Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 7. Các nhà Nho học Phật »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 7. Các nhà Nho học Phật

Donate

(Lượt xem: 4.771)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 7. Các nhà Nho học Phật

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Ông Vương Trung người ở Thái Nguyên thưa hỏi: “Các nhà Nho học Phật có mấy ai được chứng đạo chăng?”

Thiền sư Không Cốc đáp: “Những nhà Nho chân thật học Phật được chứng đạo nhiều không kể xiết. Nay chỉ lược nói ra một số người để ông được biết thôi.

“Thiền sư Quốc Nhất truyền đạo cho thiền sư Thọ Nhai; Thọ Nhai truyền cho Ma Y; Ma Y truyền cho Trần Đoàn; Trần Đoàn truyền cho Chủng Phóng; Chủng Phóng truyền cho Mục Tu; Mục Tu truyền cho Lý Đỉnh Chi; Lý Đỉnh Chi truyền cho Khang Tiết Thiệu Tử.

“Mục Tu lại đem chỗ được truyền về Thái cực đồ mà dạy lại cho Chu tử ở Liêm Khê. Chu tử tìm đến thiền sư Thường Tổng ở Đông Lâm về ý chỉ thâm áo của Thái cực đồ. Thiền sư Thường Tổng liền vì ông giảng rõ những chỗ uẩn áo khó hiểu. Chu tử đem những lời dạy của Thường Tổng truyền rộng ra, cho đó là thuyết Thái cực đồ. Chu tử sở trường về công phu thiền học, nên so về công phu tu tập thì vượt hơn Khang Tiết Thiệu Tử. Thiệu Tử lại sở trường về lịch số thời tiết, nên so về môn lý số thì vượt hơn Chu tử. Nhưng xét về đạo học thì chỉ có một, xưa nay chưa từng có hai đường.”

Vương Trung lại hỏi: “Thiền tông đã có đại đạo truyền cho đạo Nho, vậy tại sao Hối Am lại bài bác?”

Đáp: “Hối Am chê bai đạo Phật là do nơi tâm bệnh của ông ta.”

Lại hỏi: “Xin thầy nói rõ chỗ tâm bệnh của Hối Am.”

Thiền sư Không Cốc dạy: “Ông chỉ cần học hiểu cho sâu pháp Phật, đọc rộng sách vở trong thiên hạ, ắt sẽ tự thấy được chỗ tâm bệnh của Hối Am, và cũng thấy được cả cội nguồn chứng đắc đạo học của Liêm Khê, hai vị họ Trình, cũng như hết thảy những người học đạo.”

Vương Trung hỏi: “Về chỗ chứng đắc của hết thảy những người học đạo hãy khoan hỏi đến. Riêng chỗ chứng đắc của các ông Liêm Khê và Trình tử, dám xin thầy nói rõ cho biết.”

Thiền sư Không Cốc đáp: “Nói ra cho đủ e phải nhiều lời. Hãy tạm nói sơ qua cho ông rõ.

“Liêm Khê họ Chu, tên húy là Đôn Di, tự Mậu Thúc, người xứ Thung Lăng. Ban đầu, ông đến chỗ thiền sư Huệ Nam núi Hoàng Long thưa hỏi về yếu chỉ truyền riêng ngoài giáo điển. Về chỗ thiền sư Huệ Nam chỉ dạy cho Liêm Khê, nay chỉ kể lại tóm  lược thế này: ‘Ông chỉ cần tự quay về xem xét, sắp xếp trong nhà mình đi thôi. Khổng tử dạy rằng: Buổi sáng được nghe đạo, buổi chiều chết cũng vui. Vậy rốt cuộc cái gì là đạo mà đến nỗi buổi chiều chết cũng vui? Nhan Hồi chẳng đổi chỗ vui, vậy chỗ vui đó là gì? Chỉ suy xét cho thật kỹ những chỗ đó thì lâu ngày tự nhiên sẽ có chỗ khế hợp.’

“Ngày kia, Liêm Khê lại đến hỏi đạo với thiền sư Liễu Nguyên Phật Ấn rằng: ‘Rốt cuộc thì cái gì là đạo?’ Thiền sư Liễu Nguyên đáp: ‘Núi xanh trước mắt, mặc sức mà nhìn.’ Liêm Khê còn đang suy nghĩ thì thiền sư bật cười ha hả bỏ đi. Đột nhiên, Liêm Khê như có chỗ tỉnh ngộ.

“Liêm Khê nghe danh thiền sư Thường Tổng ở Đông Lâm được chỗ tâm truyền của hai vị thiền sư Thọ Nhai và Ma Y về Dịch học, thấu suốt thần tánh, liền tìm đến bái kiến. Thiền sư Thường Tổng dạy Liêm Khê đại lược là: ‘Đạo Phật dạy người đạt đến chỗ chân lý đúng thật, tức hoàn toàn chân thật không có hư vọng. Chân thật không hư vọng tức là lòng thành vậy. Đức càn nguyên lớn thay! Là chỗ phát khởi ban đầu của vạn vật. Phát khởi ban đầu từ nơi lý chân thật ấy. Đạo trời biến hóa, thảy đều là tánh mạng, đều đồng một lý chân thật. Đạo của bậc thánh nhân trong trời đất chỉ một lòng chí thành là đủ. Điều tất yếu là phải chọn lấy một pháp môn để thực sự công phu, kiên trì mãi cho đến ngày đột nhiên sáng rõ, không thể dựa vào lời nói mà thấu hiểu được...’

Một hôm, Liêm Khê với bọn ông Trương Tử Hậu cùng đến Đông Lâm bàn luận về lẽ tánh. Thiền sư Thường Tổng nói: ‘Đạo ta thường nói nhiều về tánh, nên gọi là Tánh tông. Như nói tánh chân như, tánh pháp, thì tánh đó tức là lý vậy. Có pháp giới của lý và pháp giới của sự. Lý và sự hoàn toàn thông suốt lẫn nhau; ngoài lý không có sự, có sự ắt có lý.’

“Mọi người còn trầm ngâm chưa hiểu rõ, bỗng Liêm Khê thốt lên rằng: ‘Thể của tánh hòa vào vắng lặng, chỉ rõ lý là được, cần chi phải nghi ngờ?’

“Trương Tử Hậu nói: ‘Chỉ có Liêm Khê mới đủ sức luận về tánh lý với sư phụ chùa Đông Lâm mà thôi!’

“Liêm Khê thưa hỏi về nghĩa thái cực. Thiền sư Thường Tổng nói: ‘Dịch có trước trời đất, không hình tích nhưng có nguyên lý. Cho nên nói thái cực là dịch đó. Không hình tích mà có nguyên lý, tức là vô cực. Trong khắp trời đất chỉ có một khí ấy, chuyển vận tới lui mà thành bốn mùa. Vì chỉ có một khí, nên nói đó là cội nguồn của tất cả.’

“Hồ tiên sanh ở Ngũ Phong khi đề tựa bộ Thông thư có chép rằng: ‘Liêm Khê học được thuyết Thái cực đồ do Mục Tu truyền. Mục Tu được Chủng Phóng truyền. Chủng Phóng được Trần Đoàn truyền. Nên học thuyết này là do một thầy mà ra. Như vậy xét rõ là thuyết Thái cực đồ chẳng phải do Liêm Khê sáng tạo. Trần Đoàn cũng là học thuyết ấy ở ngài Ma Y. Ngài Ma Y lại học ở thiền sư Thọ Nhai.’

“Liêm Khê hỏi thiền sư Thường Tổng về nguyên ủy của thuyết Thái cực đồ, thiền sư nói: “Thiền sư Thọ Nhai được tâm truyền thuyết Thái cực đồ từ thiền sư Quốc Nhất cách nay đã lâu rồi. Thuyết ấy không nói về sự vật mà chỉ nói cái lý rốt ráo. Sự hình thành ban đầu của thuyết Thái cực đồ là dựa vào giáo lý đạo Phật, theo nơi chỗ không mà lập thành thế giới, lấy vô vi làm cội nguồn của vạn hữu. Vì vậy nên lấy cái không làm nhân, lấy cái có làm quả; lấy chân thật làm thể, lấy giả tạm làm dụng. Cho nên nói rằng: Cái chân thật của vô cực, hòa hiệp một cách mầu nhiệm rồi ngưng tụ.’

“Liêm Khê lại đến tịnh thất của thiền sư Liễu Nguyên Phật Ấn, tự trình bày nguyên do chỗ thấy biết của mình. Thiền sư Liễu Nguyên nói rằng: ‘Tôi thường đem đạo nghĩa của Khổng Mạnh mà dạy người. Nay chỗ gánh vác của ông đã có thể bắt đầu được rồi. Nên gắng sức mà làm ngay, chớ nên trễ nãi.’

“Thiền sư Thường Tổng ở Đông Lâm cũng có dạy ông Liêm Khê rằng Nho là ngôn ngữ của đạo.

“Liêm Khê thường nói với học trò rằng: ‘Cái tâm mầu nhiệm của ta được khai mở nhờ ngài Huệ Nam, được sáng tỏ nhờ ngài Phật Ấn. Còn về sự phát triển mở rộng thông suốt nghĩa lý đạo Dịch, nếu không gặp ngài Đông Lâm chỉ bảo mở mang, trừ bỏ chướng ngại, hẳn đã không thể trở nên sáng suốt thông đạt như ngày nay.’

“Liêm Khê có lần đến Triều Châu, vào chùa Linh Sơn tìm lại những di tích của thiền sư Đại Điên. Tại đây, ông tìm thấy những lá thư Hàn Dũ dâng lên ngài Đại Điên vẫn còn được lưu giữ, cùng với đình Lưu y vẫn còn nguyên vẹn chưa hư hỏng, liền đề thơ rằng:

Thối Chi tự ví cùng Phu tử,
Xưa từng chê bai cả Phật, Lão.
Chẳng biết Đại Điên người thế nào,
Dâng thư, tặng áo, kính cẩn thay!

“Liêm Khê còn để lại bài thơ Yêu thích hoa sen dưới đây:

Phật chuộng hoa này, ta cũng thích,
Hương thơm trong trẻo, bướm chẳng theo.
Chẳng giống lẽ thường bao hoa khác,
Không cài trên tóc hạng nữ nhi.

“Liêm Khê có tánh giản dị, kiệm ước, thường ngày sống đạm bạc, yên tĩnh. Lúc tuổi già, ông từ bỏ văn chương, chuyên việc thiền tĩnh, cuối cùng đạt được chân truyền về đạo học.

“Thiền sư Thường Tổng chùa Đông Lâm dạy người lấy sự an tĩnh làm chính. Liêm Khê trong một thời gian rất lâu chẳng động tới bút nghiên, trọn ngày ngồi yên ngay ngắn, thấy được màu xanh của cỏ mọc tốt tươi bên ngoài song cửa sổ cũng hiển bày ý nghĩa sự sống. Đó chính là trong sự an tịnh có chỗ chứng đắc vậy.

“Cho nên, thuyết tánh lý trong đạo học là khởi xướng từ thiền sư Thọ Nhai, truyền mãi cho đến thiền sư Thường Tổng, rồi mới truyền lại cho Chu Liêm Khê.

“Trần Trung Túc công có nói: ‘Thiền sư Thường Tổng ở Đông Lâm truyền thụ học thuyết tánh lý cho Liêm Khê. Liêm Khê mang thuyết ấy truyền rộng ra, nên lời lẽ đều xuất phát từ kinh sách của đạo Phật.’

“Trong tập thơ Hậu thôn của Lưu tiên sanh có câu:

Liêm Khê học đạo từ cao tăng...

“Lại có câu:

Mới biết ngoài Châu, Khổng.

Riêng có bậc anh hào.

“Còn về Trình tử, là tên gọi chung hai anh em nhà họ Trình, người đất Lạc Dương. Người anh là Trình Hạo, tự Bá Thuần, hiệu là Minh Đạo. Người em là Trình Di, tự Chánh Thúc, hiệu là Y Xuyên.

“Tiên sanh Tử Dã Tăng nói rằng: ‘Trình Hạo và Trình Di cùng đến học với Liêm Khê. Trước hết, Liêm Khê dạy hai ông suy xét chỗ vui thích của Khổng tử và Nhan Hồi là gì. Khi chỗ học đã thành tựu, mỗi người đều dùng cái học của Nho gia mà làm trách nhiệm của mình.

“Hai ông họ Trình đem học thuyết Thái cực đồ mà truyền cho tiên sanh Hậu Sơn.

“Tiên sanh Hậu Sơn có nói: ‘Tôi thấy cái học của Chu Liêm Khê và Trình tử là xét mình để dạy người, nhưng nhìn lại trong đạo Khổng, Mạnh từ xưa nay chưa từng thấy có công phu ngồi lặng yên để suy xét chỗ vui, lấy đó làm chỗ cùng tột của đạo học. Vậy có thể tin rằng cái học của Châu tử và Trình tử thật có nguồn gốc khác.’

“Trình Minh Đạo thấu hiểu sâu xa bộ Hoa nghiêm hiệp luận, tự cho rằng rất vui vì có chỗ dung hợp tâm ý, nên đem chỗ nguyên do ấy chép thành văn khắc bia lưu lại tại chùa Vân Cái.

“Ông Minh Đạo nhân ngày giỗ mẹ là bà Thọ An Viên quân, có đến Tây Kinh, vào chùa Trường Khánh mở tiệc chay cầu phước cho mẹ. Nhìn thấy chúng tăng vào trai đường, đi lại nghiêm trang, cử chỉ đàng hoàng; đánh trống dộng chuông, trong ngoài đều nghiêm chỉnh; khi ngồi khi đứng, thảy đều đúng phép tắc. Ông buột miệng khen rằng: “Lễ nhạc từ xưa nay đều đủ cả nơi đây!”

“Thiền sư Linh Nguyên trong thư hồi đáp ông Trình Y Xuyên có viết: ‘Trộm nghe biết nên muốn được gặp gỡ với người học đạo. Tuy chưa có hân hạnh gặp mặt nhưng nghe ông lưu tâm đến đạo Phật đã lâu, từng học hỏi với khắp các bậc đại tôn sư trong thiên hạ, vậy mà chưa gặp kẻ hèn này ông vẫn lấy đó cho là chưa được thỏa mãn. Năm rồi, nghe thầy tôi nói về chỗ kiến thức của ông, nay lại được xem bài tựa ông đề cho bộ Pháp yếu, quả là ông đã suy xét sâu xa và tin nhập vào chỗ chân thật không hư dối.’

“Từ đó, Trình Y Xuyên thường đến chùa thiền sư Linh Nguyên. Trong Gia thái phổ đăng lục chép rằng: ‘Trình Y Xuyên, Từ Sư Uyên, Châu Thế Anh, Hồng Câu Phủ đều có đến học đạo lý nơi thiền sư Linh Nguyên.’ Chính vì thế mà trong khi trước tác và chú giải kinh sách, Trình Y Xuyên thường dùng đến những lời lẽ và ý tứ của Phật, Tổ. Có thể tin rằng cái học của ông rõ ràng xuất phát từ đạo Phật vậy.

“Tiên sanh Hồ Cấp Trọng ở Thạch Đường nói rằng: ‘Từ khi Mạnh tử thác đến nay, trải qua một ngàn năm trăm năm, đạo Nho dần suy tàn. Nhờ có Châu Liêm Khê xuất hiện, Nho giáo mới xán lạn, nối lại chỗ đứt đoạn. Tiếp đó, ở Hà Nam có hai anh em họ Trình được Châu Liêm Khê truyền đạo. Cái học mà Châu Liêm Khê truyền dạy là phát khởi từ thiền sư Thọ Nhai ở chùa Trúc Lâm, Bắc Cố. Trình tử truyền xuống bốn đời thì tới Chu thị Văn công. Văn công lại truyền cho Trương Kính Phu, nghiên cứu giảng rộng học thuyết này, đạt đến chỗ rỗng không khoáng đạt, mới có lời rằng: ‘Trước đây tôi có nghe truyền lại lời dạy của ngài Thọ Nhai, nhưng vì tôi chưa đủ sức hiểu rõ chứ không phải học thuyết ấy hư dối. Xét tận nguồn cội thì quả thật chỗ học xưa nay của nhà Nho với Thiền tông thảy đều tương tợ như nhau. Chỉ vì Nho chẳng hiểu Thiền, Thiền chẳng hiểu Nho, nên hai bên mới chê bai, công kích lẫn nhau, nhưng chưa từng chỉ ra được chỗ khiếm khuyết của nhau, thật đáng nực cười thay!’

“Âu Dương Huyền có nói: ‘Trình tử bình sanh ưa đọc kinh Phật, nhưng chỗ học rộng thì không bằng Chu thị.’

“Trình Y Xuyên cũng tự nhận: ‘Tiên sanh Trình Minh Đạo học đạo Phật, Lão đã mấy mươi năm.’

“Thiền sư Thường Tổng chùa Đông Lâm dạy Liêm Khê rằng: ‘Trong cái một phân ra thành muôn sự vật, cuối cùng hợp lại thành một lý. Cho đến cái tánh của thiên lý, cái lòng riêng ham muốn của con người, trời đất, vạn vật với ta đều là một thể. Đức nguyên gồm cả bốn đức, chỉ một tâm thành thông suốt bên ngoài, thấu vào bên trong.’

“Hai ông họ Trình đem chỗ học đó truyền lại cho môn đệ. Cho nên Trình Y Xuyên trong khi trước tác văn chương đều dựa theo ý tứ trong kinh Phật, hoặc cũng có khi dùng lại nguyên vẹn, như trong bài tựa Dịch truyện, ông viết: ‘Thể và dụng vốn chỉ một nguồn, hiển bày hay ẩn giấu vẫn không xa cách.’

“Trong thuyết Thái cực đồ của Liêm Khê có nói: ‘Chỗ chân thật của vô cực là hợp lại một cách nhiệm mầu mà ngưng tụ.’ Những danh từ như vô cực, thái cực... đều là khẩu quyết thường dùng của thiền sư Thường Tổng ở Đông Lâm. Những sách Thông thư, Liêm Lạc tập... của Chu Liêm Khê đều căn cứ theo đó cả. Việc sử dụng các danh từ Phật học của họ Chu, họ Trình đa phần đều như thế.

“Hối Am hết sức tránh né việc họ Chu, họ Trình rõ ràng sử dụng những cách nói của đạo Phật, nên mới nói rằng: ‘Cái học của Chu tử thật không biết do thầy nào truyền dạy.’ Rồi lại nói rằng: ‘Cái học của Chu tử là từ nơi trời.’

“Nhưng chính trong sách Thông thư của Chu tử, ở chương Sư hữu lại nói rằng: ‘Điều khó được nhất là đạo đức, chỉ do tự thân có được mà thôi, cầu nơi người khác thì khó lắm. Tuy là do nơi tự thân, nhưng nếu không có thầy và bạn tốt thì cũng không thể được.’ Như thế, lời của Hối Am trái ngược với lời của Chu tử. Đó là Hối Am có ý muốn làm mất đi chỗ nguồn gốc cái học của Chu tử, thật không biết rằng việc che mờ thiên lý lại càng bày rõ hơn chỗ tâm bệnh của ông!

“Lại còn việc Hàn Dũ sau khi gặp thiền sư Đại Điên có để lại những lời cung kính ca ngợi Phật pháp, nhưng người đời sau đã lược bỏ cả đi. Khi Hối Am hiệu đính văn chương Hàn Dũ, vẫn còn lưu lại ba cuốn Thông thư mà Hàn Dũ đã dâng lên ngài Đại Điên. Nhưng người đời sau lại lược bỏ luôn cả ba cuốn Thông thư ấy. Nên biết rằng, người đời sau mê muội vì chỗ bài bác của Hối Am, lại càng mê chấp mà bài bác đạo Phật hơn cả Hối Am nữa, nào biết rằng chính Hối Am là người đã bày ra những lẽ bài bác không thật ấy! Vì không biết chỗ đó, cứ ngỡ rằng lời của Hối Am là thật, nên lại dựa vào đó mà chê bai đạo Phật. Quả thật là: ‘Một người nói ra lời dối, muôn người nói theo thành thật.’

“Than ôi! Hối Am đã bịa đặt điều không thật, người đời sau lại lắm người chẳng biết khám phá chỗ ấy. Nào được như những ông Tiết Giản, Trương Chuyết, Bạch Cư Dị, Đỗ Hồng Tiệm, Lý Tập Chi, Hàn Xương Lê, Trần Tháo, Lục Cắng, Lý Phụ Mã, Dương Đại Niên, Phú Trịnh Công, Dương Thứ Công, Quách Công Phụ, Triệu Thanh Hiến Công, Chu Liêm Khê, Trương Vô Tận, Phùng Tế Xuyên, Trương Cửu Thành, Ngô Cư Nhân... Các vị đại nho này đều có sức tham cứu tông chỉ Thiền môn, biết tôn kính Phật pháp, rõ thông Phật lý.

“Lại có những người tuy chưa thấu qua cửa Thiền nhưng đã rõ thông giáo lý nhà Phật, như những ông Hứa Huyền Độ, Tập Tạc Xỉ, Tông Bính, Lưu Duy Dân, Lôi Thứ Tông, Vương Đạo, Chu Ỷ, Trầm Hưu Văn, Trương Thiết, Lý Thái Bạch, Vương Ma Cật, Liễu Tử Hậu, Vương Bột, Lý Nguyên, Lữ Mông Chánh, Phạm Trọng Yêm, Phạm Thục Công, Văn Lộ Công, Trương Ước Trai, Lữ Đông Lai...

“Lại có những nhà Nho luôn xem trọng đạo Phật, thường có mối quan hệ tốt như những ông Tào Tử Kiến, Vương Tuân, Vương Mân, Văn Trung Tử, Đỗ Tử Mỹ, Đỗ Mục Chi, Mạnh Hạo Nhiên, Lưu Vũ Tích, Lưu Trường Khanh, Tư Không Thự, Tư Không Đồ, Lý Quần, Ngọc Bì, Nhật Hưu, Hứa Hồn, Cổ Đảo, Hạng Tư, Trịnh Cốc...

“Nếu Phật pháp chẳng phải là đạo chân chánh lớn lao, làm sao cảm hóa được các bậc danh hiền ấy, khiến họ trở nên người sùng mộ, tôn kính? Các vị danh hiền ấy đều là những người tài đức minh mẫn, há không bằng những kẻ đời sau thường chê bai đạo Phật hay sao? Những kẻ ấy chẳng giữ được sự công bằng khách quan như các vị danh hiền kia, lại cam chịu nghe theo ý riêng của một người! Đó là sự lầm lẫn vì thiếu suy xét vậy.”

Vương Trung thưa rằng: “Tôi cũng biết việc Chu Liêm Khê và hai vị họ Trình học đạo lý nơi Thiền tông. Đạo lý ấy truyền xuống đến Hối Am chẳng hề sai lạc chánh giáo. Nhưng tôi thật không rõ tại sao Hối Am lại hôn muội đối với ân đức của Phật, trở lại chê bai đạo Phật? Nay được nghe thầy giảng rõ, tôi mới biết được chỗ tâm bệnh của Hối Am.”

Thiền sư Không Cốc nói: “Liêm Khê thấu tột đạo Thiền là nhờ sức chỉ dẫn của ba vị thiền sư ở Hoàng Long, Phật Ấn và Đông Lâm. Ba vị thầy ấy đều người đoan chánh, thì người mà ba vị ấy kết giao cũng là đoan chánh, nên những người mà Liêm Khê kết giao cũng là đoan chánh. Huống chi Trình tử thường vào ra cửa Thiền, thường xem kinh Phật, cho nên biết rằng Trình tử hẳn là bậc quân tử đức độ, nghiêm cẩn, không thể phản nghịch lại đạo Phật.

“Lời nói của Hối Am thường vận dụng lý lẽ trong đạo Phật, nhưng lại trở ngược chê bai đạo Phật, là muốn cho người ta không biết. Vậy nên mới cố che giấu chỗ cội nguồn học Phật của Chu tử và Trình tử, nhưng chẳng thể nào giấu hết được. Khi chú giải sách Trung Dung, ông nghi ngờ rằng: ‘Bọn họ Dương đã học với Trình tử thì nói ra lời nào ắt đều ảnh hưởng từ Phật, Lão.’ Lại có rất nhiều chỗ ông cho rằng những lời của họ Du, họ Dương, họ Tạ đều xuất phát từ đạo Phật, đạo Lão.

“Hối Am vốn biết rõ rằng chỗ học của Chu Liêm Khê, Trình Tử, Dương Thời... đều xuất phát từ Thiền tông, nên chỗ bài bác của ông ta chắc chắn chỉ là vì muốn ngăn trở người hậu học.”


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Những Đêm Mưa


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Chớ quên mình là nước

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.168.68 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (130 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...