Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 7. Phân biệt lẽ chánh tà để dứt lòng nghi »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 7. Phân biệt lẽ chánh tà để dứt lòng nghi

Donate

(Lượt xem: 8.338)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 7. Phân biệt lẽ chánh tà để dứt lòng nghi

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Đại sư Minh Giáo có dạy rằng: “Đức Thích-ca để lại giáo pháp, lấy thiền làm tông chỉ, lấy Phật làm Tổ. Tổ là khuôn thước lớn của đạo; tông chỉ tức là giềng mối lớn của đạo. Giềng mối chẳng sáng rõ thì thiên hạ không thể theo về một đường; khuôn thước chẳng ngay thẳng thì thiên hạ không thể do đâu mà tin chắc.”

Những người học Phật từ xưa nay đua nhau lập môn phái riêng, tranh việc phải trái, ấy đều là do tông chỉ không sáng rõ, khuôn thước chẳng ngay thẳng mà gây ra nạn ấy.

Than ôi! Lúc gần đây có bọn tà sư tự đặt ra những lời quái gở như tà ma ngoại đạo, nương theo hiệu Bảo Lâm Pháp Luân, giả soạn tông chỉ chân thật, ý nghĩa mầu nhiệm trong kinh điển, lạm xưng là Pháp bảo vô thượng, lừa dối người sau, gây nhiều nhầm lẫn, sai sử kẻ mê, lắm chuyện đảo điên. Chẳng biết pháp thân Tịnh độ xưa nay, một lòng chấp giữ cái túi da đựng máu mủ. Đem cảnh mộng ấn chứng công phu, trở lại chê bai tham thiền, niệm Phật đều là Tiểu thừa, bố thí, tạo duyên lành cũng là phước không thanh tịnh.

Họ dạy người rằng: Phật chẳng cần lễ, hương chẳng cần thắp, giới chẳng cần trì, kinh chẳng cần tụng. Do đó hiểu sai lời Phật, luận nhầm ý thánh, nói rằng dâm dục chẳng ngăn giác ngộ, sát sanh, trộm cắp chẳng ngại trí huệ. Họ trà trộn trong đạo ta, lần lượt truyền tập cho nhau, chẳng giữ thanh qui, nhiễu loạn chánh pháp.

Đó là bọn yêu tinh quỉ quái, tối nhóm sáng tan, mạo xưng quan pháp đàng hoàng, Phật pháp bí mật. Họ nói rằng cần phải thổi tắt đèn đuốc để truyền ngầm phép mầu. Lại bảo rằng người theo họ hành trì chỉ bảy ngày là thấy tánh ngộ đạo.

Họ lại dạy đệ tử vào đền thờ phải thề thốt, viết sớ, gọi là hợp với luật trời, rồi đốt dâng lên Thiên đình, như vậy mới được thành Phật. Lại dạy rằng đó là việc mầu nhiệm tốt đẹp, không được để cho người ngoài biết được. Nếu ai để lộ cơ trời, nhất định phải bị đọa vì lời nguyện ấy. Họ lại sai người ngăn giữ ở nhà sau, cửa trước, sợ là có kẻ cách vách thấy nghe nên dùng sự canh phòng cẩn mật.

Than ôi! Sao lại phải khó nhọc như vậy? Nếu là phép Phật chân chánh, thì cứ việc khua chuông, gióng trống, lên thềm nhóm cả Đại chúng, bày tòa diễn giảng, khai thị rõ ràng. Há có lẽ giấu giếm như vậy sao? Chỉ lo không truyền bá được rộng rãi, lẽ nào lại sợ nhiều người được biết?

Do nơi thờ phụng tà ma, nên đi đến chỗ dối người, dối mình. Năm này qua năm khác, họ có nhiều hình thức, gây xáo động nhà người khác, những ai có lòng tin mà chẳng rõ, chẳng biết nên cùng đua nhau chạy theo đường ma.

Ôi! Chỉ dối người ở bước đầu thì còn có thể tha thứ, họ lại còn nói bậy rằng Lục tổ có dạy: “Thà độ muôn ngàn kẻ tục, chẳng độ nửa ông tăng cửa không.” Bọn người như vậy chẳng những lừa dối những người đời sau, còn là vu oan cho các thánh đời trước. Há chẳng nghe thiền sư Vĩnh Gia dạy rằng:

Đèn pháp thắp lên từ Ca-diếp.
Hai mươi tám Tổ cõi Tây thiên.
Truyền pháp sang đông đến cõi này,
Bồ-đề Đạt-ma là Sơ tổ.
Sáu đời truyền nối ai cũng rõ,
Người sau được đạo nhiều vô số.

Như vậy, há có cái lý độ kẻ tục mà chẳng độ người xuất gia hay sao? Lời ấy thật là hủy báng Tam bảo, làm bại hoại nền nếp tông môn, làm việc tà, phạm luật cấm. Một ngày kia việc đã rõ ràng, lẽ trời khó dung tha. Khi sống ắt bị pháp luật trừng trị, lúc thác rồi đọa địa ngục Vô gián, cho đến một ngàn đức Phật lần lượt ra đời cũng chẳng nhận cho họ sám hối. Vì sao vậy? Khi chịu tội trong địa ngục Vô gián đã hết, lại đọa vào các địa ngục khác. Đến khi nghiệp địa ngục hết rồi, lại chịu nghiệp súc sanh, ngạ quỉ, trôi lăn khổ não, không có lúc nào dừng nghỉ. Quả thật là:

Muốn khỏi rơi vào ngục Vô gián,
Xin đừng báng bổ pháp Như Lai.

Thánh nhân dạy rằng: “Nhìn thấy một điều sai trái như tên xuyên qua tim; nghe biết một điều sai trái, như dùi đâm thủng tai. Hãy mau mau tránh xa, chớ nhìn, chớ nghe những điều ấy. Mỗi người nên tự quán xét tâm mình, không được buông thả.”

Này các vị! Những kẻ tà đạo ấy, chỉ vì nghiệp ác từ đời trước nên sanh ra gặp phải tà sư. Nỗ lực làm lành rất khó, trừ dứt tâm ác không dễ. Huống chi những kẻ lầm lạc trong đời này có rất nhiều hình thức. Nay chỉ xin nói qua một số để phá tan sự nghi ngờ cho người học đạo.

Có hạng tà sư mạo xưng là học đạo của ngài Đạt-ma, dạy người học đạo chỉ quan sát chữ Phật với chữ vô và vận dụng hơi thở vào ra. Họ lại dạy người gắng sức đưa hơi thở lên cao, ép hơi lên đỉnh đầu, bảo đó là phép tinh luyện, cần dũng mãnh gia công. Những người ấy đều là tà kiến ngoại đạo, cho dù trải qua vô số kiếp cũng chẳng thoát khỏi luân hồi.

Lại có hạng tà sư dạy rằng vùng đan điền là cõi nước Cực lạc, là nơi trú ngụ của chư Phật, dạy người học phải quán chiếu nơi ấy, nắm bóp xoa nắn, dời tinh chuyển khí, đưa qua ba cửa, nói là trở về nguồn cội, thấy tánh thành Phật. Nghe được một tiếng dội trong bụng, họ nói đó là sáu thứ chấn động, là tiếng sư tử hống. Hạng người như vậy đến già thành ma, chìm mãi trong đường quỉ.

Lại có hạng tà sư chẳng rõ danh hiệu cao cả của Đại Thánh, chẳng biết công đức của việc niệm Phật, dạy người những việc xằng bậy chẳng liên quan như quẻ Khảm là nam, quẻ Ly là nữ... Họ đem sáu chữ Nam mô A-di-đà Phật mà giải thích thành sáu thứ khác nhau, dối gạt kẻ mê lầm, khinh mạng Đại Thánh. Tội ấy đồng với tội cắt xẻ thân thể Phật hay làm thân Phật chảy máu. Hạng người như vậy, cả thầy lẫn trò đều đọa vào địa ngục.

Lại có hạng tà sư tự xưng là dạy pháp môn đốn ngộ, bảo người tu chẳng cần niệm Phật. Họ giải thích sai lệch lý âm dương, cởi áo nằm ngửa mà quán lẽ không. Họ lại chỉ hai đường dọc theo xương sống mà nói rằng đó là phái Tào Khê. Họ dạy người ta co chân vận khí, mạo xưng là phát quang lớn. Những chuyện lớn nhỏ bịa đặt như vậy đều là kế sanh nhai của bọn ma quỉ. Họ chẳng biết rằng chư Phật đều đã từng tích chứa công đức mà thành, há chỉ dựa theo chỗ không mà thành Phật được sao? Phật pháp còn bị cảnh trần che lấp, há có thể ở nơi lý âm dương? Những người như thế làm bạn với ma, trầm luân mãi mãi.

Lại có hạng tà sư dối truyền 108 chữ gọi là 108 hạt châu ma-ni. Họ đặt tên cho các đốt xương trên khắp thân mình: trên, dưới, tả, hữu đều có biểu pháp; họ khiến người ta lần hết các đốt xương ấy một bận, gọi là bằng với công phu một buổi tham thiền! Tuy họ quỳ lạy mặt trời, mặt trăng, sao Bắc đẩu, nhưng cũng chẳng nghiêm chỉnh y phục, hoặc lõa lồ thân hình, hoặc mặc áo nhẹ mỏng hở hang. Họ chẳng kính tổ tiên, cha mẹ, ngăn cản người cúng Phật, trai tăng. Họ nói ngang ngược rằng: “Phật đất chẳng qua được nước, Phật gỗ chẳng qua được lửa, tượng vàng, tượng bạc, tượng đồng cũng chẳng qua được lò nung. Kinh điển là dây sắn, dây bìm, chẳng cần đọc tụng.” Họ khinh Phật, ngạo Pháp dường ấy, chỉ làm chuyện bậy bạ mà thôi. Giá như người người đều giống Đan Hà mới cho thiêu Phật, nơi nơi đều là Bách Trượng, mới nên nói không. Còn như chưa được như vậy thì đọa vào địa ngục trong chớp mắt.

Lại có hạng tà sư bịa đặt ra nhiều pháp, dạy bậy là phải tu cả tánh và mạng, xưng là Đại đạo Kim đan, dối gạt những người thế gian có lòng tin. Họ chẳng biết đến sự tham cứu chân chánh, chứng ngộ đích thật, chỉ chạy theo việc hành trì quỉ quái, lấy mười hai tháng trong năm gọi là mười hai độ công phu; lấy mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý gọi là chư Phật, Bồ Tát; lấy da, thịt, mạch máu, đốt xương, gọi là Tám bộ thiên long. Khi bên tai chợt nghe có tiếng, liền gọi đó là quả vị Thanh văn, La-hán. Khi trước mắt chợt thấy tối tăm ma mị, liền gọi đó là tô vẽ không thành cảnh giới. Hoặc thấy cát bằng vàng đầy đất, hoặc thấy hoa sen báu ngàn cánh, hoặc thấy lầu đài, cung điện, hoặc thấy sư tử, voi chúa, hoặc thấy rồng ngâm, cọp gầm, hoặc thấy mặt trời, mặt trăng đều sáng, hoặc thấy chư Phật mười phương, hoặc thấy trăm ức Hóa thân lại tự nhận là Thích-ca, Di-đà, tiếm xưng là đấng Vô thượng Pháp vương! Những người như thế, vĩnh viễn đọa nơi địa ngục, chẳng có ngày ra.

Lại có hạng tà sư luyện thành huyễn thuật, hoặc ngồi lặng tưởng thầm, kéo dài lâu năm chiêu cảm một loài tinh linh quỉ quái đến nhập vào tâm họ. Do đó họ có tài đàm luận, liền khoe khoang rằng: “Ta có ngũ nhãn, lục thông, biết được quá khứ, vị lai.” Rồi họ nói bậy những việc lành, dữ, họa, phước chốn nhân gian; ngày nay nói rằng có người này lại, ngày mai lại bảo có việc kia đến. Thấy nhà nào có tai họa thì nói dối rằng có thể trừ được. Đó là vì tham cầu tài lợi. Họ còn dám tự xưng là Phật này, Phật nọ ra đời để cứu độ những kẻ tin theo. Họ dạy người chẳng cần phải kiên trì trai giới, chẳng cần phải lễ thầy nào khác, chỉ cần cúng dường cho họ, họ sẽ dạy cho tự nhiên thành Phật. Có những kẻ ngu si, ngưỡng mộ và tin sâu đến tận xương tủy, gần xa tìm về theo họ. Nhân đó nhóm họp đông đúc, chuyên làm những việc sai trái. Những người như vậy, vĩnh viễn là quyến thuộc của ma, mãi mãi tạo nhân địa ngục.

Trong kinh Lăng Nghiêm có dạy rằng: “Những người tu hành, nếu chẳng dứt dâm dục, sát hại, trộm cướp, nói dối mà muốn đắc đạo thì cũng như nấu cát làm cơm, dầu trải qua vô số kiếp, rốt cuộc cũng chẳng bao giờ thành được.”

Này các vị! Nếu học kinh Lăng Nghiêm sẽ rõ biết hết thảy các hạng tà ma ngoại đạo.

Lại có hạng thầy dốt nát, tuy dạy người niệm Phật A-di-đà mà chẳng rõ thông đạo lý cao sâu của Phật tổ, nói những điều rối loạn mối đạo, chẳng biết hướng về Tịnh độ, chẳng phát chánh nguyện vãng sanh, chỉ tham cầu được giàu sang trong đời tới. Họ chẳng biết rằng giàu sang cũng có kỳ hạn, khi hết phước vẫn phải luân hồi, nhiều kiếp bị trôi lăn trong các đường ác. Những người như vậy thật đáng đau xót, đáng thương thay!

Lại có hạng thầy dốt nát, chẳng dạy người công án niệm Phật. Mở trường họp chúng dạy việc ngồi thiền tham cứu. Đường lối đã chẳng biết, lại bày ra lắm bậc công phu. Ngày này sang ngày khác chỉ toàn là nói thiền nói đạo. Hôm nay thân thể nặng nề, hôm qua thân thể nhẹ nhõm. Hoặc nín được hơi thở, liền nói là tinh tấn. Hoặc mửa ra đàm huyết, liền nói là khử trần. Hoặc ngồi mê như chết, liền nói là thiền định. Hoặc té ngã nhảy nhót, liền nói là phát dương. Hoặc trong mắt thấy có Phật vây quanh thuyết pháp, hoặc tai nghe tiếng nhạc tùy ý thỏa thích. Những người như thế, năm tháng trôi qua uổng phí, cô phụ tánh linh, phải chịu luân hồi mãi mãi, không do đâu mà được giải thoát.

Than ôi! Tham thiền học đạo vốn là vị đề-hồ ngon quý, gặp phải những hạng người ấy lại hóa thành thuốc độc! Há chẳng nghe các đời tổ sư đều chỉ thẳng tâm tông, thấy tánh thành Phật hay sao? Người mê chẳng biết tự tâm là Phật, khá thương lắm thay!

Chỉ vì chúng sanh căn tánh cao thấp khác nhau, việc chứng ngộ cũng nhanh chậm khác nhau, nên chư Phật Tổ mới bày ra vô số phương tiện, thí dụ thuyết pháp. Như người đời không ngộ được lẽ đạo thì những việc ấy có ích gì? Lại bị tình trần buộc trói, trôi lăn trở lại trong chốn luân hồi. Bấy giờ ăn năn cũng đã muộn rồi!

Nay khuyên những người học đạo, như không đủ sức đốn ngộ thì hãy giữ chặt lấy một câu Nam mô A-di-đà Phật, luôn luôn nhớ đến, nghĩ đến, luôn luôn tỉnh giác chiếu soi. Vì sao vậy? Trong lúc tu niệm cho dù chưa được ngộ đạo, nhưng lúc mạng chung sẽ được vãng sanh vào hàng Thượng phẩm. Đã được vãng sanh, còn lo gì không ngộ đạo?

Này các vị! Nên biết là chỉ một pháp môn niệm Phật quả thật vượt hơn hết thảy các pháp môn khác. Sách Liên tông bảo giám có dạy rằng: “Tin theo các pháp môn khác mà học đạo như kiến bò lên núi cao, còn pháp môn Tịnh độ vãng sanh như thuyền buồm xuôi dòng thuận gió. Di-đà tiếp dẫn, thẳng tới Bồ-đề, các thánh dắt dìu, vượt ra ngoài ba cõi. Hàng Thượng phẩm liền lên quả Phật, dù Hạ sanh cũng hơn cõi trời. Xin mọi người đừng nghi ngờ, cùng nhau tu hành tiến lên địa vị Bất thối.

Như người muốn sanh về Tịnh độ, nên chuẩn bị hành trang. Hành trang là những gì? Đó là ba món: đức tin, đạo hạnh và chí nguyện. Có đủ ba món ấy, ắt được sanh về Tịnh độ. Sách Liên tông bảo giám có dạy rằng:

Từ đây sang phương Tây,
Mười muôn dặm xa thay!
Hành trang chuẩn bị đủ,
Lo gì chẳng đến ngay?

Thế Chí Viên Thông có dạy rằng: “Nhớ Phật, niệm Phật, ngay trong đời này hoặc đời sau, chắc chắn được thấy Phật.” Nhớ Phật, niệm Phật, nghĩa là trong tâm nhớ nghĩ không lúc nào gián đoạn. Được như vậy thì ngay trong đời này được thấy Phật hiện ra trước mắt, hoặc trong đời sau được nhìn thấy Phật.

Cho nên, tinh tấn hay giải đãi cũng đều do ở chính mình. Chỉ cần có lòng tin chắc thì những gì đã nói đều không sai dối.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Học Phật Đúng Pháp


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Tổng quan về Nghiệp


Công đức phóng sinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.238.184 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...