Chim
Việt Cành Nam [
Trở
Về ]
[ Trang chủ ]
[
Tác
giả ]
[
PDF
]
|
|
Khoảng
niên hiệu Trinh Nguyên nhà Đường, Độc Cô Mục người Hà
Nam, sống xa nhà ở Hoài Nam.Một tối, Mục đến Đại
Nghi Huyện để tìm chỗ nghỉ đêm, đi chừng hơn mười dặm,
thì gặp một người con gái áo xanh, cưỡi ngựa đi tới.Nhan
sắc trông cũng khá mặn mà xinh đẹp.
Mục bèn kín đáo buông lời lơi lả. Người con gái áo xanh cũng trả lời một cách khôn khéo, lễ độ.Rồi cả hai cùng đi.Được một lát, thì có một cỗ xe từ hướng bắc chạy đến, đón người con gái áo xanh lên. Mục vội vã bảo : -Vừa mới được sơ ngộ, những tưởng cùng nhau chung đường bầu bạn, sao lại bỏ nhau đi ngay vậy ? Người con gái gái áo xanh đáp : -Nghĩ mà xấu hổ, thật ra, phận thiếp nào dám mong được chung đường với ai.Hơn nữa, nương tử còn ít tuổi, sống độc cư một mình, tính tình đoan trang nghiêm chỉnh, nên cũng khó nhận lời công tử lắm ! Nhân thế, Mục mới hỏi tính danh, cùng họ hàng thân thích của nương tử là ai. Người con gái áo xanh chỉ cho Mục biết là nương tử là người họ Dương, con thứ sáu trong gia đình. Ngòai ra, không cho chàng biết gì thêm. Một lúc sau, không biết đi thêm được mấy dặm nữa, thình lình đến một nơi, có một tòa nhà to lớn, cửa nẻo trông rất uy nghi, trang trọng. Người con gái áo xanh, xuống ngựa đi vào trong ngôi nhà đó.Mãi một lúc sau mới đi ra, mời Mục vào, và bảo với Mục : -Từ mấy năm nay nương tử đóng cửa tạ khách, nay biết có quý nhân đến thăm, không đành cự tuyệt.Xin công tử đừng chê là chỗ thô lậu nhá. Sau đó, đi đốt đuốc, kê giường, sửa sọan gối chăn thật là chu đáo.Một lúc lâu, lại đi ra, bảo với Mục : -Chẳng hay công tử có phải là hậu duệ của Xa Kỵ Tướng Quân Độc Cô Thịnh đời nhà Tùy đó không ? Mục nghe hỏi, bèn đem thân thế tự thuật cho người con gái áo xanh biết, chàng chính là cháu đời thứ tám của Xa Kỵ Tướng Quân Độc Cô Thịnh. Người con gái áo xanh, nói : -Nếu quả vậy, thì nương tử với công tử là chỗ cố giao rồi ! Mục hỏi nguyên do nguồn gốc. Đáp : -Thiếp là tỳ nữ của nương tử, nên không rõ được ngọn nguồn, chút nữa nương tử sẽ đích thân nói cho công tử biết. Một lát sau, cơm nước được dọn ra.Mục thấy sơn trân hải vị bầy la liệt, không thiếu thứ gì. Ăn cơm xong, Mục thấy mấy chục tì nữ đi trước dẫn đường, miệng hô : -Huyện chúa đến nơi ! Mục thấy một nữ lang, tuổi khỏang mười ba mười bốn, nhan sắc có thể nói là "tuyệt đại giai nhân 絕代佳人" Sau khi vái chào Mục, nữ lang ngồi vào ghế, rồi bảo với Mục : -Nhà cửa ở nơi sơn dã, cô liêu tịch mịch, hơn nữa, thiếp tạ từ tân khách đã lâu, chằng ngờ hôm nay đựợc công tử hạ cố tới thăm, thật là ơn lớn.Vả, công tử với thiếp là chỗ cựu giao, đâu dám để bọn tì nữ nói với công tử, xin công tử miễn thứ, đừng chê cười nhá ! Mục đáp : -Kẻ tha hương lữ thứ, được cho ăn nhờ ngủ đậu như thế này đã là một ân huệ lớn lao rồi, nào dám nghĩ đến điều được tương kiến, lại còn cho biết là chỗ cố giao.Mục tôi bình sinh chưa từng xa rời kinh thành, nên thân bằng cố cựu ở vùng Giang Hoài này, phần lớn không biết, xin Huyện chúa chỉ bảo tường tận. Hyện chúa nói : -Thiếp cũng muốn dãi bầy hết cho công tử rõ, nhưng lại e làm công tử sợ hãi.Thiếp rời nhân thế đã hai trăm năm nay rồi, thì công tử làm sao thể biết được ! Lúc mới đầu, khi nghe nói nàng họ Dương, lại tự xưng là Huyện chúa, Mục trong bụng đã có ý nghi ngờ, nay nghe nàng nói như vậy, mới biết nàng là ma, nhưng Mục chẳng lấy gì làm sợ. Huyện chúa nói : -Nhân vì công tử là hậu duệ của Độc Cô Tướng Quân ngày xưa, nhiều đời tiếng tăm trung liệt, bởi vậy, thiếp mới có điều muốn phó thác cho công tử, xin công tử chớ vì chỗ u, minh khác biệt mà nghi ngại. Mục đáp : -Tổ tiên của thần là tướng quân nhà Tùy, nhờ danh thanh được Huyện chúa biết đến, mà đem lòng gửi gấm, đó là niềm vui trong đời của thần, đâu có điều gì nghi ngại nữa ? Huyện chúa nói : -Thiếp những tưởng đem hết tâm sự dãi bầy cho công tử biết, nào ngờ lại gây ra mối bi cảm. Cha thiếp là Tề Vương, con thứ hai của Hòang Đế nhà Tùy.Khi nhà Tùy bị đổ, thì cha thiếp ngộ hại.Đại thần, và các khanh tướng cũ, tất cả đều bỏ theo kẻ làm lọan.Duy chỉ tiên tướng quân của công tử, chống lại nghịch đảng.Thiếp lúc đó còn thơ ấu, thường hay ở bên cạnh phụ thân, nên biết rõ ngọn ngành.Kịp đến lúc lọan binh tiến nhập vào cung, có kẻ muốn cưỡng bức, làm ô nục thiếp, bị thiếp mắng chửi, nên thiếp bị chúng giết. Nói xong, không cầm được nỗi bi thương. Mục nhân thế, mới hỏi đến những nhân vật và những việc xẩy ra cuối niên hiệu Đại Nghiệp nhà Tùy, thì được biết phần lớn cũng giống như trong sách Tùy sử vậy. Lát sau, huyện chúa sai bầy tiệc rượu để cùng Mục đối ẩm.Nói năng thường nghẹn ngào, sót sa. Rồi làm một bài thơ tặng cho Mục. Thơ rằng : 江都昔丧乱,Mục đọc xong bài thơ, lòng không ngớt ta thán thở dài, cho rằng tài năng của Huyện chúa dù Ban Tiệp Dư cũng không hơn được.Nhân thế, mới lại hỏi đến những sáng tác trong cuộc đời của nàng, thì huyện chúa đáp : -Thiếp vốn bất tài,nhưng tính thích văn thơ cổ, nên thấy chị em Tạ Đạo Uẩn, và Bào Chiếu đều giỏi sáng tác văn chương, nên đem lòng ngưỡng mộ.Hòang Đế cũng là người yêu thích văn học, thường thường có lệnh sai bảo.Lúc bấy giờ, danh tiếng của Tiết Đạo Hành đồn vang thiên hạ, nhưng mỗi lần thiếp đọc văn của bà ta, thì lòng lại coi khinh.Ngày trước, tình cảm ở trong lòng đem ra phô bầy, nhưng chỉ là thấy sao nói vậy mà thôi, đâu đáng để công tử khen ngợi. Mục nói : -Tài năng của huyện chúa là do trời ban tặng, đó là tài của nhóm Kiến An Thất Tử, Tiết Đạo Hành đâu có sánh kịp. Rồi Mục cũng làm một bài thơ đáp tặng. Thơ rằng : 皇天昔降祸,Huyện chúa ngâm nga mấy lần liền tiếp.Gịong bồi hồi sót sa, không cầm nổi trong lòng. Một lúc sau, có một đám thị nữ cầm nhạc cụ từ trong nhà đi ra. Một đứa tiến lên trước thưa với Huyện chúa : -Nhắc lại chuyện năm xưa, e sẽ chỉ làm cho đau lòng, vả lại, Độc công tử mới đến, lẽ nào lại cả đêm ngồi nhìn nhau mà khóc hay sao ? Thiếp xin làm sứ giả vời người trong nhà ra bầu bạn cho vui. Huyện chúa ưng thuận.Sau đó nói với Mục : -Đây là Lai Hộ Nhi là ca nhi của Hữu Kiêu Vệ Đại Tướng Quân ngày xưa đấy. Lúc đó đều ngộ hại chung với thiếp cả.Nay cư ngụ cũng ở gần đây thôi. Khỏanh khắc, thì cả bọn tới.Trông cô nào cũng xinh đẹp diễm lệ, nói cười vui vẻ, lưu lóat.Sau đó đàn hát, ăn uống rất là hả hê. Người con gái ca nhi họ Lai ca mấy bài, song Mục chỉ ghi nhớ được có bài : 平陽縣中樹Một lúc lâu sau, người con gái họ Lai mới lại nói : -Thiếp với Huyện chúa cư ngụ tại nơi đây cũng hơn hai trăm năm rồi, nào ngờ, hôm nay lại thình lình được gặp ngày hôn lễ tốt đẹp. Huyện chúa nói : -Công tử đây vốn là người trong gia đình trung liệt Độc Cô Tướng Quân, nên thiếp mới nguyện ý gặp gỡ, để thổ lộ cho vơi nỗi niềm bi hận tích tụ trong lòng, chứ đâu dám đem tấm thân bụi trần làm ô uế công tử. Nhân thế, Mục mới ngâm lại câu cuối trong bài thơ của Huyện chúa. Huyện chúa cũng mủm mỉm cuời, nói : -Chí nhớ của công tử thật là bên bỉ ! Mục lại ngâm tiếp một bài khác.Huyện chúa cũng ngâm một bài nữa đáp lễ. Người con gái họ họ Lai bèn nói : -Ngày trước Tiêu Hòang Hậu có ý muốn đem Huyện chúa gả cho con người anh của Hòang Hậu, chẳng ngờ xẩy ra cuộc chính biến phản lọan ở Giang Đô, nên đám cưới không thành.Độc Cô là một thế gia vọng tộc, trung liệt anh hùng, hôm nay tương ngộ, thật là đẹp đôi hợp lứa. Mục lại hỏi đến đất phong của Huyện Chúa ở đâu. Huyện chúa đáp : -Thiếp nhân sinh vào năm Nhân Thọ tứ niên ở kinh sư, khi ấy hòang đế đến cung Nhân Thọ, nên mới đặt tên cho thiếp là Thọ Nhi.Năm sau thì Thái Tử tức vị, phong cho thiếp Huyện chúa Thanh Hà, đến khi nhà vua đến cung Giang Đô thì lại cải phong cho thiếp làm Huyện chúa Lâm Truy.Thiếp do được Hòang Hậu yêu quý đặc biệt, nên thường ở trong nội cung. Bấy giờ người con gái họ Lai, thưa : -Đêm đã khuya lắm rồi, xin công tử hòan thành hôn lễ, thiếp đợi hầu ở Đông Các chờ sáng ,sớm mai xin lại đến chúc mừng. Thế là đám tỳ nữ đều hò reo, bông lơn ,cười đùa náo nhiệt như chốn dương gian vậy. Lúc Mục tiến vào trong ngọa thất, chàng cảm thấy Huyện chúa có vẻ mơ hồ, như có như không, thân thể giá băng, lạnh lẽo. Lát sau, Huyện chúa khóc, bảo với Mục : -Người chết rồi, lâu ngày sẽ trở thành tro bụi.Thiếp may mắn được hầu hạ chiếu chăn với công tử, nên chết mà không hủ nát. Rồi lại gọi ca nữ Lai thị đến, cùng nhau yến ẩm như lúc đầu.Nhân thế lại hỏi Mục : -Công tử đi Giang Đô, thì ngày nào lại trở lại ?Thiếp xin phó thác một việc, liệu có được không ? Mục đáp : -Chết, thần còn chẳng ngại, huống chi việc gì khác ! Huyện chúa noi : -Hòang đế đã cải táng đi chỗ khác rồi.Nơi đây chỉ còn lại có mình thiếp độc cư, ngày nay lại bị ác vương ở mộ bên quấy nhiễu, muốn ép thiếp làm bé, thiếp là người thuộc gia tộc đế vương, quyết không chịu để cho ác quỷ hối nhục.Thiếp vốn mong được gặp công tử, chính là việc này đây.Công tử sắp đi Giang Nam, trên đường sẽ qua mộ của tên ác vương này, nhân vì việc của thiếp, tất thế nào cũng bị y bức khốn.Bùa của đạo sĩ Vương Thiện Giao vẽ bán ở khu chợ Dương Châu, có thể chế ngự được quỷ thần.Nếu như công tử xin được bùa của ông ấy, tất sẽ tránh được tai họa. Ngừng lại một lúc, lại tiếp : -Thiếp cư ngụ chốn này lòng không yên ổn.Ngày công tử trở về Giang Nam, xin mang thiếp đi về táng ở Bắc Bản Lạc Dương, cho được gần gũi với công tử, và được nương nhờ mãi mãi.Đó là ơn huệ lớn cho thiếp. Mục đều đồng ý nhận lời cả, nói : -Việc cải táng Huyện chúa thì Mục này sẽ lo. Rồi cùng nhau đối ẩm, cho đến lúc thật say, Huyện chúa mới dựa người vào Mục ngâm ngợi ca hát.Ca xong, thì lệ ngọc lã chã hai hàng, ướt đẵm cả khăn hồng. Ca nhi họ Lai thấy thế, cũng sụt sùi rơi lệ, bảo với Mục : -Xin công tử chớ quên mối cảm tình thâm sâu của Huyện chúa đấy ! Mục bèn làm thêm một thơ tặng nàng. Huyện chúa vừa khóc vừa tạ ơn, nói : -Cám ơn công tử đã tặng thơ, thiếp xin mãi mãi ghi sâu mối duyên tình hữu hảo này. Chốc lát, trời đã hửng sáng. Mục và Huyện chúa cùng nhìn nhau mà khóc, rồi từ giã tất cả những người có mặt trong bàn tiệc. Khi Mục ra ngòai cửa, quay đầu nhìn lại, thì những gì chàng đã gặp đều biến đâu mất.Chỉ thấy một vùng đất trống không, bát ngát bằng phẳng.Ngôi mộ của Huyện chúa cũng chẳng còn một dấu tích nào. Mục cảm thấy tâm thần hốt hỏang, một lúc lâu sau mới trấn tĩnh lại được, bèn đánh một cây liễu đến trồng tại đó để ghi nhớ. Bọn gia nhân của Mục cũng nóng lòng,vội vã đi tìm chàng. Mấy ngày sau, Mục đến vùng chợ Hòai Nam.Quả nhiên, gặp được đạo sĩ Vương Thiện Giao ở đấy, và mua được một lá bùa của ông ta. Lúc Mục đi qua ngôi mộ của Ác Vương, thì bị một cơn lốc lớn thổi thốc vào mặt ba bốn lần.Chàng rút lá bùa của đạo sĩ ra thị oai, cơn lốc mới ngưng lại. Trước đó, Mục vốn là người không tin chuyện quỷ thần, nay thấy lời Huyện chúa nói, không điều gì là không ứng nghiệm, mới kín đáo đem chuyện kể cho những người thân nghe. Lúc đó, vào tháng giêng, Mục từ Hòai Nam trở lại, đến nơi đó, cho đào sâu mấy thước đất lên, thì tìm được một bộ hài cốt, bèn lấy áo quần, vải vóc liệm lại.Nhưng lại cho rằng lúc Huyện chúa bị chết vội vã, chôn cất sơ sài, không được chu tất, nên khi về đến Lạc Dương, Mục bèn sửa sọan tang lễ cho thật long trọng, đích thân viết một bài điếu văn để tế nàng, và đem táng ở ngòai cửa An Thiện Môn. Đêm hôm đó, Mục nằm ngủ một mình trong một ngôi nhà khác ở thôn ngòai, chợt thấy Huyện chúa đến, bảo với chàng : -Ân đức cải táng hài cốt, thiên cổ thiếp không quên.Thiếp ở chốn âm gian, đã lâu không hề được hưởng ân đức như thế nầy.May sao, công tử không quên tình nghĩa cũ, giúp cho thiếp có chỗ cư trú an tòan vĩnh viễn.Lúc đi đường, thiếp khhông dám ra gặp công tử, là e công tử thấy tấm thân đã xấu xa của thiếp. Mục nhìn những xe ngựa, nghi trượng, kẻ hầu người hạ đi theo Huyện chúa, tất cả đều hoa mỹ . Nàng chỉ vào đó và bảo với Mục : -Tất cả đây là do công tử ban cho cả.Xin đợi đến năm Kỷ Mão sẽ gặp lại nhau . Và đêm hôm đó Huyện chúa ngủ lại với Mục.Đến sáng thức dậy thì từ biệt ra đi. Sau khi Mục đã trải qua mấy ngàn dậm cải táng cho Huyện chúa trở về.Chàng đem mọi việc kinh qua kể cho thân thuộc bằng hữu biết. Đến năm Trinh Nguyên thập ngũ niên, chính là năm Kỷ Mão, một buổi sáng thức dậy, Mục c ra nhà ngòai, thình lình thấy có mấy chiếc xe ngựa đi tới. Có người trong đám bảo với chàng : -Công tử có thư của Huyện chúa ! Chàng lẩm bẩm nói một mình : -Ngày hẹn đã đến rồi đây ! Tối hôm đó, Mục bị bạo bệnh qua đời . Và được hợp táng chung mộ với Huyện chúa. (Paris
dịch xong lúc 22 G 25 – ngày 20-7- 2010 Phạm Xuân Hy)
|
|
Chú Thích của Phạm Xuân Hy |
Trần
Hàn
陳翰 Truyện « Độc Cô Mục » được trích trong tác phẩm « Dị Văn Tập » của Trần Hàn. Trần Hàn sự tích bất tường.Theo sách « Đường Thư-Nghệ Văn Chí », thì Trần Hàn là người cuối đờ Đường, từng giữ chức Đồn Điền Viên Ngọai Lang, và sông trong khỏang niên hiệu Hàm Thông (860-874) đời vua Đường Ý Tông Lý , và Càn Phù (874-879) đời vua Đường Hy Tông Lý Huyên. Thanh
Y
Tùy
Triều
Đại
Nghiêp.
Huyện
Chúa.
Độc
Cô Thịnh
Nương
Tử
Tề
Vương
Tạ
Đạo Uẩn
Bào
Chiếu
Trinh
Nguyên
Xa
Kỵ Tướng Quân
|
|