Chim
Việt Cành Nam [
Trở Về ]
[ Trang chủ ]
[
Tác
giả ]
|
|
Cuộc
đời làm báo giúp tôi đi nhiều, giúp tôi có được một
công việc tôi thú nhận là đôi khi cũng phiền hà, đôi khi
phiêu lưu, nhưng nhìn chung thích hợp với cái máu ba phần
liều mạng, cũng chừng ấy cẩn thận còn non nửa là phù
vân của tôi. Cái sự đi nhiều thường thì khối cái được,
nhưng chưa hẳn đã hay. Ví thử niềm mong có một thời lượng
đích đáng cho ham muốn viết về mấy chân dung thi nhân thời
tôi sống, những bậc người hiền tôi trọng quý và mến
yêu, những số phận nhiều khác thường hoặc dị biệt ghi
đậm trong đường văn cũng nhiều khác thường, hoặc giả
chỉ là đám bạn vặt của riêng tôi...Ấy vậy mà cứ ậm
ừ lần lữa mãi.
Tôi nào có đại lãn. Tôi tự nhận mình là một kẻ cũng nhiều chăm chỉ, một chút bốc đồng không hơn nhưng cũng chả tệ hơn người. Thế mà vào tuổi chạm sáu mươi, tôi mới nhận ra hình như tôi mắc nợ, món nợ chả ai đòi mà cứ là nợ. Tôi hỏi vợ tôi như thế có hâm không? Vợ tôi thở dài, nói, thế là trọng người, trọng đời. Lại bảo, thời gian chẳng chờ ai, càng chẳng trải chiếu cho kẻ nhiều mộng mị. Tuổi thơ. Cái thành Hưng xa hút. Nơi ấy tôi sống những ngày đáng sống nếu đời người có những tháng ngày nên được ngợi ca là đáng sống. Nó đáng sống không phải vì tôi được hưởng một tuổi thơ khác thường và hơn người. Nó đáng sống vì quanh quanh cái cổ thành hoang phế có một đám trẻ nhỏ, trong đó có tôi, sống dễ như rau dợ sắn khoai, cố kết như rà ruột, mặt mày thường vàng võ thiếu đói, áo quần vá đụp vá chằng mà mơ mộng chật căng. Cầm đầu cái lũ trẻ mộng mị là Hoàng Quý, cái thằng rất khôi ngô và thuộc loại con nhà... Trong đáy mắt lũ tôi thời ấy thì Hoàng Quý thuộc thế giới khác, một thế giới phía hồn nhiên có thể xoay trần súng phốc, đánh khăng, có thể úp thìa cật đêm trong ổ lá ổ rơm hay kềnh dưới bãi mịn phù sa cuối bến dốc bưng đặc thuyền đinh ngắm sóng sông Thao bất biết ngày mai rồi sẽ thế nào, nhưng chợn chợn xa, cơ chừng bước chạm cửa nhà lim là hồ nghi, là dặt dè ái ngại, buông tuột cái phởn phơ thành những cụ măng cố làm nghiêm nghị. Đã đành lũ như tôi toàn hậu duệ nhà chân đất. Mà Hoàng Quý lại con cụ chủ chính hãng sơn ta lẫy lừng ngày nào nhưng giò cẳng có nhiêu khê bít tất giày tây cách biệt diệu vợi gì. Có lẽ, sự đáng nể là con út cụ chủ sống bình dị giống với lũ tôi, sống dễ dàng tự nhiên như chưa bao giờ khác, lại rất biết nhường nhịn, biết đồng lõa, đặc biệt hay cho chúng tôi mượn sách, san sẻ bất luận thứ gì có thể, thi thoảng "toáy" những hoa quả bánh trái mẫu thân mang về từ Hà Nội cất trên cái đĩa Giang Tây to phát thèm và lục túi chia tới hào cuối cho cả bọn. Cái đận gia đình tôi lam lũ nhập đoàn người khai hoang làm kinh tế mới hút hoắm Sông Vàng, cũng vẫn Hoàng Quý lôi một đám thiếu sinh ngược bộ ngót năm mươi cây số dốc, vào cái làng Tề Lễ cắc cớ đò giang nơi tôi gần hóa người rừng diễn hẳn một đêm kịch. Cái vở kịch hú họa tôi sáng tác ở tuổi tập yêu với lớp lang lằng nhằng, lời thoại hơi nhiều hiên ngang, lý sự éo le dầu mỡ, giờ chả dám mang ra làm dáng hoặc làm quà. Thế rồi 16 tuổi, Hoàng Quý giấu bạn bè, giấu gia đình nhập ngũ tham gia chiến tranh chống Mỹ. Bạn bè ngơ ngác biết bạn ghẻ lạnh những ưu ái sẵn mở cho em trai một cán bộ cấp cao. Những ưu ái khó gọi rẽ rành mà chúng tôi chả dám mơ trong những giấc nhọc nhằn. Tôi có gặp bạn không lâu sau đó ở sư đoàn 304B, trong một chiều nhá nhem trên đường hành quân dọc con kênh đào ở phủ Phú Bình, Bắc Thái (cũ). Vẫn nét cười nhẹ. Vẫn cái cách móc túi dúi vào tay chúng tôi những gì có thể. Chỉ khác chăng khuôn mặt gan góc nhiều hơn và ánh nhìn dường cô liêu hơn. Nhưng, có một thứ vẫn rất Hoàng Quý, đó là sách. Sách nhét phồng trong những túi ôm vòng chiếc ba lô cóc. Sách độn cao khẩu AK vắt lạnh ngang miệng chiếc ba lô nặng phồng và dang dở một cuốn trên tay...Lần gặp ấy phải chờ 30 năm sau, tôi mới có một cuộc gặp khác, cầm lại bàn tay vĩnh viễn là tri kỉ! Tôi lược vài chi tiết trong rừng chi tiết, cách ứng nhân, để khảng định một điều rằng sự tử tế làm nên một nhà thơ tử tế có tên là Hoàng Quý - một nhà thơ nếu chưa ghi lại ít nhiều, chưa thử xăm soi những tác phẩm mang tinh thần, mang hơi thở giữa cái tương quan thời gian được mặc định mong manh chữ, tìm dấu họ nghĩ suy, tìm thử cả lòng yêu và nỗi người, cả sự đóng vón hoặc vỡ òa những chất chứa, thì có thể ta còn nợ một món nợ mơ hồ. Nhưng nghĩ cho cùng, đó cũng là một cách tự ta còn cố ngoan cố chưa nhập bọn trong cái ruộng thị trường tìm thực lợi rồi lãnh cảm với thời ta.
|
Hoàng Quý đến
với thơ muộn, điểm xuất phát phảng phất chút liêu trai!
Tháng 7 năm 1996, khi đã tuổi 44 (tính theo tuổi thực) ông mới chào bạn đọc tập thơ thứ nhất - tập Giấc Phì Nhiêu. Cái tập đầu lòng do công của nhà thơ Vân Long trong một dịp ghé Vũng Tàu, bắt chợt phát hiện một giọng thơ rất riêng, tiếng thơ vạm vỡ, mĩ cảm vỡ òa, cách nghĩ, giọng điệu nhiều mới mẻ trước vệt thi ca đã quá quen mà ông mang bản tập về Hà Nội cho Nhà xuất bản Văn học phục sinh. Tập thơ này Hoàng Quý viết không cưỡng được sau một năm ở chùa đọc kinh nhà Phật như khách sang của sư thầy. Thế thơ nó tìm đến với ông thế nào, ông bảo chịu, không hiểu được. Rồi trong mươi năm tiếp sau, ông in một loạt bốn tập và tới miếu Văn Quốc Tử Giám theo lời mời để đọc non một chương - chương Nhân Dân (*) - trong trường ca Đối Thoại Trắng, gây chú ý và tán thưởng đến độ rất nhiều hoa của bạn hữu và của cả người yêu thơ dự khán ùa lên sân thơ tặng người thơ. Một tên tuổi cỡ Phạm Tiến Duật nhiều năm trước đó đọc tập "Ngang qua cánh đồng" và vài mươi khúc trường ca "Đối thoại trắng", bản thảo mới khởi đi còn chưa đầy đủ, từng dùng hai từ sừng sững nói với Hà Đình Cẩn và bạn hữu, bày tỏ yêu quý trước tiếng thơ bước lên thi đàn sau con sơn tước Trường Sơn nhiều năm, dẫu thế không thể tầm thường. Về tuổi tác Hoàng Quý thuộc thế hệ những người lính giữa Mậu Thân. Nhưng với cuộc chiến tranh chống Mỹ, họ cùng màu áo, họ không cách biệt một lượng thời gian sau trước quá lớn.Trường Sơn đều che chở và gửi vui buồn họ. Cuộc chiến bổng trầm có thể nhặt thưa riêng mỗi họ. Nhưng, thơ là những nghiệm không thẳng hàng. Mà nào riêng Phạm Tiến Duật! Một rừng thi nhân lừng danh thời chống Mỹ, giờ điềm tĩnh đọc kỹ từng bài, từng tập, tôi càng trì néo cái ý nghĩ, tiếng thơ mang dấu ấn chiến tranh của Hoàng Quý cũng không thẳng hàng. Ở đây không nên nhầm lẫn chiếu gấm, chiếu điều hay hay chiếu cói các nhà thơ đang ngự. Ở đây tôi chỉ thử lược giải điều gì in hằn thành nghiệm khác giữa họ. Họ đều là những người lính sẵn sàng quyết tử cho cuộc chiến giải phóng giữ nước. Nghĩa là, tình yêu của họ với dân tộc, với Tổ quốc thẳng hàng. Nhà báo truyền hình Dương Hùng Phong cho rằng, hai câu thơ:Khi chiến tranh điqua đời cha/ Mỗi sợi tóc một câu chinh phụ (Khi chiền tranh đi qua) của Hoàng Quý là là hai câu ở tầm tổng kết mất mát khôn cùng và cũng dữ dội nhất cho mọi cuộc chiến tranh mà con người vừa là kẻ thủ ác, vừa là nạn sinh. Và cũng vì thế, Dương Hùng Phong gọi đó là loài thơ trung thực. Về ý nghĩa rằng thơ cũng là một thể thực có tử có sinh, thì gọi Thơ là loài cũng đâu có ngoa ngôn! Cố nhà thơ Trần Quốc Thực, nói, ông ngẩn người khi đọc:Chỉ cánh chúng ta chẳng nghĩ lo nhiều/ Đi vào chiến tranh như đi chợ/ Cứ như không cánh ta chợ rất là buồn (Khi chiến tranh đi qua}, cái cách viết về một thể tài ngợi thiêng cộc đầu lằn kị, giấu một nụ cười buồn, thoáng chút tự trào, thôi thúc Thực tìm bằng được người viết những câu thơ ấy trong một mùa đông Hoàng Quý ra Hà Nội. Ở bài "Buổi sáng ra vườn nghe mưa ký ức", lại càng rõ, Hoàng Quý viết về đề tài chiến tranh bằng một nghiệm riêng ra, cái nghiệm riêng ra rõ một sự quậy cựa, hay quậy cựa nên chả rào đón khi trò chuyện, chả biết tránh né cái ngổn ngang lòng mình, không vẽ hình, không đơm bóng: Và đây nữa:Buổi sáng ra vườn nghe mưa ký ức Các thi gia Việt Nam nửa cuối Thế kỷ XX - cái nửa cuối mà cuộc chiến đấu vì chủ quyền độc lập dân tộc trải qua những khốc liệt dường đã vượt ngưỡng chịu đựng, những mất mát hy sinh lớn lao cũng vượt cả tới hạn, nhưng vinh quang (Tất nhiên!) , xứng đáng để kiêu hãnh không hổ thẹn trước tiền nhân - Hầu hết họ là người trong cuộc, hoặc chí ít cũng chứng nhân, họ kết thành một khối cả phía bỏng rát đối đầu chết chóc, cả ở phía dành dụm những hạt gạo cuối cùng, bởi thế những trang viết của họ dẫu nặng, mỏng khác nhau tùy thuộc tầm tài đều không thể đem ra mặc cả hoặc phủ định bằng những cảm tính, bằng cái cách quấy hôi, bằng những huyễn hoặc trường phái, cũ, mới này nọ.Khi nhân dân tôi đắp lũy Sông Cầu vua xuống lũy như dân Tôi trò chuyện với Hoàng Quý trong những dịp có thể, cả bằng emai. Tôi nêu cái cảm giác rằng thơ ông nhiều khác với các nhà thơ cùng thời theo cái cách nói là không thẳng hàng? Ông tỏ ra phấn khích và không khen hoặc chê cái cách ví von ấy. Ông chỉ bảo, ông không khác họ ở không gian sống, nhưng thế hệ các nhà thơ như Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Lưu Quang Vũ, Thanh Thảo, Trần Mạnh Hảo và bao nhà thơ lính đều sống, chiến đấu, viết, ngay trong các chiến hào còn khét nồng thuốc súng, hoặc sau những lần bom Mỹ gieo chết chóc phía hậu phương. Cả những nhà thơ mặc áo lính không quá cách biệt tuổi tác với ông như Đỗ Trung Lai, Nguyễn Đình Chiến, Hoàng Nhuận Cầm...đều thành danh và viết được không ít thi phẩm rung động khi họ còn rất trẻ, họ cũng sống và bắt đầu viết song trùng năm tháng chiến tranh. Ông rất kính trọng những thi phẩm tươi rói hình hài năm tháng. "Trước mặt là bao nhiêu miền quê/ Sau lưng là bao nhiêu miền quê/ Ngọn lửa ta đốt lên ở giữa/ Nếu mẹ biết ta còn đông đủ/ Đang bập bùng thương nhớ suốt hành lang/ Giọt đèn ấy bớt đi nhiều khuya khoắt/ Chia bình yên cho mỗi con đường" (Hữu Thỉnh). Ông cũng hiểu cả những dằn vặt thẳm sâu trong họ. "Cây cúc đằng quên lòng mình đang đắng/ Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay" (Phạm Tiến Duật), "Cũng có thể chỉ một cơn ác tính/ Sau một cái rùng mình và cứ thế ra đi" (Hữu Thỉnh). Với ông chỉ giản dị là thơ đến muộn. Thơ chỉ tìm ông (hoặc ngược lại) khi ông đã trút bộ quân phục màu rêu, khi cuộc chiến ông vốn là vi tế liên hữu thúc nhớ ông, day dứt những vọng động. Có thể vì thế mà thơ viết về đề tài chiến tranh của ông giống sự ngoái nhìn, sự ngoái nhìn tích nghiệm, sự tích nghiệm ít nhiều đã cô vón khi tuổi tráng niên với tươi tắn, hồn nhiên, nông nổi ruồng bỏ bởi thời gian. Ông đùa, như thế thơ ông khéo mà lạc loài: Tháng Tư 2008, nhà thơ Hoàng Quý ra Nha Trang. Tận dụng thời gian ông rảnh ở trại viết, vợ chồng tôi đón ông tới nhà để có dịp hàn huyên, và tất nhiên không thể không nói chuyện văn. Vẫn biết tính bạn, chuyện văn chương đụng đến cái ngoài văn bạn thường im lặng. Tuy nhiên, nghe tôi nói về mấy bài viết cả trên báo giấy và báo mạng vài năm trở lại đây, có những lúc ồn lên một số ý kiến phủ nhận những thi phẩm và đôi khi là tác giả thời chống Mỹ, ông lập tức bất bình. Ông bảo, thời chiến tranh ông chưa làm thơ chỉ làm lính. Ông nói thẳng, giữa cái ác liệt, cái chết chóc những "Lửa đèn", "Vùng rừng không dân", "Phan Thiết có anh tôi", "Đường tới thành phố", "Nhớ cơn mưa quê hương", "Tre Việt Nam", "Đò lèn", "Những người đi tới biển", "Gửi các anh", "Tiếng Việt", "Sân ga chiều em đi"...và bao nhiêu thi phẩm uyển chuyển giầu ánh lửa trong cánh rừng thi ca rộng lớn giúp chúng ta tự cân bằng, ấm lòng, biết đặt vận mệnh Tổ quốc, vận mệnh dân tộc trên mọi nhỏ nhoi, tầm thường dù mất mát, hy sinh và bao nỗi buồn cả có tên lẫn không tên, thì tức là thơ khi ấy đã làm cái việc cần làm. Thơ khi ấy không cần những lời lãng nhách của đám hoang tưởng mới viết một vài đã phách lối, thậm chí nhâng nháo, lộng ngôn. Ông cho rằng thơ khó lắm, có thơ hay thậm khó, loại thơ có tuổi trường sinh thì mỗi thế kỷ may ra có được một vài, Ông bảo tôi, bạn đọc nhiều, thử làm một thống kê các thi phẩm từ mọi thời, liệu còn bao nhiêu ta nhớ được? Khối tác giả ta chỉ láng máng một cái tên, còn tác phẩm thì...Vậy, hãy cứ viết như trái tim mách bảo. Cuộc cờ người, bàn tiệc đời có anh hay vắng anh, được lòng hay bươu đầu mẻ trán cũng chả quá ư trầm trọng:Một ngày ba lô con cóc lên đường Ừ nhỉ! Có khi anh hãy coi Thơ anh đang dụng nó (hay ngược lại) cũng chỉ nên là những giấc câu. Dù Hoàng Quý không nói thì cái ngờ ngợ tôi, rằng thơ của ông là những nghiệm không thẳng hàng cũng đã nhiều sáng tỏ...Ở phía ấy là chân trời chưa một lần cầm nắm
|
Tôi hay lẩn thẩn
tự hỏi, thiếu Thơ loài ta sẽ thế nào? Chắc cũng chả thế
nào. "Mua vui cũng được một vài trống canh". Thi hào Nguyễn
Du quá khiêm cung (hay quá kiêu) viết cuối những trang Kiều
bất tử đấy thôi. Tôi thì tôi đồ rằng thơ hay cũng cần
kiêu, kiêu sa. Thơ bậc tuyệt thi hơi kiêu mới đẹp, sang mới
đẹp. Thơ chứ đâu phải quấy bánh đúc hay nặn kẹo! Thơ
vốn không định nghĩa được. "Con chim thì ta biết nó bay,
con cá thì ta biết nó lội. Còn Thơ là gì thì ta không biết".
Tiên thi sĩ Bùi Giáng từng nói thế, nói lúc minh trí chứ
không phải lúc bệnh phiêu.
Đọc Hoàng Quý, như thể Thơ với ông luôn ám chảy trong những phút lên đồng. Mà khéo ông lên đồng thật chứ không ư. Lên đồng không múa may. Lên đồng lúc đóng vón vui buồn. Lên đồng trong ngẫu hứng men:Có những lúc lên đồng Một năm hội Tú Mường chỉ có một lần
Thi phẩm "Ngẫu hứng qua Mường" có tới hai số phân. Những năm từ 1978 đến 1985 Hoàng Quý làm sưu tầm Văn hóa dân gian. Ông tìm được nhiều bài bản đánh trống đồng cổ tưởng đã thất truyền rồi phục dựng thành công trong dịp Giỗ Tổ (Hội Đền Hùng) 1979, truyền xúc động tới hàng triệu người dù có về tưởng niệm các Vua Hùng hay không có điều kiện hành hương Nghĩa Lĩnh. Tháng ngày lang thang trên các bản Mường, nhà thơ viết chín khúc ngẫu hứng nhưng chả biết dùng vào việc gì. Khi ấy ông đâu có biết số phận ông rồi sẽ thuộc về thi ca. Thế là, khi cao hứng viết tập "Truyện cổ Mường Châu Phong", ông "xé" bài thơ ra "tương" từng đoạn vào mồm các nhân vật trong truyện. Ngay khi đọc các truyện còn đăng lẻ, nhà thơ - họa sĩ Hoàng Hữu, người nổi danh với bài thơ tình tuyệt vời "Hai nửa vầng trăng" đã dự báo, rằng con người tài hoa lãng tử của chín khúc ngẫu hứng sẽ thành một nhà thơ sáng giá một ngày không xa. Xin cảm ơn nhà thơ Vân Long một lần nữa, vì nếu không có con mắt xanh và trái tim nồng nhiệt của ông, rất có thể "Ngẫu hứng qua Mường" cũng chỉ thăng hoa cho riêng một Hoàng Quý. Nếu như thế, "nó" mua vui vài trống canh trong bụi một đời người cũng không chừng. Gần đây, nhà thơ trẻ tuổi mới xuất lộ với "Đứa bé", "Tuổi trẻ", Sacalet áo xanh", Lỗi lầm"...và loạt bài "Hậu hiện đại là cái quái gì" gây sóng nhiều chiều trên thi đàn đương đại vớ được "Ngẫu hứng qua Mường", liền nêu câu hỏi, tại sao không đưa bài thơ vào giáo khoa thư. Anh hàm ý rằng, giáo khoa thư Việt cần những thi phẩm như "Ngẫu hứng qua Mường"! Đó là một ý kiến công tâm. Nhưng than ôi, cái làng văn ta, thơ ta, và kể cả không ít các ông cỡ viện nào mấy chịu ai, vô khối phấp phỏng sợ thiếu mình, sợ mình cũ, một số lẵng nhẵng trồng cây si với những tân hình thức, với lối thơ sắp đặt kiểu Mỹ, với lối canh tác lỏi những hậu hiện đại...Ấy là chưa kể...thì một ý kiến Trịnh Sơn chứ đến vạn ý kiến Trịnh Sơn mùi mẽ gì. Hoàng Quý không dụng văn chương để lập danh, cũng không dụng văn chương để lấp liếm diện mạo mình cũng như tô trát diện mạo đời. Ông chỉ viết những nỗi niềm ông, như trái tim ông bức thúc: Hoàng Quý coi mình là gã có đi ngang qua cánh đồng thi ca, ngắm no chán nó, rồi ngứa chữ mà dốc chữ ra lục vấn chính mình:Tôi không muốn ép tôi phải làm vui lòng họ Ông hát những lời dung dăng dung dẻ thôi mà, như cái đám thanh đồng mục nhi thời xa lắm. Hát rằng: Giọt mồ hôi mặn cả lốt trâu đi/ Những mùa gieo vãi/ Những chiều chim về/ Cây cau đẫm mỏi dưới vòm sương khuya/ Rặng tre lá trút nói lời đón đưa/ Ta tìm ta lại/ Ta tìm cố tri...(Ngang qua cánh đồng). Khi ruộng vườn làng quê thảo hiền đã mùa chao chát, thì tìm được cố tri cũng heo may tăm cá bóng câu. Ngôn ngữ bài thơ dịu dàng quá, đẹp quá, mà cũng thật buồn! Ta gọi cánh đồng chỉ tiếng ếch đáp trả. Chả chìm trĩu nỗi buồn thì là gì? Và các em, những đứa trẻ này rồi sẽ thế nào?Đi suốt cả bon chen gặp cánh đồng mình Rất có thể với cách viết thẳng căng như thế sẽ làm ai đó rất không bằng lòng. Nhưng rõ khổ, nhỉ, thế là nhà thơ, anh mũ ni che tai trước cái mảng ám khói ư? Nó có thể gây ngứa (muỗi ấy mà), nhưng dám viết và viết đáng đọc lúc nào chả là sự khó! Tôi cũng là người lính của những năm tháng quyết liệt ngày nào. Tôi từng tin cậy như mọi chúng ta. Tôi vẫn gắng nhủ lòng rằng niềm tin chưa cạn bạc, chưa rơi vào cứng tê nhạt khuyết. Tôi cũng không phải không nhìn tỏ ngổn ngang nhiều tháng ngày đầu, chiến tranh tất yếu di chứng: "Người cắp thúng đi dọc đường số một/ Người thắt cổ dưới gốc cây bình bát/ Người đi nhờ phóng ảnh để thờ con". (Hữu Thỉnh), Nhưng có một cái gì đó quá chậm, có một cài gì đó đang dần nhạt nhòa, hay ngày càng nhiều vô cảm hơn cho không chỉ những đứa trẻ ta vô tình hay cố ý thản nhiên gọn lỏn là "bụi đời"!Bài hát rất đắm say Xin trích thêm ít câu thơ nữa trong loạt những bài thơ mà Hoàng Quý có lý buồn lây tôi: Và đây:Và... Nhà thơ Nguyễn Đình Chiến trong một bài phê bình văn học nhan đề "Hoàng Quý - một chân dung thi sĩ", nhận định: "Hoàng Quý là một nhà thơ có phẩm chất thi sĩ bẩm sinh. Tài năng ông thể hiện ở chỗ không bao giờ ông chịu viết non tay và ở đâu ông cũng viết được. Địa danh, con người, thiên nhiên...ùa vào thơ ông chả cần giấy phép. Hiện thực trong thơ ông không thô nhám, quặng sạn mà là một hiện thực được chưng cất, tinh lọc qua một trường liên tưởng đậm đặc hình tượng và dào dạt tình người". Nhà thơ tu nghiệp và tốt nghiệp hạng ưu Học viện Gorky còn chỉ ra cái cốt lõi trong thơ Hoàng Quý, cái tinh thần nhất quán để tạo nên sức tỏa lan khi bập vào thơ Hoàng Quý, một ma lực cám dỗ cả trên và dưới chữ, buộc ta dè chừng lươn trạch, nhưng luôn có khoảng lặng để òa vỡ thăng hoa, để trò chuyện, thậm chí tâm giao, là bởi vì: "Bài nào ông cũng gửi gắm được những tâm trạng, những suy ngẫm của mình về số phận con người và đặt cách lý giải những câu hỏi về kiếp người. Ông xông pha vào trung tâm của trận địa thi ca. Ấy là thế giới nội tâm đầy mâu thuẫn, phức tạp, sâu xa với những chấn động lớn và cả những rung động tinh tế, vi diệu nhất của con người", (trích theo Nguyễn Đình Chiến - bài đã dẫn)Mỗi ngày Hoàng Quý khái quát cái giấc người phập phồng nỗi phì nhiêu. Là thực! Mà bỏng mơ: Trong cái giấc ái ân mãi mị quan xoay, lính xoay, quản tượng xoay, mọi cá thể và cả đa thể xoay mù tít quanh chiếc đèn kéo quân giấc người. Em ư, tôi ư, có có không không hay khứ lai vô ảnh:Rất nhiều khi ta thảng thốt mơ giấc phì nhiêu của đời người. Em đâm đuống, em trỗ ống, ta đánh cồng và ca hát khúc ca của Mường Người. Đây là non xanh, kia là thung xanh, con trâu thở hơi sương tung bọt dãi dưới vòm tre kẽo kẹt. Thằng bé đánh cù, con cù quay tít. Ông ké già, bà ké già tóc xòa như cước vẹo xiêu men đắng men nồng. Vũ trụ bơ thờ hương lửa. Ta và em ngắm nhìn mê sảng giấc phì nhiêu. Có một lượng bài đáng kể, cái "Cánh đồng người" nắng phơi mưa táp réo xiết thơ ông. Có thể coi đó là âm chủ trong giao hưởng thơ Hoàng Quý. Ông lấy nỗi người làm trung tâm hầu mọi bài thơ, trong cả những trường ca, đôi khi tê cóng, đôi khi quyết liệt và bức nóng. Ông buồn cùng nỗi buồn người, ái ân trong giấc người và không lạnh lẽo tìm quên. Đôi lúc vĩ thanh vụt tắt cũng là vị người thôi:... Và tất nhiên, trên cái cánh đồng lẽ ra con người cần trách nhiệm, cần cố kết thì tốt đẹp nhường nào. Ông nhận chân vết chân tơi tả, dẫm đạp bởi vụ lợi làm đớn đau:Tôi đã đến, đã gieo trồng và vun xới Một lần cùng vợ ghé Cổ viện Chăm ở Đà Nẵng, bà thấy ông chôn chân trước những linga, tượng vũ nữ, những ngựa chiến, voi thần hóa đá. Dường lệ đá thấm thấu ông. Ông thấy cái giấc Kinh kha đầy khí lạnh:Tôi đã đến, đã gieo trồng, vun quén Cái nhìn rất riêng, giọng điệu thăm thẳm, ai nhẫn, mà thình lình chớp mi ngay cả trong những bài thơ ông tự xếp vào loạt bài thơ tình theo cách ông, dưới đây chỉ là ví dụ:Dâu bể bảy trăm năm Hay trong bài "Chợt cúc", một bài thơ đọc xong dường chữ bay đi, chỉ còn dư ba ở lại. Cảm giác như ông thuộc làu Bạch Cư Dị, lĩnh hội chuyển hóa được cái lối viết vô ngôn:Những cơn mưa chưa chạm mặt Ánh nhìn vi tế, ngôn ngữ nhẹ lan, thi ảnh diệu ẩn, tâm trạng thanh êm, ngỡ như vô tâm không sắp đặt. Cảm xúc thăng hoa, tạo được hiệu ứng gợi nghĩ nhiều cung bậc. Thơ Hoàng Quý viết tưởng không bận tâm vận công, nhưng không phải, mà do "Nội lực ông thâm hậu, bút lực dồi dào, mạnh mẽ" (Nhận xét của Nguyễn Đình Chiến). Vì thế, khi đọc tập "Ngang qua cánh đồng", cố nhà thơ - nhà phê bình Trịnh Thanh Sơn từng kêu lên: "Đây là thơ của một hồn thơ trữ tình mộng mơ và nhiều chiêm cảm. Đây là thơ của một thi sĩ có thể song hành với thơ dài lâu. Đây là thơ của một Người thơ mà thơ có thể tin cậy được". Trịnh thi sĩ cũng không ghìm nén phẩm bình, khảng định: " Một giọng thơ vâm váp, tràn đầy nội lực, có bản lĩnh và rất tự tin". Ông ghi trong bút văn, gọi Hoàng Quý là "Một nhà thơ sung mãn và độc đáo". (Dẫn theo "Đi dọc cánh đồng thơ", quyển 2, nxb Hội Nhà văn, 2006).Sáng nay
|
Quê sinh như tâm
nhang trong thơ Hoàng Quý. Nghĩa phu thê như giọt ấm giêng hai
trong thơ Hoàng Quý. Nơi mẹ sinh ông là làng Bủng Thượng,
cái làng gò đồi, cái làng đồng rừng xơ xác ngay chân núi
Thắm vùng Thanh Ba, Phú Thọ - ngọn núi rồi thành địa chỉ
đáng nhớ sau cái thiên truyện "Ông lão chăn bò trên núi Thắm"
héo hon buồn của nhà văn Xuân Thu (Bùi Xuân Tùng). Cha, mẹ
vội vã rời Hà thành trong cuộc tản cư lịch sử mùa đông
1946. Ông chào cuộc người lúc nhá đèn, năm Thìn, khi mẹ
ông chỉ còn thứ có giá duy nhất là bọc hạt sen khô do một
nhà sư quý hóa cho mấy ngày trước. Mẹ ông kể, ông sống
được là nhờ những hạt sen từ tâm giữa cái đận lao đao
tưởng chừng cả nhà sẽ vật xuống ở rừng này. Đó có
phải là ngọn nguồn cách ứng xử Phật thiện của ông chăng?
Ba lần đoạt giải văn chương đều dành tặng không giữ
dù một hào nhỏ. Lần giúp cứu một người tù suy tim mới
mãn hạn đổ gục trên đường tàu ở ngõ Nhà Dần, thị
xã Phú thọ. Lần nuôi một cháu nhỏ bị lạc cha mẹ ở Vũng
Tàu...Và nhiều việc từ tâm không mấy người biết. Tôi
nhờ đọc những tin văn trên báo chí, và lần vui chuyện với
bà Liên, người vợ hiền của ông buột kể, trong lúc ôn
nhớ vài mẩu dĩ vãng.
Tôi muốn có vài dòng về nơi sinh ông. Cái núi Thắm quí linh mà tôi vừa nhắc, bên mạn mái tây bắc thuộc địa hạt huyện Thanh Ba, là nơi chào đời của Phạm Tiến Duật. Duật sinh ở làng Đồng Bở, cũng làng đồng rừng, cách Bủng Thượng rất gần. Mạn đông bắc lại thuộc Hạ Hòa, thi sĩ Lưu Quang Vũ cất tiếng khóc thứ nhất ở thôn Gia Điền, cũng làng rừng úp bát. Hai mạn núi rộng lớn chứng sinh ba nhà thơ. Thơ của mỗi họ đều thuộc tiếng thơ bậc người hiền. Họ đều mặc áo lính thời chinh chiến. Số phận thuận mùa hay ba đào chìm chĩu có thể không giống nhau, những cung đường đời có thể nhiều khác biệt, nhưng Thơ là nợ nhân gian mỗi họ. Trong biên niên hành trang tinh thần họ, trung du nghi ngút chảy nơi thượng nguồn hóa sinh: Bài thơ khỏe khoắn vạm vỡ mà mịn như dải lụa lập tức đi vào ca từ trong một hợp xướng của nhạc sĩ Hoàng Hà. Hoàng Hà có lần nói: Nửa thế kỷ làm âm nhạc, chỉ duy nhất thơ Hoàng Quý, như Chiều nay mùa thu, Mang theo mùa đông...và đặc biệt là Trung du hòa hợp tôi. Khi phổ nhạc thơ Hoàng Quý tôi không có lý do thêm bớt dù chỉ một từ. Lời tâm sự của người nhạc sĩ danh tiếng đã là lời bình.Trung du! Như đã nói, quê sinh là tâm nhang trong thơ Hoàng Quý. Nén tâm nhang cháy âm thầm nội tâm ông. Nhớ quê sinh, nhớ bạn, ông viết: Trong bài thơ tâm sự dưới dạng một lá thư, ông nhắc từ cây cọ, nhắc bến cũ bóng xưa, nơi ông từ đó ra đi phỏng cũng hoang đường: Khấp khểnh khập khềnh sông Thao mùa lũ/ Bứt phăng ta về phía những hoang đường. Và lời xin tha thiết như là tự vấn, như là dằn vặt, như còn hồ nghi:Bạn ở ngoài kia còn nhắc ta không Có thể đọc niềm nhớ quê sinh trong loạt bài thơ: Tu hú kêu chiều, Bên bến sông xưa, Viết ở sông Vàng, hát Xoan, Gửi Kim thi sĩ và nhiều nữa. Bài nào cũng khắc khoải, vệt buồn trong vắt phập phồng trong ngôn ngữ rất riêng.Này người ơi cho xin một lời thương Trong thể loại thơ văn xuôi, một thể loại ông viết rất ít, gồm: Giấc phì nhiêu, Ảo ảnh, Hơi thở mùa xuân, Ngang qua cánh đồng và vài bài khác, tôi chú ý một bài có tựa đề rất lạ, bài: "Và em, và anh, và mùa thu": Bài thơ này ông viết thuộc hành trang thơ riêng. Nó hiện chưa có trong các tập thơ đã in. Bài thơ có yếu tố bút pháp bán tượng trưng ông hay sử dụng. Cùng các bài Em về bên tôi, Mắt biếc, Buồn Tường vy, Bài thơ cuối hạ, Thư ở sông Hàn...bài dẫn trên cũng thuộc chùm thơ ông viết tặng người vợ thủy chung, người chăm lo và lặng lẽ gánh vác mọi việc, là nơi ông được an ủi trong ngày tháng kiếm sinh và cả đường thi ca nhiều bất trắc:Anh gần kiệt mùa đi gần kiệt nỗi xác xơ mới ngoái thu sương, mới biết vì thu mà tóc bạc mới thấu lửa em vì sao ngun ngút vì sao sen tận chói chang tận ngác ngơ rồi nhè nhẹ vút đài hoa day dứt. Anh đầy lau hay lau đầy anh? Diệp lục phai anh hay anh phai diệp lục? Điều gì chăng còn gì không sương âu yếm ướt bầm thu như thế! Và đây nữa:Chiều nay em ạ ta buồn Dành một khoảng không gian thơ riêng cho người bạn đời và cũng là tri âm, thiết nghĩ, cái nghĩa tình phu thê mà ông là người chịu ơn từ người vợ phúc nhẫn đã giúp ông tìm được nhiều "không gian mềm" ngay cả trong dòng chảy riêng "Không giống như một dòng suối róc rách, mà giống như một thác nước xối xả tuôn trào"(Trịnh Thanh Sơn - Đi dọc cánh đồng thơ, quyển 2, nxb Hội Nhà văn, 2006).Người còn ở phía xa xôi Và, chỉ ở những tình yêu trung thực mới có được những câu thơ trung thực, chắt ra từ cách nghĩ rất Hoàng Quý: Tôi muốn ghi bên lề bài thơ này, bà Liên vợ nhà thơ, được vị sư trụ trì ngôi chùa Hoàng Quý đọc sách Phật và ở một năm, đặt pháp danh là Như Đài, tức đóa sen.Em vẫn nói về ta, vẫn nhắc về ta
|
Với Hoàng Quý,
ý thức tự lập, tự chịu trách nhiệm trở thành bản lĩnh
sống của ông từ rất sớm. Tôi nhớ rằng, năm Hoàng Quý
vừa học xong lớp một, nghĩa là mới bảy tuổi, người anh
trai thứ ba đưa ông về Hà Nội, rồi lôi tuột xuống Hải
Phòng giao cho người em có vợ con tận làng Tràng Duệ, An Dương,
Kiến An. Không hiểu người anh của Hoàng Quý được trang
bị cái lí thuyết cải tạo cho "nó" (Hoàng Quý) trở thành
người của giai cấp tiên phong như thế nào, chỉ biết dấu
ấn tháng năm người anh lôi khỏi mái ấm rất sớm ấy hằn
vệt đẫm trong thơ ông sau này. Lúc người mẹ đón Hoàng
Quý trở về lại thành Hưng, Hoàng Quý kể về cách bắt cua
bằng que móc, những ngày vớt rươi tiết tháng chín tái lạnh
những cơn mưa gọi nước, cách thức làm vó tôm, nhưng kiểu
đặt trũm đơm lờ, cách chọn cói tốt có thể cắt bán cho
người kẻ dệt ...làm đám liu riu tròn mắt. Đặc biệt, cái
phương pháp ủ đốt khi nấu cơm bằng "củi" toàn rơm rạ
nát mót được, để nấu một phần gạo chín phần khoai lang
khô, làm sao chín đều cơm riêng, khoai riêng thật chả dễ
chút nào. Không biết có phải từ cái dấu vết Tràng Duệ
nên nhiều năm chúng tôi chung học sau ngày Hoàng Quý trở về,
hình thành một người bạn thích một mình, hay nghĩ đâu đâu,
không câu chấp mọi chuyện, hay chúi vào những cuốn truyện
cổ kim hiếm hoi...Tôi không hiểu mọi sự. Cũng chưa có dịp
hỏi cặn kẽ.
Thời gian được ông anh lôi đi "giác ngộ" có thể là hạt nhân cái hạt thủy sinh khởi giòng chảy một tiếng thơ vạm vỡ mà trữ tình mấy mươi năm sau, lấy tích nghiệm làm nguyên liệu, lấy số phận con người làm căn bản nội hàm cho thơ: Rồi đây nữa:Ta đi trong cuộc cờ đời Nếu ví cuộc đời Hoàng Quý như một chuyến đi thì nó đúng cả nghĩa đen và nghĩa biểu tượng. Ông cuốn theo những xê dịch có tính số phận. Thơ cuốn ông tìm câu trả lời cái u khuất người, nhịp thời gian hư hóa, ngõ ngách biến thiên của đời sống, tựu chung là bản lai hình - tượng - con - người qua nghiệm ông, tất nhiên!:Như ngọn gió thiên di trên mặt đất Để rồi, ông nhìn thấu bởi quá cả tin, quá nhiều hy vọng, ngập ngụa những phờ phỉnh, những huyễn hoặc, mộng ảo, hư danh đến độ Lấy cả trời xanh gương lược cho mình/ Em - Cội rễ của thu vàng thì ta quên hết.(Đối thoại trắng). Cái căn bản cần là Nhân Ái - Độ Lượng là cội rễ bền dai của Đạo Hạnh thì loài ta...hay quên!Ta muốn an ủi em rất nhiều lời chim phượng Hoàng Quý đi nhiều quá. Làm một cuộc điểm danh những vùng miền, những địa danh hiện hình lộng lẫy trong nhiều bài thơ, có thể biết được phần nào bước chân ông. Vừa thấp thoáng nơi "Phố nhỏ duềnh trong sương ngọc/ Ngựa hồng nhịp móng trong mây, với tíu tít Đường gấp hoa đào nhớm tóc/ Cánh rơi tưởng dấu môi ai/ Em gái Hmông xuống chợ/ Khăn rung đỏ cả mặt người phóng túng, man mê trong "Nâng Sa Pa tràn tay", đã gặp trời thu sông Hàn tao mặc: Viết những bài đưa cả địa danh vào thơ thì hầu các thi nhân đều làm. Nhưng viết nhiều nhưng có thể hay đến độ bài nào cũng truyền lây sang người đọc là không nhiều thi sĩ thành công. Hoàng Quý xuất sắc trong số ít đó. Ví dụ, khi ngang qua Cấm Sơn, nhớ Thi sĩ Thôi Hữu từng đề thơ lên miền thẳm, ông viết:Em ạ sông Hàn nắng đã phai Thiên nhiên , con người Cấm Sơn vào thơ Hoàng Quý thật diễm ảo, lung linh!Một dốc Pha Đin đầy tâm trạng trong "Viết trên đèo Pha Đin", Tên sông và địa danh Châu Ổ, Ba Làng An ngân rung trong "Ngẫu hứng sông Trà", bến Ninh Kiều lả lơi say trong "Đêm tài tử"v.v. Bao nhiêu tên vùng miền, địa danh cả Bắc Trung Nam, hễ ông mài vào nghiên thi, là quậy cựa sống động, có khi tinh ảo đến độ có thể nghe được cả tiếng nhạc vang lên qua chữ: "Lách cách leng kheng xà tích xà tang/ Vòng cổ vòng tay chói sáng lấp loáng/ Vừa nhịp ống ép khung khinh lên tiếng/ Đã rộn ràng Đuống chọi cắc cung khoang (Một thoáng hội Mường). Nhà thơ Nguyễn Đình Chiến đến được nơi nào là lôi ngay một bài thơ viết về nơi đó của Hoàng Quý ra đọc, vừa cảm sướng, vừa...được việc. Nhưng, Nguyễn Đình Chiến nghiêm túc khi nói: "Các nhà thơ cũng hay đưa địa danh vào thơ, nhan nhản chỉ là điểm kê vô hồn. Địa danh vào thơ bậc tài nhân chứa đựng hồn non nước, cả hình bóng tha nhân dưới lấp lánh chữ...". Một nhà thơ sống cùng tôi ở Nha Trang, khi đọc "Chốc lát Cao Bằng " của Hoàng Quý bàn mãi về từ ướp trong câu cuối. Xin chép bài thơ ngắn này, cùng đọc: Tách riêng "thơ địa danh" ghi dọc đường Hoàng Quý cũng đầy đặn một tập thơ hay. Cố thi sĩ Hoàng Cầm, chàng Trương Chi miền Kinh Bắc từng nói như vậy.Biên giới đây
|
Hoàng Quý đề
thơ ở các địa chỉ ông qua có như là cách cân bằng tinh
thần trong hợp âm chủ ào ạt của giao hưởng thơ ông? Có
thể đấy cũng là thuật "lấy đà " trước khi dấn sâu hơn
vào những mở ngỏ ông thao thức? Đọc những tác phẩm đã
in và phần đã công bố trong hai trường ca "Kịch câm và trò
chơi" ,"Đối thoại trắng" có thể nhận thấy những khoảng
cân bằng này. Cứ sau loạt bài vạm vỡ, nhiều day trở, có
lúc quyết liệt lại là những bài thơ tiêu dao êm nhẹ hơn.
Hoàng Quý có thói quen sắp đặt sáng tác theo trình tự thời
gian, do đó ta có thể suy ra như vậy.
Là nhà thơ không tham viết vội vã, không in nhiều để tính đầu sách, thơ Hoàng Quý luôn có phẩm cấp, là thứ thơ thuộc "loài" thơ trung thực. "Không bao giờ ông chịu viết non tay". Dưới tầng chữ là những nghiệm sống hoặc vết hồi chiếu từ đời sống muôn màu phức hợp tích tụ, nhưng chọn lọc kỹ. Nói như thi sĩ Đỗ Trung Lai: "Thơ Hoàng Quý là thứ thơ để đọc và là một tập người để chơi". Nhà thơ tài danh có tính khí rất ngang tàng họ Đỗ ít đánh giá ai quý yêu và trọng thị đến vậy. Những vấn đề Hoàng Quý viết đôi khi gây sốc hoặc dễ cám dỗ lối suy diễn phức tạp, nhưng nhờ trung thực, giỏi dụng thi ảnh, thi pháp ẩn dụ nhiều tượng trưng, ông có thể "nói" gọn gàng, dễ dàng và sinh động bằng ngôn ngữ rất riêng: Chợt sông Trà Chén rượu mời trăng, "Trăng vào đi trong chén"Có khi, ông nén bào tâm vào thơ gửi bạn - gửi nhà văn Hà Đình cẩn, ta vẫn nhận được tín hiệu ông, những day dứt không ngừng, cảm giác ớn gai đâu đó, cách diễn đạt gặm nhấm và thức dậy cả một quá khứ: Dụng chữ tài tình nên có cách diễn đạt uyên ảo. Hoàng Quý có kho vốn tiếng Việt rất phong phú, nghệ thuật chữ tinh vi. Không ít nhà thơ dùng tiếng mẹ đẻ hình như không thạo, hình như ẩu, hình như biếng nhác trau dồi, lười mài cho chữ nhọn sắc. Dân trí ta đã tương đối cao, nên những bài thơ với giọng điệu trơn phẳng, quẩn quanh bức bí, đọc cứ gường gượng hoặc sáo mòn thế nào. Không làm chủ ngôn ngữ và tích nghiệm vốn đời thơ khó bay lên. Mở cửa nhìn ra thế giới và tiếp nhận những gì là ở mỗi nhà thơ. Nhưng đọc một bài thơ của nhà thơ Việt Nam, tiếng Việt trong ngôn ngữ biểu đạt thế nào sẽ rõ tác giả thế ấy. Thơ Việt ngày càng hay, nhiều tác giả trẻ có tài năng và báo hiệu đường thơ trường lực. Tuy nhiên có không, một số thi bản của không phải ít, ngộ ngôn, lý sự nhạt, hoặc vay mượn chữ sống sít sần sượng mà lớn lối hình thức này, trường phái nọ, tưởng Ăng - lê hóa thơ, Mỹ hóa thơ là nhảng chân vào thế giới. Thậm chí vô số bài viết cổ súy thứ thơ đọc không hiểu mô tê răng rứa mà thổi phồng là đầy ắp triết luận nhân sinh, ẩn chìm sâu xa, rằng người đọc phải tìm ra khóa giải mã mới thấu thị thì rất khôi hài. Chìa khóa của thơ hay, là đọc bị hút vào, bị ma lực thơ lôi đi, ám ảnh, rồi lâng lâng "sướng", bồi đắp nghĩ suy v.v. chứ sao mù mờ những mã là mã.Ô! Chim vít vịt sao lại kêu cữ này Hoàng Quý thuộc số các nhà thơ tự trọng tiếng Việt ta. Thơ ông lao động chữ nghiêm cẩn, có ý thức sáng tạo chữ cho phong nhiêu tiếng Việt. Những đuềnh đoàng, ánh ướt, thưa thót, muội mê xanh...hay nhiều từ ông sáng tạo khác có thể gợi nghĩa mới, cần ghi nhận là đóng góp thêm vào kho tàng tiếng Việt. Chưa phải lúc tổng kết một đời thơ. Chưa có điều kiện đi sâu vào năng lực tinh thần và hướng tìm chọn cách tân thơ mà vẫn nhuần Việt của nhà thơ. Nhà thơ Hoàng Quý vẫn đang sung sức và mạnh mẽ trong nghệ thuật ngôn từ, do vậy hy vọng sẽ trình bày ở các bài viết khác, ở những hướng tìm khác. Dẫu thế, trong thi giác tôi thơ ông như những khúc du ca mang nỗi người phong kín băng đá. Tổng thể thơ ông thăng hoa, nhiều ước lệ., bật thốt, đi ra từ nhiều nỗi buồn vạm vỡ. Ông viết một thứ thơ thanh và trong, minh trí, sang trọng, nhiều uyên ảo nhưng cũng nhiều sương gió. Thơ Hoàng Quý se se lạnh và đẹp. Rất đẹp ! Khi vạm vỡ vẫn ẩn buồn trong vắt phía sau thơ. Đề tài rộng, tung phá và chất chứa niềm thế nhân. Bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học đã bình viết về thơ ông: Trinh Đường, Ngô Quân Miện, Vân Long, Y Phương, Trịnh Thanh Sơn, Vũ Nho, Đỗ Trung Lai, Ngô thị Kim Cúc, cả vợ lẫn chồng cặp thi sĩ Phạm Hồ Thu - Trần Quốc Thực, Nông Thị Ngọc Hòa, Nguyễn Đình Chiến...và rất nhiều tác giả đương đại ba miền Bắc Trung Nam.Tôi nghĩ đó là tao hạnh cho một thi sĩ. Những khúc du ca ông dành tặng con người rồi còn dài lâu cùng năm tháng. Và, xin dẫn bài "Du ca mùa đông" thay cho vĩ thanh: _________Cứ loay hoay tìm mãi đốm than hồng (*) Tháng 1 năm 2011, Chương Nhân dân trong Trường ca Đối thoại trắng thành ca từ trong chương 3 - chủ đề Bất khuất - Hợp xướng " Bền vững muôn đời Tổ Quốc Việt Nam ơi !" của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chính. |
Tài liệu tham
khảo:
- Tuyển tập Thơ Việt Nam 1975 - 2000, nxb Hội Nhà văn,2000. - Tuyển tập Thơ văn xuôi Việt Nam và nước ngoài, nxb Văn học,1997. - Thơ mười năm đầu Thế kỷ XXI, nxb Hội Nhà văn 2010. - Đi dọc cánh đồng thơ (quyển hai). Tiểu luận - Phê bình - Chân dung văn học, Trịnh Thanh Sơn, nxb Hội Nhà văn, 2006. - Tạp chí Nhà văn, Tạp chí Văn, Báo Văn nghệ, Báo Văn nghệ trẻ, Báo Thanh Niên, Tạp chí Người Hà Nội. - Băng, đĩa thu của Chương trình phát thanh Văn nghệ, Đài TNVN. -Vanvn.net;phongdiep.net;trannhuong.com;hoingovanchuong.com, hadinhcan.com;lucbat.com;vanthoviet.com... - Giấc phì nhiêu, tập thơ, nxb Văn học, 1996. - Đi bên mùa lá rụng, tâp thơ, nxb Văn học, 2000 - Ngang qua cánh đồng, tập thơ, nxb Hội Nhà văn,2002,2004. - Giả trang, tập thơ, nxb Hội Nhà văn, 2007 - Nguồn tư liệu cá nhân và bè bạn khác |
Nhà thơ Hoàng Quý trong ống kính Vân Đình Hùng |
ĐỐI THOẠI TRẮNG |
|