Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 22. Rộng khuyên tất cả mọi người đừng giết hại »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 22. Rộng khuyên tất cả mọi người đừng giết hại

Donate

(Lượt xem: 5.508)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 22. Rộng khuyên tất cả mọi người đừng giết hại

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Có người hỏi: “Theo lời thầy dạy, phàm trong các việc quan, hôn, tang, tế, đều chẳng nên giết hại gia súc. Phải vậy chăng?”

Đáp: “Đúng như vậy.”

Lại hỏi: “Nhưng người đời không tin nhận thì biết làm thế nào?”

Đáp: “Chỉ cố gắng hết lòng mà thôi, còn người khác tự làm thì tự chịu. Phật cũng chỉ độ được người hữu duyên, chẳng độ được kẻ vô duyên. Phật cũng chỉ độ được người tin nhận, chẳng độ được kẻ chẳng tin. Tại sao vậy? Dù nắm tay mà lôi dắt đi cũng chẳng được, phải làm cho họ tự nhận hiểu thì việc làm mới phù hợp.

“Kinh Di giáo dạy rằng: ‘Phật như vị lương y, biết bệnh mà cho thuốc. Còn chịu uống thuốc hay không, chẳng phải do lỗi của lương y! Lại nữa, Phật như người chỉ đường, chỉ cho người con đường tốt đẹp, nhưng nghe biết rồi mà chẳng đi theo thì chẳng phải lỗi của người chỉ đường.’ Phật còn như vậy, huống chi là ta đây?

“Người xưa dạy rằng:

Thiên đường, địa ngục chia hai cửa,
Mỗi người chọn một tùy ý thôi.

Lời ấy thật đúng thay!

Người kia lại hỏi: “Theo lời thầy nói đó, quả thật có Sáu nẻo, Ba đường ác, chúng sanh luân chuyển chịu khổ trong đó?”

Đáp: “Nếu không có Sáu nẻo luân hồi, Ba đường ác và Tám nạn xứ, thì lão tăng này chẳng cần phải giữ theo trai giới, bỏ rượu thịt, nhọc công tham thiền, siêng năng niệm Phật để làm gì! Nhân vì có luân hồi khổ não nên mới phải niệm Phật tu hành, nguyện bỏ cõi Ta-bà, cầu sanh về Tịnh độ.

“Nay xin lấy lời thẳng thắn mà nói với ông. Nên biết, trên đời này có ai lại chẳng ưa muốn sắc dục, chẳng ham thích rượu thịt, chẳng tham cầu danh lợi, chẳng mong được giàu sang? Nhưng ta biết rằng đó là nguồn gốc của khổ não luân hồi nên chẳng để tâm mưu cầu.

“Kinh Pháp Hoa dạy rằng: Nguyên nhân của khổ não chính là lòng tham dục. Nếu dứt trừ tham dục thì khổ não không dựa vào đâu mà phát sanh.”

Người kia lại hỏi: “Người đời đều nói lẽ không sanh không diệt, tại sao thầy chỉ cố giữ việc không giết hại?”

Đáp: “Đó đều là những lời tà mỵ, báng bổ chánh pháp. Những kẻ nói như vậy chẳng khỏi phải đọa vào địa ngục A-tỳ. Vì sao vậy? Lời nói không sanh không diệt ấy là đạo lý cao trổi bậc nhất của Nhất thừa, há lại để cho người đời dùng đó mà nói nghịch ý kinh, phủ nhận chư thánh hay sao?

“Cần phải biết rằng, hình sắc tướng mạo có thành, có hoại, còn tánh Phật thì không sanh, không diệt.

“Không sanh không diệt đó cũng là thể và dụng trong tánh chân như. Thể của cái không chân thật là không sanh; dụng của cái có nhiệm mầu là không diệt.

“Đạo khi trời đất chưa sanh, đó là không sanh; đạo sau khi trời đất đã sanh, đó là không diệt. Lặng thinh mà chẳng động là không sanh, cảm ứng mà thông suốt là không diệt. Không làm các điều ác, gọi là không sanh; làm theo các điều lành, gọi là không diệt.

“Ý nghĩa không sanh không diệt là như thế. Ôi! Lý huyền diệu đến thế, nếu là người chưa đủ huệ nhãn thì làm sao thấu đến?”

Người kia khen: “Sư thật khéo biện giải!”

Đáp: “Nào ta có muốn biện giải đâu, chỉ vì bất đắc dĩ đó thôi. Như thật lòng ta muốn, ấy là muốn cho khắp cả mười phương đều là Cực Lạc, khắp cả chúng sanh đều thành Phật đạo.”

Người kia nói: “Nguyện lớn từ bi của sư, từ lâu tôi đã biết; chỗ nghi hoặc của tôi, nay đã được trừ dứt. Từ nay xin bái biệt sư, trở về chuyên tâm niệm Phật tu hành.”

Tông Bổn đáp: “Lành thay, lành thay! Ta cũng nguyện cho ông được như vậy mà thôi. Nếu ông còn có chỗ nghi ngờ chưa quyết, nên tìm xem các sách Nhân hiếu khuyến thiện thư, Từ tâm công đức lục.”

Người kia nói: “Xin kính cẩn vâng làm theo lời dạy.”


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nắng mới bên thềm xuân


Kinh Di giáo


Nguồn chân lẽ thật


Gió Bấc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.118.164 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...