Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 3. Biện minh ý nghĩa hư vô tịch diệt »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 3. Biện minh ý nghĩa hư vô tịch diệt

Donate

(Lượt xem: 7.277)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 3. Biện minh ý nghĩa hư vô tịch diệt

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Ông Vương Trung người ở Thái Nguyên thưa hỏi: “Hối Am vốn ghét giáo lý hư vô tịch diệt. Họ Trần ở Tân An cho đạo Lão là hư vô, đạo Phật là tịch diệt. Lẽ ấy thế nào?”

Thiền sư Không Cốc đáp: “Hư vô tịch diệt có hai nghĩa. Đó là nghĩa phương tiện và nghĩa chân thật.

“Hiểu theo nghĩa phương tiện thì hư vô tịch diệt chỉ là lời trống không, huyễn hoặc. Kẻ phàm phu chấp có, hạng Tiểu thừa chấp không, hàng Trung thừa lại chấp chẳng có chẳng không. Bậc Đại thừa ngay nơi thể tánh của các pháp rõ biết là không, chẳng rơi vào những kiến chấp như trên; thấu đạt sự hiện hữu nhiệm mầu chẳng phải là có, nhận biết sự trống không chân thật chẳng phải là không; nên dù một chút bụi trần cũng chẳng tạo ra, cũng không trừ bỏ bất cứ pháp nào; dù ngang hay dọc, dù ngược hay xuôi, hết thảy các pháp đều là chân thật.

“Cho nên, bậc Đại giác Thế Tôn vì muốn phá trừ sự chấp có cho kẻ phàm phu mới dạy rằng: Thân này không thật có, như ảo hóa, khiến cho tâm họ hướng về tịch diệt; vì muốn phá trừ sự chấp không cho hạng Tiểu thừa, mới quở trách họ là chôn mình trong hố sâu của sự giải thoát, khiến cho họ phải mong cầu thoát ra; vì muốn phá trừ sự chấp chẳng có chẳng không cho hàng Trung thừa, mới quở trách họ là trói buộc trong cái có không chân thật, khiến họ phải cầu được Đại thừa. Hết thảy đều là những phương tiện khéo léo, tùy theo từng trường hợp mà sử dụng.

“Hiểu theo nghĩa chân thật thì hư vô tịch diệt là gốc của muôn vật, từ đó sanh ra trời đất, con người, các loài động vật, thực vật cho đến tất cả các pháp. Đạo Phật dạy rằng: ‘Do nơi gốc là không có chỗ trụ mà tạo ra tất cả các pháp’ cho đến ‘không một chút pháp nào có thể được... cho nên đức Phật Nhiên Đăng mới thọ ký cho ta’.

“Lão tử nói: ‘Đạo mà có thể giảng nói được thì chẳng phải cái đạo thường tồn; tên mà có thể đặt ra được thì chẳng cái tên chân thật. Không tên là cội nguồn ban sơ của trời đất; có tên là chỗ sanh ra muôn vật. Thường không ham muốn là để xem rõ chỗ huyền diệu. Thường có ham muốn là để thấy biết chỗ ngăn che.’

“Khổng tử dạy: ‘Lẽ biến dịch không có chỗ lo lắng, không có chỗ tác động, vắng lặng an nhiên chẳng động.’ Vắng lặng an nhiên chẳng động, đó chính là hư vô tịch diệt.

“Trong chỗ hư vô tịch diệt ấy hàm chứa hết thảy muôn vật. Do sự cảm ứng thông suốt mà sanh ra tất cả các pháp. Nguyên lý nhiệm mầu huyền diệu như thế, nếu không phải là bậc chí thần trong thiên hạ thì ai có thể nhận biết được?

“Kinh Lễ nói: ‘Không làm gì cả mà muôn vật thành tựu, đó là đạo của trời.’ Tử Tư nói: ‘Chỗ làm của trời vốn không có tiếng xấu, không có tiếng tốt.’

“Mục đích của các vị thánh hiền trong Tam giáo đều hướng đến chỗ tịch diệt chân thật thường còn, đến chỗ trống không chân thật chẳng phải là không, xưa nay chẳng có gì khác nhau.

“Phật dạy: ‘Sanh diệt dứt rồi, tịch diệt là vui.’ Đó là muốn dạy người tu dứt hết mọi tình thức hư vọng. Quả thật là: ‘Bớt được một phần tham muốn thì lẽ trời lại thêm một phần sáng rõ.’ Như thế nào phải dạy người dứt tuyệt lẽ trời mà rơi vào chỗ như cây khô, như bếp lạnh hay sao?

“Nên biết rằng, từ trời đất, con người cho đến muôn loài đều sẵn có lẽ tịch diệt chân thật thường còn, chưa từng dứt mất. Chỉ vì người ngu tự không rõ biết, cho đó là linh hồn vất vưởng, thật đáng thương thay!

“Hối Am đọc kinh sách Phật chỉ thấy được nghĩa phương tiện phá trừ kiến chấp của phàm phu thôi sao? Hay là không rõ biết được nghĩa hư vô tịch diệt là gốc sanh ra muôn vật? Hay là không rõ biết được mục đích của các vị thánh hiền trong Tam giáo đều là lẽ chân thường tịch diệt? Hay là tự dối lòng mình, cố tình bịa đặt những lời sai lệch để khiến kẻ hậu học phải nghi ngờ, lầm lạc? Vì ghét bỏ giáo pháp hư vô tịch diệt của Phật, Lão mà bỏ sót đi phần nghĩa lý quan trọng, há có phải là việc nhỏ nhoi sao?

“Đạo Phật truyền đến Trung Hoa từ niên hiệu Vĩnh Bình thứ 10 đời Hán Minh đế. Từ đó, các bậc vua chúa, danh hiền, không ai không suy tôn là một đạo lớn đáng học hỏi. Mãi đến đời sau mới có Hối Am là người ghét mà cho đó là giáo pháp hư vô tịch diệt. Chỗ ghét bỏ của Hối Am như vậy là nên hay không nên? Kiến thức của Hối Am có so được với kiến thức của các nhân vật đời Đông Hán, đời Tam quốc hay chăng? Có sánh bằng kiến thức của các nhân vật đời Tấn, đời Tống, đời Tề, đời Lương, đời Trần trong suốt thời Nam Bắc triều hay chăng? Lại có hơn kiến thức của các nhân vật đời Tùy, đời Đường, và thời Ngũ đại hay chăng? Lại có hơn kiến thức của các nhân vật đời Thạnh Tống, đời Liêu cho đến đời Kim hay chăng?

“Thiên Thái thệ có câu: ‘Đạo trời nhìn nhận thì tự nhiên dân nhìn nhận, đạo trời lắng nghe thì tự nhiên dân lắng nghe.’ Cho nên, đức Khổng tử nói rằng: ‘Ta nghe theo số đông, chưa từng nghe theo ý riêng của một người.’

“Hối Am lấy ý riêng mà bài bác đạo Phật thì quan điểm ấy là thế nào? Nay tôi chỉ nêu ra cái ý chính để làm sáng rõ lòng người, xin các vị tự mình suy xét sẽ rõ.”

Vương Trung thưa: “Trung này vốn không được sáng suốt, nay nhờ nghe lời giảng của thầy mà trong lòng bỗng nhiên tỏ rõ.”


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.207.193 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...