta "quê" lâu đến nỗi mới
cách nay sáu bảy chục năm Hoài Thanh còn thấy "trong mỗi chúng
ta một người nhà quê".(5)
Hết rồi. Từ sau ngày đất nước đổi mới kinh tế để nhập vào cơn sốt văn hóa vật chất đang lây lan mạnh mẽ khắp mặt địa cầu, cảnh quê Việt Nam đã thay đổi với tốc độ siêu thanh. Nơi nơi quê co rút, nhường chỗ cho tỉnh. Nơi nơi quê biến dạng, xa lạ với quê. "Hương đồng gió nội bay đi nhiều nhiều..."(6) Phùng Cung chắc chắn là nhà thơ quê lớn cuối cùng. Thơ Cung là lần xuất hiện rực rỡ sau chót của những hình ảnh suốt bao nhiêu thế hệ từng hết sức gần gũi với tâm hồn Việt Nam. Vậy hãy kiên nhẫn tiếp tục lắng thêm cái tiếng đã gần thành dư âm. Tỉnh không biết màu gì, còn quê thì nhất định màu xanh: "Lúp xúp quê xanh
"Làng tôi xanh
Quê buổi sáng vui nghiêng trời đất: "Chưa bảnh mắt
Nếu là sáng hè, thì càng rộn ràng: "Hè về thì thầm ven
làng
Đến trưa, ai có bổ cau, ra đón "nắng bổ cau" mà bổ. Còn không, đợi chiều. "Mảng rêu chiều nắng
ghé
"Gió khỏa vườn xoan
"Đuôi nắng uể oải
"Lộng ráng hoa hiên
Ráng thôi son rồi, bò thôi rống rồi, con dế đã tìm lại được tiếng mình... Đêm đã về, nhưng khoan hãy xem đêm, nghe đêm vội, hãy đợi cho đêm khuya, mới thấy, nghe được nhiều điều thú vị. "Chó sủa dông dài
""Oèng ọec!" trời khuya
"Im ắng bốn bề
Nước thở, chim lợn kêu, sông rần rật lửa, hoa đèn loe, chó sủa mím mõm, điệu tình ru bôi bác, chao ơi, cái đêm Phùng! Ngoài những thứ dính liền với đất, đêm còn vài món tự trời rơi xuống. "Trăng lạnh sân khuya
"Trăng tà
"Trăng lững thững
Trăng rơi đầy lá, trăng truyền xuống giọng của đức cuội, trăng lại còn vỗ sóng vào bờ mây nơi có cánh cò (vạc?) dạt đêm khuya: "Sóng trăng nhẹ
Đêm khuya quá rồi, người ruổi mắt khoanh tròn ôm thế hệ trẻ ngửng nhìn lên lần chót: "Đom đóm bay ngang
|
"Chép lại khoảng trời thuở ấy" |
Hình như trước khi
bị giam giữ, Phùng Cung chỉ mới viết văn, chứ chưa làm
thơ. Vậy thơ của ông hoặc làm trong trại giam hoặc làm sau
khi được phóng thích.
Nói chung nếu chỉ căn cứ vào thơ thì khó biết được thời điểm sáng tác, nhưng không hiểu sao cứ có cảm tưởng hầu hết thơ trong tập Xem đêm là thơ làm khi tác giả đã trở về quê. Trước khi tiếp tục thưởng thức những bài ấy, hãy đọc mấy dòng có lẽ của một người đang ở đâu đó rất xa nơi y muốn ở: "Đêm chợt nghe
Tiếng ru lạ ngừng, tóc chuyển màu xong, người bạc tóc được về quê. Xa quê lâu năm, tất có điều bỡ ngỡ, may còn chút đỉnh manh mối: "Bạc tóc trở về quê
Nhận được rồi, thì theo về. Giữa quê, kẻ trở lại có những "chiều cun cút", những đêm "nhòm nhõm": "Áo song chàng
Dệt dạt tối ngày khoai
dáy
Người về, có đêm nằm vừa nhớ lúc người đi bao năm trước vừa lắng "cái ếch lạ" ngoài ao: "Thâu đêm trăn trở
Đêm không phải chỉ có người trăn trở, ếch chao trôn, mà còn có vài thứ khác, hơi bất thường: "Trở giấc xem đêm
Trở giấc xem đêm
Con người ta bị lâm vào cảnh ngộ nào đấy lâu, về sau xác đã thoát ra được mà hồn có lúc còn lẩn quẩn trở lại. Dưới đây là một lúc như thế chăng: "Mái rạ trở mình
Ám ảnh chuyện cũ chưa rời, người về lại đi tìm những chuyện cũ hơn: "Sương chiều nghe lạnh
bước chân
Tìm bạn, gặp khói. Tìm em, gặp mùi: "Tìm về gặp em
Em đã đi với em từng mặc tấm áo này là một hay hai: "Chuyện người xưa
Áo nâu xưa giờ màu bã điếu, còn thời gian xưa giờ màu mây: "Hỏi ngày tháng
|
"Chỉ mong được như kiếp trước" |
Người trở lại quê
không phải suốt ngày, thâu đêm, ngồi thơ thẩn về "khoảng
trời thuở ấy".
Ở quê ở tỉnh, thuở ấy thuở này, ông thần khẩu lúc nào cũng thiêng: "Thân phận tôi
Tuy hoàn cảnh đôi bên không có gì giống nhau mà khung cảnh xã hội cũng hoàn toàn khác, vẫn tự dưng nhớ câu "Khó ngặt qua ngày, xin sống" của Nguyễn Trãi.(7) Aên để sống, sống để... chết. Cái ân huệ cuối cùng mà quê có thể ban cho đứa con lâu năm lưu lạc: "(...) Lúc ra đi
Chết là hết, thì thôi. Còn nếu có kiếp sau, kẻ ăn năn chỉ ước ao được sống y như kiếp trước (hẳn ngoại trừ cái khoảng giữa kiếp): "Mô hình tôi
Khi tôi chết
|
Hình ảnh ca dao mà thơ tự do |
Những bài trong tập
Xem
đêm chứa toàn những hình ảnh cũ kỹ diễn bằng một
thứ lời không cũ chút nào!
Câu, khi hai chữ, khi ba chữ, khi bốn chữ, khi chín chữ. Vần, bài có bài không, khi có khi không. Rõ ràng ngoài luật đổi thanh (8), khi sáng tác Phùng Cung không quan tâm đến bất cứ ràng buộc hình thức nào. Rõ ràng ông có ý tạo cho mỗi bài thơ của mình một thứ nhịp điệu riêng. Không khỏi nghĩ đến thơ tự do. Hãy ôn lại vài phát biểu. Năm 1949 Xuân Diệu định nghĩa: "Tự do là mình đặt kỷ luật cho mình, một kỷ luật linh động, tùy theo mỗi trường hợp, nhưng luôn luôn có kỷ luật (...) Làm thơ tự do tức là mỗi đề tài lại tự tạo ra một điệu riêng cho thích hợp (...) Tự do không có nghĩa là muốn làm gì thì làm."(9) Năm 1959 Hoàng Cầm Về Kinh Bắc, làm được nhiều thơ hay, rồi tâm sự: "thơ của tôi (...) không hề (...) chịu sự ràng buộc (...) của phép tắc (...) Tôi (...) khổ công tu luyện (...) tạo ra điệu riêng từng bài".(10) Nghĩa là phép tắc chung thì không có, chứ phép tắc riêng cho từng bài thì nhất định có! Chế Lan Viên lúc nào đó viết: "Tự do quá cũng giết
chết thơ như gò bó
Ý Xuân Diệu và ý Hoàng Cầm là một, là định nghĩa thơ tự do rộng rãi nhất. Còn ý Chế Lan Viên, nếu căn cứ vào sáng tác của ông thì thấy thơ vẫn có ít nhất một thứ kỷ luật chung cho tất cả các bài: câu thơ tuy tha hồ dài ngắn, nhưng luôn được xâu lại với nhau bằng vần. Có thể tạm gọi đây là thơ "tự do kỷ luật". Không phải hễ có ý thức về tự do là sẽ chọn tự do. Xuân Diệu tuyên ngôn tự do dõng dạc xong, bèn... quên, thơ ông sau đó cơ bản vẫn tiếp tục bay nhảy trong cái "lồng" thơ Mới! Chế Lan Viên, Hoàng Cầm, Phùng Cung, mỗi người rồi sáng tạo ra cả một... thế giới tự do. Thơ Chế rõ ràng nhiều tứ mới lạ, nên mang dáng tự do có lẽ ít lạ. Còn thơ Hoàng với thơ Phùng nội dung <u>có vẻ</u> hoàn toàn truyền thống, thế mà cũng chọn tự do, thế mà lại còn tự do hơn cả thơ Chế! |
Đôi lời về tự do và kỷ luật |
Thơ Chế, thơ Hoàng,
thơ Phùng, hay thì hay vậy, ai dám bảo hay hơn thơ Xuân.
Càng không ai dám bảo thơ Xuân hay hơn thơ Nguyễn (bất kể Nguyễn nào)!(12) Tự do, bát ngát vậy, không thực cần cho thơ hay đâu. Thử so làm thơ với đánh kiếm. Làm thơ tự do đại khái như Lệnh Hồ Xung đánh kiếm. Tay kiếm vô chiêu đến lúc lâm chiến kiếm mới có đường đâm nước đỡ. Nhà thơ tự do đến khi đụng... đề tài, thơ mới bắt đầu có nhịp có điệu. Vô chiêu không nhất thiết thắng hữu chiêu: Lệnh Hồ Xung thắng Nhậm Ngã Hành nhưng vẫn thua Đông Phương Bất Bại. Thơ tự do không nhất thiết hay hơn thơ Đường hay thơ lục bát hay thơ Mới. Hiển nhiên không có thể thơ hay, chỉ có thi sĩ tài. Nhưng tài chỉ mới hứa hẹn sẽ có thơ hay, chứ một mình nó không làm nên nổi thơ hay. Vì thơ cần có tứ nữa. Có tài mà không có tứ thì thơ rỗng. Có tứ mà không có tài thì thơ thiếu chất thơ. Có cả tài cao lẫn tứ lạ mới nên thơ hay để đời. Còn chuyện thơ làm theo thể nào, đó trước tiên là chuyện thời đại... |
Tại sao thơ Cung chọn tự do? |
Huy Cận bảo: "Không
phải tứ thơ nào cũng có thể khuôn vào bất cứ hình thức,
thể loại nào (...) Xác và hồn, hồn và xác của một bài
thơ quyện nhuyễn vào nhau làm một. Khi ta đụng vào xác, sửa
đổi một tí trong xác làm ảnh hưởng đến hồn của bài
thơ, ấy là một dấu hiệu của thành công. Còn như thay đổi
vần điệu, câu chữ, thậm chí thay đổi cả thể loại mà
cảm thấy hồn thơ, tứ thơ không bị ảnh hưởng gì, thì
đó một điều đáng lo."(13)
Mỗi hồn đòi nhập vào một cái xác riêng. Mỗi loại nội dung đòi "hiện" thành một cái "thể" riêng. Lục bát cũng là một thể, Đường luật cũng là một thể. Tại sao những bến đò, ao, Em, cò cói, ong xanh, chuối tiêu, cua đồng, chim chả, chim chích, chào mào, hạt mồng tơi, quết trầu v.v., gần như không thứ món quê nào của Phùng Cung chịu hiện thành thơ lục bát, thơ Đường? Tại sao bến đò mà lại không ưng lục bát? Hình ảnh trong thơ Phùng Cung hiển nhiên rất cũ. Nhưng hình ảnh chưa phải là hồn thơ. Hình ảnh mới là cái mắt thấy. Còn hồn của một bài thơ, nó là cái ấn tượng mà hình ảnh mắt thấy để lại trong lòng thi sĩ. Cùng hình ảnh bến đò, xưa thơ: "Trăm năm đành lỗi
hẹn hò
nay lại thơ: "Sợi tơ trời
Xác khác nhau, tức hồn khác nhau, tức hình ảnh bến đò đã để lại hai ấn tượng khác nhau trong lòng hai thế hệ thi sĩ. Ấn tượng chẳng qua là do lòng. Ấn tượng khác tức là lòng khác. Giữa thế hệ Phùng Cung với thế hệ của thi sĩ khuyết danh nào đó sinh trước ông khá lâu, đã có một khoảng cách về tâm hồn. Ở một đầu khoảng cách ấy là những con người sống theo một nhịp điệu chung nhất định. Ở đầu kia, là những con người đã thoát ly cái nhịp điệu cũ mà chưa ổn định trong nhịp điệu mới nào, họ sống "tự do" và thơ họ cũng tự do... |
Tại sao thơ tự do chọn Cung? |
Thời thơ tự do cực
thịnh, nước ta có hai thi sĩ rất nổi tiếng.
Một người, ở miền Bắc, viết văn xuôi giỏi nhưng không có năng khiếu thơ. Một người, ở miền Nam, vừa viết văn xuôi giỏi vừa có năng khiếu thơ, nhưng tiếc khi làm thơ tự do đã không nẩy được những tứ thực sâu sắc. Hai người rốt cuộc không người nào để lại được trọn một bài thơ tự do hay! Rốt cuộc, thơ tự do đã "chọn mặt" Phùng Cung để "gửi vàng". Tại sao một quan niệm thơ mới lại đi chọn những hình ảnh cũ?! Đã nói rồi, hình ảnh thì cũ nhưng ấn tượng thì mới, tứ thơ thì mới. Mới và sâu sắc. Sở dĩ tâm hồn Phùng Cung nẩy được tứ sâu sắc, thiết tưởng ấy là do ông đã nhìn một cảnh rất đỗi quen thuộc, là cảnh quê. |
Sợ "chẳng có chân trời, thơ ạ" |
Phận Phùng Cung đành
hẩm hiu.
Còn những bài thơ hay hiếm có của ông, từ lúc ra đời đến nay rất đỗi lu mờ và e sẽ tiếp tục lu mờ mãi mãi! Vì sao? Thiết tưởng có ít nhất ba điều bất lợi: Một là lý lịch tác giả. Do Phùng Cung từng bất đồng với nhà nước, tác phẩm giá trị của ông không được nhà nước ưu ái đề cao. Hai là nội dung nghệ phẩm. Không như một số thơ khác (không hay mấy) của Phùng Cung, những bài Xem đêm đứng ngoài chính trị, không đả kích nhà nước, do đó cũng không được những người bất đồng với nhà nước ưu ái đề cao. Chẳng những bị cả phía lãnh đạo lẫn phía đối lập hững hờ, thơ hay của họ Phùng còn bị đông đảo nhân dân hững hờ! Vì Xem đêm là quê, mà quê thì đang nhanh chóng trở nên nhạt nhòa trong lòng người Việt. Điều bất lợi thứ ba là hình thức nghệ thuật. Xem đêm hầu hết là thơ tự do. Khi nó mới xuất hiện, có người tưởng thơ tự do rồi sẽ đi vào lòng dân tộc, sẽ bền như lục bát, nhưng hóa ra không. Hóa ra nó chỉ như một chuyển tiếp từ cái ổn định cũ sang một cái ổn định mới... chưa biết bao giờ mới có! Có thể xác thơ sẽ bất ổn dài dài, biến hóa liên miên, khiến mỗi xác rốt cục không có được bao nhiêu người thưởng thức... Trong ba điều bất lợi vừa nêu, rắc rối chính trị chắc chắn rồi sẽ nguôi ngoai. Nhưng vấn đề quê đang mất và thơ tự do không bền thì nan giải. Xưa kia, do cả nội dung lẫn hình thức thơ đều bền, thi sĩ có thể làm thơ rồi để đó chờ nổi tiếng. Còn bây giờ, thơ mà không có tiếng ngay thì e sẽ... buồn muôn thuở. (So với Xem đêm, thơ Về Kinh Bắc của Hoàng Cầm số đỏ hơn. Hoàng vừa đã có tiếng sẵn, vừa vấp chính trị tương đối nhẹ, nên thơ quê của ông tránh được phận lỡ làng.) |
Đẹp sao lời cuối của quê |
Tự dưng nhớ Bùi Xuân
Phái.
Trong Tiếp xúc với nghệ thuật, Thái Bá Vân viết: "Bùi Xuân Phái (...) bị bỏ quên, và vô hiệu hóa, trong hàng chục năm, trước khi được (...) đề cao lúc (...) đã qua đời".(14) Vậy số của họa sĩ Bùi Xuân đen. Nhưng phận của tranh Phái thì rồi lại đỏ. Tranh ấy quả rất đẹp, nhưng chắc không phải chỉ nhờ đẹp mà nó nổi đình nổi đám. Hình như vẽ phố, lại là phố Hà Nội, có ngẫu nhiên tạo cho tranh một ưu thế sinh tồn? Đang bàn chuyện thơ bỗng bắt quàng sang chuyện tranh, không phải chỉ vì tranh đỏ thơ đen. Mà thực ra vì chợt thấy Cung làm thơ giống Phái vẽ tranh. Giống ở chỗ hai nghệ sĩ người nào cũng có một cách nhìn mới. Quan trọng là cái cách nhìn của ta, chứ không phải cái gì đó ta nhìn. Bùi Xuân Phái nào chỉ vẽ phố. Ông vẽ bao nhiêu tranh chèo tuyệt đẹp. Có được cách nhìn mới rồi, bất kể nhìn cảnh mới (như phố) hay cảnh cũ (như chèo) trong tâm hồn họa sĩ vẫn nổi lên những ấn tượng độc đáo đòi vải đòi sơn đòi cọ để hóa thành tranh độc đáo. Bao nhiêu tranh ấy tranh này là đúng một cách nhìn riêng của Phái. Bao nhiêu thơ quê của Cung cũng là đúng một cách nhìn riêng của Cung. Họa sĩ và thi sĩ còn giống nhau ở chỗ đã cùng để cho cái nhìn mới của mình hiện thành thứ "hình" mới. Tranh Phái là tranh sơn dầu, không phải tranh Đông Hồ hay tranh mực Tàu. Thơ Cung là thơ tự do, không phải thơ lục bát hay thơ Đường. Đã dài dòng lắm về Xem đêm. Xin nói thêm lời nữa cho trót. Hẳn những bài thơ quê tuyệt diệu ấy đã bắt đầu với vẻ đẹp của tơ trời, hoa gạo, giải yếm, tóc em v.v., nhưng thơ càng làm thì cái đẹp của lời thơ càng thay tơ, thay hoa, thay giải yếm, thay tóc mà trở thành đối tượng thực sự của thi sĩ... "Sợi tơ trời
Dễ dàng hình dung Phùng Cung đang vừa nhẩm đọc mấy câu thơ mới ra đời của mình cách say sưa, ve vuốt, vừa loay hoay tìm cách cho ra thêm mấy câu đáng say đáng vuốt nữa! Thi sĩ say vẻ đẹp của lời. Lời phải thế nào mới được say chứ! Văn hóa phải thế nào mới có được thứ lời thế chứ! Thơ quê của Phùng Cung là những đóa lời rực rỡ nở ra từ cái bề sâu thăm thẳm của văn hóa Việt Nam một thời. Nó chắc chắn cũng là những lời đẹp chót của quê.
|
Tái
bút
NHÂN ĐỌC NGƯỜI ANH... |
Cuối tháng 9-2008, tình
cờ mua được quyển
Hoàng Cầm tác phẩm - văn xuôi
(nxb. Hội Nhà Văn, 2004). Tác phẩm chứa nhiều bài ký, kể
lại những kỷ niệm gặp gỡ, tiếp xúc với một số nhân
vật lịch sử, văn nghệ. Trong đó có Phùng Cung.
Bài viết về Phùng Cung mở đầu thế này: "Thật may mắn, từ cuối năm 1954 tôi đã từng có được một người bạn, một nghĩa đệ như Phùng Cung." Kỳ thú! Hóa ra hai nhà thơ quê rất đỗi tài hoa này lại là hai anh em kết nghĩa. Hoàng Cầm viết ngắn, chỉ có năm trang, đọc đến trang chót thì người đọc hiểu tại sao. Ðây là những dòng chép vội sau khi người anh vừa "chứng kiến phút lâm chung", vừa "đặt tay lên vầng trán đã bắt đầu giá lạnh" của người em, trong đêm mồng một tháng năm năm 1997. Người thân nhớ người thân thì trước tiên là nhớ cuộc đời. Hoàng Cầm kể cho ta biết Phùng Cung đã sống khổ như thế nào. Xong ông mới nhắc chuyện Phùng Cung làm thơ, cách rất vắn tắt, vì "trong một bài sau, tôi sẽ nói kỹ về việc Xem đêm của anh". Tiếc quá, phải đợi đến "bài sau" (đã viết hay chưa?) may ra ta mới biết chắc chắn là hầu hết các bài thơ trong tập Xem đêm quả thực đã được sáng tác sau khi tác giả trở về quê. Chắc thì không dám, nhưng mấy dòng này của Hoàng Cầm có làm cho ta thêm mạnh dạn về hướng đoán của mình: "Vào những năm đã biết mệnh trời, anh ít khi đi chơi, ngày đêm (...) lấy thơ làm cứu cánh. Ngoài 50 tuổi, anh ôn lại hầu hết Đường thi và đọc lại rất sâu Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương (...) thần Siêu thánh Quát (...) Tản Đà, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử. Anh trở về nơi đã sinh thành ra một Phùng Cung chân quê đầy tri thức". A, tức là sau khi được phóng thích, Phùng Cung đã miệt mài học hỏi thơ cũ, thậm chí thơ rất cũ. Ông đã "ôn cố" rất kỹ để rồi "vi tân" thật ngoạn mục! Ngoạn mục đến nỗi Hoàng Cầm trầm trồ: "Hàng ba bốn trăm bài thơ ngắn gọn súc tích, mang sức mạnh khai phá (...) đồng thời lại như những cơn gió nhẹ ngát hương". Ấy, cái ngắn gọn, nhẹ nhàng, khai phá không phải từ số không, mà chính từ một tri thức sâu rộng khổ công tích lũy. Người thơ tài năng đọc kỹ tiền nhân tất nhiên không phải để bắt chước, mà chắc chắn có mục đích luyện lấy cho mình một nội lực thơ thượng thừa. Có nội lực rồi, thì ta bắt đầu... chưởng! Làm thơ, nhưng mà về cái gì chứ? Hoàng Cầm mô tả Phùng Cung khi mới từ đâu đó trở về Hà Nội là một người "đầy ẩn ức", "lầm lì như găm đầy mình những mũi dao uất hận". Ức, hận, dĩ nhiên có thể diễn bằng thơ. Có lẽ Phùng Cung trong thời gian bị giam giữ đã có làm nhiều một loại thơ. Nhưng hẳn ông không mấy hài lòng về những bài thơ mà hình như nhiều người đồng cảnh ngộ với ông đã lấy làm tâm đắc, và vẫn còn tâm đắc. Phùng Cung khác. Ức với hận ở những ai kia trước sau vẫn nguyên ức hận. Ở ông chúng rốt cục đã thăng hoa. Kỳ diệu nhất là chúng đã thăng hoa thành những bến đò, ao thu, sông quê, cô lái, chim lợn, hoa đèn, chích chòe, ong thợ v.v.! Sao lại như thế được nhỉ? Có phải trường hợp Phùng Cung, chính cái tối tăm đã làm cho cái tươi sáng trở nên tươi sáng hơn? Và khi thơ tuyệt phẩm đã thành rồi, những bài thơ là những chiếc cánh giúp tác giả "bay lên khỏi những cái thấp hèn nơi mặt đất", giúp "biến anh (...) thành một tiên ông đạo cốt hiền hòa như cây cỏ và vui tươi như chim én mùa xuân". Hoàng Cầm kể: "Suốt 15 phút lâm chung, gương mặt anh rất bình thản (...) hình như sau cùng anh còn nhếch mép như muốn cười". Thơ Xem đêm làm người hấp hối muốn cười. Làm Hoàng Cầm ngẫm nghĩ: "Cái đêm vĩnh cửu của nhân loại (...) lấp lánh những ngôi sao (...) Chắc chắn có dăm bảy ngôi sao - câu chữ Phùng Cung". Một đời người có lúc thật tệ hại, kết thúc ít ra phải được thế chứ.
|
________________ |
(1) Tất cả thơ Phùng
Cung dẫn trong bài này đều lấy từ tập Xem đêm (nxb.
Văn Hóa - Thông Tin, Hà Nội, 1995).
(2) Xuân Diệu, Ba thi hào dân tộc, nxb. Thanh Niên, VN, 2000, tr. 43. (3) Thơ Thế Lữ. (4) Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam, Hà Nội, 1942, nxb. Hoa Tiên tái bản, Sài Gòn, 1968, tr. 175. (5) HT, sđd., tr. 357. (6) Thơ Nguyễn Bính. (7) Nguyễn Trãi toàn tập, nxb. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, VN, in lần 2, 1976, tr. 428. (8) HT, sđd., tr. 50: "Hễ câu thơ chia làm hai, ba hay bốn đoạn, những chữ cuối các đoạn phải lần lượt bằng, rồi trắc, hay bằng ngắn (không dấu), bằng dài (có dấu huyền)". (9) Xuân Diệu, tạp chí Văn Nghệ, VN, số 13, tháng 6/1949 (dẫn theo Nguyễn Hưng Quốc, Nghĩ về thơ, nxb. Văn Nghệ, Mỹ, 1989, tr. 190). (10) Hoàng Cầm tác phẩm - Thơ (tập một trong bộ ba tập), Lại Nguyên Ân sưu tầm & biên soạn, nxb. Hội Nhà Văn, VN, 2003, tr. 201. (11) Bài Tự Do Và Thơ, trong Di cảo 3. (12) Có Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến v.v. (13) Trong phụ trang Thơ của báo Văn Nghệ, VN, 3-2005. (14) Thái Bá Vân, Tiếp xúc với nghệ thuật, Viện Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội, VN, 1997, tr. 71. |
|