Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 10. Đại sư Trí Giả khuyên người chuyên tu tịnh độ »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 10. Đại sư Trí Giả khuyên người chuyên tu tịnh độ

(Lượt xem: 7.467)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 10. Đại sư Trí Giả khuyên người chuyên tu tịnh độ

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Như có người hỏi rằng: “Chư Phật, Bồ Tát vốn lấy đức đại bi làm nghiệp. Như muốn cứu độ chúng sanh, chỉ nên nguyện sanh trong ba cõi, ở giữa ba đường dữ, năm sự uế trược mà cứu khổ. Tại sao lại cầu sanh về Tịnh độ, yên lấy thân mình, lìa bỏ chúng sanh? Đó là không có đức đại từ bi, chuyên lo việc lợi mình, ngăn trở đạo Bồ-đề.”

Đáp rằng: “Bồ Tát có hai hạng: Hạng thứ nhất đã tu hành đạo Bồ Tát từ lâu, chứng đắc Vô sanh nhẫn, đủ sức thực hiện việc cứu độ chúng sanh. Hạng thứ hai là những người chưa chứng đắc đã thối lui, cùng là hạng phàm phu mới phát tâm.

Người hành đạo Bồ Tát nếu vẫn còn là phàm phu thì chẳng nên rời xa Phật. Khi nào sức nhẫn đã thành tựu, mới có thể vững vàng trong ba cõi, ở giữa đời uế trược mà cứu khổ chúng sanh.

Cho nên, Trí độ luận dạy rằng: “Như kẻ phàm phu phiền não trói buộc mà có lòng đại bi, nguyện sanh giữa cảnh uế trược để cứu khổ chúng sanh, thật không có lý như vậy.”

Vì sao vậy? Ở cõi đời uế trược, phiền não mạnh mẽ, nếu tự mình không có sức nhẫn thì tâm bị chuyển theo trần cảnh, bị âm thanh, hình sắc trói buộc. Như vậy tự mình phải đọa vào ba đường dữ, làm sao có thể cứu độ chúng sanh? Ví như được sanh làm người, cũng khó chứng đạo giải thoát. Hoặc nhờ có trì giới, tu phước mà được sanh làm người, có quyền uy thế lực, giàu sang và tự tại, nhưng khi gặp bậc thiện tri thức lại chẳng chịu tin dùng, chỉ biết tham mê buông thả, tạo các tội lỗi. Do nghiệp ác như thế, một khi sa vào ba đường dữ, phải trải qua vô số kiếp. Khi ra khỏi địa ngục lại phải chịu kiếp nghèo hèn. Nếu chẳng gặp được bậc thiện tri thức, thế nào rồi cũng quay trở lại địa ngục. Luân hồi như vậy cho tới ngày nay, người người đều như thế cả. Đó gọi là khó hành đạo vậy.

Cho nên kinh Duy-ma dạy rằng: “Bệnh mình không tự cứu được mà cứu được bệnh người khác, thật không có lý như vậy.”

Trí độ luận cũng dạy rằng: “Ví như hai người kia, đều có người thân bị rơi xuống nước. Một người vì quá nóng lòng, nhảy ngay xuống nước để cứu, nhưng vì không đủ sức nên cả hai đều phải chết chìm. Người kia biết nghĩ tìm phương tiện, lấy được thuyền chèo ra, cứu được người thân khỏi chết đuối. Cũng vậy, hàng Bồ Tát mới phát ý chưa đủ sức nhẫn, chẳng thể cứu độ chúng sanh, nên cần phải ở gần Phật. Khi đã được Vô sanh pháp nhẫn rồi, mới có thể cứu độ chúng sanh, như người tìm được thuyền kia vậy.”

Luận ấy còn nói rằng: “Ví như trẻ thơ, chẳng nên rời xa mẹ, sợ rằng có thể té xuống hầm, xuống giếng, hoặc khát sữa mà chết. Lại như con chim con, lông cánh chưa đủ, chỉ nên nương cây, dựa cành mà thôi, chẳng bay xa được. Chờ cho lông cánh đủ rồi, mới có thể bay lên trên không, tự nhiên vô ngại.”

Phàm phu không có sức, chỉ cần chuyên niệm Phật A-di-đà, nhờ đó mà thành tựu Tam-muội. Khi thành tựu rồi, thì lúc lâm chung niệm niệm được vãng sanh, chắc chắn không nghi. Được thấy Phật A-di-đà, chứng Vô sanh nhẫn rồi, có thể trở lại Tam giới, cưỡi thuyền Vô sanh nhẫn mà cứu độ chúng sanh, rộng làm Phật sự, tùy ý tự tại!

Cho nên Luận Trí độ còn nói rằng: “Hành giả dạo chơi các cảnh địa ngục, sanh qua cõi Phật rồi, được Vô sanh nhẫn, lại trở vào trong cõi sanh tử, giáo hóa ở địa ngục, cứu khổ cho chúng sanh.” Vì nhân duyên ấy nên phải chuyên tu Tịnh độ, cầu nguyện vãng sanh.

Này các vị! Nguyện cho hết thảy mọi người đều hiểu được giáo pháp này. Cho nên luận Thập trụ Bà-sa gọi đây là pháp dễ hành trì vậy.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Đừng bận tâm chuyện vặt


Cảm tạ xứ Đức


Tôi đọc Đại Tạng Kinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.12.172 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (143 lượt xem) - Việt Nam (91 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...