Bài viết này được trình bày trong Hội thảo về thiền Vipassana tại Dhamma Giri, Ấn Độ, vào tháng 12 năm 1986.
a paper presented at the Seminar on Vipassana Meditation, convened at Dhamma Giri, India, in December 1986
Việc thực hành nuôi dưỡng tâm từ (mettā bhāvanā) là một pháp bổ trợ quan trọng cho phương pháp thiền Vipassana - thực ra, đây là một hệ quả tất yếu. Trong việc nuôi dưỡng tâm từ, thiền sinh phát tỏa tâm từ và ý nguyện tốt đẹp hướng đến tất cả chúng sinh, với chủ ý đưa vào bầu không khí quanh mình sự an tĩnh, những rung động tích cực của sự tinh khiết và lòng thương yêu bi mẫn. Đức Phật hướng dẫn các đệ tử của ngài phát triển tâm từ để đưa đến một cuộc sống bình an và hòa hợp nhiều hơn, cũng như giúp cho những người khác đạt được như vậy. Thiền sinh Vipassana được khuyến khích thực hành theo hướng dẫn đó, bởi vì tâm từ (mettā) là cách để chia sẻ với người khác sự bình an và hòa hợp mà ta phát triển được.
The practice of mettā-bhāvanā (meditation of loving-kindness) is an important adjunct to the technique of Vipassana meditation—indeed, its logical outcome. In mettā-bhāvanā one radiates loving-kindness and good will toward all beings, deliberately charging the atmosphere around with calming, positive vibrations of pure and compassionate love. Buddha instructed his followers to develop mettā in order to lead more peaceful and harmonious lives, and to help others do so as well. Students of Vipassana are encouraged to follow that instruction because mettā is the way to share with all others the peace and harmony we are developing.
Luận giải Kinh điển nói: Mijjati siniyhatiṛti mettā. (Điều tạo nên khuynh hướng thân thiện chính là tâm từ.) Đó là một ước nguyện chân thành, không chút dấu vết của ác ý, cầu mong sự tốt đẹp và hạnh phúc cho tất cả mọi chúng sinh. Và cũng nói: Adosoṛti mettā (Không có oán ghét, đó là tâm từ.) Đặc điểm chính của tâm từ là một thái độ vị tha sẵn lòng giúp đỡ. Điều này dẫn đến sự thể nhập tự thân với muôn loài chúng sinh – nhận thức được quan hệ thân thiết giữa mọi sự sống.
The Tipiṭaka commentaries state: Mijjati siniyhatiṛti mettā— “That which inclines one to a friendly disposition is mettā.” It is a sincere wish, without a trace of ill will, for the good and welfare of all. Adosoṛti mettā—“Non-aversion is mettā.” The chief characteristic of mettā is a benevolent attitude. It culminates in the identification of oneself with all beings— recognition of the fellowship of all life.
Nhận hiểu khái niệm này chỉ trên bình diện tri thức thì khá dễ dàng, nhưng sẽ khó khăn hơn nhiều để phát triển được thái độ sống như vậy trong chính tự thân mỗi người. Để làm được điều này, cần có sự tu tập rèn luyện, và chúng ta có pháp tu nuôi dưỡng tâm từ (mettā-bhāvanā) hay thiền tâm từ, một sự vun bồi có hệ thống ý nguyện tốt lành hướng về người khác. Để thực sự có hiệu quả, thiền tâm từ nhất thiết phải được thực hành song song với thiền Vipassana. Khi những điều tiêu cực như sự oán ghét vẫn còn ngự trị trong tâm ý thì thật vô ích khi cố hình thành những ý nguyện tốt đẹp, và việc làm như vậy hẳn cũng chỉ là một nghi thức trống rỗng không có ý nghĩa nội tại. Nhưng khi những điều tiêu cực được thanh lọc qua sự tu tập thiền Vipassana thì những ý nguyện tốt đẹp sẽ tự nhiên tràn ngập trong tâm. Được thoát ra từ ngục tù tự giam hãm của lòng vị kỷ, chúng ta bắt đầu biết tự mình quan tâm đến hạnh phúc của người khác.
To grasp this concept at least intellectually is easy enough, but it is far harder to develop this attitude in oneself. To do so some practice is needed, and so we have the technique of mettā- bhāvanā, the systematic cultivation of good will toward others. To be really effective, mettā meditation must be practiced along with Vipassana meditation. So long as negativities such as aversion dominate the mind, it is futile to formulate conscious thoughts of good will, and doing so would be merely a ritual devoid of inner meaning. However, when negativities are removed by the practice of Vipassana, good will naturally wells up in the mind. Emerging from the prison of self-obsession, we begin to concern ourselves with the welfare of others.
Vì lý do này, pháp tu thiền tâm từ (mettā-bhāvanā) chỉ được giới thiệu vào cuối khóa thiền Vipassana, sau khi các thiền sinh đã trải qua tiến trình thanh lọc. Vào một thời điểm như thế, thiền sinh thường cảm thấy nguyện ước sâu sắc cho hạnh phúc của người khác, giúp cho sự thực hành tâm từ của họ thực sự có hiệu quả. Cho dù trong khóa tu chỉ có một ít thời gian hạn chế được dành cho thực hành thiền tâm từ, nhưng đây có thể được xem như thành quả sau cùng của việc thực hành thiền Vipassana.
For this reason, the technique of mettā-bhāvanā is introduced only at the end of a Vipassana course, after the participants have passed through the process of purification. At such a time meditators often feel a deep wish for the well-being of others, making their practice of mettā truly effective. Though limited time is devoted to it in a course, mettā may be regarded as the culmination of the practice of Vipassana.
Niết-bàn (Nibbāna) chỉ có thể được chứng nghiệm bởi những ai có đầy từ tâm và lòng bi mẫn với tất cả chúng sinh. Chỉ đơn thuần nguyện ước không thôi thì chưa đủ: chúng ta nhất thiết phải thanh lọc tâm mình để đạt đến từ tâm và lòng bi mẫn như thế. Và chúng ta làm điều này qua việc thực hành thiền Vipassana. Do vậy, phương pháp này được nhấn mạnh trong suốt khóa tu.
Nibbāna can be experienced only by those whose minds are filled with loving-kindness and compassion for all beings. Simply wishing for that state is not enough: we must purify our minds to attain it. We do so by Vipassana meditation; hence the emphasis on this technique during a course.
Khi thực hành, chúng ta bắt đầu nhận biết được thực tại ẩn tàng của thế giới này, bao gồm cả tự thân chúng ta, chính là [một tiến trình của] sự sinh khởi và diệt mất trong từng khoảnh khắc. Chúng ta nhận ra rằng tiến trình thay đổi này tiếp diễn vượt ngoài sự kiểm soát của chúng ta và bất chấp những mong muốn của ta. Dần dần ta hiểu được rằng bất kỳ sự bám víu nào vào những thứ phù du giả tạm đều tạo ra đau khổ cho ta. Chúng ta học được cách không bám víu và luôn giữ tâm quân bình trước bất kỳ hiện tượng thoáng qua nào. Và chúng ta bắt đầu trải nghiệm được những gì là hạnh phúc chân thật: không phải sự thỏa mãn những khao khát hay ngăn chặn được sự sợ hãi, mà đúng hơn là giải thoát ra khỏi vòng xoáy của những khao khát và sợ hãi. Khi sự an định nội tâm phát triển, chúng ta sẽ thấy một cách rõ ràng vì sao người khác vướng mắc vào khổ đau, và tự nhiên một ước nguyện khởi sinh: “Nguyện cho chúng sinh tìm được những gì tôi đã tìm được: phương pháp thoát khỏi khổ đau, con đường đi đến an bình.” Đây là ý nguyện thích hợp cho việc thực hành nuôi dưỡng tâm từ (mettā-bhāvanā).
As we practice, we become aware that the underlying reality of the world, ourselves included, is a moment-to-moment arising and passing away. We realize that the process of change continues beyond our control and regardless of our wishes. Gradually we understand that any attachment to what is ephemeral and insubstantial produces suffering for us. We learn to be detached and to keep the balance of our minds in the face of any transient phenomena. Then we begin to experience what real happiness is: not the satisfaction of desire or the forestalling of fear, but rather liberation from the cycle of desire and fear. As inner serenity develops, we clearly see how others are enmeshed in suffering, and naturally the wish arises, “May they find what we have found: the way out of misery, the path of peace.” This is the proper volition for the practice of mettā-bhāvanā.
Tâm từ không phải sự cầu nguyện [thụ động], cũng không phải hy vọng một nguồn lực trợ giúp từ bên ngoài. Ngược lại, đó là một tiến trình năng động tạo ra bầu không khí hỗ trợ mà trong đó những người khác có thể có thể hành động để tự giúp chính họ. Tâm từ có thể hướng đến một người cụ thể hay cũng có thể phóng tỏa đến khắp mọi nơi. Nhận thức rằng tâm từ không được tạo ra bởi chúng ta giúp cho sự lan tỏa của nó thực sự là vô ngã.
Mettā is not prayer, nor is it the hope that an outside agency will help. On the contrary, it is a dynamic process producing a supportive atmosphere in which others can act to help themselves. Mettā can be directed toward a particular person or it may be omnidirectional. The realization that mettā is not produced by us makes its transmission truly selfless.
Để sinh khởi được tâm từ, tâm thức phải an định, quân bình và không còn những điều tiêu cực. Đây là loại tâm thức được phát triển trong thực hành thiền Vipassana. Một thiền giả nhận biết qua kinh nghiệm rằng giận dữ, oán ghét hay ác ý sẽ hủy hoại sự bình an như thế nào cũng như vô hiệu hóa mọi nỗ lực giúp đỡ người khác. Chỉ khi tâm ghét bỏ được loại trừ và sự bình tâm được phát triển thì chúng ta mới có thể hạnh phúc và mong ước hạnh phúc cho người khác. Lời nguyện “Nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc” chỉ có năng lực lớn lao khi được phát ra từ một tâm thanh tịnh. Dựa trên sự thanh tịnh này, lời nguyện ấy chắc chắn sẽ có hiệu quả trong việc mang lại hạnh phúc cho người khác.
In order to conduct mettā, the mind must be calm, balanced, and free from negativity. This is the type of mind developed in the practice of Vipassana. A meditator knows by experience how anger, antipathy, or ill will destroy peace and frustrate any effort to help others. Only as hatred is removed and equanimity developed can we be happy and wish happiness for others. The words “May all beings be happy” have great force only when uttered from a pure mind. Backed by this purity, they will certainly be effective in fostering the happiness of others.
Vì thế, chúng ta nhất thiết phải tự xét mình trước khi thực hành thiền tâm từ, để xem liệu ta có thực sự có khả năng phóng tỏa tâm từ hay không. Nếu ta tìm thấy dù chỉ mảy may sự căm ghét, oán hận trong tâm mình, ta nên tạm dừng lại vào lúc đó. Nếu không, ta có thể sẽ lan tỏa những tiêu cực ấy, gây hại cho người khác. Tuy nhiên, nếu thân tâm ta tràn đầy sự an tĩnh và một niềm phúc lạc thì điều tự nhiên và thích hợp là chia sẻ hạnh phúc đó với người khác: “Nguyện cho quý vị được hạnh phúc. Nguyện cho quý vị giải thoát khỏi mọi phiền não gây ra khổ đau. Nguyện cho tất cả chúng sinh đều được an lành.”
We must therefore examine ourselves before practicing mettā-bhāvanā to check whether we are really capable of transmitting mettā. If we find even a tinge of hatred or aversion in our minds, we should refrain at that time; otherwise, we would transmit that negativity, causing harm to others. However, if mind and body are filled with serenity and well-being, it is natural and appropriate to share this happiness with others: “May you be happy; may you be liberated from the defilements that are the causes of suffering. May all beings be peaceful.”
Khuynh hướng yêu thương này cho phép chúng ta hành xử khéo léo hơn trong sự thăng trầm của cuộc đời. Chẳng hạn, khi ta gặp một người hành động với ác ý hãm hại người khác, phản ứng thông thường – với sự sợ hãi và căm ghét – là chỉ vì chính mình, sẽ không có tác động gì cải thiện tình huống, trong thực tế còn làm tăng thêm sự tiêu cực. Hẳn sẽ hữu ích hơn nhiều nếu ta duy trì được sự an định và bình tâm, với thiện chí tốt đẹp, nhất là đối với người đang hành động sai trái. Điều này không thể chỉ thuần túy là một quan điểm tri thức, một vẻ ngoài cao thượng che giấu những tiêu cực chưa giải trừ. Tâm từ chỉ hiệu quả khi được tự nhiên tuôn tràn từ một tâm thức đã thanh tịnh.
This loving attitude enables us to deal far more skillfully with the vicissitudes of life. Suppose, for example, one encounters a person who is acting out of deliberate ill will to harm others. The common response—to react with fear and hatred—is self-centered, does nothing to improve the situation and, in fact, magnifies the negativity. It would be far more helpful to remain calm and balanced, with a feeling of good will, especially for the person who is acting wrongly. This must not be merely an intellectual stance, a veneer over unresolved negativity. Mettā works only when it is the spontaneous outflow of a purified mind.
Sự an định đạt được trong khi hành thiền Vipassana sẽ tự nhiên làm khởi sinh tâm từ, và tâm từ này sẽ tiếp tục tác động một cách tích cực đến chúng ta và môi trường quanh ta. Do đó, Vipassana cuối cùng có một chức năng kép: vừa mang lại hạnh phúc cho ta bằng cách thanh lọc tâm, vừa giúp ta nuôi dưỡng hạnh phúc của người khác qua việc chuẩn bị sẵn sàng để ta thực hành tâm từ. Xét cho cùng, mục đích của việc tự giải thoát mình khỏi những tiêu cực và chấp ngã là gì nếu không phải là chia sẻ những lợi lạc này với người khác? Trong một khóa ẩn tu, chúng ta tạm thời tách biệt bản thân mình với thế giới là để rồi sẽ quay trở lại và chia sẻ với người khác những gì ta đạt được trong khi ẩn tu. Hai khía cạnh này của sự thực hành Vipassana là không thể tách rời.
The serenity gained in Vipassana meditation naturally gives rise to feelings of mettā, and throughout the day this will continue to affect us and our environment in a positive way. Thus, Vipassana ultimately has a dual function: to bring us happiness by purifying our minds, and to help us foster the happiness of others by preparing us to practice mettā. What, after all, is the purpose of freeing ourselves of negativity and egotism unless we share these benefits with others? In a retreat we temporarily cut ourselves off from the world in order to return and share with others what we have gained in solitude. These two aspects of the practice of Vipassana are inseparable.
Trong thời đại ngày nay, khi bệnh khổ tràn lan, giàu nghèo phân cách, bạo loạn bất an, nhu cầu nuôi dưỡng tâm từ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nếu bình an và hòa hợp có thể ngự trị trên khắp thế giới này thì trước hết những phẩm tính ấy phải được thiết lập ngay từ trong tâm thức của hết thảy mọi người.
In these times of widespread malaise, economic disparity, and violent unrest, the need for mettā-bhāvanā is greater than ever. If peace and harmony are to reign throughout the world, they must first be established in the minds of all its inhabitants.
Hầu hết những bài viết trong tuyển tập này mang tên ngài S. N. Goenka. Ban biên tập xin bày tỏ lòng biết ơn đối với ngài Goenka và Viện nghiên cứu Vipassana (Vipassana Research Institute) ở Igatpuri, Ấn Độ về việc đã cho phép sử dụng những tài liệu này.
Most of the articles contained in this anthology bear the name of Mr. S.N. Goenka (SNG). The editors would like to express their gratitude to Goenkaji and the Vipassana Research Institute (VRI), Igatpuri, India, for use of this material.
Các bài viết trích từ Bản tin Vipassana (Vipassana Newsletter) gồm có:
- Sự ra đi trong Chánh pháp của mẹ tôi (S. N. Goenka),
- Hiện hữu như thật – đã và đang (Graham Gambie),
- Một cái chết mẫu mực (S. N. Goenka),
- Nghiệp – Sự thừa kế đích thực (S. N. Goenka),
- Sống và chết trong Chánh pháp (S. N. Goenka),
- Bình tâm đối mặt bệnh nan y (Mr. S. Adaviappa),
- Hãy tu tập để tự cứu mình (S. N. Goenka)
- Bảy mươi năm đã qua (S. N. Goenka).
Articles from the Vipassana Newsletter include: “My Mother’s Death in Dhamma” by SNG, “As It Was / As It Is” by Graham Gambie, “Tara Jadhav: An Exemplary Death” by SNG, “Kamma—The Real Inheritance” by SNG, “Ratilal Mehta: A Life and Death in Dhamma” by SNG, “Parvathamma Adaviappa: Equanimity in the Face of Terminal Illness” by Mr. S. Adaviappa, “Work Out Your Own Salvation” by SNG, and “Seventy Years Are Over” by SNG.
Các tài liệu khác của Viện nghiên cứu Vipassana gồm có:
- Về pháp thiền Vipassana,
- Nghệ thuật sống: Thiền Vipassana,
- Thực hành nuôi dưỡng tâm từ trong thiền Vipassana
- Bảng thuật ngữ cuối sách
- Một số các bản dịch từ kinh văn và nhiều trích dẫn khác nhau của S. N. Goenka và Sayagyi U Ba Khin.
Tất cả các thi kệ Hindi (doha) được trích từ thi tập Hãy đến đây, nhân loại thế gian này (Come People of the World) của S. N. Goenka.
Các phần Hỏi Đáp với Thầy Goenkaji (I, II và III) được trích từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm từ các Bản tin Vipassana và những cuộc tham vấn riêng.
Other material from VRI includes: “What Vipassana Is”, “The Art of Living: Vipassana Meditation”, “The Practice of Mettā Bhāvanā in Vipassana Meditation” and the Glossary, as well as different quotation and scriptural translations by SNG and Sayagyi U Ba Khin. All Hindi dohas (couplets) are from Come People of the World by SNG. Questions To Goenkaji, Parts I, II, and III came from various sources, including the Vipassana Newsletter and private interviews.
Bài Sự ra đi của Graham của tác giả Anne Doneman trước đây được in trong sách Realizing Change của Ian Hetherington, ấn bản của Vipassana Research Publications.
“Graham’s Death” by Anne Doneman previously appeared in Realizing Change by Ian Hetherington, Vipassana Research Publications.
Bài Điều gì xảy ra lúc chết của S. N. Goenka ban đầu được in trong tạp chí Sayagyi U Ba Khin Journal của Viện nghiên cứu Vipassana.
“What Happens at Death” by SNG first appeared in the Sayagyi U Ba Khin Journal, VRI.
Bài Nguyên lý duyên khởi được trích từ sách Tóm lược các bài giảng (The Discourse Summaries), phần bài giảng ngày thứ 5, ấn bản của Viện nghiên cứu Vipassana.
“Paṭicca Samuppāda—The Law of Dependent Origination” is from The Discourse Summaries, Day 5, VRI.
Các trích dẫn của ngài Venerable Webu Sayadaw được trích từ sách Con đường đưa đến an tĩnh tuyệt đối (The Way to Ultimate Calm), do Roger Bischoff chuyển dịch, ấn bản của Buddhist Publication Society, 2001.
Quotations from the Venerable Webu Sayadaw are from The Way to Ultimate Calm, translated by Roger Bischoff, Buddhist Publication Society 2001.
Các dữ liệu để viết bài Chỉ khoảnh khắc hiện tại và Đối diện cái chết được lấy từ những cuộc phỏng vấn riêng với Susan Babbitt và Terrell, Diane Jones. Một phần của bài Chỉ khoảnh khắc hiện tại cũng đã được xuất bản với tên là Hòa vào vũ khúc vũ trụ (Join the Cosmic Dance), ấn bản của Thee Hellbox Press.
Material for Living in the Present Moment and Facing Death Head-on originated in private interviews with Susan Babbitt, and with Terrell and Diane Jones. Part of Living in the Present Moment was also published as Join the Cosmic Dance, Thee Hellbox Press.
Cuộc phỏng vấn với Rodney Bernier để viết thành bài Một cái chết hoan hỷ (Smiling All the Way to Death) là do Evie Chauncey cung cấp.
The Rodney Bernier interview, Smiling All the Way to Death, was provided by Evie Chauncey.
Bài Dòng nước mắt (The Flood of Tears) do C. A. F. Rhys Davids dịch sang Anh ngữ, được trích từ sách The Book of Kindred Sayings, Phần II, ấn bản của Pali Text Society.
The Flood of Tears translated by C.A.F. Rhys Davids was taken from The Book of Kindred Sayings Part II, Pali Text Society.
Lá thư của John Wolford trong bài Mãi mãi tri ân (The Undying Gratitude) được mẹ của John, bà Laurie Campbell cung cấp. Xin cảm ơn Laurie và Gabriela Ionita đã cho phép sử dụng những lá thư riêng của họ gửi đến ngài Goenkaji.
The Undying Gratitude letter by John Wolford was supplied by John’s mother, Laurie Campbell. Thanks also to Laurie and to Gabriela Ionita for granting permission to print their personal letters to Goenkaji.
Bài kệ của Ambapālī được Amadeo Solé-Leris dịch sang Anh ngữ, trích từ sách Cuộc đời, công hạnh và di sản của các vị đại đệ tử Phật (Great Disciples of the Buddha: Their Lives, Their Works, Their Legacy) của Nyanaponika Thera và Helmuth Hecker, Buddhist Publication Society giữ bản quyền (2003), được tái bản với sự cho phép của The Permissions Company, Inc., thay mặt cho nhà xuất bản Wisdom Publications (www.wisdompubs.org).
Ambapālī’s Verses—translated by Amadeo Solé-Leris, from Great Disciples of the Buddha: Their Lives, Their Works, Their Legacy, by Nyanaponika Thera and Helmuth Hecker. Copyright 2003 by Buddhist Publication Society. Reprinted with the permission of The Permissions Company, Inc., on behalf of Wisdom Publications, www.wisdompubs.org.
Các bài kệ số 41, 128, 165, 288 và 289 trong kinh Pháp Cú (Dhammapada), bản dịch Anh ngữ của Harischandra Kaviratna, được sử dụng với sự cho phép của Theosophical University Press, Pasadena, California.
Dhammapada verses 41, 128, 165, 288 and 289 are Harischandra Kaviratna’s translation, courtesy of the Theosophical University Press, Pasadena, California.
Kinh Paṭhama-ākāsa (thuộc Trung Bộ Kinh) được trích từ tạp chí Vipassana Journal, ấn bản của Viện nghiên cứu Vipassana.
Paṭhama-ākāsa Sutta appeared in the Vipassana Journal, VRI.
[Các trích dẫn từ] Tăng Chi Bộ Kinh (Aṅguttara Nikāya II, 10) do Ven. S. Dhammika dịch sang Anh ngữ, được trích từ sách Gemstones of the Good Dhamma, ấn bản của Buddhist Publication Society.
Aṅguttara Nikāya II, 10, Translated by Ven. S. Dhammika, is in Gemstones of the Good Dhamma, Buddhist Publication Society.
Các kệ tụng khác trong Tam tạng Kinh điển (Tipiṭaka) được trích dẫn ở đây, rất tiếc là chúng tôi không biết rõ nguồn. Ban biên tập chân thành cáo lỗi với các dịch giả nào có bản dịch được sử dụng mà không nêu tên.
The sources of other Tipiṭaka verses quoted are, unfortunately, unknown. The editors sincerely apologize to the rightful translators for using their work without citations.
Irek Sroka đã thiết kế bìa trước của bản sách Anh ngữ và Julie Schaeffer thiết kế bìa sau.
Front cover designed by Irek Sroka, and back cover designed by Julie Schaeffer.
Về các bức hình:
- Hình của Graham Gambie, được Anne Donemon cho phép sử dụng.
- Hình của Rodney Bernier, do Patrick McKay bấm máy.
- Hình của Ratilal Mehta, được Himanshu Mehta cho phép sử dụng.
Photo credits: Graham Gambie courtesy of Anne Donemon, Rodney Bernier taken by Patrick McKay, and Ratilal Metha courtesy of Himanshu Mehta.
Công việc biên tập rà soát được thực hiện bởi Luke Matthews, Ben Baroncini, Michael Solomon, Peter Greene, William Hart, Frank Tedesco, Julie Schaeffer và một số người khác.
Line editing done by Luke Matthews, Ben Baroncini, Michael Solomon, Peter Greene, William Hart, Frank Tedesco, Julie Schaeffer, and others.
Hình ảnh được Eric M. Madigan chỉnh sửa.
Photo editing done by Eric M. Madigan.
Cuối cùng, xin cảm tạ Bill, phu quân của tôi, về trí tuệ của anh và sự kiên nhẫn không giới hạn khi trợ giúp tôi trong suốt mọi công đoạn chuẩn bị bản thảo tuyển tập này.
Finally, thanks to my husband Bill for his wisdom and unfailing patience while assisting with the preparation of this anthology in all its stages.